Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Kinh nghiệm giải các bài tập vật lý phần giao thoa sóng cơ góp phần giúp học sinh lớp 12 nâng cao kết quả học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.74 KB, 14 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Môn Vật lý là một môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về các hiện tượng vật
lý nói chung và sóng cơ học nói riêng. Những thành tựu của vật lý được ứng dụng
vào thực tiễn sản xuất và ngược lại chính thực tiễn sản xuất đã thúc đẩy khoa học
vật lý phát triển. Vì vậy học vật lý không chỉ đơn thuần là học lý thuyết vật lý mà
phải biết vận dụng vật lý vào thực tiễn sản xuất. Do đó trong quá trình giảng dạy
người giáo viên phải rèn luyện cho học sinh có được những kỹ năng, kỹ xảo và
thường xuyên vận dụng những hiểu biết đã học để giải quyết những vấn đề thực
tiễn đặt ra.
Thông qua việc giải tốt các bài tập vật lý học sinh sẽ có được những kỹ
năng so sánh, phân tích, tổng hợp … do đó sẽ góp phần to lớn trong việc phát triển
tư duy của học sinh. Đặc biệt bài tập vật lý giúp học sinh cũng cố kiến thức có hệ
thống cũng như vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết những tình
huống cụ thể, làm cho bộ môn trở nên lôi cuốn, hấp dẫn học sinh hơn.
Hiện nay, trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục về phương pháp giảng
dạy cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy và thi tuyển. Cụ
thể là phương pháp kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan. Trắc nghiệm
khách quan đang trở thành phương pháp chủ đạo trong kiểm tra đánh giá chất
lượng dạy và học trong nhà trường THPT. Điểm đáng lưu ý là nội dung kiến thức
kiểm tra tương đối rộng, đòi hỏi học sinh phải học kĩ, nắm vững toàn bộ kiến thức
của chương trình, tránh học tủ, học lệch và để đạt được kết quả tốt trong việc kiểm
tra, thi tuyển thì học sinh không những phải nắm vững kiến thức mà còn đòi hỏi
phải có phản ứng nhanh đối với các dạng toán, đặc biệt các dạng toán mang tính
chất khảo sát mà các em thường gặp.


Đối với hiện tượng giao thoa sóng cơ học thì trong sách giáo khoa vật lí
12 chỉ xét trường hợp hai nguồn dao động cùng pha, nhưng trong các kỳ thi
THPT Quốc Gia gần đây thì luôn có câu về giao thoa sóng cơ trong trường hợp
hai nguồn dao động không phải là cùng pha. Vì vậy những câu này thường gây


khó khăn cho học sinh trong quá trình làm bài.
Với lí do nêu trên, đồng thời trong quá trình giảng dạy Vật Lí ở trường THPT
Quảng Xương 4, nhiều năm trực tiếp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần giao
thoa sóng cơ. Bản thân tôi nhận thấy để giúp học sinh nhận dạng và phát hiện
nhanh phương pháp giải bài tập phần gioa thoa sóng cơ, góp phần nâng cao kết quả
học tập của học sinh,tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
“ Kinh nghiệm giải các bài tập phần giao thoa sóng cơ,
góp phần giúp học sinh lớp 12 nâng cao kết quả học tập’’.
Hy vọng rằng SKKN này giúp ích được một chút gì đó cho các quý vị đồng nghiệp
trong quá trình giảng dạy và các em học sinh trong quá trình kiểm tra, thi cử.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1.Đối tượng nghiên cứu:
Các bài toán phần giao thoa sóng cơ - Vật lí 12
2.Phạm vi áp dụng:
Giáo viên dạy Vật lí và học sinh lớp 12 trường THPT Quảng Xương 4.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp giáo
viên và học sinh có một phương pháp tổng quát để giải nhanh và chính xác các bài
toán về giao thoa sóng cơ, giúp học sinh nâng cao kết quả học tập.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi, nghiên cứu, đúc
rút kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy .
2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Từ kết quả nghiên cứu, người thực hiện
đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp, rút kinh nghiệm để hoàn thiện
đề tài.
3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm theo
phương pháp đã nghiên cứu trong đề tài.
4. Phương pháp điều tra: Giáo viên ra các bài tập áp dụng để kiểm tra đánh
giá kết quả sử dụng phương pháp mới.



