Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN Kinh nghiệm giải các bài tập chuyển động cơ học trong chương trình Vật lý 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.34 KB, 18 trang )

A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I.

Lý do chọn đề tài
Vật lý là môn khoa học liên quan mật thiết đến nhi ều hiện t ượng khoa

học thực tế. Dạy học Vật lý là hình thành cho h ọc sinh th ế gi ới quan khoa
học, biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Trong quá trình dạy học V ật lý
cần phải trang bị cho học sinh nắm chắc lý thuyết sau đó m ới luy ện t ập
bài tập.
Để giải quyết tốt việc giải các bài tập cho học sinh thì giáo viên ph ải
không ngừng đổi mới phương pháp, phải biết học là quá trình ki ến t ạo,
học sinh tìm tòi khám phá phát hiện, luyện tập và xử lý thông tin... Th ầy là
người đặt vấn đề, đưa ra các tình huống và cung cấp cho h ọc sinh nh ững
thông tin bổ trợ cần thiết, uốn nắn những sai lầm mà học sinh m ắc ph ải.
Do đó cần phải rèn luyện cho học sinh có tính tư duy sáng t ạo.
Trong chương trình Vật lý THCS, phần chuy ển đ ộng c ơ h ọc đ ược đ ưa vào
với thời lượng không nhiều nhưng chiếm phần quan trọng trong các đ ề
kiểm tra cuối kỳ, cuối năm, đặc biệt là trong các đề thi h ọc sinh gi ỏi các
cấp, thi vào trường chuyên.
Vì vậy trong quá trình giảng dạy nhiều năm tôi đã nghiên c ứu và tìm ra
“Kinh nghiêm giải các bài tập chuyển động cơ học trong chương
trinh Vật lý 8”. Trong bài viết này tôi mạnh dạn đưa ra để bạn bè đ ồng
nghiệp cùng các em học sinh cùng tham khảo.
II . Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu:
Phân dạng bài tập chuyển động cơ học, phân tích các n ội dung lý
thuyết có liên quan băng việc viết phương trình chuyển động. Hướng d ẫn
cho học sinh vận dụng lý thuyết phân tích bài toán đề ra đ ược ph ương
pháp giải cụ thể, ngắn gọn dễ hiểu nhất. Phát hiện và bồi d ương nh ững
học sinh có năng lực học tập bộ môn Vật lý nhăm mang lại các ki ến th ức
nâng cao, ky năng giải bài tập.


Mục đích đó thực hiện dưới sự chỉ đạo, thiết kế, tổ chức hướng dẫn
các em học tập. Học sinh là chủ thể của hoạt đ ộng nh ận th ức t ự h ọc, rèn
1


luyện từ đó hình thành và phát triển năng lực, nhân cách cần thiết của người lao
động với mục tiêu đề ra.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.

Đối tượng nghiên cứu:

+ Nghiên cứu phưong pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý bậc THCS
thông qua tài liệu và qua đồng nghiệp.
+ Các loại tài liệu tham khảo có liên quan tới phần “chuyển động cơ học”
+ Chương trình vật lý 8 phần cơ học.
+ Các em học sinh lớp 8 trường THCS Đỉnh Bàn năm học 2015 – 2016 và
năm học 2016 – 2017.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu, tìm tòi cách các bài tập Vật lý, phần chuyển động cơ học trong
2.

chương trình Vật lý lớp 8 thông qua cách viết phương trình tọa độ chuyển động
của vật.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
+ Tổng kết kinh nghiệm.
+ Điều tra học sinh, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
+ Nghiên cứu tài liệu : Các loại sách tham khảo, tài liệu phương pháp dạy
Vật lý.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lý luận
Theo quan điểm đổi mới phương pháp thì học là quá trình kiến tạo, học
sinh là người tìm tòi, khám phá và phát hiện vấn đề, khai thác và xử lý thông
tin...để từ đó hình thành và chiếm lĩnh kiến thức. Còn dạy là sự hổ trợ học sinh
hình thành kiến thức, giáo viên là người có nhiệm vụ giúp đỡ, uốn năn những sai
sót mà học sinh mắc phải. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn hình
thành cho học sinh một hệ thống bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
một cách thích hợp với trình độ kiến thức của học sinh. Lời giải các bài tập
thông qua cách viết phương trình chuyển động để giúp học sinh có phương pháp
phù hợp, dễ hiểu hơn, tránh hiện tượng học sinh bở ngỡ khi làm các bài tập về
chuyễn động cơ học.
2


