Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

phân tích bài thơ nhớ rừng của thế lữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21 KB, 4 trang )

Đề bài: Bằng đoạn văn tổng – phân – hợp ( khoảng 10 câu ), hãy trình bày cảm
nhận về
hiểu quả của một vài biện pháp tu từ tiêu biểu trong đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?

Đoạn văn

Đoạn thơ thứ ba trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ như một bộ tranh tứ bình diễn tả
sâu sắc
tâm trạng tiếc nuối của con hổ khi nhớ về cuộc sống tự do oai hùng thời quá khứ:


Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?


- Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Những câu hỏi tu từ: “ Nào đâu?”; “ Đâu?” lặp đi lặp lại với giọng điệu gay gắt,dữ
dằn, là
nỗi than tiếc ngậm ngùi,là lời chất vấn quá khứ oai linh. Quá khứ đó là “ đêm vàng
bên
bờ suối” – đẹp lộng lẫy với hình ảnh mãnh thú “ say mồi đứng uống ánh trăng tan ;

“những ngày mừa chuyển bốn phương ngàn” hổ lặng ngắm giang sơn mình đổi
mới; là “
bình minh cây xanh nắng gội” rộn rã tiếng ca và hổ vui trong giấc ngủ trễ tràng; là
hoàng


hôn “ lênh láng máu sau rừng” – đẹp dữ dội với con hổ đang đợi chết mảnh mặt
trời để
chiếm lấy riêng phần bí mật. Các hình ảnh ẩn dụ “ đêm vàng”, “ cây xanh nắng
gội” ,...
gợi cảnh núi rừng hùng vĩ, dữ dội mà tráng lệ, thơ mộng. Trung tâm của các hình
ảnh đó
là vị chúa sơn lâm, với tư thế uy nghi và sức mạnh chế ngự.Song, đó chỉ là dĩ vãng
huy
hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ da diết tới đau đớn của con hổ. Một loạt điệp ngữ
“Nào
đâu”, “ đâu những”, “ ta”,... cứ lặp đi lặp lại diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc, khôn
nguôi
của con hổ đối với những cảnh không còn thấy nữa.Và những giấc mơ huy hoàng
đó đã
khép lại trong tiếng than u uất: “ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” . Có thể nói
việc
sử dụng điệp ngữ cùng các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá,... đã đem đến cho đoạn thơ

tràn
đầy cảm xúc, giàu sức tạo hình góp phần làm rõ chủ đề và gây ấn tượng mạnh mẽ
trong
lòng người đọc.




×