B. NỘI DUNG
I. Tóm tắt lí thuyết:
Giả sử A và B là 2 nguồn kết hợp có phương trình dao động tương ứng là:
uA = Acos( ω t + ϕ 1 ) và uB = Acos( ω t + ϕ 2 ) .
Xét điểm M bất kỳ trong môi trường cách A một đoạn d 1 và cách B một
đoạn d2. Phương trình sóng tại M do sóng từ A và B lần lượt gây nên là:
u1M = Acos ω (t +

ϕ1
d
ϕ
d
- 1 ); u2M = Acos ω ( t + 2 - 2 ).
v
ω
v
ω

Phương trình sóng tại M do hai nguồn sóng từ A và B kết hợp gây nên là :
UM = u1M + u2M = 2Acos ω (-

∆ϕ ∆d
ϕ +ϕ
d +d
+
).cos ω (t + 1 2 - 1 2 ).

2v


2v

( trong đó : ∆ϕ = ϕ2 − ϕ1 ; ∆ d = d2 – d1; v là ận tốc truyền sóng ).

∆ϕ ∆d
+
)|.Như vậy:

2v
∆ϕ ∆d
1. Điểm M dao động với biên độ cực đại ⇔ |cos ω (- +
)| = 1

2v
∆ϕ ∆d
2v
∆ϕ
⇔ ω (+
) = k π ⇔ ∆d =
( k. π +
).

2v
ω
2
∆ϕ
Mặt khác, ta lại có công thức: v = λ f; ω = 2π f, ta được ∆d = (k +
). λ (1).



Biên độ sóng tại M là : AM = 2A|cos ω (-

Ta có thể sử dụng độ lệch pha để suy ra công thức (1).
Các trường hợp thường gặp:
a, Hai nguồn dao động cùng pha ( ∆ϕ = 0) :  ∆d = k .λ

(1.1)

1
b, Hai nguồn dao động ngược pha ( ∆ϕ = π ):  ∆d = (k + )λ

(1.2)

2
π
1
c, Hai nguồn dao động vuông pha ( ∆ϕ = ):  ∆d = (k + )λ
2
4

(1.3)

2, Điểm M dao động với biên độ cực tiểu ( không dao động )
⇔ |cos ω (-

∆ϕ ∆d
∆ϕ ∆d
π
+
)| = 0 ⇔ ω (+

) = + kπ

2v

2v
2
⇔ ∆d = (k +

Các trường hợp thường gặp :

1 ∆ϕ
+
).λ
2 2π

(2).
1
2

a, Hai nguồn dao động cùng pha ( ∆ϕ = 0): ∆d = (k + )λ
b, Hai nguồn dao động ngược pha ( ∆ϕ = π ):  ∆ d = ( k + 1). λ
c, Hai nguồn dao động vuông pha ( ∆ϕ =
3, Một số kết luận về giao thoa sóng :

π
3
):  ∆d = (k + )λ
2
4


(2.1)
(2.2)
(2.3)


* Cực đại giao thoa : Ở những điểm mà hiệu số đường đi bằng một số nguyên lần
bước sóng thì dao động tổng hợp có biên độ cực đại. Quỹ tích những điểm này là
những đường hypebol có hai tiêu điểm là A và B, chúng được gọi là vân giao thoa
cực đại.
* Cực tiểu giao thoa: Ở những điểm mà hiệu số đường đi bằng một số bán nguyên
lần bước sóng thì biên độ giao động tổng hợp cực tiểu. Quỹ tích các điểm này là
những đường hypebol có hai tiêu điểm là A và B, chúng được gọi là vân cực tiểu.
Vân giao thoa cực đại:
k =2 1
0
-1
-2

Vân giao thoa cực tiểu: k
=2
1
0
-1
-2
-3
II. Các bài toán thường gặp:
Dạng 1:Xác định tính chất dao động tại một vị trí trong một vùng giao thoa
Ví dụ 1 : Trên mặt chất lỏng, tại A và B cách nhau 8cm có 2 nguồn dao động kết
hợp : uA = uB = 2cos(100 π t) (cm) . Vận tốc truyền sóng v = 80cm/s . Hỏi tại điểm
M trên mặt chất lỏng cách A, B những khoảng d1 = 6cm ; d2 = 2,8cm thuộc vân cực

đại bậc mấy ?
Bài giải
Ta có


. Thay số ta được λ = 1,6cm .
ω
d2 – d1 = -3,2cm = -2 λ . Vậy điểm M thuộc vân cực đại bậc 2 .

