Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN ÁP DỤNG CÁC KỶ NĂNG GIAO TIẾP TRONG CÁC TIẾT ÔN TẬP “ LANGUAGE FOCUS ” CHO HỌC SINH THCS.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.95 KB, 26 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THẠCH HÀ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÁP DỤNG CÁC KỶ NĂNG GIAO TIẾP TRONG CÁC TIẾT ÔN TẬP
“ LANGUAGE FOCUS ” CHO HỌC SINH THCS.
Người thực hiện: Nguyễn Trung Sơn
Đơn vị: Trường THSC Thạch Hội

Thạch Hà, tháng 10 năm 2016.
=*=

MỤC LỤC
-1-


A. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………..
2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………..
3. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu………………………………….
4. Giả thuyết khoa học…………………………………………….
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………..
6. Dự báo đóng góp của đề tài……………………………………..
7. Cấu trúc của đề tài.………………………………………………
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………
Chương 1 Cơ sở lý luận…………………………………………..
Chương 2 Cơ sở thực tiển……………………………………….
I. Thực trạng…………………………………………………………
II Giải pháp thực hiện……………………………………………….
III. Áp dụng………………………………………………………….
IV. Kết quả………………………………………………………......
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm…………………………………


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
-2-

Trang
3
3
4
4
4
4
5
5
6
6
8
8
9
19
21
22
23
26


Mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính
năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và

giải quyết vấn đề cho học sinh. Để đạt được mục tiêu này, học sinh phải được
coi là chủ thể của các hoạt động giáo dục, khuyến khích các hoạt động học tập
tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong quá trình tiếp thu là rất cần thiết.
Trong việc dạy và học Ngoại Ngữ, quan điểm này càng đúng vì không ai
có thể thay thế người học trong việc nắm các phương tiện ngoại ngữ và sử dụng
chúng trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình, hay nói
cách khác học ngoại ngữ là học cách sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp, đó là quan
điểm đặc thù của bộ môn, nó đòi hỏi nhận thức và giải quyết hợp lý mối quan hệ
giữa kiến thức và kỹ năng. Chỉ có kiến thức mà không có kỹ năng thì không thể
có khả năng giao tiếp, ngược lại, chỉ có kỹ năng mà không có kiến thức thì khả
năng giao tiếp sẽ bị hạn chế và không phát triển được. Mục đích cuối cùng của
việc học ngoại ngữ không phải là để biết các hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp mà là biết sử dụng hệ thống đó để đạt được mục đích giao tiếp.
Trong thực tế đa số học sinh chúng ta luôn luôn nghĩ Tiếng Anh rất khó và
những ai giỏi Tiếng Anh chắc chắn phải được học từ bé, gặp may hay có năng
khiếu đặc biệt về việc học ngoại ngữ, nên nhiều em đã lao vào học từ vựng và
ngữ pháp. Liên tục làm các bài tập ngữ pháp từ dạng này đến dạng khác vì các
em luôn nghĩ rằng chưa nắm vững ngữ pháp thì chưa thể nào sử dụng được
Tiếng Anh.
Mặc dù ngày nay phương pháp giao tiếp đang được khuyến khích sử dụng
để dạy Tiếng Anh nhằm phát triển các kỹ năng, nghe – nói – đọc – viết cho học
sinh nhưng theo tôi thế vẫn chưa đủ, điều này khiến tôi thường xuyên trăn trở
mỗi khi soạn bài lên lớp.
Sau một thời gian suy nghĩ, quan sát tôi đã áp dụng các kỹ năng giao tiếp
khi dạy phần Language Focus, hay nói cách khác là tổ chức các hoạt động cặp,
nhóm trên lớp khi thực hành luyện tập. Tôi xin mạnh dạn chia sẻ chút kinh
nghiệm này với quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Rất mong nhận được sự
quan tâm góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất
lượng môn Tiếng Anh của đơn vị trường và của Huyện nhà.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu
-3-


Các kỹ năng giao tiếp khi dạy phần Language Focus, nhằm nâng cao hiệu
quả giờ dạy góp phần kích thích học sinh tích cực luyện tập kỹ năng nói.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian : Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016.
- Về mặt không gian: Các tiết dạy Language Focus của chương trình sách
giáo khoa Tiếng Anh khối 6, 7, 8, 9.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu các thủ thuật và phương pháp để áp dụng các kỹ năng giao
tiếp cho các tiết dạy Language Focus.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, các bài hội thoại và các tình huống phù hợp
với nội dung của từng bài học.
- Nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh trong nhà trường.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thực hiện các yêu cầu giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Anh trong lớp học
và ngoài lớp học.
- Diễn đạt các nội dung giao tiếp đơn giản hàng ngày liên quan đến các
chủ điểm và nội dung ngôn ngữ đã học trong chương trình.
4. Giả thiết khoa học của đề tài
- Nếu giáo viên sử dụng các phương pháp đơn thuần, tức là chỉ yêu cầu
học sinh ghi nhớ và nắm thật vững kiến thức ngữ pháp cơ bản trong sách giáo
khoa mà giáo viên thuyết trình trong suốt các giờ dạy, điều này dẫn tới giờ dạy
trở nên nhàm chán, học sinh thì thụ động ghi chép máy móc và dường như rất ít
làm việc, trong khi giáo viên thì là việc vất vã mà chất lượng lại thấp.
- Nếu giáo viên biết vận các phương pháp nhằm thúc đẩy tính tích cực , tự
giác để nâng cao kỹ năng giao tiếp như sử dụng tốt hệ thống câu hỏi, các tình

huống và liên hệ thực tế phù hợp với nội dung bài học và khả năng tiếp thu của
học sinh được kết hợp nhuần nhuyển với nhau thì hiệu quả của giờ dạy sẽ rất
cao.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu.
- Phương pháp liên hệ thực tế.
- Phương pháp khảo sát điều tra.
6. Dự báo đóng góp của đề tài
-4-