Cơ sở thực tiễn :

II.
1

Thực trạng:

Trong chương trình Vật lí THCS thì phần “Chuyển động cơ học” được đưa
vào trong chương trình Vật lí 8. Đây là một trong những nội dung quan trọng, nó
không những trang bị cho học sinh nhiều kiến thức vật lí mà còn giúp cho các
em vận dụng để làm các bài tập về chuyển động trong môn Toán. Đặc biệt là
cách giải bài toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình. Nội dung về
“Chuyển động cơ học” học sinh chỉ được học trong ba tiết với ba bài học đơn
giản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong chương trình lại không hề bố trí bất kì một tiết
bài tập nào cả nên mức độ học sinh hiểu và làm được bài tập chuyển động là rất
ít. Có chăng chỉ là số học sinh khá, giỏi với các bài tập là tính các đại lượng

trong công thức S = v.t. Còn với bài tập có hai chuyển động hoặc mô tả chuyển
động thì học sinh hầu như không biết cách làm, đó là chưa nói đến dạng bài tập
xẩy ra các tình huống vật lí phức tạp. Với học sinh khá giỏi ở lớp 8, đáng lẽ với
những bài tập dạng này các em cần được tiếp cận để phục vụ cho những lớp học
sau. Đây là một vấn đề gây cho tôi nhiều trăn trở, suy nghĩ.
Qua nghiên cứu trong một vài năm trở lại đây việc học sinh tiếp thu vận
dụng các kiến thức phần chuyển động cơ học còn nhiều hạn chế, kết quả chưa
cao. Sự nhận thức và ứng dụng thực tế cũng như vận dụng vào việc giải các bài
tập Vật lý (đặc biệt là phần cơ học ) còn nhiều hạn chế . Cụ thể là qua khảo sát
35 em học sinh trong lớp mà tôi giảng dạy, kết quả cho thấy như sau:
Kết quả các bài KSCL

Năm học
Giỏi
2015 - 2016
Khi chưa áp dụng
Sau khi đã áp dụng
2

SL
4
12

Khá
%
11
34

SL
8

14

%
22
40

Trung bình
SL
%
16
47
9
26

Yếu
SL
7
0

%
20
0

Một số thuận lợi và khó khăn:

a, Những thuận lợi:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp
đỡ của đồng nghiệp, BGH và các cấp lãnh đạo. Mặt khác, các em học sinh tham
3



gia học tập, bồi dưỡng môn học Vật lý có ý thức học tập tốt, chịu khó tham khảo
tài liệu hỏi thầy hỏi bạn trong việc thực hiện cách thức mà giáo viên đưa ra, biết
giải các bài tập từ dễ đến khó.
b, Những khó khăn:
Học sinh hai xã thuộc vùng bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn, phần
đông đều là con em nông dân nên thiếu thốn về tài liêụ, đồ dùng học tập cũng
như thiếu sự đôn đốc động viên nhắc nhở của phụ huynh.
Nội dung nghiên cứu:

III.
1

Một số kiến thức cơ bản
Với học sinh lớp 8, lúc này các em đã được lĩnh hội các kiến thức toán

học về hàm số, đồ thị, phương trình và giải phương trình. Bài tập về chuyển
động cơ học cũng sử dụng nhiều về những kiến thức đó. Phần “chuyển động cơ
học” được bố trí ở lớp 8 với ba bài học gồm:
Bài 1: Chuyển động cơ học
Bài 2: Vận tốc
Bài 3: Chuyển động đều và chuyển động không đều.
Nội dung cơ bản là: Các khái niệm về chuyển động cơ học, khái niệm vận tốc,
chuyển động đều và chuyển động không đều; các công thức cơ bản như:

