Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Ngân hàng câu hỏi GDCD 9 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.8 KB, 8 trang )

THƯ VIÊN CÂU HỎI
Bộ môn : GDCD; Lớp 9
Bài 1:Chí công vô tư
Phần Trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: ( Nhận biết)
*Mục tiêu: Hành vi không thể hiện chí công vô tư
*Nội dung câu hỏi: Các câu sau, câu nào là không thể hiện chí công vô tư?
A. Cầm cân nảy mực
B. Bênh lí, không bênh thân
C. Chớ dong kẻ gian, chớ oan người ngay
D. Tha kẻ gian, oan người ngay
*Đáp án: Câu D
Câu 2: (Nhận biết)
*Mục tiêu: Thế nào là chí công vô tư
* Nội dung: Em tán thành quan niệm nào dưới đây?
A. Chỉ có người có chức có quyền mới chí công vô tư
B. Người sống chí công vô tư chì thiệt cho mình
C. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp cần có của mỗi người
D. Học sinh còn đi học chưa cần rèn luyện chí công vô tư
*Đáp án: Câu C
Câu 3: (Thông hiểu)
* Mục tiêu: Quan điểm đúng về chí công vô tư
* Nội dung: Hãy cho biết quan điểm nào dưới đây là đúng về chí công vô tư?
A. Chí công vô tư là phẩm chất của các vị quan chức, học sinh còn nhỏ thì rèn luyện đức tính ấy là
không cần thiết.
B. Người chí công vô tư là người không hiểu biết, không thức thời.
C. Muốn làm người có đạo đức thì phải hành động và giải quyết công việc cho mọi người một cách
công bằng.
D. Đối với các bạn chơi thân với mình trong lớp, ta không nêu khuyết điểm của bạn khi bạn vi
phạm nội quy
* Đáp án: C


Câu 4: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Biểu hiện đúng sai của chí công vô tư
*Nội dung: Những biểu hiện dưới đây là đúng hay sai về chí công vô tư?
Biểu hiện
Đúng
Sai
A. Dành tiêu chuẩn đi học ở nước ngoài cho người trong dòng họ
B. Phê bình góp ý thẳng thắn khi bạn mắc khuyết điểm
C. Đề cử người có tài, có tâm làm cán bộ
D. Bỏ qua khuyết điểm của bạn thân
*Đáp án: Đúng: B,C
Sai: A,D
Phần tự luận:(2 câu)
Câu 1: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Thái độ của bản thân đối với người chí công vô tư và người không chí công vô tư
*Nội dung:Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những người sau:
- Đối với người chí công vô tư:
- Đối với người chỉ vụ lợi, thiếu công bằng:
*Đáp án:
- Đối với người chí công vô tư: Ủng hộ, tán thành
- Đối với người chỉ vụ lợi, thiếu công bằng: phê phán, đấu tranh
Câu 2: (Vận dụng)
*Mục tiêu: Vận dụng bài chí công để giải quyết tình huống


*Nội dung: Bạn Hà là cán bộ lớp học giỏi, nhiệt tình trong các hoạt động của lớp, của trường, được
thầy cô giáo và bạn bè đánh giá cao. Vì vậy, Hà được các bạn trong lớp bầu đi dự Đại hội Đại biểu
học sinh ưu tú. Nhưng có một số bạn không tán thành vì bạn Hà hay phê bình thẳng thắn các bạn đó
mỗi khi các bạn đó có việc làm sai trái.
a/ Em có đồng tình với các bạn trong lớp không?

