Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Ngân hàng câu hỏi lịch sử 7 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.5 KB, 22 trang )

Trường THCS Thành Thới A
Bộ môn: Lịch sử . Lớp 7
THƯ VIỆN CÂU HỎI
Phần 1. Khái quát lịch sử thế giới
Bài 1.Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Thời gian người Giéc –man tiến vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma.
-Nội dung: Người Giéc –man tiến vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma vào thời gian:
A. Cuối TK IV.
B. Cuối TK V.
C. Cuối TK VI.
D. Cuối TK VII.
-Đáp án: B
Câu 2.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Khái niệm về lãnh địa phong kiến
-Nội dung: Lãnh địa phong kiến là gì?
A. Là vùng đất riêng rộng lớn của địa chủ
B. Là vùng đất riêng rộng lớn của nông nô
C. Là vùng đất riêng rộng lớn của nông dân
D. Là vùng đất riêng rộng lớn của lãnh chúa
-Đáp án: D
Câu 3.
-Thông hiểu
-Mục tiêu: Tiền thân của quốc gia Pháp trước đây
-Nội dung: Nước nào trước đây có tên gọi vương quốc Phơ-răng:
A. Anh
B. Pháp
C. I-ta-li-a


D.Đức
-Đáp án: B
Câu 4.
-Thông hiểu
-Mục tiêu: Tiền thân của quốc gia Anh trước đây
-Nội dung: Nước nào trước đây có tên gọi vương quốc Đông Gốt:
A. Anh
B. Pháp
C. I-ta-li-a
D.Đức
-Đáp án: A
Phần II.Tự luận
Câu 1.
-Thông hiểu
-Mục tiêu: Thành thị trung đại xuất hiện


-Nội dung: Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?
-Đáp án. Cuối thế kỉ XI do sản xuất thủ công phát triển hàng hoá nhiều→ cần trao đổi, buôn
bán→ lập xưởng sản xuất, mở rộng thành thị trấn→ thành thị trung đại ra đời.
Câu 2
- Vận dụng cao
- Mục tiêu: Phân biệt sự khác nhau giữa XHcổ đại và XH phong kiến
-Nội dung: Phân biệt sự khác nhau giữa XHcổ đại và XH phong kiến ?
- Đáp án:
Xã hội cổ đại gồm chủ nô và nô lệ, nô lệ chỉ là "công cụ biết nói". XHPK gồm lãnh chúa và
nông nô, nông nô phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.

Bài 2. Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở Châu
Âu

Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Người đầu tiên tìm ra châu Mĩ
-Nội dung: Ai là người tìm ra châu Mĩ:
A. B. đi-a-xơ
B.C. Cô-lôm-bô
C. Va-xcô đơ Ga-ma
D. Ph.Ma-gien-lan
-Đáp án: B
Câu 2.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Người thám hiểm đi vòng quanh trái đất
-Nội dung: Người đi vòng quanh trái đất:
A. B. đi-a-xơ
B.C. Cô-lôm-bô
C. Va-xcô đơ Ga-ma
D. Ph.Ma-gien-lan
-Đáp án: D
Câu 3.
-Thông hiểu
-Mục tiêu: Cuộc phát kiến địa lí đem lại sự giàu có cho thương nhân, quý tộc.
-Nội dung: Cuộc phát kiến địa lí đem lại sự giàu có cho tầng lớp nào?
A. Tăng lữ, quý tộc
B. Công nhân, quý tộc
C.Tướng lĩnh ,quý tộc
D. Thương nhân, quý tộc
-Đáp án: D
Câu 4
-Vận dụng

-Mục tiêu: XHPK châu Âu hình thành trên cơ sở của giai cấp lãnh chúa PK và nông nô.
-Nội dung: XHPK châu Âu hình thành trên cơ sở của giai cấp nào?
A. Tăng lữ quý tộc và nông dân


B. Lãnh chúa PK và nông nô.
C.Chủ nô và nô lệ
D. Địa chủ và nông dân
-Đáp án: B
Phần II.Tự luận
Câu 1.
-Thông hiểu
-Mục tiêu: Điều kiện để thực hiện được các cuộc phát kiến về địa lí.
-Nội dung: Điều kiện để thực hiện được các cuộc phát kiến về địa lí là gì?
-Đáp án: Khoa học kĩ thuật tiến bộ, đóng được tàu lớn, có la bàn chỉ phương hướng…
Câu 2.
- Vận dụng cao
- Mục tiêu: Ý nghĩa cuộc phát kiến địa lí
-Nội dung: Cuộc phát kiến địa lí có ý nghĩa như thế nào?
- Đáp án:
+ Là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức.
+ Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại những món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản
châu Âu.
Bài 3.Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thới hậu kì trung
đại ở châu Âu
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Quê hương của phong trào văn hoá phục hưng
-Nội dung: Nước nào là quê hương của phong trào văn hoá phục hưng?