+v=

s
t


(s là quãng đường đi được, t là thời gian để đi hết quãng đường đó)

+ Công thức tính vận tốc trung bình v tb=

s
t

với s là quãng đương đi được, t là

tổng thời gian để đi hết quãng đường s.
+ Đơn vị vận tốc :

km/h hoặc m/s
1m/s = 3,6 km/h

1.1. Chuyển động cơ học
- Định nghĩa: Chuyển động cơ học của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó
so với vật khác theo thời gian.
- Quỹ đạo: Quỹ đạo của chuyển động cơ học là tập hợp các vị trí của vật khi
chuyển động tạo ra.
4


- Hệ quy chiếu: Để khảo sát chuyển động của một vật ta cần chọn hệ quy
chiếu thích hợp. Hệ quy chiếu gồm:
+ Vật làm mốc, hệ trục tọa độ (một chiều Ox hoặc hai chiều Oxy) gắn với
vật làm mốc.
+ Mốc thời gian
1.2. Chuyển động thẳng đều:
- Định nghĩa: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường

thẳng và có vận tốc trung bình như nhau trên mọi quãng đường.
- Đặc điểm: Vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian
- Các phương trình chuyển động thẳng đều:

+ Vận tốc: v =

s
t

+ Quãng đường: s =

v.∆t

+ Tọa độ: x = x0 +v.Δt

vo´i ∆t = t − t0

Trong đó Δt là thời gian mà vật chuyển động được quảng đường s; với
s = x – x0
x0

x

x
S

0

Với x là tọa độ của vật tại thời điểm t; x 0 là tọa độ của vật tại thời điểm t 0 (thời
điểm ban đầu).

Đồ thị chuyển động thẳng đều:

v

x

v>0

v>0

v

x0

S
v<0

O

t

Đồ thị tọa độ - thời gian

5

O

t
Đồ thị vận tốc - thời gian



Vận tốc của vật trên một quãng đường nhất định được gọi là vân tốc trung
vtb =

bình trên quãng đường đó:

s s1 + s2 + ...
=
t t1 + t2 + ...

Phần bài tập trong sách bài tập chỉ yêu cầu làm các bài tập xoay quanh hai
công thức trên với một chuyển động. Vì vậy trong thực tế hiện nay thì việc học
sinh làm các bài tập với hai chuyển động trên cùng một đường thẳng là rất hạn
chế, bởi vì các em chưa gặp phải và không nắm được hiện tượng vật lí. Chúng ta
hãy đi từ những bài đơn giản và sau đó là các bài cao hơn, phức tạp hơn để các
em hình thành được phương pháp giải các bài tập về chuyển động. Trong các bài
tập sau ta coi các chuyển động là chuyển động thẳng đều.
2. Một số bài toán thường gặp:
2.1. Chuyển động thẳng đều của các vật.
2.1.1. Phương pháp đại số:
Bước 1: Chọn hệ qui chiếu thích hợp (thường dựa vào các dữ kiện đặc biệt của
đề bài) gồm:
- Gốc tọa độ: O
- Trục tọa độ: chiều (+)
- Gốc thời gian.
Bước 2: Xác lập mối liên hệ giữa các đại lượng đã cho với các đại lượng cần xác
định bằng các công thức:
- Đường đi:

s = v.∆t


v=

- Vận tốc:

s
∆t

- Tọa độ: x = x0 + v.Δt
Bước 3: Biến đổi và thực hiện tính toán dựa vào các dữ kiện đã cho.
Bước 4: Kiểm tra kết quả dựa vào đề bài và ý nghĩa vật lí của đại lượng cần tính
và trả lời.

