Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Ngân hàng câu hỏi địa lý 8 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.35 KB, 13 trang )

Trường THCS Thành Thới A

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bộ môn: Địa Lý

Lớp 8

Phần một THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết khu vực có nhiều dầu nhất ở châu Á
* Câu hỏi: Dầu khí phân bố tập trung nhiều nhất ở khu vực:
A. Bắc Á
B. Nam Á
C. Tây Nam Á
D. Đông Nam Á
* Đáp án: ý C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết sự phân bố địa hình châu Á
* Câu hỏi: Cac núi và sơn nguyên cao của châu Á tập trung chủ yếu ở:
A. Khu vực bắc Á
B. Khu vực Đông Nam Á
C. Khu vực Tây Nam Á
D. Vùng trung tâm
* Đáp án: ý D
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Giúp HS hiều biết về đặc điểm vị trí, địa hình và sông ngòi của châu Á
* Câu hỏi: Ý nào sau đây không đúng với châu Á
A. Hầu hết lãnh thổ châu Á nằm ở bán cầu Bắc


B. Lãnh thổ châu Á nằm ở bán cầu Đông
C. Có dãy Hi-ma-lai-a là dãy núi cao nhất thế giới
D. Châu Á là nơi tập trung các sông dài nhất thế giới
* Đáp án: ý D
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sự phân hóa của khí hậu châu Á
* Câu hỏi: Do lãnh thổ rộng lớn, có nhiều hệ thống núi và cao nguyên cao, đồ sộ nên châu Á
A. Tập trung hầu hết khoáng sản của thế giới.
B. Có khí hậu phân hóa đa dạng, phức tạp.
C. Có sông dài nhất thế giới.
D. Có hoang mạc lớn nhất thế giới.
* Đáp án: ý B
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được sự giàu có về tài nguyên khoáng sản và sự phân bố các khoáng sản
châu Á.
* Câu hỏi: Dựa vào hình 1.2 SGK
+Nêu các khoáng sản chủ yếu của châu Á.
+Cho biết than đá, dầu mỏ và khí đốt phân bố tập trung nhiều nhất ở những khu vực
nào?
* Đáp án:


- Các khoáng sản chủ yếu: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom, man-gan và một số kim
loại màu như: đồng, thiếc….
- Than đá phân bố tập trung ở khu vực Đông Á, Bắc Á, dầu mỏ và khí đốt phân bố
tập trung ờ 2 khu vực Tây Nam Á và Đông Nam Á.
Câu 2: Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Giúp HS phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ đối với k
hậu.

* Câu hỏi: Vị trí địa lí , kích thước của lãnh thổ châu Á có ý nghĩa như thế nào đối với k
hậu?
* Đáp án:
-Có đủ các đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
-Khí hậu phân hóa đa dạng theo vĩ độ và theo độ cao của địa hình.
-Do lãnh thổ rộng lớn nên khí hậu mang tính chất lục địa cao.
Bài 2: KHÍ HẬU CHÂU Á
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết nơi có mưa nhiều nhất châu Á
* Câu hỏi: Khu vực nào có lượng mưa nhiều nhất ở châu Á
A. Bắc Á
B. Đông Á
C. Đông Nam Á
D. Tây Nam Á
* Đáp án: ý C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết nơi có mưa ít nhất châu Á
* Câu hỏi: Khu vực nào có lượng mưa it nhất ở châu Á
A. Đông Á
B. Trung Á
C. Tây Nam Á
D. Nam Á
* Đáp án: ý C
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Giúp HS hiều biết về ý nghĩa của vị trí, kích thước châu Á đối với khí hậu.
* Câu hỏi: Châu Á có đủ các đới khí hậu là do:
A. Diện tích lớn, trải dài từ Ấn Độ Dương đến Bắc Băng Dương.
B. Địa hình phân hóa đa dạng, phức tạp.
C. Giáp với nhiều đại dương và biển.

D. Có nhiều núi và sơn nguyên cao, đồ sộ.
* Đáp án: ý A
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Giúp HS hiều biết về nguyên nhân phân hóa của khí hậu khí hậu.
* Câu hỏi: Khí hậu châu Á phân hóa là do:
A. Lãnh thổ rộng
B. Địa hình núi cao
C. Ảnh hưởng của biển
D. Cả A, B, C đều đúng
* Đáp án: ý D
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm kiểu khí hậu phổ biến châu Á .