b/ Nếu là thành viên của lớp đó, em sẽ làm gì?
* Đáp án:
: a/ Đồng tình với các bạn trong lớp về việc bầu bạn Hà đi dự Đại hội học sinh ưu tú
b/ Em có thể phân tích cho cả lớp thấy ý kiến phản đối bạn Hà là chưa thể hiện vô tư trong nhận xét,
đánh giá người khác, mà vì bị phê bình nên phản đối bạn là biểu hiện không chí công vô tư
Bài 2: Tự chủ
Phần Trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: ( Nhận biết)
* Mục tiêu: Thế nào là tự chủ
* Nội dung: Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho phù hợp.
“ Tự chủ là làm chủ……………….., tức là làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản
thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống; luôn có thái độ bình tĩnh,………………….và biết điều chỉnh
hành vi của mình”.
* Đáp án: - bản thân
tự tin
Câu 2: (Nhận biết)
* Mục tiêu: Thế nào là tự chủ và thiếu tự chủ
* Nội dung: Lựa chọn những từ hoặc cụm từ sau:
A. Tự tin
B. Bình tĩnh
C. A dua
D. Hoang mang
E. Kiềm chế cảm xúc
G. Kiên định
để điền vào hai cột tương ứng
Tự chủ
Thiếu tự chủ
* Đáp án:
- Tự chủ: Tự tin; Kiềm chế cảm xúc; Bình tĩnh, kiên định
- Thiếu tự chủ: A dua; Hoang mang

Câu 3: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là thiếu tự chủ
*Nội dung: Theo em, biểu hiện nào sau đây là thiếu tự chủ?
A. Không bị người khác rủ rê, lôi kéo
B. Có lập trường rõ ràng trước các sự việc
C. Nóng nảy, vội vàng trong hành động
D. Có thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp
* Đáp án: C
Câu 4: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là tự chủ
*Nội dung: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?
A. Luôn làm theo số đông
B. Không bị người khác làm ảnh hưởng, luôn hành động theo ý mình
C. Luôn tự nhắc mình, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập
D. Từ chối lời rủ đi chơi của bạn thân để làm xong bài tập
* Đáp án: D
Phần tự luận (2 câu)


Câu 1: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu được thế nào là tự chủ;Vì sao con người cần phải biết tự chủ
*Nội dung: Theo em, tính tự chủ thể hiện như thế nào? Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
* Đáp án:
- Tính tự chủ thể hiện:
+ Luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin
+ Ộn tồn, nhã nhặn trong giao tiếp
+ Hành vi lễ độ, lịch sự, đúng mực
- Con người cần phải tự chủ vì: là đức tính quý giá. Nhờ có tính tự chủ mà con người biết sống
một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước
những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ

Câu 2: (Vận dụng)
*Mục tiêu: Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt
*Nội dụng:Em hãy nêu cách rèn luyện tính tự chủ của bản thân.
* Đáp án:
- Suy nghĩ kĩ trước khi hành động
- Sau mỗi việc làm xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình đúng hay sai và kịp thời rút kinh
nghiệm, sữa chữa
- Tập thói quan cư xử có văn hoá; bình tĩnh, ôn hoà, lễ độ
Bài 3: Dân chủ và kỉ luật
Phần Trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: ( Nhận biết)
*Mục tiêu: Thế nào là kỉ luật?
*Nội dung: “Kỉ luật là những……………..của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, nhằm tạo sự
thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung”.
Phương án lựa chọn:
A. tiêu chẩn chung
B. quy định chung
C. định hướng chung
D. mục tiêu chung
* Đáp án: B
Câu 2: (Nhận biết)
*Mục tiêu: Thế nào là dân chủ và kỉ luật
*Nội dung: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Dân chủ tức là đước nói và làm theo ý riêng mình
B. Kỉ luật làm hạn chế tính dân chủ
C. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả
D. Để phát huy dân chủ không cần có tính kỉ luật
*Đáp án: C
Câu 3: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là dân chủ

* Nội dung: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính dân chủ?
A. Thảo luận và xây dựng bản nội quy của lớp
B. Chỉ lặng yên lắng nghe các bạn nêu ý kiến.
C. Ngại góp ý vì không phải là cán bộ lớp
D. Quyết định công việc không cần thông qua bàn bạc của tập thể.
* Đáp án: A
Câu 4: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào không dân chủ và kỉ luật
*Nội dung: Việc làm nào dưới đây không phải là dân chủ, kỉ luật?
A. Lớp họp bàn kế hoách tham quan di tích lịch sử
B. Bầu đại diện học sinh trong lớp đi Đại hội cháu ngoan Bác Hồ ở huyện
C. Mặc dù không đủ phiếu tín nhiệm, Thanh vẫn kiên quyết tham gia đội cờ đỏ của lớp
D. Nam đề nghị các bạn giơ tay pháy biểu ý kiến