6


Lưu ý: Đổi đơn vị sang đơn vị hợp pháp: Quảng đường được tính theo đơn vị
km hoặc m; vận tốc tính theo đơn vị km/h hoặc m/s; thời gian tính theo h hoặc s
Khi hai vật chuyển động gặp nhau thì x1 = x2;
2.1.2 Phương pháp đồ thị:
a) Với loại bài toán: “Vẽ đồ thị dựa vào các dữ kiện đã cho”
- Xác định các điểm đặc biệt
- Vẽ đồ thị, chú ý giới hạn đồ thị (t > 0).
b) Với loại bài toán “Xác định các thông tin từ đồ thị”
- Xác định loại chuyển động:
+ Đồ thị vận tốc – thời gian: Đồ thị song song với trục Ot (chuyển động
thẳng đều);
+ Đồ thị quảng đường – thời gian: Đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa
độ O (chuyển động thẳng đều);
- Tính vận tốc:

+ Đồ thị vận tốc – thời gian: Vận tốc là giá trị tại giao điểm đồ thị với
trục Ox.
+ Đồ thị quảng đường – thời gian: Xác định hai điểm trên đồ thị (x 1;t1)
v=

và (x2;t2) vận tốc của vật là:

x1 − x2
t1 − t2

- Tính quãng đường:
+ Đồ thị vận tốc – thời gian: Là diện tích hình chữ nhật giới hạn bởi đồ
thị và hai đường thẳng giới hạn bởi t = t1 và t = t2.
+ Đồ thị quảng đường – thời gian: s=

x2 − x1

- Viết công thức đường đi: Xác định v, t0 từ đồ thị, từ đó s = v(t – t0)
2.2. Bài toán 2: Chuyển động thẳng không đều giữa các vật
Vận tốc trung bình của các vật:
2.2.1. Cho vận tốc trung bình v1, v2 trên các quãng đường s1, s2 tính vận tốc trung
bình trên cả đoạn đường s.
7


Cách giải:
Tính chiều dài quãng đường: s = s1 + s2
t1 =

- Tính thời gian của vật trên quãng đường: t = t1 + t2. Với:

vtb =

- Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường s:

s
t

s1
s
; t2 = 2
v1
v2

.

.

2.2.2. Cho vận tốc trung bình v1, v2 trên các khoảng thời gian t1, t2 tính vận tốc
trung bình trong khoảng thời gian t.
- Tính chiều dài quãng đường vật đi được: s = s1 + s2 = v1t1 + v2t2.
- Tính thời gian của vật: t = t1 + t2.
vtb =

- Tính vận tốc trung bình trong khoảng thời gian t:

s
t

.


2.3. Các bài tập minh họa:
Bài tập 1: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc không đổi v = 40 km/h.
a) Hãy viết phương trình chuyển động của ô tô ?
b) Sau 5 giờ ô tô đi được bao nhiêu km ?
c) Vẽ đồ thị biểu diễn chuyển động của ô tô trên mặt phẳng toạ độ ?
Phân tích:
Với bài tập này trước hết giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách
chọn mốc thời gian, mốc địa điểm và chiều dương của chuyển động để viết
phương trình chuyển động . Như vậy mốc địa điểm là điểm A, mốc thời gian là
t0 = 0h, chiều dương là chiều từ A đến B.
Khi đó học sinh sẽ dựa vào kiến thức về hàm số đã học ở lớp 7 để viết được
phương trình chuyển động là:
a) s = v.t = 40. t (km)
b) Sau 5 giờ thì ô tô đi được s = 40. 5 = 200 (km)

8


Sau khi có phương trình chuyển động (tức là hàm số) học sinh sẽ biết cách vẽ
đồ thị như hình sau:
Sau khi làm bài tập này học sinh phần nào hình thành được kĩ năng viết
phương trình chuyển động và cách biểu diễn chuyển động bằng đồ thị. Tiếp theo
chúng ta hãy tìm hiểu dạng bài tập có hai chuyển động.
Bài tập về hai chuyển động cùng chiều:
Bài tập 2: Hai xe xuất phát cùng lúc tại hai địa điểm A và B cách nhau 20 km để
cùng đi về C ( B nằm giữa A và C). Biết vận tốc của xe đi từ A là v 1 = 50 km/h,
xe đi từ B là v2 = 40 km/h.
a

Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau ?


b) Vẽ đồ thị biểu diễn chuyển động của hai xe trên cùng hệ trục toạ độ ?
Hướng dẫn cách giải:
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ, nhấn mạnh việc chọn mốc thời gian và
mốc địa điểm:
A

a

15km

B

C

Gọi mốc thời gian là lúc hai xe bắt đầu xuất phát, gốc toạ độ trùng với điểm A,
chiều dương là chiều từ A đến C. Như vậy, học sinh dễ dàng viết được:
Phương trình chuyển động của xe đi từ A là:
s1 = 50.t (km) .
Còn với xe đi từ B cách A một khoảng 20 km nên phương trình chuyển động là:
s2 = 20 + 40.t (km)
Khi hai xe gặp nhau thì s1 = s2 tức là 50t = 20 + 40t => t = 2 (h)
Vậy sau 2 giờ thì hai ôtô gặp nhau, điểm gặp nhau cách A một khoảng:
9


s = 50.2 = 100km
Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị hàm số: s1= 50t và s2 = 20 + 40t
trên cùng hệ trục toạ độ . Đó là đường biểu diễn hai chuyển động của hai xe.
Ngoài ra giáo viên có thể chỉ rõ cách xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau

trên đồ thị. (điểm giao nhau của hai đường thẳng là điểm C)
t(h)

(2)

2h

C

A

100

(1)

s(km)
B

Cũng dạng bài tập trên nhưng nếu hai xe xuất phát không cùng lúc thì học sinh
gặp nhiều khó khăn nhất là cách chọn mốc thời gian.
Bài tập 3: Lúc 7 giờ, xe thứ nhất đi từ A đến B với vận tốc v1 = 40 km/h. Sau
đó 30 phút xe thứ hai cũng xuất phát từ A để đi đến B nhưng với vận tốc v2
= 50km/h.
a) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau ?
b) Vẽ đồ thị biểu diễn chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục toạ độ?
Phân tích:
Với bài toán này thì học sinh có thể có nhiều cách giải khác nhau nhưng để
rèn cho các em kĩ năng làm bài tập chuyển động thì giáo viên cần hướng dẫn
học sinh có thể đưa bài này về dạng của bài tập 2 để giải:
Xe thứ hai bắt đầu xuất phát lúc 7 giờ 30 phút, lúc này xe thứ nhất đã đi được

một khoảng:

AC = 40. 0,5 = 20 km.

Vì vậy có thể chọn mốc thời gian lúc 7 giờ 30 phút và điểm A trùng với gốc
toạ độ, chiều dương là chiều từ A đến B. Tại thời điểm đó, coi như xe thứ nhất từ
C bắt đầu xuất phát, xe thứ hai từ A xuất phát.
A 30' = 0,5 h C
20km
xe 2
xe 1

B

10


Hoàn toàn tương tự bài 2 học sinh viết được phương trình chuyển động của hai
xe là:

s1 = 20 + 40t và s2 = 50t

Hai xe gặp nhau tức là s1 = s2  20 +40t = 50t => t =2 (h)
Vậy hai xe gặp nhau lúc 9 giờ 30 phút. Điểm đó cách A một khoảng :
Đồ thị này ta cần chú ý là chọn mốc
thời gian là 7 giờ 30 phút nên gốc thời
gian đó trùng với gốc toạ độ, lúc 7 giờ
coi như là âm (dưới gốc toạ độ)

s = AM = 50 . 2 = 100 (km)

Đó là các bài tập về hai chuyển động cùng chiều mà học sinh lớp 8 cần phải nắm
vững.
Sau đây tôi tiếp tục với bài tập về hai chuyển động ngược chiều:
Bài tập 4: Tại hai điểm A và B trên cùng một đường thẳng cách nhau 120 km,
hai ô tô cùng khởi hành một lúc chạy ngược chiều nhau. Xe từ A có vận tốc v1 =
40km/h. Xe đi từ B có vận tốc v2 = 60 km/h.
a) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau ?
b) Vẽ đồ thị biểu diễn chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục toạ độ ?
Phân tích:
Trước hết giáo viên cần mô tả hai chuyển động trên một đường thẳng
A

