Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Ngân hàng câu hỏi địa lý 9 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.83 KB, 30 trang )

Trường THCS Thành Thới A

THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bộ môn: Địa Lý

Lớp 9

Phần ĐỊA LÍ VIỆT NAM (TIẾP THEO)

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người ở nước ta.
* Câu hỏi: Các dân tộc ít người chủ yếu sống tập trung ở:
A. Trung du
B. Duyên hải
C. Đồng bằng
D. Miền núi
* Đáp án: ý D
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết sự đông dân tộc của nước ta.
* Câu hỏi: Việt Nam có:
A. 52 dân tộc
B. 53 dân tộc
C. 54 dân tộc
D. 55 dân tộc
* Đáp án: ý C
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được sự thich nghi với môi trường sống của các dân tộc ít người.


* Câu hỏi: Vì sao các dân tộc ít người ở miền núi thường sống trong nhà sàn:
A. Để tránh muỗi
B. Để tránh nắng
C. Để tránh ẩm thấp và thú dữ D. Tránh lũ quét.
* Đáp án: ý C
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Đua voi và lễ hội đâm trâu là của các dân tộc sống ở đâu:
A. Đông Nam Bộ
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Tây Nguyên
D. Đông Bắc Bắc Bộ.
* Đáp án: ý C
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu và phân biệt những nét văn hóa riêng của các dân tộc của nước ta.
* Câu hỏi: Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào?
* Đáp án: Thể hiện: ngôn ngữ, trang phục, phương thức sản xuất, quần cư, phong tục tập quán
Câu 2: Vận dụng
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ
* Câu hỏi: Dựa vào số liệu sau, vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu dân tộc nước ta năm
1999: dân tộc Kinh chiếm 86%, các dân tộc ít người chiếm 14%
* Hướng dẫn:
-Vẽ biểu đồ tròn.
-Vẽ một hình tròn có 2 nan quạt, một nan thể hiện dân tộc Kinh , nan còn lại thể hiện các dân tộc
người. Trên mỗi nan có ghi số liệu cụ thể.


-Biểu đồ có chú giải và tên: Biểu đồ cơ cấu dân tộc năm 1999.


Bài 2 DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được số dân nước ta vào 2010
* Câu hỏi: Số dân của nước ta năm 2010 là:
A. 77,5 triệu
B. 85,78 triệu
C. 86 triệu
C. 80,9 triệu.
* Đáp án: ý C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết Việt Nam là nước đông dân
* Câu hỏi: Việt nam là nước có dân số đông:
A. Đúng
B. sai
* Đáp án: ý A
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp hơn trung bình của cả nước
(1999) là:
A. Bắc Trung Bộ
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Tây Nguyên
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
* Đáp án: ý D
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được những hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh.
* Câu hỏi: Nêu những hậu quả do dân đông và tăng nhanh gây ra?
* Đáp án:

-Giải quyết việc làm cho số người bước vào tuổi lao động.
-Văn hóa, y tế, giáo dục.
-Gây áp lực lớn đến tài nguyên, môi trường.
-Gây áp lực lớn đến chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Câu 2: Vận dụng.
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện dân số nước ta qua các năm
nhận xét.

DÂN SỐ NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm
Số dân
(triệu người)

2005
83,1

2007
85,2

2009
86,0

* Hướng dẫn:
-Trục hoành thể hiện năm, trục tung thể hiện số dân (triệu người)

2010
86,9



-Mỗi năm có một cột, ghi số liệu lên đầu mỗi cột
-Biểu đồ có tên: Biểu đồ biến đổi dân số nước ta từ 2005 đến 2010
+ Nhận xét: Số dân tăng nhanh (từ 2005 đến 2010 tăng 3,8 tr người, trung bình mỗi
năm tăng trên 6 vạn người)

Bài 3 PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được thứ hạng của mật độ dân số nước ta so với thế giới.
* Câu hỏi: So với mật độ dân số trung bình trên thế giới, mật độ dân số nước ta thuộc
loại:
A. Thấp.
B. Trung bình.
C. cao.
D. Rất
cao.
* Đáp án: ý C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết được sự phân bố dân cư ở nước ta.
* Câu hỏi: dân cư nước ta phân bố chủ yếu ở:
A. Vùng đồng bằng.
B. Vùng trung du và miền núi.
C. Hải đảo.
D. Thành thị.
* Đáp án: ý A
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được những vùng nào có mật độ dân số cao.
* Câu hỏi: Vùng nào ở nước ta có mật độ dân số cao hơn trung bình so với cả nước:
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
* Đáp án: ý B,C, D
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu một số khái niệm về dân số
* Câu hỏi: Nối cột bên trái với cột bên phải sao cho phù hợp.
Các dấu hiệu của khái niệm
Tên của khái niệm
1.Số cư dân trung bình sinh sống trên một
đơn vị diện tích lãnh thổ (đơn vị: người/
…………………………………..
2
km )
…………………………………….
2.Dân cư sống quây tụ lại ở một nơi, một
vùng.
…………………………………….
3.Quá trình biến đổi về phân bố các lực
lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng
không phải đô thị thành đô thị.
* Đáp án: Mật độ dân số; quần cư; đô thị hóa
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được sự tác động của quá trình công hóa và hiện đại hóa đối với nông thôn.
* Câu hỏi: Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã tác động đến quần cư nông
thôn như thế nào?


* Đáp án:
-Diện mạo làng quê thay đổi: nhà cửa được xây theo kiểu nhà ống, nhà cao tầng,

đường làng được đổ bê tông,….
-Lối sống có sự thay đổi: các hình thức vui chơi giải trí ở thành phố du nhập về….
-Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.
Câu 2: Vận dụng
* Mục tiêu: Hiểu và giải thích được sự phân bố dân cư nước ta.
* Câu hỏi: Dựa vào trang bản đồ dân số (tr15) của Atlat Địa Lý VN, cho biết vùng
nào có dân cư đông đúc và những vùng nào có dân cư thưa thớt? Gải thích vì sao như
vậy?
* Đáp án:
-Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và đô thị, vì những nơi này
có nhiều thuận lợi về điều kiện sống ( địa hình, đất đai, nước, giao thông, trình độ
phát triển kinh tế…)
-Dân cư thưa thớt ở miền núi, vì ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt ( địa
hình dốc, giao thông khó khăn…)
BÀI 4 LAO