λ = v.T = v.

Mà :
Ví dụ 2 : Tại 2 điểm A; B cách nhau 48cm trên mặt một chất lỏng có 2 nguồn phát
sóng dao động theo phương thẳng đứng với phương trình :
u1 = 10cos100 π t (cm) và u2 = 5cos(100 π t + π ) ( cm) .
Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 2m/s. Coi biên độ không đổi trong quá
trình truyền sóng . Xét điểm M cách A , B lần lượt là 30cm và 42cm ; còn điểm N
cách A , B lần lượt là 31cm và 37cm . Hỏi điểm M , N thuộc vân giao thoa cực đại
hay cực tiểu ?
Bài giải

. Thay số ta được λ = 4(cm).
ω
* Với điểm M : ∆ d = d2 – d1 =12(cm) = (2+1) λ  M thuộc vân giao thoa cực tiểu.

Ta có

λ = v.T = v.



* Với điểm N : ∆ d = d2 – d1 = 6 (cm) = (1+

1
) λ  N thuộc vân giao thoa cực đại.
2

Ví dụ 3 : Trên mặt chất lỏng tại 2 điểm A; B cách nhau 20cm có 2 nguồn phát sóng
dao động theo phương thẳng đứng với phương trình :
u1 = 5cos( 100 π t) (cm) và u2 = 5cos(100 π t +

π
) (cm).
2

Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 0,5m/s. Coi biên độ không đổi trong quá
trình truyền sóng . Xét điểm C cách A, B lần lượt là 5cm và 10,25cm ; còn điểm D
cách A, B lần lượt là 12cm và 15,75cm. Hỏi điểm C, D thuộc vân giao thoa cực đại
hay cực tiểu ?
Bài giải


. Thay số ta được λ = 1(cm).
ω
1
* Với điểm C: ∆ d = d2 – d1 = 5,25(cm) = ( 5 + ). λ  Điểm C thuộc vân giao thoa
4

Ta có λ = v.T = v.

cực đại ( k = 5).

* Với điểm D : ∆ d = d2 – d1 = 3,75(cm) = ( 3 +

3
). λ  Điểm D thuộc vân giao thoa
4

cực tiểu (k = 3) .
Dạng 2: Xác định số vân giao thoa ( số điểm ) cực đại hay cực tiểu .
Ví dụ 4 : Ở bề mặt một chất lỏng có 2 nguồn phát song kết hợp S1 và S2 cách nhau
20cm . Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt
là u1 = 5cos40 π t (mm) và u2 = 5cos(40 π t + π ) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt
chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là bao
nhiêu ?
Bài giải
Ta có λ = v.T = v.


. Thay số ta được λ = 4(cm).
ω

Vì 2 nguồn dao động ngược pha, nên theo công thức (1.2) :
1
∆d = (k + )λ = 4k + 2 .
2



– S1S2 ≤ ∆ d ≤ S1S2 nên – 20 ≤ 4k + 2 ≤ 20 ⇔ -

11

9
≤k≤
2
2

 k = - 5 ;- 4; -3; - 2; - 1; 0; 1; 2; 3; 4.
Vậy: có 10 giá trị của k nên có 10 điểm dao động cực đại trên đoạn S1S2 .
Ví dụ 5: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có 2 nguồn sóng kết hợp A và B cách
nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là :
uA = 2cos40 π t và uB = 2cos(40 π t + π ) ( uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s).
Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc
mặt thoáng của chất lỏng . Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại và số
điểm dao động với biên độc cực tiểu trên đoạn BM.
Bài giải


Ta có λ = v.T = v.


