Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

giới thiệu tác giả ngô tất tố và đoạn trích tức nước vỡ bờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.33 KB, 3 trang )

“Tức nước vỡ bờ”

Trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
- Nói đến Ngô Tất Tố là nói đến một “tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà Nho” (Vũ
Trọng Phụng), và là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nông
thôn trước cách mạng tháng Tám.
- Suốt cuộc đời cầm bút, Ngô Tất Tố luôn đứng về phía nhân dân, bênh vực những người
nghèo khổ, vạch mặt bọn địa chủ, cường hào và quan lại tham lam, độc ác, thối nát, đã áp
bức bóc lột nhân dân một cách vô cùng dã man. Tác phẩm của ông còn khám phá và phát
hiện ở nhân dân lao động, nhất là người nông dân những đức tính tốt đẹp: thật thà, lương
thiện, tiềm tàng sức mạnh phản kháng.
- Tiểu thuyết “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố, và cũng là một trong
những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Vũ Trọng Phụng gọi là “ hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt
tác”
- “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích trong chương XVIII của tiểu thuyết . Bằng ngòi bút
hiện thực sinh động, đoạn trích đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân
phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh cực khổ không lối


thoát, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của
người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
* Tóm tắt tác phẩm “Tắt đèn”:
Mở đầu tác phẩm là không khí căng thẳng, ngột ngạt của một làng quê trong những ngày
sưu thuế.Cổng làng đóng lại, công việc cày bừa đình đốn, bọn lí trưởng, trưởng tuần chửi
bới, quát tháo om sòm. Mấy tên cai lệ, lính cơ roi song, tay thước, dây thừng đi tróc
người thiếu thuế. Tiếng trống, mõ, tù, và inh ỏi tiếng thét lác, đánh đạp, tiếng kêu khóc
vang lên thrm thiết như trong một cuộc săn người.Gia đình chị Dậu thuộc loại “nhất,nhì
trong hạng cùng đinh” nên mấy hôm nay chị phải chạy vạy ngược xuôi để có tiến đóng


sưu cho anh Dậu.Bọn nhà giàu chẳng những không cho chị vay mượn mà còn nhiếc móc,
đe doạ.Anh Dậu ốm cũng bị bọn tay sai xông đến đánh,trói lôi ra đình. Chị Dậu đành đứt

ruột bán cái Tí – đứa con gái đầu lòng 7 tuổi cho vợ chồng địa chủ Nghị Quế bên thôn
Đoài. Vợ chồng lão giàu có mà keo kiệt, tàn ác, lợi dụng cảnh khốn cùng của chị Dậu
mua cái Tí và cả ổ chó với giá rẻ mạt. Cộng với mấy hoà bán bánh khoai, chỉ tưởng vừa
đủ nộp suất sưu và chồng chị sẽ được thả. Ngờ đâu, bọn lí dịch lại bắt chị nộp thêm suất
sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Thật là cùng đường! Giữa đình làng tiếng
kêu thảm thiết của chị vang lên.Đêm hôm ấy, người ta cõng anh Dậu rũ rượi như môt cái
xác về trả cho chị. Gọi mãi anh không tỉnh, chị vô cùng hoảng sợ, đau đớn. May sao, nhờ
bà con hàng xóm đến cứu giúp, anh Dậu từ từ mở mắt ra. Một bà lào hàng xóm ái ngại


cảnh cả nhà chị nhịn đói từ hôm qua, cho chị bát gạo để nấu cháo. Khi anh Dậu vừa cố
ngồi dậy đưa bát cháo lên miệng thì tên cai lệ và gã người nhà lí trưởng đã xồng xộc
xông vào.Van xin thiết tha không được, chị Dậu đành liều mạng quyết liệt đánh ngã hai
tên tai sai vô lại. Chị Dậu bị bắt giải lên huyện. Lão quan tri phủ Tư Ân lợi dụng giở trò
bỉ ổi. Chị Dậu cương quyết tự tuyệt, “ ném tọt” cả nắm bạc vào mặt con quỷ dâm ô và
đẩy hắn ngã kềnh, chạy thoát về nhà.... “Món nợ nhà nước” vẫn còn đó, để có tiền nộp
sưu, chị đành gửi con lên tỉnh rồi đi ở vú. Trong một đêm “ Tắt đèn” cụ cố thượng đã
ngoài 80 mò vào buồng chị Dậu. Chị Dậu vùng chạy ra ngoài, trong khi “ trời tối đen
như mực”.........



×