* Câu hỏi: khí hậu lục địa khô phân bố ở các khu vực nào của châu Á? Nêu đặc
điểm của khí hậu đó?
* Đáp án:
-Các khu vực của châu Á có khí hậu lục địa khô là: Tây Nam Á, Trung Á, nội địa Bắc Á.
-Đặc điểm:
+Mùa hạ khô nóng, mùa đông khô và lạnh, vùng núi cao trung Á và Bắc Á có tuyết rơi.
+Lượng mưa trung bình năm ít, từ 200 đến 500mm, độ ẩm không khí thấp do độ bốc hơi lớn
Câu 2: Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm khí hậu, nguyên nhân dẫn đến khí hậu châu Á
có đặc điểm như vậy .
* Câu hỏi: Nêu đặc điểm khí hậu châu Á? Vì sao khí hậu châu Á có đặc điểm như vậy?
* Đáp án:
+Đặc điểm khí hậu châu Á:
-Rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới khác nhau.
-Các đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

+Có đặc điểm như thế là do:
-Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, theo chiều Bắc-Nam trải từ cận cực Bắc đến xí
đạo, chiều rộng từ Tây sang đông rộng hơn 9000km
-Cấu trúc địa hình phức tạp với các hệ thống núi và sơn nguyên cao, đồ sộ.
Bài 3 SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết nơi bắt nguồn của những sông lớn ở châu Á.
* Câu hỏi: Sông nào sau đây không bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng?
A. Sông Mê-kong
B. Sông Hằng
C. Sông Trường Giang
D. Sông Lê-na
* Đáp án: ý D
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết các cảnh quan chủ yếu ở đới khí hậu nhiệt đới
* Câu hỏi: Cảnh quan nào không có ở đới khí hậu nhiệt đới?
A. Hoang mạc và bán hoang mạc
B. Xa van và cây bụi
C. Rừng nhiệt đới ẩm
D. Rừng lá kim.
* Đáp án: ý D
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu được mối quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan.
* Câu hỏi: Nối các ý ở 2 cột A và B cho đúng.
A. Khí hậu
Đáp án
B. Cảnh quan
1. Cực và cận cực
1-d

a. Rừng cận nhiệt đới ẩm
2. Ôn đới lục địa
2-c
b. Rừng nhiệt đới ẩm, xa van và cây bụi
3. Cận nhiệt gió mùa
3-a
c. Rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, bán h
4. Nhiệt đới gió mùa
4-b
d. Đài nguyên
đ. Hoang mạc, bán hoang mạc.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu


* Mục tiêu: Mối quan hệ giữa cảnh quan tự nhiên và địa hình, khí hậu.
* Câu hỏi: Dựa vào H3.1 SGK hãy nêu tên các cảnh quan tự nhiên dọc theo vĩ tuyến 400B. Giải
thích tại sao có sự khác nhau?
* Đáp án: Các cảnh quan: rừng cây lá cứng Địa Trung Hải, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoan
mạc, cảnh quan núi cao, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.
-Sự khác nhau là do sự phân hóa về địa hình, nhiệt độ và mưa chủ yếu là do lượng mưa.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng lập bảng so sánh
* Câu hỏi: lập bảng so sánh sự khác nhau giữa sông ngòi Bắc Á và Đông Á.
* Đáp án:
Đặc điểm
Sông ngòi Bắc Á
Sông ngòi Đông Á
Các sông lớn Ô-bi, i-ê-nit-xây, Lê-na
Hoàng Hà, A-mua, Trường Giang.

Hướng chảy Từ nam lên bắc đổ ra Bắc Băng Dương
Từ tây sang đông, đổ ra Thái Bình D
Chế độ nước Mùa đông sông bị đóng băng, mùa xuân băng tan, mực
nước sông lên nhanh,thường gây lũ lụt
Giá trị
Chủ yếu về thủy điện và giao thông
Có nhiều giá trị: cung cấp nước ch
sống, thủy điện, giao thông và du lịch

Bài 5 ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết quốc gia đông dân nhất châu Á.
* Câu hỏi: Quốc gia nào đông dân nhất châu Á?
A. Ấn Độ.
B. Trung Quốc.
C. In-đô-nê-xi-a
D. Nhật Bản.
*Đáp án: ý B.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á.
* Câu hỏi: Quốc gia nào đông dân nhất trong khu vực Đông Nam Á?
A. In-đô-nê-xi-a.
B. Việt Nam.
C. Phi-lip-pin.
D. Thái Lan.
*Đáp án: ý A.
Câu 3: Thông hiểu.
* Mục tiêu: Những quốc gia đông dân của thế giới.
* Câu hỏi: Hai quốc gia có số dân hơn 1 tỉ người của thế giới là?