ĐÔNG VÀ VIỆC LÀM CHẤT LƯƠNG
CUỘC SÔNG

Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết tỉ lệ lao động trong các ngành kinh tế.
* Câu hỏi: Ngành nào chiếm tỉ lệ lao động lơn nhất trong cơ cấu lao động các ngành
kinh tế nước ta:
A. Nông, lâm, ngư nghiệp
B. Công nghiỆP và xây dựng.
C. Dịch vụ
D. Công nghiệp, dịch vụ.
* Đáp án: ý A
Câu 2: Nhận biết

* Mục tiêu: Nhân biết về kinh nghiêm của lao đông Việt Nam.
* Câu hỏi: Lao đông VN có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất trong nông nghiệp, và
thủ công ngiệp.
A. Đúng
B. Sai.
* Đáp án: ý A
Câu 3: Thông hiểu.
* Mục tiêu: hiểu đặc điểm lao đông VN.
* Câu hỏi: Điểm naò sau đây không đung với lao đông của nước ta.
A. Có nhiều kinh nghiêm trong san xuất nông, lâm, ngư nghiêp và thủ công
nghiêp.
B. Tốt về thể lực và trinh độ chuyên môn.
C. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
D. Chất lương lao đông đang được nâng lên.
* Đáp án: ý B.
Câu 4: Thông hiểu.
* Mục tiêu: hiểu sự thay đổi cơ cấu lao đông nươc ta.
* Câu hỏi: Sự thay đổi cơ cấu lao đông nươc ta từ 1989-2003:


A. Lao đông nông, lâm, ngư, công nghiệp, xây dưng, dịch vụ giảm.
B. Lao đông nông, lâm, ngư, công nghiệp, xây dưng, dịch vụ tăng.
C. Lao đông nông, lâm, ngư giảm, công nghiệp, xây dưng, dịch vụ tăng.
D. Lao đông nông, lâm, ngư tăng, công nghiệp, xây dưng, dịch vụ giảm
* Đáp án: ý C.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu tình hình việc làm ở nước ta hiện nay.
* Câu hỏi: Tại sao giải quyết việc làm đang là vân đề gay gắt ở nước ta?
* Đáp án: lao đông nước ta dồi dào, mỗi năm tăng thêm 1 tr trong khi đó kinh tê chưa

phát triển, tinh trang thừa lao đông phổ thông ở nông thôn, thiếu lao động có kĩ thuât
cao.
Câu 2: Vận dụng.
* Mục tiêu: Biết nhận xét bảng số liệu và giải thích về tình hình nguồn lao động nươc
ta.
* Câu hỏi: Dựa vào bảng số liệu sau hãy:
- Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. Giải thích
nguyên nhân.
- Nhận xét về chất lượng của nguồn lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động
cần có những giải pháp gì?

Nông thôn
75,8
Không qua đào tạo
78,8
Thành thị
24,2
Qua đào tạo
21,2
Tổng
100,0
Tổng
100,0
* Đáp án:
- Lao động nông thôn nhiều hơn thành thị, do nền kinh tế nước ta chủ yếu vẫn là nông
nghiệp, quá trình đô thị hóa diễn ra còn chậm.
- Chất lượng lao động nước ta còn thấp, để nâng cao chất lượng nguồn lao động quan
trọng nhất là đào tạo lao động.

Bài 4 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN


SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999.
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: nhận biết nhóm tuổi giảm tỉ lệ.
* Câu hỏi: Dựa vào tháp dân số Việt Nam
hãy cho biết nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?
A. Nhóm 0→ 14 tuổi.
C. Nhóm trên 60 tuổi
* Đáp án: Ý A
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: nhận biết nhóm tuổi tăng tỉ lệ.
* Câu hỏi: Dựa vào tháp dân số Việt Nam
hãy cho biết nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ?
A. Nhóm 0→ 14 tuổi.
C. Nhóm trên 60 tuổi

năm 1989 và năm 1999(H 5.1 SGK) em
B. Nhóm 15→59 tuổi.
D. Nhóm 60 tuổi.

năm 1989 và năm 1999(H 5.1 SGK) em
B. Nhóm 15→59 tuổi.
D. Nhóm 60 tuổi.


* Đáp án: Ý B
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được sự biến động của tỉ lệ nam và nữ nước ta.
* Câu hỏi: Tỉ lệ nam so với nữ từ 1989 đến 1999 biến động theo chiều hướng:

A. Tỉ lệ nam ngày càng giảm, tỉ lệ nữ ngày càng tăng.
B. Tỉ lệ nam ngày càng giảm, tỉ lệ nữ cũng giảm theo.
C. Tỉ lệ nam ngày càng tăng, tỉ lệ nữ cũng tăng theo.
D. Tỉ lệ nam và nữ ngày càng tiến dần đến con số cân bằng.
* Đáp án: Ý D
Câu 4: Vận dụng
* Mục tiêu: Dựa vào tỉ suất sinh và tỉ suất tử tính được số dân tăng lên.
* Câu hỏi: năm 1989 dân số nước ta khoảng 66 triệu, tỉ suất sinh chiếm 31,3 phần
nghìn, tỉ suất tử 8,4 phần nghìn. Hỏi sau một năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu
người?
A. 1511400 người.
B. 25511400 người.
C. 3511400 người.
D. 5000000 người.
* Đáp án: ý A
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được sự thay đổi cơ cấu dân số và nguyên nhân của sự thay đổi.
* Câu hỏi: Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta. Giải thích
nguyên nhân.
* Đáp án: Sau 10 năm (từ 1989- 1999) cơ cấu dân số có sự chuyển biến tích cực:
-Nhóm tuổi 0-14 giảm mạnh từ 39% xuống còn 33,5% nhờ những tiến bộ về y tế, vệ
sinh; Đặc biệt nhận thức về kế hoạch hóa gia đình của người dân được nâng cao.
- Nhóm tuổi 15- 59 tăng nhanh, tử,8% lên 58,4% do hậu quả của thời kì bùng nổ dân
số trước đó khiến nhóm tuổi lao động hiện nay tăng cao
-Nhóm tuổi trên 60 tăng chậm từ 7,2% lên 8,1% nhờ chất lượng cuộc sống được cải
thiện.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được những khó khăn và thuận lợi của cơ cấu dân số nước ta, biện
pháp khăc phục khó khăn.