- Giúp học sinh trút bỏ được ý tưởng luôn mang nặng trong đầu là học
tiếng Anh thì rất khó.
- Giúp học sinh nắm rõ bản chất của môn học là kỹ năng và thói quen ,
qua đó có nhu cầu tiếp thu kiến thức, vận dụng kỹ năng để giao tiếp, hứng thú
với các tài liệu học tập, tự giác, chủ động huy động vốn kinh nghiệm đã tích lũy
để bắt chước, tái hiện, biết cách tự học, biết chủ động trình bày những ý định
của mình thông qua giao tiếp nói hoặc viết.
7. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mỡ đầu, phần kết luận và kiến nghị thì đề tài gồm có 3
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của việc áp dụng các kỹ năng giao tiếp trong
các tiết ôn tập “Language focus” cho học sinh
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc áp dụng các kỹ năng giao tiếp trong
các tiết ôn tập “Language focus” cho học sinh.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

-5-



B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương 1
Cơ sở lý luận của việc áp dụng các kỹ năng giao tiếp trong các tiết ôn
tập “Language focus” cho học sinh
1.1 Khái niệm kỹ năng giao tiếp qua việc học Tiếng Anh của học sinh
- Kỹ năng giao tiếp là khả năng ứng dụng kiến thức của bài học vào quá
trình giao tiếp có hiệu quả nhất.
- Trong chương trình Tiếng Anh THCS đã khẳng định tầm quan trọng và
tính chất bao trùm của nguyên tắc thực hành giao tiếp. Tuy nhiên, trong môi
trường giảng dạy cụ thể nhiều khi vẫn còn cứng nhắc, rập khuôn, vì vậy chúng
ta cần phải hiểu và áp dụng kỷ năng giao tiếp như thế nào cho phù hợp.
1.2. Chức năng
Trước hết, cần xác định rõ ràng, chức năng chủ yếu là cung cấp cho người
học một công cụ giao tiếp trên cơ sở ban đầu là hình thành các kỷ năng giao tiếp
cơ bản bằng tiếng Anh. Thứ hai, giao tiếp là truyền thông tin, tức là phải xảy ra
các hoạt động qua lại ít nhất giữa hai đối tượng trong một tình huống cụ thể.
Ngoài ra, việc lựa chọn ngữ liệu (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp), nội dung, chủ
điểm và việc xây dựng các loại hình hoạt động học tập ( bài khóa, bài tập) phải
đảm bảo tính đích thực, phù hợp với khả năng nhận biết của học sinh. Bên cạnh
đó, việc sử dụng ngữ liệu phải gắn với ngữ cảnh, kết hợp với rèn luyện các kỷ
năng và tuân theo một trình tự hợp lý
1.3. Các hình thức giao tiếp
- Phỏng vấn ( interview)
- Làm phiếu điều tra ( survey)
- Đóng vai ( role play)
- Thảo luận ( discussion), trò chơi ( games)….
1.4. Ý nghĩa của việc áp dụng các kỹ năng giao tiếp trong các tiết ôn
tập.
1.4.1. Đối với giáo viên
- Thường xuyên nắm rõ mức độ kiến thức của học sinh một cách nhanh

chóng, tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng các phương pháp tích cực hơn nữa
để nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh.
-6-


- Giáo viên sẽ chuyển giao nhiệm vụ học tập sinh động, hấp dẫn, khuyến
khích học sinh hoạt động tích cực
- Thông qua các kỹ năng gao tiếp để liên hệ thực tế, vận dụng liên môn,
giáo dục học sinh.
1.4.2. Đối với học sinh
- Tăng khả năng tiếp cận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập một cách
hứng thú.
- Chủ động nắm bắt những nội dung, kiến thức thông tin cần thiết để sẳn
sàng giao tiếp.
- Kỹ năng giao tiếp còn bồi đắp cho học sinh những phẩm chất cần thiết
như: lòng kiên trì, ý thức tự giác, chịu khó và tôn trọng…

***************

-7-


Chương 2
Cơ sở thực tiễn của việc áp dụng các kỹ năng giao tiếp trong các tiết
ôn tập “Language focus” cho học sinh.
Nhìn chung học sinh THCS tuy hào hứng, có ý thức muốn nắm bắt và sử
dụng được ngoại ngữ nhưng khả năng độc lập trong học tập chưa tốt (ví dụ : còn
rụt rè, không tự tin và sợ mắc lỗi trong khi nói), hầu hết học sinh của chúng tôi
đều ở nông thôn nên còn chịu nhiều ảnh hưởng của thói quen, tập tục, giọng nói
và các điều kiện khác nên các em ít có cơ hội luyện tập, hơn nữa lại thiếu kiên

trì trong rèn luyện phát triển kỹ năng ngôn ngữ nên kết quả học tập thường bị
hạn chế, dễ nản chí và chây lười và mất hứng với bộ môn. Vì vậy các em cần
phải thường xuyên được sự khuyến khích, động viên kịp thời của giáo viên và
cần có sự hổ trợ của các phương pháp dạy học thích hợp, đặc biệt là phải thường
xuyên vận dụng các kỹ năng giao tiếp, qua đó giúp cho các em thấy rõ rằng môn
Tiếng Anh không phải là môn học khó, từ đó xây dựng lại cảm hứng để củng cố,
ổn định và nâng cao hiệu quả học tập của các em.
I. Thực trạng
- Bảng khảo sát thăm dò dành cho học sinh 2 lớp 8A và 8B về việc thích
hay không thích giao tiếp bằng Tiếng Anh trên lớp:
Lớp
8A
8B

