Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ngan hang cau hoi dia 6, 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.45 KB, 10 trang )

CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ ĐÁP ÁN ĐỊA LÍ 6
Câu 1: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải dựa vào đâu ?
Đáp án:
-Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải dựa vào các đường kinh tuyến,
vĩ tuyến.
-Theo quy ước, phần chính giữa bản đồ là trung tâm, phía trên kinh tuyến chỉ
hướng bắc, phía dưỡi chỉ hướng nam, đầu bên phải vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên
trái chỉ hướng tây.
Câu 2: Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì ?
Đáp án:
-Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao
nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa.
-Tỉ lệ bản đồ càng lớn tjif mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao.
Câu 3: Thế nào gọi là kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của một điểm ?
Đáp án:
-Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm
đó đến kinh tuyến gốc.
-Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó
đến vĩ tuyến gốc (xích đạo).
-Tọa độ địa lí: kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là tọa độ địa lí.
Câu 4: Hãy vẽ một hình tròn tương ứng cho trái đất và trên đó: Cực bắc, cực nam,
đường xích đạo, nữa cầu bắc, nữa cầu nam ?
Đáp án:
Cực Bắc
Nữa cầu Bắc

XÍCH ĐẠO
Nữa cầu Nam
Cực Nam
Câu 5: Hãy cho biết hình dạng, kích thước của trái đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến ?
Đáp án:


-Hình dạng: Trái đất có dạng hình cầu. Quả địa là mô hình thu nhỏ của trái đất.
-Kích thước tổng diện tích của trái đất là 510 km
2
.
-Trên quả địa cầu có vẽ hệ thống kinh, vĩ tuyến:
+Kinh tuyến 360 đường.
+Vĩ tuyến 181 đường.
-Các kinh, vĩ tuyến gốc điều ghi số 0
0
:
+Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-nysl ở ngoại ô thành phố Luân Đôn
(Anh).
+Vĩ tuyến gốc chính là đường xích đạo.
Câu 6: Cấu tạo bên trong của trái đất gồm mấy lớp ? Nêu đặc điểm của mỗi lớp ?
Đáp án:
-Cấu tạo bên trong của trái đất gồm 3 lớp:
+Lớp ngoài cùng là vỏ trái đất.
+Ở giữa là lớp trung gian.
+Trong cùng là lõi.
-Lớp vỏ trái đất dày từ 5- 70km, rắn chắc càng xuống sâu nhiệt độ càng cao
nhưng tối đa chỉ tới 1000
0
c.
-Lớp trung dày gần 3000km, từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500
0
c đến
4700
0
c.
-Lõi trái đất dày trên 3000km, lõng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng

5000
0
c.
Câu 7:Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ?
Đáp án:
-Nội lực: là những lực sinh ra ở bên trong trái đất.
-Ngoại lực: là những lực sinh ra ở bên ngoài trên bề mặt trái đất.
-Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau chúng xảy ra đồng thời tạo nên
địa hình bề mặt trái đất.
Câu 8: Hãy trình bày sự phân độ núi theo độ cao ?
Đáp án:
-Núi là loại địa hình nổi lên rất cao trên mặt đất, thường có độ cao trên 500m so
với mặt nước biển.
-Núi gồm ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi.
-Căn cứ vào độ cao người ta chia ra các loại núi:
+Thấp: dưới 1000m.
+Trung bình: từ 1000m đến 2000m.
+Cao: từ 2000m trở lên.
Câu 9: Hãy cho biết trên thế giới có mấy lục địa và đại dương ? kể tên ?
Đáp án:
Trên thế giới có 6 lục địa và 4 đại dương:
-Lục địa Á- Âu.
-Lục địa Bắc Mĩ.
-Lục địa Nam Mĩ.
-Lục địa Phi.
-Lục địa Ôxtrâylia.
-Lục địa Nam Cực.
-Thái Bình Dương.
-Đại Tây Dương.
-Bắc Băng Dương.

-Ấn Độ Dương.
Câu 10: Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng ? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu ?
Đáp án:
-Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng:
+Tầng đối lưu.
+Tầng bình lưu.
+Các tầng cao của khí quyển.
-Tầng đối lưu: là tầng không khí sát mặt đất, độ cao trung bình lên tới 16km.
+Không khí tập trung ở khoảng 90%.
+Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng là nơi sinh các hiện tượng: mây,
mưa, sấm chớp… có ảnh hưởng rất lớn tới sự sống trên trái đất.
+Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (100m giảm 0,6
0
c).
Câu 11: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào ?
Đáp án:
-Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng, khí tượng ở một địa phương, trong
một thời gian ngắn luôn luôn thay đổi.
-Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương trong nhiều
năm, có tính quy luật.
Câu 12: Dựa vào hình vẽ, hãy tính nhiệt độ trung bình ngày ?
Đáp án:
5 giờ 13 giờ 21 giờ
Câu 13: Dựa vào bảng số liệu dưới đây hãy tính:
a/ Tính tổng lượng trong năm của Trường Sa.
b/ Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (6, 7, 8, 9, 10, 11, 12).
c/ Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (1, 2, 3, 4, 5).
Lượng mưa của Trường Sa.
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng

mưa
(mm)
119,3 57,6 36,8 47 91,6 323,5 220,5 252,2 246,8 314 417,1 383,9
Đáp án: a/ Tổng lượng mưa 2510,3 mm.
b/ Tổng lượng mưa các tháng mùa mưa 2158 mm.
c/ Tổng lượng mưa các tháng mùa khô 352,3 mm.
Câu 14: Khí áp là gì? trên bề mặt trái đất có các đai khí áp napf nằm ở vĩ độ bao nhiêu ?
Đáp án:
-Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất.
-Khí áp được phân bố trên bề mặt trái đất thành các đai khí áp cao (C), và khí áp
thấp (T), từ xích đạo lên hai cực.
+Các đai khí áp cao (C): vĩ độ 30
o
, 90
0
.
+Các đai khí áp thấp (T): vĩ độ 0
0
, 60
0
.
0
C
40
30
20
10
0
-10
-20

-30
0
C
40
30
20
10
0
-10
-20
-30
0
C
40
30
20
10
0
-10
-20
-30
Câu 15:Gió là gì ? cho biết có những hoàn lưu khí quyển nào ?
Đáp án:
-Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp
thấp.
-Hoàn lưu khí quyển là các hệ thống vòng tròn do sự chuyển động của không khí
giữa các đai khí áp cao và khí áp thấp tạo thành.
-Gió tín phong là loại gió thổi từ các đai khí áp cao về các đai khí áp thấp xích
đạo.
-Gió Tây Ôn Đới: là loại gió thổi từ các đai cao áp ở chí tuyến đến các đai áp thấp

ở khoảng vĩ độ 60
0
.
Gió tín phong và gió Tây Ôn Đới là các loại gió thổi thường xuyên trên
trái đất, tạo thành hai hoàn lưu khí quyển quan trọng nhất trên trái đất.
Câu 16: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đây là bao nhiêu?
Đáp án:
-Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Mùa đông nhiệt
độ giảm đi đôi chút.
-Gốc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn, thời gian chiếu sáng
trong năm trên lệch nhau ít.
-Gió thường xuyên thổi là gió tín phong.
-Lượng mưa trung bình trong năm đạt từ 1000 mm đến trên 2000 mm.
Câu 17: Vì sao độ muối của các biển và đại dương không giống nhau ?
Đáp án:
-Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35
0
/
00
(biển Việt Nam là
33
0
/
00
, biển Hồng Hải 41
0
/
00
…).
-Độ muối của nước trong các biển không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn nước

sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
Câu 18: Đất gồm có những thành phần nào ? Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp
thổ nhưỡng?
Đáp án:
-Đất gồm có 2 thành phần chính: Thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.
+ Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt
khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau (có nguồn gốc từ các
sản phẩm phong hóa đá ).
+Thành phần hữu cơ có nguồn gốc từ xác động, thực vật bị biến đổi do các chất
vi sinh vật và các động vật trong đất tạo thành chất mùn. Chất mùn là nguồn thức
ăn dồi dào cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại và phát triển.
-Ngoài hai thành phần chính trong đất cón có nước và không khí. Hai thành phần
này tồn tại trong các khe hỏng và các hạt khoáng.
-Độ phì của đất là khả năng cung cấp cho thực vật: nước, các chất dinh dưỡng và
các yếu tố khác để thực sinh trưởng và phát triển. Đây là đặc điểm quan trọng
nhất của đất.
Câu 19: Tại sao lại nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố
các loài động vật ?
Đáp án:
-Vì động vật và thực có mối quan hệ chặt chẻ với nhau, bởi có thực vật mới có
động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt.
-Vì vậy, các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi
trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố
các loài động vật.
Câu 20: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất như thế
nào ?
Đáp án:
-Con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố thực vật động vật trên trái đất.
Con người mang những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở
rộng sự phân bố của chúng.

-ví dụ: Người Âu đã đem cừu từ châu Âu sang nuôi ở đại lục Ô-x trây-li-a (thế kỉ
XVIII), hoặc đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á.
-Con người còn thu hạt nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật. Việc khia thác
rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi
khác.
-Chúng ta cần có những biện pháp tích cực để bảo vệ những vùng sinh sống của
các loài động thực vật trên trái đất.
CÂU HỎI TỰ LUẬN VÀ ĐÁP ÁN ĐỊA LÍ 7

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×