* Câu hỏi: Nêu những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số nước ta đối với phát
triển kinh tế- xã hội và những biện pháp từng bước khắc phục những khó khăn này?
* Đáp án:
a) Thận lợi: do cơ cấu dân số trẻ nên lao động nước ta dồi dào, thị trường tiêu thụ
rộng lớn, kích thích kinh tế phát triển.
b) Khó khăn:
-Số người phụ thuộc còn chiếm tỉ lệ cao đặt ra nhu cầu lớn về giáo dục đào tạo với
lớp trẻ và y tế, dinh dưỡng đối với người cao tuổi.
-Số người trong độ tuổi lao động ngày càng cao gây áp lực trong giai3 quyết làm và
nhiều vấn đề xã hội khác.
c) Biện pháp:
-Giáo dục ý thức kế hoạch hóa gia đình.


-Đầu tư giáo dục đào tạo đối với lớp trẻ để nâng cao chất lượng nguồn lao động, đáp
ứng kịp thời nhu cầu lao động cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.

ĐỊA LÍ KINH TẾ
Bài 6 SỰ

PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết thời gian triển khai nội dung đổi mởi của nền kinh tế nước ta.
* Câu hỏi: Công cuộc đổi mởi của nền kinh tế nước ta được triển khai từ:
A. 1976
B. 1986
C. 1990
D. 2000

* Đáp án: ý B
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết vị trí các vùng kinh tế nước ta.
* Câu hỏi: Vùng kinh tế nước ta không giáp biển:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
* Đáp án: ý D
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu sự chuyển dịch kinh tế.
* Câu hỏi: Điểm nào sau đây thể hiện sự chuyển dich cơ cấu thành phần kinh tế ?
A. Chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần.
B. Tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.
C. Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp.
D. Hình thành các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ.
* Đáp án: ý A.
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu giới hạn của các vùng kinh tế.
* Câu hỏi: Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc vùng kinh tế:
A. Đông Nam Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
* Đáp án: ý C
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Câu hỏi: Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta có xu hướng chuyển dịch như thế nào?
Khu vực nào thể hiện rõ nhất?
* Đáp án:

-Tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm.
- Tỉ trọng của công nghiệp, xây dựng trong cơ cấu GDP tăng lên nhanh.
-Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh trong nửa đầu thập kỉ 90. Nhưng sau đó ,
tỉ trọng khu vực này giảm rõ rệt.
* Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông, lâm, ngư nghiệp rõ nhất.
Câu 2: Vận dụng
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ.


* Câu hỏi: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP theo
thành phần kinh tế năm 2002. Nhận xét về thành phần kinh tế.
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ, NĂM 2002.

Các thành phần kinh tế
Kinh tế nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Tổng

Tỉ lệ %
38,4
8,0
8,3
31,6
13,7
100,0

* Hướng dẫn:

-Vẽ một hình tròn, các nan quạt thể hiện tỉ lệ % của các thành phần kinh tế
-Nhận xét: + Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ở nước ta đa dạng.
+ Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất.

Bài 7 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết loại cây trồng chủ yếu ở nước ta là thuộc vùng nhiệt đới.
* Câu hỏi: Loại cây trồng chủ yếu ở nước ta là cây thộc vùng:
A. Ôn đới
B. Xích đạo.
C. Nhiệt đới.
D. Cận
nhiệt.
* Đáp án: ý C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nắm những biện pháp trong thâm canh lúa nước.
* Câu hỏi: Biện pháp hàng đầu trong thâm canh lúa nước ở nước ta là:
A. Thủy lợi.
B. Cải tạo đất.
C. Hạt giống.
D. Chống xói mòn.
* Đáp án: ý A
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Các tài nguyên ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp.
* Câu hỏi: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các tài nguyên:
A. Đất, nước, khí hậu, rừng.
B. Đất, nước, khí hậu, biển.

C. Đất, nước, khí hậu, sinh vật.
D. Đất, nước, khí hậu, khoáng sản.
* Đáp án: ý C
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu vai trò của cây công nghiệp.
* Câu hỏi: ý nào sau đây không đúng với cây công nghiệp:
A. Tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
B. Góp phần bảo vệ môi trường.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.


D. Tăng thêm nguồn lương thực.
* Đáp án: ý D
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Vai trò của thủy lợi trong nông nghiệp.
* Câu hỏi: Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở
nước ta?
* Đáp án:
- Chống úng, lụt trong mùa mưa bão.
- Đảm bảo nước tưới trong mùa khô.
- Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác.
- Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được ảnh hưởng của công nghiệp chế biến đến nông nghiệp
* Câu hỏi: Sự phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào
đến phát triển và phân bố nông nghiệp?
* Đáp án:
- Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.
- Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Có thể nói nhờ sự hỗ trợ tích cực của công nghiệp chế biến, nông nghiệp nước ta mới
trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
Bài 8 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Giá trị của các nhóm cây trong ngành trồng trọt.
* Câu hỏi: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2002 nhóm cây chiếm tỉ
trọng lớn nhất:
A. Cây công nghiệp hàng năm.
B. Cây ăn quả và rau đậu.
C. Cây lương thực.
D. Cây công nghiệp lâu năm.
* Đáp án: Ý C
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết loại cây nào là cây lương thực.
* Câu hỏi: Cây lương thực gồm
A. Lúa, ngô, khoai, sắn.
B. Lúa, ngô, khoai, chè.
C. Lúa, ngô, khoai, điều.
D. Lúa, ngô, khoai, cà phê.
* Đáp án: Ý A.
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu vai trò của cây công nghiệp.
* Câu hỏi: ý nào sau đây không đúng với cây công nghiệp:
A. Tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
B. Góp phần bảo vệ môi trường.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
D. Tăng thêm nguồn lương thực.
* Đáp án: ý D



Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hai vùng trọng điểm lúa ở nước ta.
* Câu hỏi: Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
B. Duyên hải Bắc Trung Bộ và đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc Trung Bộ.
* Đáp án: ý C.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Ý nghĩa của việc trồng cây công nghiệp.
* Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của việc trồng cây công nghiệp ở nước ta?
* Đáp án:
- Tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
- cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Tận dụng tài nguyên.
- Phá thế độc canh trong nông nghiệp.
- Góp phần bảo vệ môi trường.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu vì sao lúa được tròng nhiều ở các vùng đó.
* Câu hỏi: Trình bày sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta và giải thích tại sao lúa
được trồng nhiều ở những vùng đó?
* Đáp án:
Các vùng trồng lúa ở nước ta:
-Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền
Trung.
-Ngoài ra còn trồng ở các cánh đồng thuộc trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây
Nguyên.