Thích
15%
10%

Không thích
60%
65%

Khác
25%
25%

- Bài kiểm tra đầu năm học 2015 – 2016 trước khi áp dụng và thu được
kết quả như sau:
Lớp
8A

8B

TS
35
34

0 -2
SL
5
7

%
14
21

3–4
SL
%
13
37
15
44

5–6
SL
%
11
32
8
23


7–8
SL
%
5
14
4
12

9 – 10
SL %
1
3
0
0

Từ kết quả trên cho thấy lúc ban đầu khả năng làm các bài tập dạng
Language Focus của các em còn kém nên chất lượng bài kiểm tra quá thấp, kết
-8-


quả còn chênh lệch giữa các học sinh trong lớp và giữa các lớp với nhau.
Nguyên nhân nhiều em chưa thực sự quan tâm và có hứng thú với việc học
Tiếng Anh, lười luyện tập và giao tiếp bằng Tiếng Anh. Do vậy việc thực hiện
dạng bài tập thường gặp không ít khó khăn. Vấn đề trên đây sẽ được giải quyết
trong phần tiếp theo.
II. Các giải pháp thực hiện
Phần Language Focus trong sách giáo khoa nhằm giúp học sinh hệ thống
hóa, củng cố và luyện tập bằng cách sử dụng ngôn ngữ, các điểm ngữ pháp đã
học trong các bài trước

- Giáo viên có thể cho học sinh thực hành phần Language Focus trên lớp
hoặc làm mẩu, giải thích, hướng dẫn các em tự làm.
- Quan trọng nhất là giáo viên phải hệ thống hóa kiến thức cơ bản, củng
cố và chữa bài từ đó rút ra những mặt mạnh mặt yếu của học sinh để kịp thời rèn
luyện, bồi dưỡng thêm cho các em.
- Tuy nhiên giáo viên cần lưu ý không dạy ôm đồm hoặc quá sâu kiến
thức ngữ pháp và từ vựng không trọng tâm, không nên yêu cầu học sinh phải sử
dụng thành thạo ngay một cấu trúc hoặc từ vựng trong bài, vì nguyên tắc xoáy
tròn ốc luôn củng cố, phát triển những nội dung và kỷ năng ngôn ngữ đã được
học. Vì vậy cần phải nắm rõ hình thức và phương pháp tiến hành các hoạt động
như sau.
1. Hình thức tiến hành các hoạt động
a. Chuẩn bị
- Xác định mục đích yêu cầu hoạt động.
- Soạn bài, xây dựng nội dung và hướng dẫn cụ thể.
b. Giới thiệu hoạt động
- Ổn định tổ chức.
- Dẫn dắt vào bài.
- Hướng dẫn, yêu cầu học sinh biết phải làm gì.
- Là mẫu ( trial run with students )
c. Luyện tập
Giai đoạn này rất quan trọng, giáo viên phải khéo léo đưa ra những thủ
thuật sao cho học sinh luyện tập từ dễ đến khó. Các điểm ngữ pháp hoặc từ vựng
xuất hiện tự nhiên theo tình huống và được luyện tập theo ngữ cảnh, từ việc thực
-9-


hành có kiểm soát ( controlled practice) đến thực hành có hướng dẫn ( guided
practice) đến thực hành tự do ( free practice).
Để phát huy khả năng giao tiếp tôi thường cho học sinh luyện tập thành

hai giai đoạn;
- Giai đoạn 1
Các hoạt động tiền giao tiếp
(Precommunicative activities)

Các hoạt động cấu trúc
( structural activities)

Các hoạtđộng giao tiếp giả
(quasi–communicative
activities)

- Giai đoạn 2
Các hoạt động giao tiếp
(Communicative activities)
Các hoạt động giao tiếp chức
năng
( functional communicative act)

Các hoạt động giao tiếp xã hội
(social communicative
activities)

Việc phân chia các bước trên chỉ mang tính lý thuyết. Trong thực tế các
hoạt động luôn xảy ra uyển chuyển không có giới hạn rành mạch. Quan điểm đi
từng phần đến tổng thể, từ thực hành máy móc đến sử dụng phổ thông và thường
áp dụng trong các nhà trường hiện nay.
Để tạo điều kiện cho học sinh thực hành giao tiếp qua các bài tập của
phần language focus, tôi thường tạo điều kiện cho học sinh hoạt động theo cặp
hoặc theo nhóm dưới dạng các hoạt động nói: phỏng vấn ( interview), làm phiếu

điều tra ( survey), đóng vai ( role play), thảo luận ( discussion), trò chơi ( games)
….Các hoạt động này thường được tiến hành sau các hoạt động có hướng dẫn.
Ví dụ 1( thực hành có kiểm soát,) : Language focus 1 – English 7 ( Future
simple tense)
Lead in : This is a list of what Nam will do or will not do tomorrrow.
 Now look at the list and make sentences, using the simple future tense
Teacher’s modal : - Nam will go to the post office, but he won’t call Ba.
- 10 -