. Thay số ta được λ = 1,5(cm).
ω

* Số điểm dao động với biên độ cực đại :
Vì 2 nguồn dao động ngược pha nên áp dụng
công thức (1.2) :

M

1
∆d = (k + )λ = 1,5k + 0,75

2
+ Khi ở vị trị B thì ∆ d = -AB
A
+ Khi ở vị trí M thì ∆ d = MB – AB = AB.( 2 - 1 ) .
 - AB ≤ ∆ d ≤ AB. ( 2 - 1) ⇔ - 20 ≤ 1,5k + 0,75 ≤ 20.( 2 - 1).
20,75
20( 2 − 1) − 0,75
≤k≤
 k = - 13; -12; ....... 1; 2; 3; 4; 5.
1,5
1,5

N

B

Vậy có 19 giá trị k, do đó có 19 điểm dao động cực đại trên đoạn BM.
* Số điểm dao động với biên độ cực tiểu :
Vì 2 nguồn dao động ngược pha nên áp dụng công thức (2.2) :
∆ d = ( k + 1). λ = 1,5k + 1,5

– AB ≤ ∆ d ≤ AB. ( 2 - 1) ⇔ - 20 ≤ 1,5k + 1,5 ≤ 20.( 2 - 1).
-

21,5
20( 2 − 1) − 1,5
≤k≤
1,5
1,5


 k = - 14; -13; ..........1; 2; 3; 4.

Vậy: có 19 giá trị k, do đó cũng có 19 điểm dao động với biên độ cực tiểu.
Ví dụ 6: Tại 2 điểm O1 và O2 cách nhau 24cm trên mặt chất lỏng có 2 nguồn sóng
kết hợp dao động theo phương thẳng đứng với phương trình :
u1 = 5cos(100 π t) (mm) và u2 = 5cos(100 π t +

π
) (mm).
2

Vân tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 2m/s . Coi biên độ sóng không đổi trong
quá trình truyền sóng. Xác định số điểm trên đoạn O1O2 dao động với biên độ cực
đại và cực tiểu ( không kể O1 và O2).
Bài giải
Ta có λ = v.T = v.


. Thay số ta được λ = 4 (cm).
ω

* Số điểm dao động với biên độ cực đại :
Vì 2 nguồn dao động vuông pha nên áp dụng công thức (1.3) :


1
∆d = (k + )λ = 4k + 1
4
– O1O2 < ∆ d < O1O2 ⇔ - 24 < 4k + 1 < 24 ⇔ - 6,25 < k < 5,75


 k = -6; -5; ..............; 4; 5.
Có 12 giá trị của k nên có 12 điểm dao động với biên độ cực đại trên O1O2
( không kể O1, O2 ).
* Số điểm dao động với biên độ cực tiểu :
+ Vì 2 nguồn dao động vuông pha nhau nên áp dụng công thức (2.3) :


+ Mà

3
∆d = (k + )λ = 4k + 3
4
– O1O2 < ∆ d < O1O2 ⇔ - 24 < 4k + 3 < 24 ⇔ - 6,75 < k < 5,25

 k = - 6; - 5; - 4 ;....................2; 3; 4; 5.
Có 12 giá trị của k nên có 12 điểm dao động với biên độ cực tiểu.
Ví dụ 7: Hai nguồn kết hợp A; B cách nhau 16 cm đang cùng dao động vuông góc
với mặt nước theo phương trình :
uA = uB = acos50 π t (cm) .
H là 1 điểm trên mặt nước thuộc vân giao thoa cực tiểu , giữa H và trung thực của
AB có một vân giao thoa cực đại. Biết AH = 17,2cm ; BH = 13,6cm .Xác định số
vân giao thoa cực đại đi qua cạnh AH. ( số đường cực đại cắt AH ).
Bài giải
Ta có tại điểm H : ∆ d = 13,6 – 17,2 = - 3,6 (cm) .
+ Vì 2 nguồn dao động giống nhau và điểm H thuộc vân giao thoa cực tiểu nên áp
1
2

dụng công thức (2.1) : ∆d = (k + )λ .
+ Vì giữa H và đường trung trực của AB có một vân giao thoa cực đại nên H thuộc

đường cực tiểu ứng với k = - 2


- 3,6 = ( - 2 +

1
). λ  λ = 2,4cm .
2

+ Vì 2 nguồn cùng pha nên áp dụng công thức (1.1) : ∆d = k .λ
- khi ở A thì ∆ d = AB = 16cm
- khi ở H thì ∆ d = -3,6cm .
16

