Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.01 KB, 2 trang )

Đề 18: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ
bờ” (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố)
Chị Dậu phải dứt tình “bán con gái đầu lòng cùng đàn chó” để nộp
sưu cho chồng, nào ngờ chị còn phải đóng thêm một suất sưu của chú Hợi-
em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu vẫn bị trói, đánh cho chết đi sống
lại nhiều lần và bọn chúng đem trả cho chị Dậu trong tình cảnh “thập tử
nhất sinh”. Sáng hôm sau, vừa tỉnh lại một lát. Run rẩy vừa kề bát cháo đến
miệng thì bọn cai lệ, người nhà lý trưởng hùng hổ xông vào định trói anh
Dậu giải ra đình. anh hốt hoảng “lăn đùng ra không nói được câu gì”.
Trong những lần chống trả lại thế lực đen tối của xã hội, đây là lần
chống trả quyết liệt nhất. Một mình chị đánh trả lại cả một bọn “đầu trâu
mặt ngựa”, “tay thước, tay đao”. Sức mạnh của lòng căm thù, tình yêu
thương chồng tha thiết đã tiếp thêm nghị lực cho chị để chị chiến thắng kẻ
thù áp bức chị.
Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tiểu thuyết
Tắt đèn đã làm sáng tỏ điều đó. Phải thấy rõ rằng chị Dậu là một phụ nữ rất
yêu thương chồng. Trong hoàn cảnh chồng bị đau ốm, vừa tỉnh lại đã bị cai
lệ và người nhà lý trưởng đến bắt, tình thế hiểm nguy, tính mạng chồng bị đe
doạ chị đã hết lời van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”.
Chị tự kiềm chế, nín chịu, dằn lòng xuống để cầu khẩn thiết tha: “Xin ông
dừng lại, cháu van ông, ông tha cho, ...” nhưng bọn chúng không chút động
lòng, một mực không buông tha, chạy sầm sập đến trói anh Dậu.
Tức quá, không thể chịu được nữa, chị Dậu liều mạng cự lại: “chồng
tôi đau ốm không được phép hành hạ”. Tình thế ấy buộc người đàn bà quê
mùa, hiền lành như chị Dậu phải hành động để bào vệ tính mạng chồng, bảo
vệ cuộc sống của chính mình và các con. Chị dùng lí lẽ đanh thép để cự lại,
cách xưng hô đã thay đổi, tỏ thái độ ngang hàng, kiên quyết sau khi đã chịu
đựng, nhẫn nhục đến cùng. Bị dồn vào thế chân tường, không còn con
đường nào khác, chị phải đánh trả lại bọn chúng - cai lệ và người nhà lí
trưởng.
Cái tát giáng vào mặt chị như lửa đổ thêm dầu, làm bừng lên ngọn lửa


căn hờn, chị nghiến hai hàm răng: “ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày
xem!”. Chị vụt đứng lên trong tư thế của kẻ đầy tự tin, chị “túm lấy cổ hắn,
ấn dúi ra cửa... “ làm hco hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất. Khi người nhà lí
trưởng bước đến giơ gậy chực đánh, nhanh như cắt, chị Dậu nắm lấy gậy
hắn, chỉ hai bàn tay không, người đàn bà con mọn ấy đứng thẳng dậy tuyên
chiến với kẻ thù. Một trận đấu không cân sức nhưng chị đã chiến thắng bằng
chính sức mạnh của tình yêu và lòng căn thù “chị túm lấy tóc, lẳng một cái
làm cho nó ngã nhào ra thềm”
Hành động của chị Dậu tuy bột phát nhưng nó phản ánh một quy luật
của cuộc sống “Tức nước vỡ bờ - có áp bức, có đấu tranh”. Chị Dậu vốn là
người đàn bà nhu mì, hiền lành, chưa hề gây gổ để làm mất lòng ai nhưng
với kẻ thù chị đã tỏ ra quyết liệt: “Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm
tội mãi, tôi không chịu được”.
Trong tình cảnh bị áp bức quá sức chịu đựng, chị đã đứng dậy chống
lại thế lực thống trị, áp bức tàn bạo, giành lại quyền sống. Cho dù sự phản
kháng ấy hoàn toàn là sự đấu tranh tự phát, chưa giải quyết được tận cùng
những mâu thuẩn đối kháng để rồi cuối cùng chị Dậu vẫn phải “chạy ra
ngoài trời, trời tối như mực, như cái tiền đồ của chị Dậu” (Đoạn cuối tác
phẩm).
Đoạn trích này miêu tả lại cảnh chị Dậu đánh lại tên cai lệ và người
nhà lí trưởng, dám chống lại kẻ ác vẫn khiến cho người đọc hả hê.
Có thể nói, Ngô Tất Tố qua cách miêu tả thái độ phản kháng quyết liệt
của nhân vật chị Dậu, nhà văn đã khẳng định sức mạnh phản kháng của
người nông dân bị áp bức là tất yếu. Từ đó góp phần thổi bùng lên ngọn lủa
đấu tranh cách mạng của người nông dân ta chống lại kẻ thù xâm lược và tay
sai phong kiến sau này nhất là tư khi có Đảng lãnh đạo mà trong “Tắt đèn”
chưa có ánh sáng của Đảng rọi chiếu.
Ngô Tất Tố chưa miêu tả những người đã giác ngộ mà chỉ mới miêu
tả quá trình phát triển từ chỗ bị áp bức đến chỗ hành động tự phát nhưng ông
đã hé mở cho thấy được tính quy luật trong sự phát triển của hiện thực xã

hội Việt nam.

×