A. Trung quốc, Nhật Bản.
B. Ấn Độ, Trung Quốc.
C. Trung quốc, In-đô-nê-xi-a.
D. Trung quốc, Hoa Kì.
*Đáp án: ý B.
Câu 4: Thông hiểu.
* Mục tiêu: Hiểu được tôn giáo nào ra đời sớm nhất ở châu Á.
* Câu hỏi: Tôn giáo ra đời sớm nhất ở châu Á là?
A. Ấn Độ Giáo.
B. Phật Giáo.
C. Ki-tô giáo.
D. Hồi Giáo.
*Đáp án: ý A.


Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: rèn kĩ năng phân tích bảng số liệu, nhận xét so sánh tình hình tăng dân số ở châu Á.
* Câu hỏi: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Dân số các châu qua một số năm (đv: triệu người)
Năm
1950
2000
2005
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) năm 2005
Châu Á
1402
3683
3921
1,3

Châu Âu
547
729
730
-0,1
Châu Đại Dương 13
30,4
33
1,0
Châu Mĩ
339
829
887,7
1,1
Châu Phi
221
784
906
2,3
Toàn thế giới
2522
6055,4 6477,7 1,2
a) Tính tỉ lệ dân số của châu Á so với dân số toàn thế giới trong các năm trên.
b) Nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á so với các châu lục khác và
với thế giới?
*Đáp án:
a) Tỉ lệ dân số châu Á so với dân số toàn thế giới
Tỉ lệ dân số
Năm 1950
Năm 2000

Năm 2005
Châu Á
55,5
60,8
60,5
Thế giới
100
100
100
c) Nhận xét:
- Châu Á có dân số đông hơn các châu lục khác, chiếm hơn ½ dân số thế giới
nhưng tỉ lệ dân số châu Á trong dân số toàn thế giới giảm dần.
- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Á thấp hơn châu Phi, nhưng cao hơn tỉ lệ
tăng dân số tự nhiên của các châu lục khác và thế giới.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Nắm được sự phân bố các chủng tộc ở châu Á
* Câu hỏi: Trình bày tình hình phân bố các chủng tộc ở châu Á?
*Đáp án:
- Chủng tộc Môn-gô-lô-it: Đông Á, Trung Á, Đông Nam Á, Bắc Á.
- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it: Tây Nam Á, Nam Á (Pa-kix-tan, bắc Ấn Độ), Bắc Á (LB
Nga).
- Chủng tộc Ô-xtra-lô-it: Đông Nam Á và phía nam Ấn Độ.
* Ngày nay các luồng di dân và sự mở rộng giao lưu đã dẫn tới sự kết hợp giữa các
chủng tộc, bức tranh phân bố các chủng tộc đang có sự thay đổi.

Bài 6 THỰC HÀNH ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ

DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á
Câu 1: Vận dụng
* Mục tiêu: vận dụng kiến thức tự nhiên giải thích sự phân bố dân cư.

* Câu hỏi: Hãy nhận xét về sự phân bố dân cư ở châu Á, cho biết vì sao có sự phân bố như
thế?
*Đáp án:
+ Nhận xét sự phân bố dân cư ở châu Á:
- Dân cư châu Á phân bố chênh lệch giữa các khu vực, giữa các trong vùng trong một khu vực.


- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ven biển của châu Á (3 khu vực: Đông Á, Đông Nam
Nam Á).
- Các vùng nội địa của khu vực Đông Á, Nam Á, vùng Bắc Á và khu vực Trung Á dân cư th
thớt.
+ Giải thích:
Phân bố dân cư có sự chênh lệch như trên do ảnh hưởng của nhiều nhân tố:
- Khí hậu: các vùng quá khô (Trung Á, nội địa của khu vực Tây Nam Á, Tây Bắc Ấn
Độ) và các vùng quá lạnh (Bắc Á) dân cư thưa thớt.
- Địa hình: Vùng núi cao (Hymalaya) có mật độ dân số thấp, các vùng đồng bằng ven
biển có mật độ dân số cao.
Câu 1: Vận dụng
* Mục tiêu: Giải thích được sự phân bố dân cư châu Á.
* Câu hỏi: Dựa vào H6.1 hãy nhận xét sự phân bố các thành phố lớn ở châu Á. Giải
thích vì sao có sự phân bố đó?
*Đáp án:
* Nhận xét: Hầu hết các thành phố lớn của châu Á phân bố ở ven biển hoặc gần biển.
* Giải thích:
- Do thuận lợi về giao thông: Địa hình đồng bằng bằng phẳng có các cảng biển (nhất
là giao thông với nước ngoài).
- Vùng ven biển hoặc gần biển dân cư tập trung đông có điều kiện thuận lợi để phát
triển công nghiệp, dịch vụ.

Bài 7 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC


NƯỚC CHÂU Á

Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Quốc gia nào có mức thu nhập cao nhờ vào nguồn tài nguyên dầu khí?
A. Hàn Quốc.
B. Xin-ga-po.
C. Cô-oét.
D. Nhật Bản
*Đáp án: Ý C.
Câu 3: Thông hiểu.
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Nhóm quốc gia nào có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp
vẫn đóng vai trò quan trọng?
A. Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan.
B. Hàn Quốc, xin-ga-po,
lảnh thổ Đài Loan.
C. Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma.
D. I-rắc, I-răn, A-rập-xê-ut.
*Đáp án: Ý A.
Câu 4: Thông hiểu.
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Nhật Bản trở thành nước phát triển cao nhất ở châu Á, chủ yếu do:
A. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Lãnh thổ rộng lớn, dân số đông, trình độ khoa học kĩ thuật cao.
C. Sớm thực hiện cải cách kinh tế-xã hội, công nghiệp hóa đất nước.
D. Vị trí địa lí thuận lợi, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.



*Đáp án: Ý C.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Trình bày và giải thích một số đặc điểm phát triển kinh tế ở một số nước châu Á?
*Đáp án:
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng
khổ cực.
- Nửa cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế các nước có sự biến đổi mạnh mẽ theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa .
- Tuy nhiên trình độ phát triển kinh tế vẫn không đều giữa các nước và các vùng lãnh
thổ.
- Nguyên nhân: do chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình
trạng chậm phát triển kéo dài.

Bài 8 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở CÁC

NƯỚC ĐÔNG NAM Á.
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết nước sản xuất nhiều lúa gạo.
* Câu hỏi: Nước sản xuất lúa gạo nhiều nhất ở châu Á là:
A. Trung Quốc.
B. Ấn Độ.
C.Thái Lan.
D.Việt
Nam.
*Đáp án: ý A.
Câu 2: Nhận biết

* Mục tiêu: Biết những nước xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất của châu Á và thế giới.
* Câu hỏi: Hai nước xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất của châu Á và thế giới.
A.Trung Quốc và Ấn Độ.
B.Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a.
C.Thái Lan, Việt Nam.
D. Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a.
*Đáp án: ý C.
Câu 3: Hiểu
* Mục tiêu: Hiểu quốc gia nào ở châu Đông Nam Á phát triển hơn cả.
* Câu hỏi: Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á có trình độ phát triển cao hơn cả?
A.Thái Lan.
B.Việt Nam.
C. Xin-ga-po.
D.In-đô-nê-xia.
*Đáp án: Ý C.
Câu 4: Hiểu
* Mục tiêu: Biết nước có sản lượng lương thực lớn nhất ở châu Á.
* Câu hỏi: Nước nào có sản lượng lương thực lớn nhất ở châu Á?
A.Ấn Đô. B. Trung Quốc.
C.Thaí Lan.
D. D.In-đô-nê-xi-a.
*Đáp án: Ý B.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết nơi trồng lúa và giải thích .