B
V1 =40km

C

V2 = 60km

Sau đó hướng dẫn cách chọn mốc thời gian và địa điểm:
Gọi gốc thời gian là lúc hai xe bắt đầu xuất phát, gốc toạ độ tại A, chiều dương
là chiều từ A đến B.
Học sinh sẽ dễ dàng viết được phương trình chuyển động của xe đi từ A là:
s1 = 40t
Giáo viên tiếp tục gợi ý: Với xe từ B cách A một khoảng 100 km và đi về phía A
nên sau khi chuyển động sẽ ngày càng gần A hơn. Phương trình chuyển động là:
s2 = 100 – 60t
11



+ Hai xe gặp nhau khi: s1 = s2 => t = 1(h)
Vậy hai xe gặp nhau sau 1giờ. Điểm gặp nhau cách A một khoảng:
AC = 40 . 1 = 40 (km)
Để vẽ đồ thị hai chuyển động giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh xác định
hai điểm A, B trên đồ thị sau đó vẽ đồ thị của hàm số s1= 40t và s2 = 100 – 60t
như hình vẽ sau: (điểm C là chỗ hai xe gặp nhau)
s(km)
100

40
A

(1)

C
(2)

1

t(h)

Bài tập tương tự: Một ô tô và một xe đạp chuyển động ngược chiều nhau với
vận tốc tương ứng là 20m/s và 5m/s. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là 250m.
a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe ?
b) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau?
c) Vẽ đồ thị biểu diễn chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục toạ độ?
Bài tập 5: Ba người đi xe đạp từ A đến B với các vận tốc không đổi. Ng ười
thứ nhất và người thứ 2 xuất phát cùng một lúc với các vận tốc t ương ứng
là v1 = 10km/h và v2 = 12km/h. Người thứ ba xuất phát sau hai ng ười nói
trên 30 phút, khoảng thời gian giữa 2 lần gặp của ng ười thứ ba với 2 người

đi trước là

∆t = 1h

. Tìm vận tốc của người thứ 3.

Phân tích và lời giải:
Khi người thứ 3 xuất phát thì người thứ nhất cách A là 5km, ng ười
thứ 2 cách A là 6km. Gọi t 1 và t2 là thời gian từ khi người thứ 3 xuất phát
cho đến khi gặp người thứ nhất và người thứ 2.
Phương trình chuyển động của người thứ nhất, thứ hai:
s1 = 5 + 10t1
s2 = 6 + 12t2
12


Phương trình chuyển động của người thứ ba t ại th ời điểm gặp
người thứ nhất và thứ hai lần lượt là:
s3 = v3t1 va` s3 = v3t2

Khi hai xe thứ nhất và thứ ba gặp nhau, ta có phương trình:
s1 = s3 hay v3t1 = 5 + 10t1 (1)

Khi hai xe thứ hai và thứ ba gặp nhau, ta có phương trình:
s2 = s3 hay v3t2 = 6 + 12t2 (2)
v3t1 = 5 + 10t1 ⇒ t1 =

5
v3 − 10


v3t2 = 6 + 12t 2 ⇒ t2 =

6
v3 − 12

Từ (1) và (2) ta có:
Theo đề bài

∆t = t2 − t1 = 1

nên:

6
5

= 1 ⇔ v 23 − 23v3 + 120 = 0
v2 − 12 v3 − 10

⇒ v3 =

23 ± 232 − 480 23 ± 7
=
2
2

=

15 km/h

 8km/h


Giá trị của v3 phải lớn hơn v1 và v2 nên ta có v3 = 15km/h.
Bài tập 6. Cho đồ thị hai xe chuyển động được ve trên hình.
a)
b)

Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
Hãy mô tả chuyển động của mỗi xe và tính vận tốc trung bình của mỗi xe

trên cả quảng đường.
c)

Sau bao lâu thì xe thứ hai về tới điểm A?
s (km)
80
60

D

(2)