Teacher : do homework and tidy yard
Students : He will do his homework but he won’t tidy yard.
 Use of the list and ask your partner:
S1: Will Nam go to the post office tomorrw ?.
S2: Yes , He will
S1: Will he call Ba ?
TOMORROW
S2: No, He won’t
1. go to the post office. V
- Ví dụ 2 ( thực hành có hướng
2. call Ba. X
dẫn) : Language focus of Unit 5 Enhlish 8
3. do homework. V
– Ex 4 ( Page 53)
4. tidy yard. X
Teacher gives a situation : I don’t
5. see movies. V
fell well today, What should I do ?
6. watch T.V X
- S1. You should take a rest

7. meet Minh. X
- S2. You should stay at home
8. write grandmother. V
- S3 You should go and see the doctor after work.
Teacher xeplains “ should “ is used to give an advice.
- Ví dụ 3. ( thực hành tự do)
Hoạt động luyện tập này chú trọng và khuyến khích học sinh áp dụng ngữ
liệu đang học để diễn đạt nhiều nội dung khác nhau trong chính đời sống của các
em. Phần này tôi thường cho học sinh nói hoặc viết, hoặc giao bài tập về nhà
thông qua các tình huống và chủ đề như : your family, your job, your friends….
Neighborhood …..
d. Củng cố
- Get feed back.
- Deal with correction.
- Sum up vocabulary or structures.
- Lead in the next activity or have students do homework
2. Phương pháp tổ chức các hoạt động
2.1.Đối với giáo viên - người tổ chức đóng vai trò điều khiển hoạt động
cần:
2.1.1. Chỉ dẫn bài tập hay nêu ra nhiệm vụ cần phải thật rõ ràng.
Example 1:
- 11 -


Teacher: Work in pairs to practise asking and answering about the time in
2 minutes:
S1: What time do you….?
S2: I…… at ….o’clock.
Teacher: point the students in the raws and number the: one- two- one –
two… Number one hand up…ok number two hand up… Number one asks,

number two answers.
Teacher points one student and asks: What is your number? What do you
have to do first? And then?
…Then change the positions Number two asks, number one answers.
Example 2: Unit 4 lesson 5 Write English 9
Write a letter of inquiry to request for information or action.
Teacher asks students to work in groups of 4- 8 to write. Teacher asks
each group to write outline then write a full letter.
Teacher controls 4 groups in the class and go around to help them.
- Discuss to write a letter. The secretary writes.
2.1.2 Trước khi làm việc theo cặp, nhóm giáo viên cần có sự chuẩn bị
tốt, có mẫu hoặc ví dụ cho trước, cung cấp đủ ngữ liệu cho bài tập.
The teacher models with one good/ strong student, the whole class listen.
Unit 5 A3 English 6
T: What do you do after school?
S: I read book.
T: Can you ask me?
S: What do you do after school?
T: I play soccer.
Teacher may give some more prompts: watch TV, listen to music, play
chess…
What do you do after school ?
I ............................................
2.1.3. Trong quá trình học sinh thực hiện giáo viên cần phải có sự theo
dõi, bao quát chung, không ngắt lời khi học sinh đang luyện tập, đi quanh lớp
lắng nghe và giúp đỡ hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Giáo viên ghi lại những lỗi
sai điển hình để chỉ ra cho học sinh và giúp học sinh sửa sau đó.
2.1.4. Giáo viên cần quy định thời gian cụ thể cho từng hoạt động.
Example:
- 12 -



Teacher: work in pair,to practise asking and answering about distance in 2
minutes.
(After teacher gives the requirements and duties to the Ss and does the
model on the board)
Teacher: Now, time begins, work in pairs please (after 2 minutes).
Teacher: Now, time is up. Stop asking and answering.
2.1.5. Giáo viên nên linh động phân cặp, nhóm hợp lý có thể chọn học
sinh cùng trình độ để làm việc với nhau tuỳ theo từng ý đồ và tính chất của
từng bài tập, mẫu câu. Việc phân nhóm này nên quy định cho học sinh theo
thói quen.
Ví dụ trong việc phân cặp một học sinh có thể hoạt động ở hai đến ba cặp
khác nhau và việc quy định này phải được thực hiện ngay từ những buổi đầu và
mỗi cặp có quy ước về số hoặc tên riêng của cặp mình.
Example 1:
Phân cặp đối với một số bài tập đơn giản ta thường phân cặp theo hai học
sinh ngồi gần nhau (close pairs)
Example 2: Học sinh A là học sinh khá, học sinh D là học sinh khá. Học
sinh B là học sinh trung bình, học sinh E là học sinh trung bình. Học sinh C là
học sinh yếu, học sinh F là học sinh yếu.
Ta có thể kết hợp các cặp như sau: Mỗi học sinh có thể có ít nhất từ 2 - 3
cặp cho mình để hoạt động. Giáo viên nên quy định những học sinh A, D mang
số 1 ; học sinh B, E mang số 2 ; học sinh C, F mang số 3.
Ví dụ này dùng trong các bài tập đơn giản như thay thế hoặc word cues.
2.1.6. Sau khi học sinh thực hành bài tập theo cặp, nhóm cần có sự
kiểm tra, nhận xét, góp ý kiến kịp thời từ bạn mình ở nhóm khác. Chữa lỗi
hoặc cung cấp mẫu đúng.
2.1.7. Khuyến khích học sinh mạnh dạn làm việc theo cặp, nhóm.
2.2. Đối với học sinh - người thực hiện hoạt động để chủ động lĩnh hội

kiến thức qua hình thức hoạt động này cần phải xây dựng thói quen tuân theo
một số quy định cần thiết.
2.2.1. Cần phải nghe những yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu này thể hiện trong sách giáo khoa là một phần mà phần lớn là
hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên, người điều khiển hoạt động.
- 13 -


