Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Cảm nhận về chân dung người phụ nữ nông dân việt nam qua nhân vật chị dậu trong đoạn trích tức nước vỡ bờ của ngô tất tố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.71 KB, 7 trang )

Cảm nhận về chân dung người phụ nữ nông dân Việt nam qua nhân vật chị Dậu trong
đoạn trích Tức nước vỡ bờ của ngô tất tố

1. Mở bài:
Trào lưu hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 đã có những đóng góp đáng kể cho nền
văn học nước nhà. Chúng ta khó có thể quên được các tên tuổi lớn như Nguyên Hồng,
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao...và đặc biệt là Ngô Tất Tố - tác giả
cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Tắt đèn”. Lần đầu tiên, ông đã đưa vào văn học hình ảnh một
người phụ nữ nông dân Việt Nam với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp. Đoạn trích “Tức nước vỡ
bờ” thể hiện khá sinh động vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu, một người phụ nữ yêu chồng,
thương con, giàu đức hi sinh và có tinh thần phản kháng mãnh liệt.
2. Thân bài:
- Vẻ đẹp của chị Dậu được miêu tả và tỏa sáng trong một hoàn cảnh đặc biệt: cuộc sống
của chị, gia đình chị và nông thôn Việt Nam lâm vào bước đường cùng bởi chính sách
sưu thuế bất công và sự tàn ác bất lương của bộ máy cai trị ở nông thôn. Trong hoàn cảnh
ấy, chị Dậu vẫn sống với những phẩm chất trong sạch và sức sống tiềm tàng.
a. Trước hết, chị Dậu là người vợ rất mực yêu thương chồng con.
- Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn cường hào
đánh đập thừa chết thiếu sống chỉ vì chưa có tiền nộp sưu. Chị Dậu đã cố sức xoay sở để
cứu chồng bị cùm trói và hành hạ dã man. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm


gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ,
sứt mẻ và quạt lia quạt lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần nâng giấc, vỗ về: “Thầy em hãy
cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Chị bế cái Tỉu lo lắng ngồi xuống cạnh chồng

cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không. Đó là cách thương yêu của một người
phụ nữ luôn biết che chở và tận tụy.
- Trong cơn quẫn bách của mùa sưu thuế, chị Dậu đã trở thành trụ cột của gia đình khốn
khổ. Chồng bị bắt, bị gông cùm, đánh đập, một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất
cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị


thương đứt ruột để lấy tiền nộp sưu, cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ
hôi nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác
không hồn. Chính tình yêu thương, lo lắng cho chồng đã dẫn chị đến hành động chống trả
quyết liệt lũ tay sai khi chúng nhẫn tâm bắt trói anh Dậu một lần nữa.
b. Chị còn là người phụ nữ biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không yếu đuối mà có
sức sống mạnh mẽ, tiềm tàng một tinh thần phản kháng.
- Tên cai lệ, người nhà lí trưởng xồng xộc xông vào quát tháo đòi trói anh Dậu lôi ra
đình. Anh Dậu ốm yếu “ lăn đùng ra đó”. Trong tình thế ấy, chỉ Dậu chỉ có cách van xin.
Chúng là “ người nhà nước” , người danh phép nước để trị những kẻ có tội mà vợ chồng
chị chính là kẻ có tội. Chí Dậu “ cố thiết tha”, van xin. Tên cai lệ không nghe cứ xông
đến chỗ anh Dậu, chị “ xám mặt lại” nhưng cũng chỉ dám chạy lại đỡ lấy tay hắn “hết sức