*Đáp án: C
Phần tự luận: (2 câu)
Câu 1( Thông hiểu)
*Mục tiêu: Mối quan hệ của dân chủ và kỉ luật
* Nội dung: Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào?
* Đáp án: Có quan hệ hai chiều, thể hiện: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có
hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật
Câu 2: (Vận dụng)
*Mục tiêu: Rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật
* Nội dung: Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn
luyện tính kỉ luật ?
*Đáp án: Để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật, học sinh cần tham
gia xây dựng nội quy trường, lớp; tham gia ý kiến về các hoạt động của tập thể; thực hiện tốt nội quy
của nhà trường, Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện các quy định của cộng đồng, nơi ở;


Bài 4: Bảo vệ hoà bình
Phần Trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: ( Nhận biết)
* Mục tiêu: Thế nào là hoà bình
* Nội dung: Ý kiến nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình?
A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
B. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng để giải quyết.
C. Sống khép mình mới tránh được xung đột.
D. Biết lắng nghe những ý kiến trọng
*Đáp án: B
Câu 2: (Nhận biết)
*Mục tiêu: Bảo vệ hoà bình là gì
*Nội dung: Lựa chọn cụm từ thích hợp trong các phương án cho trước, điền vào chỗ trống trong câu
dưới đây sao cho đúng nhất.
“ Bảo vệ hoà bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên; dùng………………..để giải quyết mọi mâu
thuẩn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh xung đột vũ
trang”.
Phương án lựa chọn:
A. vũ khí, tài nguyên
B. thương lượng, đàm phán
C. quan hệ, hợp tác
D. lời nói, tình cảm
*Đáp án: B
Câu 3: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là không thể hiện lòng yêu hoà bình
*Nội dung: Biểu hiện nào dười đây không thể hiện lòng yêu hoà bình?
A. Tôn trọng người khác tôn giáo với mính
B. Sống khép mính để không mâu thuẩn với người khác
C. Dùng thương lượng giải quyết mâu thuẩn cá nhân
D. Khoan dung với mọi người xung quanh

*Đáp án: B
Câu 4: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Trách nhiệm bảo vệ hoà bình
*Nội dung: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của ai?
A. Những nước có nền kinh tế giàu mạnh
B. Những cường quố về quân sự
C. Toàn nhân loại
D.Những tổ chức quân sự trên thế giới
*Đáp án: C


Phần tự luận: (2câu)
Câu 1(Thông hiểu)
*Mục tiêu: Vì sau phải bảo vệ hoà bình
*Nội dung: Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ hoà bình?
*Đáp án:
- Hoà bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến tranh chỉ mang
lại đau thương, tang tóc, đói nghèo
- Hiện nay , chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy
cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.
Câu 2: (Vận dụng)
*Mục tiêu: Để thể hiện lònng yêu hoà bình, học sinh phải làm
*Nội dung: Để thể hiện lònng yêu hoà bình, học sinh phải làm gì?
*Đáp án:
- Tôn trọng và lắng nghe người khác
- Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh
- Không gây gổ, không gây xích mích, căng thẳng trong quan hệ, giao tiếp với bạn bè và mọi người
Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
Phần Trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: ( Nhận biết)