Ví dụ: Có thể yêu cầu về hoạt động, thời gian hoạt động, nhiệm vụ của
từng nhóm, cá nhân trong nhóm.
2.2.2. Cần làm việc tự giác không gây quá ồn ào.
2.3.3. Cần phải bắt đầu và ngừng ngay hoạt động khi giáo viên yêu
cầu,
không cố hoàn thành phần đang làm dở.
2.3. Phương pháp tổ chức hoạt động theo cặp, nhóm.
2.3.1. Hoạt động theo cặp (pair work).
2.3.1a. Cặp giữa thầy và một trò (teacher and a student).
- Giáo viên có thể gọi những học sinh khá thực hành với mình làm mẫu.
Sau đó gọi học sinh yếu hơn làm lại. Những học sinh yếu giáo viên có thể đưa ra
những câu hỏi dễ, để kích thích và lôi cuốn toàn bộ học sinh vào hoạt động ai
cũng phải suy nghĩ và trả lời.
Example:
T: How do you go to school ?
S1: I go to school by bike.
T: What about you S2 ? How do you go to school ?
S2: I walk to school.
T: What about ...................?
S3: ................................
2.3.1b. Cặp mở (opened pair) giữa hai học sinh không ngồi gần kề
nhau.

- Có thể gọi hai học sinh đóng vai nhân vật trong bài hội thoại (1 học sinh
bên trái, 1 học sinh bên phải ....)
- Có thể gọi một học sinh đặt câu hỏi và cho phép em đó chỉ định người
trả lời.
2.3.1c. Cặp đóng (closed pair) giữa hai học sinh ngồi kề nhau.
- Với hình thức này giáo viên phải đánh số học sinh theo hàng dọc hoặc
theo hàng ngang, quy nhiệm vụ của từng học sinh trong cặp – hỏi trả lời và
ngược lại hoặc vai A - vai B và ngược lại đổi vai.
- Sau khi giáo viên chủ động điều khiển, giáo viên nên gọi một vài cặp
nói trước lớp những gì họ đã hoàn thành.
Ví dụ: Các bước thực hiện - điều khiển một hoạt động theo cặp:
Example: The steps of controlling a pair work.
- 14 -


Exercise: Likes and dislikes.
Pair work: Ask what your friend likes and doesn’t like.
Ask about: food, sport, music, school subjects.
* 1st step.
- Teacher introduces the exercise and show what questions and answers
that students can give.
Teacher: Now, you are going to talk about things you like and things you
don’t like. Look at exercise.
What question can you ask? What about food?
Ss: What food do you like?
T: Good, what answer could you give?
Ss: I like beef.
I like eating chicken.
I like rice ( and so on )
- Teacher writes the basic question the board

“ What (food) do you like?
*2nd sted.
- Ask a few students round the class to show the kind of conversation
stuents might have.
Teacher: What kind of music do you like?
Students 1?
Students 1: I like pop music.
Teacher: pop music – which singer do you like best? If you like, ask 2
Students to have similar conversation while the others listen.
*3nd step:
- Divide students into pairs.
Teacher: Now, you are going to work in pair in 3 minutes.
+ Ask and answer the question, number 1 answers 1 asks number 2
answers then change number 2 asks, number 1 answers. If there is a group of
three one asks all questions then change round turn.
*4th step:
- Students work in pairs. Teacher goes more quickly round the class,
checking that everyone is taking but do not try to correct mistakes. It will be
better for the teacher to silently take answer note mistakes.
*5th step:
- 15 -


- When most pairs finished, stop the activities call one by one pair.
*6th step:
- Teacher remarks the activity.
- Ví dụ: Các bước tổ chức một hoạt động nhóm:
Example:
English 7: UNIT 5 – Work and play
A: Read then answer the question

Work in groups of 4 discuss to predict T/F statements True/ False
statements.
1. Ba’s favorite subject is Electronics.
2. He is not good at fixing things.
3. In his free time, he learns to play the guitar.
4. He is not goods at drawing.
5. He can help his parent at home.
*1st step:
- T introduces the requirements and asks students what they have to do.
Teacher: Now, you are going to guess which are true, which are false
abuot Ba. Look at the satements? Who do the statements say?
Read about? S1 the 1st sentence?
S1:………..
Teacher: good, S2 the next, please?
S2:………..
*2nd step:
- T asks some students again what have to do.
- Teacher: Do you have to guess or to find out in the text?
S3: guess.
*3rd step:
- Divide the class into groups.
- Teacher: Now you are going to work in groups of 5 in 2 minutes( name
groups of their by pointing) on the left row: 1st line is 2nd one is A2, 3rd is A3,
4th is A4, and on the right, similar group B1, B2 ,B3, B4.
Teacher gives the header of each group a sheet of the statements.
Ready? Now discuss in your group and leader or secretary tick down.
*4th step: Sts work in groups, T. goes round to check .
- 16 -