Giải thích: các vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi cho tròng lúa: đồng bằng phù sa
màu mỡ, cơ sở vật chất trong nông nghiệp tốt nhất là về thủy lợi; dân cư đông.
Bài 9 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết thế nào là rừng sản xuất.
* Câu hỏi: Rừng sản xuất là:
A. Các khu rừng đầu nguồn các sông.
B. Rừng nguyên liệu giấy.
C. Các khu rừng chắn cát bay dọc ven biển.
D. Các dãy rừng ngập mặn
ven biển.
* Đáp án: ý B.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: công dụng của các loại rừng.
* Câu hỏi: Gỗ chỉ được phép khai thác trong các khu vực:
A. Rừng đặc dụng.
B. Rừng phong hộ và rừng sản xuất.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng phong hộ.
* Đáp án: ý C.


Câu 3 Thông hiểu.
* Mục tiêu: Hiểu điều kiện nuôi trồng thủy sản.
* Câu hỏi: Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước mặn là:
A. Bãi triều.
B. Các vũng, vịnh.
C. Đầm, phá.
D. Các dãy rừng ngập mặn.

* Đáp án: ý B.
Câu 4 Thông hiểu.
* Mục tiêu: Nơi phát triển tốt ngành cá ở nước ta.
* Câu hỏi: Nghề cá phát triển mạnh ở các tỉnh
A. Nam Bộ và Bắc Bộ.
B. Bắc Bộ và duyên hải
Nam Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Bắc Trung Bộ và Nam
Bộ.
* Đáp án: ý C.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được sự phân bố và phát triển lâm nghiệp.
* Câu hỏi: Trình bày sự phát triển và phân bố lâm nghiệp?
* Đáp án:
- Khai thác gỗ: khoảng 2 triệu m3 gỗ /năm.
- Chế biến gỗ và lâm sản: phát triển gắn với vùng nguyên liệu.
- Trồng rừng:
+ Phấn đấu đến 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng, đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 45%
+ Mô hình nông lâm kết hợp được phát triển.
Câu 1: Vận dụng
* Mục tiêu: Hiểu lợi ích của rừng và sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
* Câu hỏi: Nêu những lợi ích của việc trồng rừng. Tại sao chúng ta phải vừa khai
thác vừa bảo vệ rừng?
* Đáp án:
Lợi ích của việc trồng rừng:
+ Cung cấp gỗ, củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cho dược liệu…
+ Góp phần điều hòa môi trường sinh thái.
+Góp phần phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói

mòn, bảo vệ bờ biển chống cát bay….)
+ Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên…..
Con người không chỉ dừng lại ở việc khai thác mà phải đi đôi khai thác với bảo vệ để
tránh cạn kiệt rừng, đảm bảo lợi ích hiện tại và tương lai.

Bài 10 THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ

THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO
CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA
CẦM.
Mức độ: Vận dụng
Mục tiêu: Rèn kĩ năng xử lí số liệu và kĩ năng vẽ biểu đồ
1.Cho bảng số liệu:


DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY (nghìn ha)

Nhóm cây / Năm
Cây lương thực
Cây lương thực
Cây thực phẩm, cây ăn quả
Tổng số

1990
6.750,4
1.199, 3
1.090, 3
9.040,0

2000

8.211,5
2.229, 4
2.006,6
12.447,5

a. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây. Biểu đố năm
1990 có bán kính là 20 mm; biểu đồ năm 2000 có bán kính là 24 mm.
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ
trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.
* Hướng dẫn:
a. Xử lí số liệu: chuyển bảng số liệu sang bảng % như sau

Nhóm cây / Năm
Cây lương thực
Cây lương thực
Cây thực phẩm, cây ăn quả
Tổng số

1990
74,7
13,3
12,0
100,0

2000
66,0
18,0
16,0
100,0


- Vẽ 2 hình tròn, bán kinh theo quy ước SGK. Trong mỗi hình tròn, các nhóm
cây được thể hiện bằng các nan quạt có kí hiệu khác nhau. Trên mỗi nan quạt
có ghi số %
- Biểu đồ có tên và bảng chú giải thích hợp.
b. Nhận xét:
- Về sự thay đổi qui mô diện tích: Từ năm 1990 đến 2000 nhóm cây lương thực thay
đổi nhiều nhất, nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả thay đổi ít nhất
- Về sự thay đổi tỉ trọng diện tích gieo trồng, từ 1990 đến 2000, tỉ trọng nhóm cây
lương thực thay đổi nhiều nhất, cây thực phẩm, cây ăn quả thay đổi ít nhất.

Bài 11 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ VÀ

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu khí) là cơ sở chủ yếu để phát triển
ngành:
A. Công nghiệp hóa chất.
B. Công nghiệp vật liệu xây dựng.
C. Công nghiệp hóa chất, năng lượng.
D. Công nghiệp luyện kim đen,
luyện kim màu.
* Đáp án: ý C
Câu 2: Nhận biết


* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Thủy năng của sông suối là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp:
A. Năng lượng.