* Câu hỏi: Cho biết lúa gạo được trồng nhiều ở các khu vực nào của châu Á? Vì sao
được trồng nhều ở các khu vực đó?
*Đáp án:

-Trồng nhiều ở các khu vực: Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.
-Do:
+Điều kiện tự nhiên thích hợp: khí hậu ẩm, đồng bằng rộng lớn.
+Có nguồn nhân lực dồi dào.
+Truyền thống sản xuất và tập quán ăn uống của dân cư.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết những quốc gia sản xuất nhiều lúa gạo ở châu Á.
* Câu hỏi: Hãy kể tên theo thứ tự năm nước sản xuất nhiều lúa gạo ở châu Á?
*Đáp án: Thứ tự 5 nước: Trung Quốc, Ấn độ, In-đô-nê-xi-a,Thái Lan, Việt Nam

Bài 9 KHU VỰC TÂY NAM Á.
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Quốc gia ở Tây Nam Á có diện tích hoang mạc, bán hoang mạc lớn.
* Câu hỏi: Quốc gia nào ở Tây Nam Á có diện tích hoang mạc, bán hoang mạc lớn
hơn cả?
A.I-răn.
B.I-răc.
C.Thổ Nhĩ Kì.
D.Ả-rập-xê-ut.
*Đáp án: Ý D.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Quốc gia có lãnh thổ xa nhất về phía đông của khu vực Tây Nam Á
* Câu hỏi: Quốc gia nào có lãnh thổ xa nhất về phía đông của khu vực Tây Nam Á?
A.A-dec-bai-gian.
B.I-răn.
C.Ap-ga-ni-xtan.
D. Thổ Nhĩ Kì.
*Đáp án: Ý C.
Câu 3: Nhận biết

* Mục tiêu: Quốc gia nào không thuộc các nước vùng vịnh Pec-xích
* Câu hỏi: Quốc gia nào không thuộc các nước vùng vịnh Pec-xích?
A.I-răn.
B.I-răc.
C. Cô-oet.
D.Li-băng.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Giải thích ở mức độ đơn giản khí hậu châu Á.
* Câu hỏi: Vì sao khu vực Tây Nam Á giáp với nhiều biển nhưng phần lớn lãnh thổ
có khí hậu khô hạn?
*Đáp án: : Vì ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến,nên quanh năm khu vực Tây Nam
Á chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô (khối khí mậu dịch) quanh năm có gió
khô thổi từ lục địa ra nên lượng mưa ít (dưới 300mm/ năm).
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết tài nguyên và sự phân bố tài nguyên của khu vực Tây Nam Á.
* Câu hỏi: Tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á là gì? Đặc điểm phân bố
của tài nguyên đó?
*Đáp án: :
-Tài nguyên : Dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng rất lớn chiếm 65% trữ lượng dầu mỏ
của thế giới.


-Phân bố: đồng bằng Lưỡng Hà, ven vịnh Pec-xích.

Bài 10 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á.
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết nơi phân bố cảnh quan hoang mạc.
* Câu hỏi: Ở khu vực Nam Á cảnh quan hoang mạc có ở:

A.Cao nguyên Đê-can.
B. Khu vực Tây Bắc.
C. Khu vực Đông Bắc.
D. Vùng núi Hi-ma-lai-a.
*Đáp án: : Ý B.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Cảnh quan nào phổ biến ở cao nguyên Đê-can.
* Câu hỏi: Cảnh quan nào phổ biến ở cao nguyên Đê-can?
A.Hoang mạc.
B. Xa van.
C. Thảo nguyên.
D. Rừng nhiệt đới ẩm.
*Đáp án: : Ý B.
Câu 3: Hiểu.
* Mục tiêu: Hiểu nơi phân bố khoáng sản ở cao nguyên Đê-can.
* Câu hỏi: Khoáng sản có nhiều ở cao nguyên Đê-can.
A. Than đá, dầu mỏ.
B.Bô-xit, đồng.
C.Man-gan, sắt.
D.Khí tự nhiên, than đá.
*Đáp án: : Ý C.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Trình bày đặc điểm các miền địa hình của khu vực Nam Á ?
*Đáp án: :
-Phía bắc là hệ thống núi Hy-ma-lai-a cao đồ sộ nhất thế giới.
-Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng, 2 rìa của sơn
nguyên được nâng lên…
-Giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn.

Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Nêu đặc điểm khí hậu khu vực Nam Á?
*Đáp án: :
-Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân hóa đa dạng.
-Hoạt động của gió mùa Tây Nam không điều hòa, thiên tai lũ lụt, hạn hán.
-Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sinh hoạt của
dân cư.

Bài 11 DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM

Á
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được sự phân bố dân cư ở Nam Á.
* Câu hỏi: Vùng nào của khu vực Nam Á có mật độ dân số cao nhất?


A.Duyên hải đông nam.
B.Duyên hải tây bắc.
C.Sơn nguyên Đê-can.
D.Luu vực sông Ấn.
*Đáp án: Ý A.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết những thành phố công nghiệp lớn của Ấn Độ.
* Câu hỏi: Thành phố nào là một trung tâm công nghiệp lớn của Ấn Độ?
A.I-xla-ma-bat.
B.Cô-lôm-bô.
C.Mum-bai.
C.Đắc-ca.

*Đáp án: Ý C.
Câu 3: Hiểu.
* Mục tiêu: Hiểu nguyên nhân chính làm cho chính trị khu vực Nam Á chưa ổn định.
* Câu hỏi: Tình hình chính trị-xã hội khu vực Nam Á chưa ổn định nguyên nhân
chủ yếu do:
A.Dân só còn gia tăng nhanh.
B.Mức sống nhân dân thấp.
B.Ảnh hưởng của các tôn giáo.
D.Mâu thuẩn về lãnh thổ, sắc tộc.
*Đáp án: Ý D.
Câu 4: Hiểu.
* Mục tiêu: Hiểu thế nào là cuộc cách mạng trắng trong nông nghiệp.
* Câu hỏi: Mục tiêu của cuộc ‘ Cách mạng trắng’ của Ấn Độ là gì?
A.Đảm bảo đủ lương thực cho nhân dân.
B.Đảm bảo nhu cầu sữa cho nhân dân.
C.Tăng năng suất cây trồng vật, vật nuôi.
D.Tăng số lượng đàn gia súc.
*Đáp án: Ý B
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Nhận xét và giải thích được sự phân bố dân cư.
* Câu hỏi: Nhận xét sự phân bố dân cư ở khu vực Nam Á? Giải thích vì sao có sự
phân bó đó?
*Đáp án:
*Nhận xét: Dân cư phân bó không đếu.
- Dân cư tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng và ven biển.
-Đồng bằng sông Hằng là nơi tập trung dân cư nhiều nhất, ven biển Đông Nam, ven
biển tây nam, sường nam Hi-ma-lai-a, hạ lưu sông Bra-ma-put, đồng bằng sông Ấn.
-Vùng tây bắc, vùng phía bắc, cao nguyên Đê-can dân cư thưa thớt.
*Giải thích:

-Do ảnh hưởng bởi địa hình, khí hậu, nguồn nước, các nhân tố khác như: đặc điểm
nền kinh tế, trình độ sản xuất.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: hiểu những thành tựu kinh tế-xã hội của Ấn Độ từ sau khi giành được
độc lập.
* Câu hỏi: Những thành tựu kinh tế-xã hội của Ấn Độ từ sau khi giành được độc
lập?
*Đáp án:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực:


-Công nghiệp: Đã xây dựng được nền công nghiệp hiện với cơ cấu ngành đa dạng.
Trong đó các ngành đòi hỏi công nghệ cao có tốc độ phát triển nhanh.; hình thành
nhiều trung tâm công nghiệp lớn; Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 10 trên thế
giới.
-Nông nghiệp: Thực hiện CM xanh,CM trắng giải quyết tốt vấn đề lương thực thực
phẩm; xuất khẩu lương thực.
-Dịch vụ: phát triển đa dạng, chiếm 48% GDP của Ấn Độ.
Bài 12 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á.
.

Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Vị trí những sông ở Đông Á.
* Câu hỏi: Sông nào ở Đông Á có đoạn trung lưu là ranh giới tự nhiên giữa Trung
Quốc và Liên bang Nga.
A. Hoàng Hà.
B. Trường Giang.
C.Tây Giang.
D. Amua.