(1)

40
20

B

C
13



A

1

2

t (h)

5

Hướng dẫn giải:
a)

Từ đồ thị, giáo viên cho học sinh nhận xét hai xe này chuyển động cùng chiều
hay ngược chiều?
Học sinh dễ dàng nhận ra hai xe chuyển động ngược chiều, xuất phát cùng một
lúc. Xe thứ nhất xuất phát từ A, xe thứ hai xuất phát từ điểm D. Do đó điểm gặp
nhau của hai xe là điểm B, tại đó cánh A là 20 km, lúc mỗi xe đã đi được 1 giờ.

b)

Xe thứ nhất chuyển động không đều, khi đến B nó nghỉ tại B trong thời gian Δt
= t2 – t1 =2 -1 = 1 (h). Sau đó xe thứ nhất chuyển động tiếp về D. Tổng cộng xe
thứ nhất chuyển động trên quảng đường 80km, trong thời gian 5 giờ. Vậy vận

∑s
∑t


1

tốc trung bình của xe thứ nhất là: v1tb =

1

=

80
= 16 ( km / h )
5

Xe thứ hai chuyển động đều từ D về A, tại điểm B xe đã chuyễn động được
quảng đường là s = 80 – 20 = 60 (km) sau thời gian 1 (h). Như vậy vận tốc của
v2 =

xe thứ hai là:
c)

s2 60
= = 60 ( km / h)
t2 1

Phương trình chuyển động của xe thứ hai là: s = 80 – 60t.

Khi xe thứ hai về tới điểm A thì tọa độ s = 0, do đó ta có: 80 – 60t = 0 hay

t=

4

3

(h) = 1 giờ 20 phút.

Vậy xe thứ hai chuyển động từ D về A hết 1giờ 20 phút.
2.3. Các bài tập tương tự :
Bài 1: Hai ôtô chuyển động đều ngược chiều nhau từ 2 địa điểm cách nhau
150km. Hỏi sau bao nhiêu lâu thì chúng gặp nhau biết r ăng v ận t ốc xe th ứ
nhất là 60km/h và xe thứ 2 là 40km/h.
Bài 2: Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động đều đến B v ới vận t ốc
36km/h.
14


Nửa giờ sau xe thứ 2 chuyển động đều từ B đến A v ới vận t ốc 5m/s. Bi ết
quãng đường AB dài 72km. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc xe 2 kh ởi hành thì:
a. Hai xe gặp nhau
b. Hai xe cách nhau 13,5km.
Bài 3: Một người đi xe đạp với vận tốc v 1 = 8km/h và một người đi bộ với
vận tốc v2 = 4km/h khởi hành cùng một lúc ở cùng một n ơi và chuy ển
động ngược chiều nhau. Sau khi đi được 30 phút, người đi xe đạp dừng lại,
nghỉ 30 phút rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc như cu. Hỏi
kể từ lúc khởi hành sau bao lâu người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ?
Bài 4: Người thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc 8km/h. Cùng lúc đó
người thứ 2 và thứ 3 cùng khởi hành từ B về A với vận tốc lần l ượt là
4km/h và 15km/h khi người thứ 3 gặp người thứ nhất thì lập tức quay lại
chuyển động về phía người thứ 2. Khi gặp người thứ 2 cung lập tức quay
lại chuyển động về phía người thứ nhất và quá trình cứ thế tiếp diễn cho
đến lúc ba người ở cùng 1 nơi. Hỏi kể từ lúc khởi hành cho đến khi 3 ng ư ời
ở cùng 1 nơi thì người thứ ba đã đi được quãng đường băng bao nhiêu?