*5th step: When most groups finish, stop discussing ( Teacher asks about 2
or 3 groups to read out their predictions).
Teacher: Now group A1, your secretary please read out your predictions.
S1:……….
Teacher: Group B2, your.
S2:……….
Do the same with group to compare these to your and whose are correct
read the text and find out the keys.
*6h step: T. gives feed back.
3. Dùng giáo cụ trực quan
Giáo cụ trực quan như : vật thật; tranh ảnh ; các tấm bìa ; bảng biểu ; màn
hình ; đèn chiếu, đài,đĩa…góp phần hỗ trợ việc dạy trở nên sinh động và thu hút
sự chú ý của học sinh là cần thiết.
Vai trò của giáo cụ trực quan chủ yếu là :
- Hổ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh để giới thiệu ngữ liệu
- Làm rõ nghĩa của từ.
- Làm phương tiện hướng dẫn, gợi ý cho các bài tập thực hành.
- Phản ánh, cung cấp các nội dung văn hóa, đất nước học
- Gây hứng thú cho học sinh làm cho bài học trở nên thú vị và gần gủi
với cuộc sống thật hơn.
* Lưu ý : Tranh ảnh có hiệu quả lớn trong các trường hợp sau:
- Giới thiệu những từ chỉ đồ vật, đồ dùng, thức ăn, thực phẩm, đồ
uống, màu sắc…..
- Giới thiệu những từ chỉ về tính chất, bản chất, khái niệm trìu tượng ….
- Dùng tranh ảnh để giới thiệu bài khóa, chủ điểm, nội dung hoặc tình
huống.
- Củng cố: Dùng tranh ảnh / từ gợi ý để tóm tắt hoặc nói lại bài.
- Tạo tình huống, ngữ cảnh cho học sinh nói hoặc viết
Tuy nhiên dùng giáo cụ trực quan cũng có những phiền hà nếu giáo viên
chuẩn bị không chu đáo, không có mục đích rõ ràng thì chính giáo cụ trực quan

sẽ làm cho bạn mất thời gian và phân tán tiết học.
4. Tổ chức thực hiện trên lớp, ưu điểm, hạn chế và cách khắc phục.
a.Ưu điểm:
- 17 -


a.1 Ngôn ngữ được thực hành nhiều: Thực hành nhóm, cặp tạo cho học
sinh cơ hội nói Tiếng Anh nhiều hơn và số lượng học sinh nói cùng một lúc
nhiều.
a.2 Học sinh tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ của họ.
a.3 Học sinh nhận thấy yên tâm hơn so với làm việc cá nhân đặc biệt với
những học sinh nhút nhát.
a.4 Khuyến khích học sinh có thể giúp đỡ nhau, và chia sẻ ý tưởng và
hiểu biết. Trong hoạt động đọc, học sinh có thể giúp nhau tìm hiểu nghĩa của bài
khóa. Trong hoạt động thảo luận, học sinh có thể cùng nhau đưa ra nhiều ý
tưởng mới. Học sinh còn có thể chữa lỗi cho nhau.
a.5 Học sinh cùng nhau hoàn thành công việc và sử dụng ngôn ngữ sáng
tạo hơn.
b. Hạn chế và cách khắc phục.
b.1 Tiếng ồn, thời gian: Thông thường làm việc theo cặp, nhóm gây ra
tiếng ồn nhưng chính học sinh lại không quan tâm đến vấn đề này. Tiếng ồn
này là tiếng ồn có ích nó khuyến khích học sinh thực hành nói Tiếng Anh, thực
hiện nhiệm vụ. Thực hành nhóm, cặp có thể mất thời gian hơn. Do vậy giáo
viên cần nhanh nhẹn trong các thao tác để tiết kiệm tối đa thời gian cho một
tiết dạy. Giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn học sinh trong hoạt động
học cho nên cần tránh hình thức chiếu lệ.
b.2 Học sinh mắc lỗi trong quá trình thực hiện nhóm, cặp bởi vì giáo
viên không thể kiểm soát tất cả lời nói được sử dụng. Để hạn chế những lỗi này
giáo viên cần:
+ Có sự chuẩn bị chu đáo, sử dụng đồ dùng thiết bị ( picure cue, word

cue, posters…) Nên tận dụng tối đa đồ dùng ở từng cặp, nhóm. Để thêm sinh
động, dễ nhập vai có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh, đồ dùng đơn giản, gần
gũi cho từng tiết thực hành
+ Kiểm tra một vài cặp/ nhóm và chữa lỗi nếu cần thiết. Giáo viên hiểu
rằng các em là đối tượng trung tâm, cho các em thực hành theo cặp, nhóm để
các em giao tiếp với nhau giúp các em thực hành dễ dàng và sửa lỗi cho nhau
kịp thời.
b.3 Giáo viên quản lớp khó hơn thông thường. Giáo viên cần:
+ Đưa lời chỉ dẫn rõ ràng: when to start, what to do, and when to stop.
+ Nêu nhiệm vụ trọng tâm rõ ràng.
- 18 -


+ Lên một lộ trình làm việc để học sinh biết cách làm việc theo nhóm/
cặp và họ biết chính xác họ phải làm gì.
b.4 Một số nhóm cặp có học sinh yếu, không tự giác có thể sử dụng tiếng
mẹ đẻ hoặc làm việc riêng. Giáo viên cần kiểm soát, giúp đỡ, khích lệ họ làm
nhiệm vụ. Năng động sáng tạo trong việc phân nhóm học sinh thành nhóm cặp
dảm bảo trong một nhóm học sinh có cả học sinh yếu, có học sinh trung bình, có
học sinh khá và giỏi.