B. Luyện kim màu.
C. Vật liệu xây dựng
D. Hóa chất.
* Đáp án: ý A
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Nền công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng, chủ yếu nhờ vào:
A. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn.
B. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
C. Nhiều tài nguyên có giá trị cao.
D. Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau.
* Đáp án: ý B
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: các nhân tố có tính quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
nước ta là:
A. Dân cư, lao động, chính sách phát triển, khoáng sản.
B. Dân cư, lao động, chính sách phát triển, địa hình.
C. Dân cư, lao động, chính sách phát triển, thị trường.
D. Dân cư, lao động, chính sách phát triển, khí hậu.
* Đáp án: ý C
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được sự tác động của các nhân tố tự nhiên đối với sự phân bố và
phát triển CN.
* Câu hỏi: Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên đối với sự phát triển và phân
bố công nghiệp nước ta?
* Đáp án:
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển công nghiệp đa ngành. Các
nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng

điểm.
+ Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu, khí) là cơ sở để phát triển công nghiệp năng
lượng, hóa chất; khoáng sản kim loại (quặng sắt, mangan, crom, thiếc, chì, kẽm….) là
cơ sở để phát triển CN luyện kim đen, luyện kim màu; khoáng sản phi kim (apatit,
pirit, photphorit,…) là cơ sở phát triển CN hóa chất. Ngành CN vật liệu xây dựng
được phát triển dựa trên cơ sở các khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, đá vôi…)
+ Nguồn thủy năng dồi dào của các sông, suối là cơ sở tự nhiên cho phát triển CN
năng lượng ( thủy điện).
+Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển
các ngành nông, lâm, ngư từ đó cung cấp nguyên liệu phát triển CN chế biến nông,
lâm, thủy sản.
- Sự phân bố tài nguyên trên lảnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. Ví
dụ: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về CN khai khoáng, công
nghiệp năng lượng.


Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được sự tác động của các nhân tố dân cư và lao động, cơ sở vật chất
kĩ thuật, cơ sở hạ tầng đối với sự phân bố và phát triển CN.
* Câu hỏi: Phân tích tác động của các nhân tố dân cư và lao động, cơ sở vật chất kĩ
thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp
nước ta?
* Đáp án:
a) Dân cư và lao động:
-Dân số đông nên thị trường trong nước ngày càng được chú trọng phát triển CN.
-Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu KH-KT, tạo điều kiện phát triển các
ngành CN cần nhiều lao động và một số ngành công nghệ cao.
b) Cơ sở vật chất kĩ thuật trong CN và cơ sở hạ tầng:
-Trình độ công nghệ của ngành CN nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa
cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn.

-Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ, chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.
-Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước….đang từng
bước được cải thiện, góp phần thúc đẩy sự phát triển CN.

Bài 12 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở vùng than:
A.Bắc Bộ.
B. Tây Bắc.
C. Quãng Ninh.
D. Đông
Bắc.
*Đápán: ý C.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất nước ta hiện nay là:
A. Ninh Bình.
B.Uông Bí.
D. Phả Lại.
D.Phú
Mỹ.
*Đápán: ý D.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng?
*Đáp án:
- Hệ thống công nghiệp nước ta gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các

cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
- Có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.
-Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành: khai thác nhiên liệu,
điện; cơ khí, điện tử; hóa chất; vật liệu xây dựng; lương thực, thực phẩm; dệt may.
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu:


* Câu hỏi: Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm, kể tên các ngành công nghiệp
trọng điểm của nước ta hiện nay?
*Đáp án:
a.Công nghiệp trọng điểm là:
- Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp.
- Được phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao
động, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hang xuất khẩu.
-Sự phát triển của những ngành này có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
b. Kể tên: Công nghiệp chế biến LT-TP, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng,
dệt may, điện.

Bài 13 VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA

DỊCH VỤ
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết dịch vụ còn kém ở vùng nào.
* Câu hỏi: Dịch vụ còn kém phát triển ở:
A.Thành phố lớn.
B. Vùng núi.
C.Thị xã.

D.Vùng đồng bằng.
* Đáp án: ý B
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết hai trung tâm dịch vụ lớn nhất ta.
* Câu hỏi: Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta là:
A. Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh.
B.Hà Nội và Hải Phòng.
C. Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.
D. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
* Đáp án: ý D.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu khái niệm dịch vụ, cơ cấu dịch vụ.
* Câu hỏi: Thế nào là dịch vụ? cho biết cơ cấu của dịch vụ?
*Đáp án:
-Dịch vụ là: tập hợp các hoạt động kinh tế rất rộng và phức tạp nhằm đáp ứng nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
-Cơ cấu gồm: DV tiêu dung; DV sản xuất; DV công cộng.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Giải thích sự phân bố dịch vụ.
* Câu hỏi: Tại sao hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đều?
*Đáp án:
-Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố các đối tượng đòi hỏi dịch vụ,
trước hết là phân bố dân cư.
-Sự phân bố dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng trong nước, do đó các
hoạt động dịch vụ phân bố không đều.

Bài 14 GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHINH VIỄN

THÔNG.



Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết tuyến đường bộ quan trọng nhất nước ta.
* Câu hỏi: Tuyến đường bộ quan trọng nhất nước ta là:
A.Quốc lộ 51.
B. Quốc lộ 1A.
C.Đường Hồ Chí Minh.
D.Quốc lộ 5.
*Đáp án: B.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Đường sông dài nhất nước ta.
* Câu hỏi: Loại nào sau đây không thuộc tài nguyên du lịch nhân văn?
A. Công trình kiến trúc.
B. Hang động caxto.
C. Lễ hội truyền thống.
D. Làng nghề truyền thống.*Đáp án: B.
Câu 3: Hiểu.
* Mục tiêu: Phân biệt được các hoạt động bưu chính.
* Câu hỏi: Hoạt động nào sau đây thuộc về bưu chính?
A.Điện báo.
B.Truyền dẫn số liệu.
C.In-ter-net.
D.Chuyển bưu phẩm.
*Đáp án: D.
Câu 4: Hiểu
* Mục tiêu: Nhận biết khối lượng hang hóa vận chuyển của các loại hình vận chuyển.
* Câu hỏi: Khối lượng vận chuyển hang hóa nhỏ nhất năm 2002 là:
A.Đường hàng không.