Biết chiều dài quãng đường AB là 48km.
Bài 5: Ba người đi xe đạp đều xuất phát từ A về B. Ng ười th ứ nh ất kh ởi
hành lúc 6 giờ đi với vận tốc v 1= 8(km/ h), người thứ hai khởi hành lúc 6
giờ 15 phút đi với vận tốc v 2=12(km/h), người thứ ba xuất phát sau người
thứ 30 phút. Sau khi người thứ ba gặp người th ứ nhất, người th ứ ba đi
thêm 30 phút nữa thì ở cách đều người thứ nhất và người th ứ hai. Tìm vận
tốc của người thứ ba.
Sau các bài tập trên để học sinh có được phương pháp giải bài tập vật lí về
chuyển động cơ học, giáo viên cần xây dựng cho các em các bước giải dạng bài
tập đó như sau:
+ Nghiên cứu kỹ đề, biểu diễn sự chuyển động của các vật trên một đường
thẳng.
+ Chọn mốc thời gian, mốc địa điểm, chiều dương của chuyển động.
+ Viết phương trình chuyển động cho mỗi vật.
15


+ Dựa vào phương trình chuyển động tính được thời điểm và vị trí các chuyển
động gặp nhau (s1 = s2) hoặc mô tả các chuyển động theo từng thời điểm.
+ Căn cứ vào phương trình chuyển động vẽ đồ thị biểu diễn chuyển của mỗi
vật.
Ngoài ra khi bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi giáo viên có thể thay đổi
các chuyển động phức tạp hơn để làm phong phú thêm các loại bài về chuyển
động. Chúng ta cũng có thể khai thác thêm các bài tập về tính vận tốc trung bình
để gây thêm sự hứng thú và yêu thích môn học.
C – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1

Kết luận:
Trên đây là một số bài tập cùng với những định hướng của giáo viên giúp


cho học sinh hình thành được những kĩ năng cơ bản nhất để giải bài tập về
chuyển động cơ học. Đó chỉ là mấy bài tập theo tôi là cơ bản nhất, ngoài ra tuỳ
theo thực tế giáo viên có thể linh hoạt bổ sung thêm rất nhiều kiến thức, kĩ năng
khác về chuyển động cơ học trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh
giỏi. Với bản thân tôi trong quá trình vận dụng những cách làm trên để giảng
dạy cho học sinh thì các em đã vận dụng rất tốt các kĩ năng này để làm bài tập.
Sau khi dạy xong phần “chuyển động cơ học” tôi tiến hành kiểm tra và kết quả
thu được như sau:
Số
Năm học

học

Kết quả các bài KSCL
Giỏi

Khá

Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
sinh
2015-2016
35
6

60
4
40
0
0
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, chắc chắn còn
nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành từ đồng nghiệp và các cấp
lãnh đạo để sáng kiến này ngày càng hoàn thiện hơn và áp dụng được vào thực
tế hiệu quả hơn.
2

Kiến nghị, đề xuất:
Theo tôi trong chương trình Vật lí lớp 8 cần bổ sung thêm các tiết bài tập

về chuyển động cơ học phù hợp và cần đưa các dạng bài tập này vào trong sách

16


bài tập để học sinh có điều kiện tiếp cận, giáo viên nghiên cứu truyền thụ cho
học sinh.
Phòng, sở nên tổ chức nhiều chuyên đề dạy học hơn nữa để các anh em giáo
viên có cơ hội chia sẻ kinh nhiệm, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao chuyên môn
nghề nghiệp.
Thạch Hà, ngày 12 tháng 10 năm 2016

MUC LUC
A.

ĐẶT VẤN ĐỀ

I.
Lý do chọn đề tài.......................................................................................................... 1
II.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................1
17


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................1
Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 1
Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................... 2
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................2
GIAI QUYÊT VẤN ĐỀ
I.
Cơ sở lý luận .................................................................................................................. 2
II.
Cơ sở thực tiễn .............................................................................................................. 2
1. Thực trạng ............................................................................................................................... 2
2. Một số thuận lợi và khó khăn ...................................................................................... 3
III.
Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 4
1. Một số kiến thức cơ bản ................................................................................................. 4
2. Một số bài tập thường gặp ............................................................................................ 6
KÊT LUÂN VA KIÊN NGHI
1. Kết luận ................................................................................................................................... 14
2. Kiến nghị ................................................................................................................................ 15
III.
1.
2.
IV.


B.

C.

18



×