III. Áp dụng
Period 18.

Language Focus 1 (English 7)

Warm up * Lucky numbers:
- Groupwork
- Ask Students to listen to the JOBS and give the correct definition.
1. Lucky number

2. a fireman
3. a teacher
4. a farmer
5. a doctor
6. a worker
7. Lucky number
8. a truck driver
9. Lucky number
10. a student
Presentation - Guide the S to review the knowledge:
+ Tense: present simple, future simple.
( forming, using, taking notes, adverbs for each tense.)
+ Preposition of place, ordinal numbers.
+Comparations ( comparative and superlative).
+ Occupation.
+ There is/ are.....
+Question words: Who, what, where, when…..
Practice
- Guide the S to do exercises in the book.
- Ex1 ( page 38 ): Work individually.
- 19 -


- Call some S to do it on the board.
- Ask the other to remark and feedback:
a, is / lives/ are/ goes.
b, are/ eat/ rides/ catches.
- Ex 2 (P 38 ) Hang on the extra board with Ba’s diary.
- Explain how to do it.
- Call some S to do the board.

- Feedback follow the diary.
- Ex3 (P 38) : Ask the S to give ordinal number for football groups in the
book.( Matching )
- Work in pair to ask and answer about positions for the things in .
- Ex 4 on the page 39.
- Feedback.
a, It’ s under the table.
b, It’ s in front of the chair.
c, It’ s behind the TV.
- Ex 5 (P39). Ask the S to use comparation to do.
- Feedback:
a, A is a cheap toy and B is cheaper but C is the cheapest.
b, A is an expensive dress and B is more expensive but C is the most
expensive
- Ex 6 (P40) : Work in pair to ask about position.
- Feedback: a, He is a fireman. / b, She is a doctor. / c,She is a farmer.
- Ex 7 (P 40) : Work in pair: Using structures “ There is/ are....” to
describe the room.
- Ex 8 (P 40) : Hang on the police record.
- Ask the S to use the police record to write the questions and the answers.
- Call some S to do it on the board.
- Feedback

IV. Kết quả
- Bài kiểm tra cuối năm học 2015 – 2016 sau khi áp dụng và thu được kết
quả như sau
- 20 -


Lớp

8A
8B

TS
34
34

0 -2
SL
2
3

%
6
9

3-4
SL
%
3
9
4
12

5-6
SL
%
15
45
18

51

7–8
SL
%
10
30
9
27

9 - 10
SL %
4
12
0
0

Thông qua việc thực hành theo hướng giao tiếp (cặp , nhóm) học sinh ở các
lớp tôi thử nghiệm đã mạnh dạn hơn, hoạt bát hơn trong các tiết học ở trên lớp.
Mỗi lần tôi đưa một lượng thông tin và yêu cầu hoạt động theo cặp, nhóm là các
em nắm bắt và thực hiện khá thành công. Trong khi thực hành, các em tự uốn
nắn cho nhau cách phát âm, cách dùng cấu trúc câu, ngữ điệu ...Khi tổ chức cho
học sinh thực hành theo cặp, nhóm, giáo viên có điều kiện để nắm bắt lượng
kiến thức mà học sinh tiếp thu được từ đó có biện pháp để phát huy mặt mạnh
cũng như để khắc phục những mặt tiêu cực trong quá trình luyện tập của học
sinh, đáp ứng được mối quan hệ biện chứng trong quá trình dạy học.

Chương 3
Thực nghiệm sư phạm
1. Mục đích.

- Kiểm tra tính hợp lý va hieuj quả của phương pháp
- Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm
2. Nhiệm vụ
- Tiến hành tổ chức chuẩn bị thực nghiệm sư phạm
- 21 -


- Tiến hành thực nghiệm sư phạm
- Xử ký số liệu và phân tích số liệu
- Kết luận kết quả thực nghiệm và rút ra kinh nghiệm
3. Nội dung, cách thức tổ chức và kết quả thực nghiệm sư phạm
- Chọn 2 lớp trong các lớp trực tiếp giảng dạy là lớp 8A (thực nghiệm) lớp
8B(đối chứng)
- Tiến hành dạy 2 lớp đó với 2 giáo án khác nhau, lớp 8A (giáo án thực
nghiệm) lớp 8B(giáo án đối chứng)
- Sau mỗi tiết học giáo viên tiến hành kiểm tra 5 – 10 phút ở cả 2 lớp
- Sau khi tổ chức thực nghiệm sư phạm và xử lý, phân tích số liệu kiểm
tra mức độ nhận thức của học sinh của 2 lớp với kết quả như sau
Bảng phân phối điểm số đạt được của lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối
chứng (ĐC)
Điểm số
Lớp
TN
ĐC

Sĩ số
34
33

<5

0
5

5
5
8

6
9
15

7
8
3

8
7
2

9 -10
5
0

Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng mức độ nhận thức của học
sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác nhau rõ rệt. Lớp thực
nghiệm có kết quả cao hơn nhờ học sinh tích cực, tự giác say mê hơn khi thực
hành luyện tập nên vốn kiến thức được các em nhớ kỹ và có thể tự mình liên hệ
thực tế và tự rút ra bài học cho bản thân tốt hơn so với lớp đối chứng.