B.Đường bộ.
C.Đường bộ.
C.Đường sắt.
*Đáp án: A.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được ý nghiã của giao thông vận tải.
* Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của giao thông vận tải đối với phát triển kinh tế xã hội?
*Đáp án:
-Thực hiện các mối lien hệ kinh tế trong và ngoài nước.
-Nhờ vào phát triển giao thông vận tải, nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội phát triển.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được tác động của việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet
đối với đời sống kinh tế xã hội nước ta.
* Câu hỏi: Nêu tác động của việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet đối với
đời sống kinh tế xã hội nước ta?
*Đáp án:
-Đảm bảo thông tin, lien lạc phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
-Tạo điều kiện để người dân tiếp thu các thành tựu về khoa học công nghệ, văn
hóa,xã hội, làm phong phú đời sống văn hóa và nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt.
Bài 15 THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH.
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu:


* Câu hỏi: Hai trung tâm thương mại dịch vụ lớn nhất nước ta là:
A.Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
B.Cần Thơ, Đà Nẵng.
C.Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

D. Hà Nội, Hải Phòng.
*Đáp án: C.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Nước ta hiện nay buôn bán chưa nhiều với thị trường:
A. Nhật bản.
B. Châu Á, Thái Bình Dương.
C. Châu Phi.
D. ASEAN.
*Đáp án: C.
Câu 3: Nhận biết
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Loại nào sau đây không thuộc tài nguyên du lịch nhân văn?
A. Công trình kiến trúc.
B. Hang động caxto.
C. Lễ hội truyền thống.
D. Làng nghề truyền thống.
*Đáp án: B.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Trình bày ý nghĩa của du lịch, biết được sự phong phú của tài nguyên du
lịch ở nước ta.
* Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa của ngành du lịch? Chứng minh rằng tài nguyên du lịch
nước ta đa dạng và giàu có?
*Đáp án:
a. Ý nghĩa:
-Đem lại nguồn thu nhập lớn.
-Góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới.
-Cải thiện đời sống nhân dân.
b.Tài nguyên du lịch:

-Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh đẹp, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt,…
-Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến truc,di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,

-Di sản thế giới: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Cố đô Huế,….
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân tại sao ta lại mua bán nhiều với thị trường châu
Á- TBD.
* Câu hỏi: Tại sao ta lại mua bán nhiều với thị trường châu Á- TBD?
*Đáp án:
-Đây là khu vực gần nước ta.
-Khu vực đông dân và có tốc độ phát triển nhanh.

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Bài 17 VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết các tỉnh của vùng.
* Câu hỏi: Tỉnh nào sau đây không thuộc trung du và miền núi Bắc Bộ?


A.Hòa Bình.
B.Vĩnh Phúc.
C.Bắc Giang.
D.Phú Thọ.
*Đáp án: B.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết đặc điểm địa hình của vùng.
* Câu hỏi: Điểm nào sau đây không đúng với địa hình của miền núi Bắc Bộ?
A.Phía đông bắc phần lớn là địa hình núi trung bình.
B.Địa hình núi cao.
C.Có nhiều cao nguyên bazan.

D.Chia cắt sâu ở phía tây bắc.
*Đáp án: C.
Câu 3: Hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được thế mạnh kinh tế của vùng.
* Câu hỏi: Tây Bắc là nơi có thế mạnh kinh tế về:
A.Kinh tế biển.
B.Du lịch.
C.Khai thác than.
D.Phát triển thủy điện.
*Đáp án: D.
Câu 4: Hiểu
* Mục tiêu: Nắm được các chỉ tiêu của vùng.
* Câu hỏi: So với cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ cao hơn về chỉ tiêu?
A.Mật độ dân số.
B.GDP/ người.
C.Tỉ lệ hộ nghèo.
D.Tuổi thọ trung bình.
*Đáp án: C.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Trình bày sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai
tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của trung du và miền núi Bắc Bộ?
*Đáp án:
-Về điều kiện tự nhiên:
+Tây Bắc: núi cao địa hình chia cắt sâu, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh.
+Đông Bắc: núi trung bình và núi thấp, hình cánh cung, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
có mùa đông lạnh.
-Về kinh tế:
+Tây Bắc: Phát triển thủy điện, trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi

gia súc lớn.
+Đông Bắc: Khai thác khoáng sản, phát triển nhiệt điện, trồng rừng, trồng cây công
nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt, du lịch sinh thái, kinh tế biển.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi
với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
*Đáp án:
Phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân là phải khai thác tài ngyên thiên nhiên,
mà tài nguyên thiên nhiên nước ta ngày càng cạn kiệt: gỗ, đất, khoáng sản,…Do đó
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân phải đi đôi….


Bài 18 VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TT)
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết thế mạnh về nông nghiệp của vùng.
* Câu hỏi: Thế mạnh về nông nghiệp của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
A.Nghề rừng.
B.Trồng rau quả cận nhiệt và ôn đới.
C.Khai khoáng.
D.Thủy điện.
*Đáp án: B.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết di sản thế giới của vùng.
* Câu hỏi: Di sản thế giới của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
A.Đền Hùng.
B.Vịnh Hạ Long.
C.Sa-pa.
D.Tam Đảo.

*Đáp án: B.
Câu 3: Hiểu.
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: cây lương thực chính của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
A.Ngô, sắn.
B.Khoai, sắn.
C.Lúa, khoai.
D.Lúa, ngô.
*Đáp án: D.
Câu 4: Hiểu.
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Các ngành công nghiệp phát triển mạnh ở trung du và miền núi Bắc Bộ?
A.Khai khoáng và dệt may.
B.Khai khoáng và sản xuất hang tiêu dung.
C.Khai khoáng và thủy điện.
D.Khai khoáng và cơ khí điện tử.
*Đáp án: C.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Nắm được đặc điểm công nghiệp của vùng.
* Câu hỏi: Trình bày một số nét chủ yếu về công nghiệp của trung du và miền núi
Bắc Bộ?
*Đáp án:
-Nhiều ngành: năng lượng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, chế biến lâm sản, SX hàng
tiêu dung, chế biến lương thực thực phẩm.
-Công nghiệp năng lượng phát triển mạnh dựa trên nguồn thủy năng và nguồn than
phong phú.
+Nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà,…
+Nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, uông Bí, Ninh Bình.
-các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, SX xi măng, thủ công mĩ nghệ,

….Phát triển trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu, nguồn lao động dồi dào tại chỗ.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng ở trung du và miền núi Bắc
Bộ theo hướng nông lâm kết hợp.
* Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng ở trung du và miền núi Bắc Bộ
theo hướng nông lâm kết hợp?


*Đáp án:
-Độ che phủ của rừng tăng lên từ đó có tác dụng:
+Hạn chế xói mòn đất.
+Cải thiện diều kiện sinh thủy cho các dòng sông.
+Điều tiết dòng nước cho các hồ thủy điện, thủy lợi.
+Cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy,chế biến gỗ ổn định hơn.
-Nghề rừng góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, do đó thu nhập
của người dân tăng lên, đời sống của các đồng bào dân tộc từng bước được cải thiện.