 - 3,6 ≤ ∆ d ≤ 16  -3,6 ≤ 2,4k ≤ 16  - 1,5 ≤ k ≤
2,4
 k = -1; 0; 1; ....................; 3; 4; 5; 6.
Vậy: có 8 giá trị của k; do đó có 8 đường dao động cực đại cắt AH.
Dạng 3 : Xác định bước sóng và vận tốc truyền sóng :
Ví dụ 8 : Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước 2 nguồn kết hợp A, B
dao động với tần số 13 Hz và cùng pha . Tại điểm M cách A 19cm ; cách B 21 (cm)
sóng có biên độ cực đại . Giữa M và đường trung trực của AB không có cực đại
khác . Xác định vận tốc truyền sóng trên mặt nước .
Bài giải
+ Vì 2 nguồn dao động cùng pha; điểm M dao động cực đại nên áp dụng công thức
(1.1) : ∆d = k .λ
+ bài ra : ∆ d = 21 -19 = 2 (cm)
+ Vì giữa M và đường trung trực của A, B không có cực đại khác nên M thuộc
đường cực đại k = 1
 2 = 1. λ  λ = 2 (cm) .

+ Áp dụng công thức v = λ .f = 26cm/s.


Ví dụ 9: Trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp O1, O2 dao động cùng tần số f =12Hz
và cùng pha . Tại điểm M cách O1 30cm ; cách O2 24cm, dao động có biên độ cực
tiểu. Giữa M và đường trung trực của O1O2 còn có 2 cực đại khác . Tìm tốc độ
truyền sóng trên mặt nước ?
Bài giải
+ Ta có : ∆ d = d2 – d1 = 24 – 30 = - 6 (cm).
+ Vì 2 nguồn dao động cùng pha ; M dao động với biên độ cực tiểu nên :
áp dụng công thức (2.1) :

1
∆d = (k + )λ .
2

+ Do giữa M và đường trung trực của O1,O2 còn có 2 cực đại khác nên M thuộc vân
giao thoa cực tiểu k = - 3


-6=(-3+

1
) λ  λ = 2,4 (cm) .
2

Vậy tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là : v = λ .f = 2,4.12 = 28,8 (cm/s).
Ví dụ 10 : Trên mặt nước có 2 nguồn kết hợp S1 và S2 dao động theo phương thẳng
đứng cùng tần số f = 30Hz nhưng ngược pha nhau. Tại điểm M trên mặt nước cách
S1 30cm , cách S2 40cm sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của

S1S2 còn có 2 dãy cực tiểu khác. Tìm tốc độ truyền sóng trên mặt nước .
Bài giải
+ Ta có ∆ d = d2 – d1 = 40 – 30 = 10(cm).
+ Vì 2 nguồn dao động ngược pha ; M dao động với biên độ cực tiểu nên áp dụng
công thức (2.2) : ∆ d = ( k + 1). λ
+ Do giữa M và đường trung trực của S1S2 còn có 2 dãy cực tiểu khác nên M thuộc
đường cực tiểu k = 2
 10 = ( 2 + 1 ). λ  λ =

10
(cm)
3

Vậy tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là : v = λ .f =

10
. 30 = 100(cm/s).
3

Dạng 4 : Phát hiện điểm dao động đặc biệt :
Ví dụ 11: Trên mặt chất lỏng , tại A và B cách nhau 9 (cm) có 2 nguồn dao động
kết hợp với phương trình uA = uB = 5cos100 π t (mm). Vận tốc truyền sóng
v = 100cm/s . Điểm cực đại giao thoa M trên đường vuông góc với AB tại A là
điểm gần A nhất . Tìm khoảng cách từ M đến A .
Bài giải
Gọi x là khoảng cách từ M đến A
+ Ta có : λ = v.T = v.


= 100.0,02 = 2(cm)

ω

+ Vì M dao động với biên độ cực đại nên
MB – MA = MB – x = k λ
+ Mặt khác: MB2 – x2 = AB2 = 92.