*Đáp án: D
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Sự khác nhau giữa 2 sông Hoàng Hà và Trường Giang.
* Câu hỏi: Điểm khác nhau chủ yếu giữa sông Hoàng Hà và sông Trường Giang là:
A.Nguồn cung cấp nước.
B. Hướng chảy.
C. Chế độ nước.
D. Độ dài.
*Đáp án: C
Câu 3: Hiểu
* Mục tiêu: Hiểu thế nào là vành đai lửa TBD.
* Câu hỏi: Nằm trên vành đai lửa TBD là:
A.Nuí Hy-ma-lai-a.
B.Bán đảo Triều Tiên.
C.Quần đảo Nhật Bản.
D.Miền tây Trung Quốc.
*Đáp án: C.
Câu 4: Hiểu
* Mục tiêu: Nhận dạng được địa hình qua địa danh.
* Câu hỏi: Hãy sắp xếp các địa danh (Côn Luân, Duy Ngô Nhĩ, Hoàng Thổ, Tây
Tạng, Tùng Hoa, Ta-rim, Thiên Sơn, Tứ Xuyên, Hoa Bắc) đúng theo dạng địa hình
dưới đây:
A. Dãy núi: ……………………………………………………………………
B. Cao nguyên: ……………………………………………………………….
C. Bồn địa:…………………………………………………………………….
D.
Đồng
bằng:
………………………………………………………………….
Phần B: Tự luận

Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được sự khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo
của khu vực Đông Á.
* Câu hỏi: Trình bày những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần
hải đảo của khu vực Đông Á?


*Đáp án:
+Phần đất liền:địa hình đa dạng, phân hóa phức tạp.
-Nhiều núi cao và các sơn nguyên, cao nguyên.
-Có các bồn địa và đồng bằng châu thổ rộng lớn.
+Phần hải đảo:
-Núi trẻ thấp và trung bình, có nhiều núi lửa.
-Đồng bằng ven biển hẹp.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Phân biệt những điểm giống và khác nhau của sông Hoàng Hà và sông
Trường Giang.
* Câu hỏi: Hãy tìm những điểm giống và khác nhau của sông Hoàng Hà và sông
Trường Giang?
*Đáp án:
*Giống nhau:
-Là 2 sông dài, tạo ra 2 đồng bằng châu thổ rộng lớn.
-Đều bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông, đổ ra các biển thuộc
Thái Bình Dương.
-Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan, và mưa vào mùa hạ,
-Có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.
*Khác nhau:
-Sông Hoàng Hà có chế nước thất thường,trước đây thường gây lũ lớn.
-Sông Trường Giang có chế độ nước tương đối đều hòa hơn.


Bài 13 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI KHU

VỰC ĐÔNG Á.
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Trung Quốc xếp hang đầu thế giới về:
A. Sản lượng lương thực.
B. Công nghiệp hang không vũ
trụ.
C. Công nghiệp đóng tàu.
D. Sản xuất ô tô.
*Đáp án: B.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết thành tựu quan trọng nhất về kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua.
* Câu hỏi: Thành tựu quan trọng nhất về kinh tế của Trung Quốc trong thời gian
qua là:
A. Giải quyết tốt vấn đề lương thực.
B. Tạo ra được nhiều mặt hàng xuất khẩu.
C. Giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu.
D. Tộc độ tăng trưởng kinh tế cao và luôn ổn định.
*Đáp án: D.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu:Hiểu được những thành của Trung Quốc trong xây dựng kinh tế.


* Câu hỏi: . Trong xây dựng và phát triển kinh tế, hiện nay Trung Quốc đã được
những thành tựu quan trọng nào?
*Đáp án:

-Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, đã giải quyết vấn đề
lương thực.
-Phát triển nhanh nền công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó một số ngành hiện đại như:
điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử,hang không vũ trụ.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, sản lượng của nhiều ngành đứng đầu
thế giới: lương thực, than, thép,..
-Năm 2009 tổng sản phẩm trong nước xếp thứ 3 thế giới sau Hoa Kì và Nhật Bản.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm phát triển kinh tế của các nước và vùng lãnh thổ ở
khu vực đông Á hiện nay.
* Câu hỏi: .Nêu đặc điểm phát triển kinh tế của các nước và vùng lãnh thổ ở khu
vực đông Á hiện nay?
*Đáp án:
-Phát triển mạnh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
-Từ sản xuất để thay thế hang nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.
-Một số nước như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là các nước có kinh tế phát
triển mạnh trên thế giới.



×