Bài 20 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Tài nguyên quí nhất của vùng đồng bằng sông Hồng là:
A.Khí thiên nhiên.
B.Đá vôi.
C.Đất phù sa.
D.Than nâu.
*Đáp án: C.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội ở vùng đồng bằng sông Hồng cao hơn cả

nước là:
A.GDP/ người.
B.Tỉ lệ dân thành thị.
C.Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. D.Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị.
*Đáp án: D.
Câu 3: Hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?
A.Tài nguyên khoáng sản phong phú.
B.Dân cư đông nhất nước ta.
C.Nguồn lao động dồi dào.
D.Kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện.
*Đáp án: A.
Câu 4: Hiểu
* Mục tiêu: Năm 2002 mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng rất cao so với cả
nước.
* Câu hỏi: Năm 2002 mật độ dân số vùng đồng bằng sông Hồng cao gấp mấy lần so
với cả nước?
A. 2 lần.
B. 3 lần.
C. 4 lần.
D. 5 lần.
*Đáp án: D.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên vùng đồng bằng sông
Hồng.
* Câu hỏi: Nêu những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên vùng đồng bằng sông Hồng
đối với phát triển kinh tế xã hội?



*Đáp án:
-Thuận lợi:
+Đất phù sa màu mỡ.
+Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất
nông nghiệp.
+Có mùa đông lạnh thuận lợi cho một số cây trồng ưa lạnh, cho phép phát triển vụ
đông với nhiều loại rau.
+Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá, sét, cao lanh,..
+Tài nguyên biển: sinh vật biển, có địa điểm xây dựng cảng nước sâu thuận lợi, có
vịnh Hạ Long la2di sản thiên nhiên thế giới.
-Khó:
+Diện tích đất bình quân đầu người thấp, đất bị bạc màu.
+Thiếu nguyên liệu tại chỗ chophat1 triển công nghiệp.
+Thiên tai thường xảy ra: bão, úng lụt, rét đậm,…
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng.
* Câu hỏi: Nêu tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng?
*Đáp án:
-Ngăn lũ.
-Mở rộng diện tích đất phù sa về phía biển.
-Làm cho sự phân bố dân cư phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc.
-Giúp cho nông nghiệp thâm canh, tăng vụ, công nghiệp dịch vu5phat1 triển sôi
động.
Bài 21 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TT)
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết thế mạnh vùng đồng bằng sông Hồng.
* Câu hỏi: Đồng bằng sông Hồng đứng đầu cả nước về:
A.Năng suất lúa.

B.Xuất khẩu gạo.
C.Diện tích trồng lúa.
D.Sản lượng lương thực.
*Đáp án: A.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Hai trung tâm du lịch lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng.
* Câu hỏi: Hai trung tâm du lịch lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng là:
A.Hà Nội, Vĩnh Phúc.
B. Hà Nội, Phú Thọ.
C. Hà Nội, Hải Dương.
D. Hà Nội, Hải Phòng.
*Đáp án: D.
Câu 3: Hiểu.
* Mục tiêu: Hiểu giới hạn của vùng kinh tế trọng điểm.
* Câu hỏi: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm các tỉnh và thành phố sau:
A.Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định.
B. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.
C. Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh.
D. Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.
*Đáp án: B.


Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu đặc điểm phát triển nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng.
* Câu hỏi: Trình bày đặc điểm phát triển nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng?
*Đáp án:
-Trồng trọt:
+Đứng thứ 2 cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực; đứng dầu cả nước về
năng suất lúa (56,4 tạ/ha năm 2002).

+Phát triển một số cây ưa lạnh, đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
-Chăn nuôi:
+Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.
+Chăn nuôi bò đặc biệt là bò sữa đang phát triển.
+Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu điều kiện phát triển du lịch.
* Câu hỏi: Chứng minh rằng vùng đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch?
*Đáp án:
-Có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng: Chùa Hương, Tam cốc-Bích động, Côn Sơn,
vườn quốc gia Cúc Phương, bãi biển Đồ Sơn, Cáy Bà,…
-Hai trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Hải Phòng.

Bài 22 THỰC HÀNH
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Trình bày những điều kiện thuận lợi, khó khăn trong sản xuất lương thực ở
đồng bằng sông Hồng
*Đáp án:
-Thuận lợi:
+Đất đai màu mỡ tạo điều kiện cho thâm canh.
+Nhiệt ẩm dồi dào có mưa phùn và mùa đông.
+Nguồn nước tước dồi dào.
+Nhân dân có truyền thống lâu đời và nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước.
+Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-Khó:
+Diện tích trồng bình quân đầu người ít.
+Thiên tai: lũ, rét, sâu bệnh,…


Bài 23 VÙNG BẮC TRUNG BỘ
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết đặc điểm tự nhiên giữa bắc và nam Hoành Sơn.
* Câu hỏi: So với phía bắc Hoành Sơn, phía nam Hoành sơn có:
A.Diện tích đồng bằng rộng lớn.
B.Đầm phá ven biển nhiều hơn.
C.Khoáng sản phong phú hơn.


D.Tỉ lệ đất lâm nghiệp có rừng lớn hơn.
*Đáp án: B.
Câu 2; Nhận biết
* Mục tiêu: Biết loại thiên tai thường ảnh hưởng đến vùng.
* Câu hỏi: Loại thiên tai ảnh hưởng nhiều đến phía nam dãy Hoành Sơn.
A.Cát bay.
B.Gió tây khô nóng.
C.Hạn hán.
D.Lũ
lụt.
*Đáp án: A.
Câu :; Hiểu
* Mục tiêu: So sánh các chỉ tiêu của vùng so với cả nước.
* Câu hỏi: Chỉ tiêu ở Bắc Trung Bộ cao hơn cả nước là:
A.Tuổi thọ trung bình.
B.Mật độ dân số.
C.Tỉ lệ hộ nghèo.
D.Tỉ lệ dân thành thị.
*Đáp án: C.
Phần B: Tự luận

Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được sự phân hóa của tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
* Câu hỏi: Nêu các biểu hiện chứng tỏ điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
của vùng Bắc TRung Bộ có sự khác nhau từ bắc vào nam và từ đông sang tây?
*Đáp án:
- Từ bắc vào nam:
+ Phía bắc Hoành Sơn tài nguyên rừng giàu có, khoáng sản nhiều.
+ Phía nam Hoành Sơn: tài nguyên rừng kém hơn, khoáng sản hầu nư không đàng kể,
có vường quốc gia: Phong Nha- Kẽ Bàng.
- Từ tây sang đông: Các tỉnh trong vùng đều có núi, gò đồi, đồng bằng, biển và đảo.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Nắm và giải thích được những thuận lợi và khó khăn của vùng Bắc Trung
Bộ trong sự phát triển kinh tế xã hội.
* Câu hỏi: Trình bày những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên ở Bắc Trung Bộ đối
với sự phát triển kinh tế xã hội?
*Đáp án:
+ Thuận lợi:
- Đồng bằng ven biển là nơi trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.
- Vùng gò đồi có diện tích tương đối rộng thuận lợi cho cah8n nuôi gia sác, một
số nơi có đất b azan, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày.
- Tỉnh nào cũng có biển tạo điều kiện cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy
sản.
- Độ che phủ rừng đứng thứ 2 cả nước sau Tây Nguyên với nhiều loại thực vật,
động vật có giá trị cao.
- Tìa nguyên du lịch đa dạng: các bãi biển, di tích lịch sử- văn hóa,….có động
Phong Nha- Kẽ Bàng.
+ Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn Tây Nam khô nóng, nạn cát bay, ….

Bài 24 VÙNG BẮC TRUNG BỘ



Phần A: Trắc nghiệm khách quan (3 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Ngành công nghiệp quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ.
* Câu hỏi: Ngành công nghiệp quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là:
A. Vật liệu xây dựng và dệt may.
B. Khai khoáng và vật liệu xây dựng.
C. Dệt may và hóa chất.
D. Khai khoáng và cơ khí.
*Đáp án: Ý B
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết di sản thiên nhiên thế giới ở Bắc Trung Bộ.
* Câu hỏi: Di sản thiên nhiên thế giới ở Bắc Trung Bộ là:
A. Cố đô Huế.
B. Nhã nhạc cung đình.
C.Phố cổ Hội An.
D.
Phong Nha- Kẽ Bàng.
*Đáp án: Ý D
Câu 3: Hiểu
* Mục tiêu: Nhận biết hoạt động kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên ở bắc Trung
Bộ.
* Câu hỏi: Trên các vùng cát pha duyên hải ở Bắc Trung Bộ nhười dân thường:
A. Trồng cây công nghiệp hàng năm.
B. Trồng cây lương thực hoa màu.
C. Thâm canh lúa nước.
D. Trồng cây công nghiệp hàng năm.
*Đáp án: Ý C.
Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu

* Mục tiêu: Hiểu tình hình phát triển nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.
* Câu hỏi: Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ?
*Đáp án:
- Năng suất lúa thấp, tập trung chủ yếu ở dải đồng bằng ven biển.
- Một số cây công nghiệp ngắn ngày được trồng với diện tích khá lớn, trên các vùng
đất cát pha duyên hải.
- Trâu, bò được nuôi ở vùng gò đồi phía tây, ven biển phía đông phát triển nuôi
trồng , đánh bắt thủy sản.
- Chương trình trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước đang được triển khai.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu tình hình phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.
* Câu hỏi: Trình bày tình hình phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ?
*Đáp án:
- Ngành công nghiệp quan trọng nhất là khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí nông cụ, dệt , may mặc, chế biến thực
phẩm, với qui mô vừa và nhỏ đang phát triển ở hầu hết các địa phương.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, cũng như việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng
cho các vùng đang được cải thiện.

Bài 25 VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
Phần A: Trắc nghiệm khách quan (4 câu)
Câu 1: Nhận biết


* Mục tiêu: Nhận biết một số vịnh của vùng duyên hải nam Trung Bộ.
* Câu hỏi: Vịnh biển nào sau đây không thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Lăng Cô.
B. Dung Quất.
C. Văn Phong.
D. Cam Rang.

*Đáp án: ý A.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Thế mạnh nổi tiếng của vùng duyên hải nam Trung Bộ.
* Câu hỏi: Nghề nổi tiếng trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quãng Nam đến tỉnh Kanh1
Hòa là:
A. Đánh bắt tôm.
B. Khai thác tổ chim yến.
C. Nuôi ngọc trai.
D.
Trồng tỏi, hành.
*Đáp án: ý B.
Câu 3: Hiểu.
* Mục tiêu: Sự phân bố sản xuất ở duyên hải Nam Trung Bộ.
* Câu hỏi: Chăn nuôi gia súc lớn ở duyên hải Nam Trung Bộ tập trung ở vùng:
A. Gò đồi phía tây.
B. Đồng bằng.
C. Ven biển.
D. Miền núi.
*Đáp án: ý A.
Câu 4: Hiểu.
* Mục tiêu: Nhận biết các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội ở duyên hải Nam Trung
Bộ.
* Câu hỏi: Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ cao hơn cả
nước là:
A. Mật độ dân số.
B. GDP/người.
C. Tỉ lệ hộ nghèo.
D. Tuổi
thọ trung bình.
*Đáp án: ý C.

Phần B: Tự luận
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu đặc điểm phân bố dân cư ở duyên hải NTB, giải thích tại sao phải
đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía tây.
* Câu hỏi: Nêu đặc điểm phân bố dân cư ở duyên hải NTB? Tại sao phải đẩy mạnh
công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía tây?
*Đáp án:
- Có sự tương phản giữa đồng bằng ven biển và vùng núi, gò đồi phía tây.
- Vùng đồng bằng ven biển: chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm;
mật độ dân số cao, dân cư tập trung ở các thành phố, thị xã.
- Vùng đồi núi phía tây: chủ yếu là dân tộc ít người, mật dộ dân số thấp.
Vì ở đồi núi phía tây có tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao, đời sống dân tộc cư trú ở đây còn
gặp nhiều khó khăn.
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu: Giải thích thế mạnh du lịch của vùng duyên hải NTB.
* Câu hỏi: Giải thích tại sao du lịch lại là thế mạnh của vùng duyên hải NTB?
*Đáp án:
Duyên hải NTB có tài nguyê du lịch đa dạng, phong phú.
- Bãi biển: nhiều bãi biển đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch nư: Non Nước, Quy
Nhơn, Cam Ranh, Nha Trang,…


×