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
Việc tổ chức học sinh làm bài tập theo hướng giao tiếp tạo được nhiều cơ
hội luyện tập và sử dụng ngoại ngữ một cách sáng tạo trong những tình huống
gần với đời sống thật của học sinh. Hơn thế nữa, sự thay đổi trong các hoạt động
học tập và kiểu giao tiếp giúp duy trì được sự tập trung chú ý của các em. Qua
các hoạt động này học sinh cũng ý thức hơn được rằng việc hoàn thiện bản thân
họ có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm đối với sự tiến bộ của chính mình.
- 22 -


Việc tổ chức luyện tập ngoại ngữ theo hướng giáo tiếp còn giúp cho học
sinh bạo dạn hơn trong việc sử dụng ngoại ngữ. Học sinh yếu kém thường lo sợ
sẽ mắc lỗi trước mặt thầy cô của mình, nhưng nếu chỉ với các bạn cùng lớp thì
sự e dè đó sẽ ít đi, học sinh sẽ vượt qua được những nhược điểm về tính cách
của bản thân để học tốt hơn. Ngoài ra học sinh cũng có cơ hội để giúp đỡ , học
hỏi lẫn nhau nhiều hơn.
Các kết quả thu lượm được từ việc quan sát, lắng nghe và chấm bài viết
sẽ hết sức quý giá, chúng giúp hiểu sâu hơn về quá trình học của học sinh. Giáo
viên sẽ nắm được các điểm yếu, điểm mạnh của học sinh, những vấn đề cần bổ
sung cho các bài sau, những chỗ cần điều chỉnh trong giáo trình, giáo án của
mình. Giáo viên cũng học được cách khoan dung với những lỗi không quan
trọng, không làm ảnh hưởng đến nghĩa của lời nói và khuyến khích học sinh
mạnh dạn hơn khi sử dụng ngoại ngữ.

2. Kiến nghị
Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiển, mục đích dạy học cũng như những
thành công và hạn chế trong khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy
Tiếng Anh nói chung, kỷ năng giao tiếp nói riêng đạt chất lượng ngày càng cải
thiện bản thân tôi có những kiến nghị sau:

a . Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần phải có sự đầu tư, phân tích tìm tòi mỗi bài dạy để tìm ra
cái hay, cái mới trong phương pháp giảng dạy, giúp học sinh nắm được nhiệm vụ
của hoạt động ngay từ ban đầu.
- Giáo viên phải nắm chắc các thủ thuật, phương pháp tổ chức các hoạt
động trên lớp
- Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử
dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính đễ giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối
tượng học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu tiếng Anh ngắn gọn, đơn
giản, dể hiểu, dể nhớ, dể thuộc.
- Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử
dụng trong giao tiếp.
- Giáo viên không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy để
các em nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói trong
khi học sinh đó đang cố gắng diễn tả ý nghĩa của mình bằng Tiếng Anh, làm như
vậy sẽ khiến các em cảm thấy sợ mắc lỗi khi nghe và nói.
- 23 -


- Giáo viên nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói Tiếng Anh với hình
thức " vừa chơi - vừa học".
- Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp,
kỹ thuật trong tiến trình của giờ dạy. Ngoài các bài tập sách giáo khoa, giáo viên
cần đưa ra các bài tập phù hợp, có tính năng giao tiếp thực tế cao.
- Nên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học- Ngữ cảnh cần phải được giới
thiệu rõ ràng.
b. Đối với học sinh:
- Để giờ học đạt kết quả cao, các em nên xem bài học sắp tới. Tăng cường
đông viên, giúp đỡ nhau trong học tập. Thường xuyên nghe băng đài để học
cách phát âm, nói đúng ngữ điệu Tiếng Anh.

- Tự giác thực hành các tình huống của giáo viên yêu cầu. Phát huy đồng
bộ bốn kĩ năng nghe- nói- đọc- viết. Tích cực thực hành nói Tiếng Anh từ những
câu đơn giản đến phức tạp. không nên nôn nóng hay nản chí vì sợ sai.
- Đưa hết khả năng để tiếp cận kiến thức, tạo thành cho mình một thói quen
thực hành nhóm, cặp để các tiết sau khi giáo viên chỉ ra hiệu bằng tay và nói câu
lệnh (work in pair/ work in group ) thì các em tự quay người, lắp ghép linh hoạt
và thực hiện một cách có kỹ xảo và ai vào việc nấy.
- Xây dựng phong cách ngoại ngữ cho mình. Tạo ra không khí ngoại ngữ
trong lớp học để thấy được môn học ngoại ngữ có đặc thù riêng.
- Thực hành theo từng mẫu câu để rồi sau đó vận dụng làm bài tập ở sách
bài tập , nâng cao, viết câu, viết đoạn.
c. Đối với lãnh đạo cấp trên:
- Cần chỉ đạo các chuyên viên và giáo viên cốt cán bộ môn lập kế hoạch
bồi dưỡng giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu học hỏi và
rút kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề.
- Là môi trường ngoại ngữ cho nên các kỹ năng phải được luyện tập theo
đặc trưng của phương pháp dạy học, vì vậy cần phải có phòng bộ môn để tránh
gây tiếng ồn cho những lớp học bên cạnh cũng như không bị tác động của tiếng
ồn từ ngoài vào. ( có thể cho kết hợp với các phòng bộ môn khác).
- Tạo mọi điều kiện về thời gian và không gian để thường xuyên có thể tổ
chức được các buổi sinh hoạt câu lạc bộ nói Tiếng Anh.
- Khuyến khích và hổ trợ giáo viên bộ môn tham gia vào các lớp học có
giảng viên nước ngoài để tăng thêm kỷ năng giao tiếp.
- 24 -


********
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân với tư cách là một giáo viên
ngoại ngữ, tôi luôn mong muốn làm thế nào để không ngừng phát triển kỷ năng
giao tiếp cho học sinh nên đã áp dụng kinh nghiệm này.

- Trong sáng kiến kinh nghiệm chắc chắn còn nhiều thiếu sót nên rất
mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS – Bộ GD&ĐT
năm 2002
2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỷ năng môn Tiếng Anh THCS –
Nguyễn Hải Châu
3. SGV, SGK lớp 6,7,8,9 của Bộ GD-ĐT.
- 25 -


×