M


x
MB + x =

AB


2

A

B


MB – x = k λ
1 AB 2
 x= (
- k λ ) ( trong đó k là số nguyên dương )
2

Vì k tăng thì x giảm nên xmin ⇔ kmax .
AB

Mà x > 0  k <
 k < 4,5  kmax = 4  xmin = 1,0625cm.
λ

Ví dụ 12: Trên mặt thoáng của chất lỏng , tại C và D cách nhau 10(cm) có 2
nguồn dao động kết hợp với phương trình uC = uD = 10cos100 π t (mm).Vận tốc
truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 50cm/s. Điểm cực đại giao thoa N trên
đường vuông góc với CD tại C là điểm xa C nhất. Tìm khoảng cách từ N đến C.
Bài giải
N
+ Ta có : λ = v.T = v.


= 50.0,02 = 1(cm).
ω

+ Vì N dao động với biên độ cực đại và 2 nguồn
Dao động cùng pha nên:
d2 – d1 = k λ
+ Mặt khác, d22 – d12 = CD2

d1

d2

C

D

d2 – d1 = k λ

 d1 =



1 CD 2
(
- k λ ) (trong đó k là số nguyên dương)
2


CD 2
d2 + d1 =


Vì k giảm thì d 1 tăng nên d1max ⇔ kmin = 1 ( vì đường trung trực của CD là vân
cực đại ứng với k = 0 ) .
Vậy NCmax = d1max = 49,5(cm).
Ví dụ 13 : Ở mặt thoáng của một chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A và B cách nhau
20(cm), dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u A = 2cos40 π t và uB =
2cos(40 π t + π ) ( uA và uB tính bằng mm, t tính bằng s ). Biết tốc độ truyền sóng
trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Điểm cực tiểu giao thoa M trên đường vuông góc với
AB tại B ( M không trùng với B ) là điểm gần B nhất ) .Tìm khoảng cách từ M đến
A.
Bài giải
+ Ta có : λ = v.T = v.


= 1,5(cm).
ω


+ Vì M dao động với biên độ cực tiểu và 2

M


nguồn dao động ngược pha nên
d2 – d1 = (k + 1) λ .
+ Mặt khác : d12 – d22 = AB2

d1
d2
A

d2 – d1 = (k + 1) λ

B

1
AB 2
 d2 = - [
- (k + 1) λ ]
2 (k + 1)λ


d1 + d2 = -

AB 2
(k + 1)λ

d2 > 0



 -(
k < -1

AB
+ 1) < k < -1
λ

Thay số ta được - 14,25 < k < -1  kmin = -14 d2min = 0,506(cm)
 d1 = MA = 20,006(cm).
III. Bài tập vận dụng:
Câu 1. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn AB cách nhau
14,5cm dao động ngược pha. Điểm M trên AB gần trung điểm I của AB nhất, cách
I là 0,5cm luôn dao động cực đại. Số điểm dao động cực đại trên đường elíp thuộc
mặt nước nhận A, B làm tiêu điểm là
A. 18 điểm
B. 30 điểm
C. 28 điểm
D. 14 điểm.
Câu 2: Hai nguồn kết hợp S1 và S2 cùng có phương trình dao động u = 2cos40πt
(cm,s), cách nhau S1S2 = 13cm . Sóng lan truyền từ nguồn với vận tốc v = 72cm/s,
trên đoạn S1S2 có bao nhiêu điểm có biên độ dao động cực đại?
A. 7.
B. 12.
C. 10.
D. 5.
Câu 3. Trong một thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S 1 và S2
dao động với tần số f = 15Hz, cùng pha. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
30m/s. Điểm nào sau đây dao động sẽ có biên độ cực đại (d1 và d2 lần lượt là

khoảng cách từ điểm đang xét đến S1 và S2):
A. M(d1 = 25m và d2 =20m)
B. N(d1 = 24m và d2 =21m)
C. O(d1 = 25m và d2 =21m)
D. P(d1=26m và d2=27m)
Câu 4. Tại hai điểm A và B trên mặt nước có 2 nguồn sóng ngược pha nhau, cùng
biên độ a, bước sóng là 10cm. Coi biên độ không đổi khi truyền đi. Điểm M cách A
25cm, cách B 35cm sẽ dao động với biên độ bằng
A. a
B. 2a
C. 0
D. -2a