lễ phép”, van xin: “cháu xin ông...” Dường như kinh nghiệm đã thành bản năng của
người nông dân bị lép vế, bị áp bức nên chị biết phải nhẫn nhục. Và cũng vì tâm tính dịu
dàng, mộc mạc thuộc người phụ nữ nông dân quen chịu đựng, nhường nhịn.
- Nhưng khi tên cai lệ đáp lại những lời van xin tha thiết của chị bằng “trợn ngược hai
mắt”, quát, thét, bằng những quả bịch rất đều và bằng việc cứ chạy đến trói anh Dậu, chỉ
đến lúc ấy “hình như tức quá, không chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại”:
+ Thoạt tiên, chị cự lại bằng lí : “Chồng tối đang đâu ốm, các ông không được hành hạ”.
Kì thực chị đâu biết đến luật pháp. Chị chỉ nói cái lí tự nhiên tự nhiên, cái nguyên tắc đạo
lí tối thiểu của con người. Tư thế của chị lúc này không phải là một kẻ bề dưới cúi đầu
van xin mà là tư thế người ngang hàng, đanh thép cảnh cáo kẻ ác.
+ Khi tên cai lệ hung dữ như chó săn ấy quay lại tát vào mặt chị rồi cứ nhảy vào cạnh anh
Dậu thì chị bật dậy với sức mạnh ghê gớm, bất ngờ, nỗi căm giận bùng nổ như sấm sét,
chị Dậu nghiến hai hàm răng, ném ra lời thách thức quyết liệt: “Mày trói ngay chồng bà
đi, bà cho mày xem!”. Cách xưng hô của chị “ mày” – “bà” thể hiện sự căm giận, khinh
bỉ cao độ. Không còn thái độ cúi đầu van xin, cũng không phải thái độ ngang hàng mà là
thái độ của một kẻ bề trên đè bẹp hoàn toàn uy thế của mấy tên tay sai, chị ra tay với sức
mạnh dường như vô địch. Chỉ một động tác “túm lấy cổ” tên cai lệ “ấn dúi ra cửa” làm

hắn “ngã chổng quẻo”. Những từ ngữ miêu tả, giọng văn pha chút hài hước làm nổi bật
sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bộc lộc tình thảm hại của tên cai lệ.Tình thế
đã hoàn toàn đảo ngược.


+ Đến lượt tên người nhà lí trưởng thì chị xông vào giằng co đu đẩy. Rốt cuộc tên này
cũng bị chị túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
+ Vừa ra tay chị đã nhanh chóng biến hai tên tay sai hung hãn thành những kẻ bị trừng trị
hết sức thảm hại. Lúc xông vào chúng hết sức hùng hổ, dữ tợn bao nhiêu thì bây giờ bộ
dạng của chúng thật đáng cười bấy nhiêu.Những động từ, tính từ lấy nguyên vẹn trong
khẩu ngữ bao lâu và giọng văn pha sắc thái hài hước làm cho sự miêu tả thật sống động
trong khẩu ngữ bao lâu và giọng văn pha chút sắc thái hài hước làm cho sự miêu tả thật
sống động đằng sau những dòng chữ thấp thoáng, ánh mắt tười cười của tác giả.
+ Hình ảnh tư thế của chị Dậu lúc này thật đẹp, một vẻ đẹp ngang tàn. Trong xã hội mà
cái ác hoành hành , hành động của chị thật dũng cảm. Câu nói: “Thà ngồi tù. Để chúng

nó làm tình làm tội mã thế, tôi không chịu được...” đã chứa đựng một thái độ, một tư thế
làm người không sống quỳ, sống nhục.
+ Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát.
Đó mới chỉ là cái thế “tức nước vỡ bờ” của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một
giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. “Có áp bức, có đấu
tranh”, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã
chứng minh cho chân lí ấy.
=> Như vậy ở chị Dậu không chỉ bộc lộ tình thương yêu, sự quan tâm, lòng tận tuy,
chị còn hấp dẫn ở tính cách vừa nền nã, vừa thẳng thắn, vừa nhẫn nhịn, vừa cứng


cỏi, tất cả toát lên một cốt cách mạnh mẽ, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của
người phụ nữ nông dân vốn từ ngàn đời lao động và tranh đấu cho cuộc sống của
mình.

c. Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
- Đặt nhân vật vào tình huống có xung đột, giàu kịch tính, khiến nhân vật bộc lộ rõ nhất
các nét tính cách, nhất là tính cách tiềm tàng ( ở đây là tinh thần phản kháng ).
- Miêu tả nhân vật có các mặt tính cách đối lập nhưng nhất quán. Sự nhất quán đó thể
hiện ở sự thống nhất giữa các mặt: Dù nhẫn nhịn hay vùng lên đều thể hiện con người chị
biết tôn trọng phép tắc nhưng biết bất bình trước sự vô đạo; biết yêu thương và biết phẫn
nộ, dịu dàng và dữ dội. Vấn đề là với đối tượng nào, trong hoàn cảnh nào.
- Sự nhất quán đó phải được đặt trong hoàn cảnh có xung đột và được miêu tả hết sức
chân thực, khéo léo từ thấp đến cao.
- Miêu tả được sự nhất quán khiến nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp vừa thuần chất vừa đa
dạng, phong phú, như chính bản thân cuộc sống.
3. Kết bài: ( Đánh giá, mở rộng, liên hệ )
- Hình tượng chị Dậu thể hiện cái nhìn tiến bộ và nhân đạo của nhà văn Ngô Tất Tố cùng
tài năng của ông. Cuộc đời cơ cực của chị là bản án về chế độ lúc bấy giờ. Phẩm chất
trong sạch, yêu thương và sức mạnh phản kháng của chị là vẻ đẹp làm nên giá trị nhân
đạo của tác phẩm.
- Hình tượng chị Dậu là một trong hình tượng thành công, được đánh giá là bất hủ về đề


tài người nông dân, cùng các nhân vật anh Pha của Nguyễn Công Hoan, lão Hạc, Chí
Phèo của nhà văn Nam Cao...Chị đã đem đến cho bạn đọc thời đại sau những nhạn thức
đầy đủ, sự cảm mến sâu sắc với người nông dân trong xã hội ngày xưa.
- Đặc biệt, chị Dậu còn khiến người ta nhớ đến những nhân vật phụ nữ, những người mẹ,
người vợ với cuộc đời nhiều đa đoan mà phẩm giá và sức sống sáng ngời : Thúy Kiều
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du), nàng Vũ Nương (“Chuyện người con gái Nam Xương” –
Nguyễn Dữ), bà Tú (“Thương vợ” – Tú Xương)...
- Phẩm chất truyền thống ấy sau này được phát huy khi cuộc đời và số phận người phụ nữ
đã sang một trang mới, trang tự do và hạnh phúc. Như nhà thơ Huy Cận đã ngợi ca:

Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên nắng cả cho thơ.

* Tư liệu tham khảo:
“Đảm đang, tháo vát, chung thủy, giàu lòng hi sinh đó là những đặc điểm có tính chất
truyền thống của người phụ nữ Việt Nam trước đây. Cái mới của chị Dậu là sức chiến
đấu mạnh khỏe lạc quan và tinh thần phản kháng gan dạ trước kẻ thù. Nhiều người đàn
bà khác rơi vào tình cảnh quẫn bách như chị Dậu, có khi đành chịu buông tay khuất

phục, nhắm mắt cho cuộc đời trôi theo số mệnh. Nhưng người đàn bà nông dân này cứ


thấy lăn sả vào bóng tối như mực, kiếm cách phá tung ra để tìm đường sống. Và chống
trả một cách mộc mạc, hồn nhiên, không cần lí lẽ, dường như hành động quyết liệt đó,
ngôn ngữ nhân vật nhuần nhị đó là sản phẩm tất yếu của một cuộc đời lương thiện vỗn
đã cơ cực lại còn bị giày xéo tàn nhẫn”.
( Giáo trình “Văn học Việt Nam 30 – 45, tập 1, 1988)
“Chị Dậu là tất cả cuốn Tắt đèn. Có những lúc tôi muốn xin phép tác giả, và nếu tác giả
đồng tình ( qua lớp đất nghĩa địa mà tìm cách nhắn lên cho) thì tôi lấy tên chị Dậu làm
luôn tên gọi của cuốn truyện Tắt đèn: “Chị Dậu”. Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt
trong Tắt đèn. Nếu ví toàn truyện Tắt đèn là một khóm cây, thì chị Dậu là cả gốc, cả
ngọn, cả cành và chính chị Dậu đã nổi gió lên mà rung cho cả cái cây dạ hương Tắt đèn
đó lên”.
( Nguyễn Tuân )

Bài



×