*Mục tiêu: Thế nào là tình hữu nghị
*Nội dung: Chọn cụm từ thích hợp trong các phương án sau để điền vào chỗ trống trong câu dưới
đây sao cho đúng nhất.
“ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ……………………giữa nước này với
nước khác”.
Phương án lựa chọn:
A. bình đẳng, gần gũi
B. bạn bè thân thiện
C. anh em đồng chí
D. hợp tác phát triển
*Đáp án: B
Câu 2: (Nhận biết)
*Mục tiêu: Thế nào là tình hữu nghị
*Nội dung: Hãy điền cụm từ còn thiếu vào trong câu sau cho đúng với nội dung bài học:
“ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là……………….giữa nước này với nước khác”.
*Đáp án: quan hệ bạn bè thân thiện
Câu 3: (Thông hiểu)
*Mục tiêu:
*Nội dung: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là:
A. Quan hệ bình đẳng giữa nước này với nước khác
B. Quan hệ giữa các nước láng giềng
C. Quan hệ thường xuyên, ổn định giữa các nước này với nước khác
D. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước hày với nước khác
*Đáp án: D
Câu 4: (Thông hiểu)
*Mục tiêu:
*Nội dung:Trong các hành vi sau, hành vi nào chưa thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài?
A. Chào hỏi thân thiện
B. Giới thiệu với họ các danh lam thắng cảnh
C. Tham gia giao lưu văn háo với thanh thiếu niên quốc tế

D. Chỉ trỏ, xì xào bàn luận khi gặp trẻ em da đen
*Đáp án: C
Phần tự luận: (2câu)
Câu 1: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của quan hệ hữu nghị


*Nội dung: Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát
triển của mỗi nước và của nhân loại?
*Đáp án: Tạo điều kiện và cơ hội các nước các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt; tạo sự
hiểu biết lẫn nhua, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh
Câu 2: (Vận dụng)
*Mục tiêu: Học sinh cần làm gì để thể hiện tình hữu nghị đoàn kết với nhân dân và học sinh trường
khác
*Nội dung: Theo em, học sinh cần làm gì để thể hiện tình hữu nghị đoàn kết với nhân dân và học
sinh trường khác?
*Đáp án:
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc
- Tích cực tham gia các hạot động hữu nghị do nhà trường , địa phương tổ chức
Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
Phần Trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: ( Nhận biết)
*Mục tiêu: Xác định các tổ chức quốc tế Việt Nam tham gia
* Nội dung: Việt Nam có phải là thành viên của các tổ chức quốc tế dưới đây hay không? ( Đánh
dấu X vào ô Đúng hoặc Sai tương ứng)
Tổ chức quốc tế
Đúng
Sai
A. ASEAN
B. NATO

C. WHO
D. FAO
*Đáp án:: - Đúng: A, C, D
- Sai: B
Câu 2: (Nhận xét)
*Mục tiêu:Nêu nguyên tắc hợp tác của Đảng và nhà nước ta
*Nội dung: Hãy điền những cụm từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ nội dung các nguyên tắc trong
quan hệ hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
“ Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước XHCN, các nước trong
khu vực và trên thế giới theo nguyên tác tôn trọng độc lập chủ quyền,………………..không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực;………………….; giải
quyết bất đồng và các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; phản đối mọi âm mưu và hành động
gây sức ép, áp đặt và cường quyền”.
*Đáp án:
- toàn vẹn lãnh thổ của nhau
- bình đẳng và cùng có lợi
Câu 3: (Thông hiểu)
*Mục tiêu:Hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển
*Nội dung: Hợp tác cùng phát triển là:
A. Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để đạt được mục đích của mình
B. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỡ trợ lẫn nhau vì mục đích tốt đẹp
C. Tụ tập thành nhóm để chống lại những người không ủng hộ mình
D. Lôi kéo, liên kết với nhau để làm những việc mờ ám.
*Đáp án: B
Câu 4:(Thông hiểu)
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển
*Nội dung: Em hãy chọn hai trong những cụm từ:
- tương trợ nhau trong mọi công việc
- hỗ trợ lẫn nhau trong công việc
- lợi ích chung của mọi người

- lợi ích của những người khác
“ Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ,…………….., lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.


Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại
đến……………”.
*Đáp án:
- hỗ trợ lẫn nhau trong công việc
- lợi ích của những người khác
Phần tự luận: (2 câu)
Câu 1: (Thông hiểu)
*Mục tiêu: Vì sao phải hợp tác quốc tế
*Nội dung: Vì sao trong bối cảnh thế giới hiện nay, hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất
yếu
*Đáp án:
- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe doạ sự sống còn của toàn nhân loại
như bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệng hiểm nghèo
- Để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, không một quốc gia, một dân tộc
riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được
Câu 2: (Vận dụng)
*Mục tiêu: Vận dụng bài hợp tác cùng phát triển để giải quyết ý kiến trên
*Nội dung: Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ
làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân. Em tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
*Đáp án:
- Không đồng ý với ý kiến đó.
- Hợp tác trong học tập theo đúng nghĩa là phải trên cơ sở có sự nỗ lực cá nhân, mỗi người phải
chuẩn bị và có ý kiến riêng của mình để tham gia vào hoạt động học tập chung của nhó. Vì vậy, hợp
tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân, trái lại qua học tập hợp tác,
các ý kiến được bổ sung sẽ trở nên phong phú, giúp mỗi cá nhân học tập được nhiều hơn, tốt hơn.
Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Phần Trắc nghiệm: (4câu)
Câu 1: ( Nhận biết)
*Mục tiêu: Truyền thống tốt đẹp là gì
* Nội dung: Hãy chọn từ phù hợp điền vào chỗ trống để làm rõ thế nào là ruyền thống tốt đẹp của
d6an tộc.
“ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị…………………..được hình thành trong quá
trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
Phương án lựa chọn:
A. Vật chất
B. Tinh thần
C. Văn hoá
D. Quý giá
*Đáp án: Tinh thần
Câu 2: (Nhận biết)
*Mục tiêu: Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống của dân tộc
* Nội dung:Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Uống nước nhớ nguồn
B. Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông
C. Miệng nói tay làm
D. Vén tay áo xô, đốt nhà táng giấy
*Đáp án: A, B, D
Câu 3: (Thông hiểu)
* Mục tiêu: Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
* Nội dung: Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai khi nói về kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc.


Ý kiến
Đúng
Sai

A. Chúc tết ông bà, cha mẹ là việc của riêng con cháu chứ không
phải là kế thừa truyền thống dân tộc
B. Cải tiến làn điệu dân ca cho phù hợp với giới trẻ và cuộc sống
mới
C. Yêu thương, giúp đỡ người gặp khó khăn là kế thừa truyền
thống dân tộc
D. Trò chơi dân gian không phải truyền thống dân tộc
*Đáp án:
- Đúng: B,C
- Sai: A, D
Câu 4: (Thông hiểu)
* Mục tiêu: Hiểu thế nào là kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
* Nội dung:Hành vi nào dưới đây thể hiện kế thừa và huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Giới thiệu về vẻ đẹp của quê hương, đất nước
B. Tắt tivi hoặc chuyển kênh mỗi khi có chương trình ca nhạc cổ truyền
C.Mặc quần áo hở hang nơi công cộng
D. Xem bói, gieo quẻ.
*Đáp án: A
Phần tự luận: (2 câu)
Câu 1: (Thông hiểu)
* Mục tiêu: Biểu hiện kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
* Nội dung: Em hãy nêu ít nhất 4 biểu hiện chưa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc trong học sinh và đề xuất một số hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục truyền thống
dân tộc cho học sinh.
*Đáp án:
- 4 biểu hiện: Thiếu lễ độ với thầy cô, lười học, sinh nhạc ngoại, chạy theo mốt ngoại…
- Đề xuất 4 hoạt động: Tổ chức cho HS biểu diễn văn nghệ, trong đó có các tiết mục mang
đậm tính dân tộc, tổ chức các trò chơi dân gian…..
Câu 2: (Vận dụng)
* Mục tiêu:

* Nội dung: Theo em, học sinh có thể làm gì để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
*Đáp án: - Tích cực học tập truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Tuyên truyền các giá trị truyền thống
- Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×