Câu 5. Hai nguồn kết hợp cách nhau 16cm có chu kì T = 0,2s. Vận tốc truyền sóng
trong môi trường là 40cm/s. Số cực đại giao thoa trong khoảng S 1S2 ( kể cả tại S1 và
S2 ) là:
A. n = 4
B. n = 2
C. n = 7
D. n = 5
Câu 6. Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A,
B dao động với tần số f=15Hz và cùng pha. Tại một điểm M cách A, B những
khoảng d1=16cm, d2=20cm sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực
của AB có hai dãy cực đại. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. 24cm/s
B. 20cm/s
C. 36cm/s
D. 48cm/s
Câu 7. Tại hai điểm O1, O2 cách nhau 48cm trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát

sóng dao động theo phương thẳng đứng với phương trình: u 1=5cos100πt(mm) và
u2=5cos(100πt+π)(mm). Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 2m/s. Coi biên
độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Trên đoạn O 1O2 có số cực đại giao
thoa là
A. 24
B. 23
C. 25
D. 26
Câu 8. Tại hai điểm trên mặt nước, có hai nguồn phát sóng A và B có phương trình
u = asin(40 π t) (cm), vận tốc truyền sóng là 50(cm/s), A và B cách nhau 11(cm).
Gọi M là điểm trên mặt nước có MA = 10(cm) và MB = 5(cm). Số điểm dao động
cực đại trên đoạn AM là
A. 9.
B. 7.
C. 2.
D. 6.
Câu 9: Tại hai điểm A và B trong mọt môi trường sóng có hai nguồn kết hợp dao
động cùng phương với phương trình lần lượt là uA=a.cos ωt,
uB=a.cos (ωt+ π ).Biết vận tốc và biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền
sóng.Trong khoảng giữa AB có giao thoa do hai nguồn tạo ra. Khi đó,phần tử vật
chất tại trung điểm của AB sẽ dao động với biên độ:
A.a .
B. 2a.
C. 0.
D. a.
Câu 10: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp
A và B cách nhau AB = 8 cm dao động cùng tần số f = 20 Hz v à cùng pha.
Gọi C và D là hai điểm trên mặt nước sao cho ABCD là hình vuông.Tìm số điểm
dao động với biên độ cực đại trên đoạn CD.
A.11

B.6
C.5
D.1
C. KẾT LUẬN:
I. Kết quả nghiên cứu:
Với đề tài trên, năm học 2016 - 2017 tôi mang áp dụng thử nghiệm để đối chứng
với những lớp ở năm học trước không được áp dụng đề tài. Kết quả thu được như
sau:
Năm học

Số

Lớp

Chất lượng kiểm tra


HS
2015-2016

2016-2017

Giỏi

Khá

TB

Yếu


Kém

43

12C
6%
(không áp dụng
đề tài)

15%

69%

06%

04%

41

12D
(khôngáp dụng
đề tài)

5%

14%

71%

04%


06%

45

12C
( áp dụng đề
tài)

15%

40%

42%

03%

40

12D
(áp dụng đề
tài)

24%

41%

32%

03%


II. Kiến nghị đề xuất:
Trong phạm vi và giới hạn của đề tài, cũng như thời gian thực hiện nên bài viết
không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết không sao chép
nội dung của người khác.

Nguyễn Hồng Linh


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK, SGV vật lí 12 nâng cao và cơ bản – NXB giáo dục.
2. Bài tập vật lí 12 nâng cao và cơ bản – NXB giáo dục.
3. Một số phương pháp chọn lọc giải các bài toán vật lí sơ cấp – Vũ Thanh
Khiết – NXB Hà Nội
4. Cơ sở vật lí - Tập II – Cơ học II – David Halliday – NXB giáo dục.
5. Trắc nghiệm vật lí : Cơ học – Lê Gia Thuận - Hồng Liên – NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
6. Đề thi tuyển sinh vào Đại học và cao đẳng các năm 2008 – 2009 và 2009 –
2010......


Mục lục
A. Mở đầu
I. Lí do chon đề tài

II. Đối tuợng và phạm vi áp dụng
III. Mục đích nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội Dung
I. Tóm tắt lí thuyết
II. Các dạng bài tập thuờng gặp
III. Bài tập vận dụng
C. Kết luận
I. Kết quả nghiên cứu
II. Kiến nghị đề xuất
D. Tài liệu tham khảo

01
02
02
02
02
02
02
04
10
12
12
12
13



×