A.Nước Pháp
B.Nước Bỉ
C.Nước Ý
D.Nước Anh
-Đáp án: C
Câu 2.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Quốc gia mở đầu phong trào cải cách tôn giáo.
-Nội dung: Nước nào đã mở đầu phong trào cải cách tôn giáo?
A.Nước Pháp
B.Nước Đức
C.Nước Thuỵ Sĩ
D.Nước Anh
-Đáp án: C
Câu 3.
-Thông hiểu
-Mục tiêu: Mục tiêu đấu tranh của phong trào nông dân Đức.
-Nội dung: Mục tiêu đấu tranh của phong trào nông dân Đức là gì?
A.Đòi cải cách tôn giáo
B.Đòi thủ tiêu chế độ phong kiến
C.Đòi xoá bỏ lãnh địa phong kiến
D.Đòi giải phóng nông nô.


Câu 4
-Vận dụng
-Mục tiêu: Ý nghĩa của phong trào văn hoá phục hưng
-Nội dung: Phong trào văn hoá phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần
chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là:
A.“Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”

B.Cuộc cách mạng văn hoá
C.Cuộc cách mạng dân chủ tư sản
D.Cuộc cách mạng tư sản
-Đáp án: A
Phần II.Tự luận
Câu 1.
-Thông hiểu
-Mục tiêu: Tác động của phong trào cải cách tôn giáo.
-Nội dung: Nêu tác động của phong trào cải cách tôn giáo đối với xã hội châu Âu bấy giờ?
-Đáp án:
+ Phong trào cải cách tôn giáo nhanh chóng lan sang các nước khác ở châu Âu
+Châm ngòi cho cuộc KN nông dân Đức- Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông
dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến thời ở châu âu.
Câu 2.
-Vận dụng cao.
-Mục tiêu: Phong trào văn hoá phục hưng là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại
-Nội dung: Vì sao nói phong trào văn hoá phục hưng là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại
-Đáp án: Phong trào văn hoá phục hưng đã sản sinh ra những danh nhân văn hoá và các nhà
bác học vĩ đại trong nhiều lĩnh vực khoa học, mở đường cho sự phát triển cao hơn của vô
sản châu Âu và văn hoá nhân loại.
Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến (tiết 1)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Vị vua có công thống nhất Trung quốc.
-Nội dung: Vị vua đầu tiên có công thống nhất Trung Quốc:
A. Tần Thuỷ Hoàng
B. Hốt tất Liệt
C. Chu Nguyên Chương
D. Lý Tự Thành

-Đáp án: A
Câu 2.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Sự xuất hiện công cụ bằng sắt ở Trung Quốc.
-Nội dung: Ở Trung Quốc công cụ bằng sắt xuất hiện:
A. Nhà Thương
B. Thời Tây Chu
C. Thời xuân Thu- Chiến quốc
D. Thời Tần
-Đáp án: C
Câu 3.


-Thông hiểu
-Mục tiêu: Sự phồn thịnh của Trung Quốc thời PK
-Nội dung: Trung Quốc trở thành 1 quốc gia cường thịnh nhất châu Á:
A. Thời Tần
B. Thời Tống
C. Thời Hán
D. Thời Đường
-Đáp án: D
Câu 4.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Đơn vị cao nhất dưới thời Tần.
-Nội dung: Đơn vị cao nhất dưới thời Tần là:
A. Trấn phủ
B. Quận, huyện
C. Huyện, xã
D. Phủ, thành
-Đáp án: B

Phần II.Tự luận
Câu 1.
Thông hiểu
-Mục tiêu: Sự phồn thịnh dưới thời đường.
-Nội dung: Tại sao nói xã hội thời Đường đạt đến sự phồn thịnh?
-Đáp án:
+Bộ máy nhà nước được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương
+ Cử người cai quản các địa phương.
+ Mở khoa thi chọn nhân tài.
+ Giảm thuế, chia ruộng cho nông dân, thực hiện chế độ quân điền
Câu 2
-Vận dụng cao
-Mục tiêu: Nắm được khái niệm chế độ quân điền.
-Nội dung: Thế nào là chế độ quân điền.?
-Đáp án: là chính sách lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho số dân đinh theo
quy định. Trong đó có quy định mức ruộng đất được cấp, thời hạn, nghĩa vụ, quyền lợi của
người được chia ruộng.
Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến (tiết 2)
Phần II.Tự luận
Câu 1.
-Thông hiểu
-Mục tiêu: Thành tựu văn hoá, khoa học –kĩ thuật Trung Quốc thời Pk.
-Nội dung: Thành tựu văn hoá, khoa học –kĩ thuật Trung Quốc thời Pk?
-Đáp án:
- Văn hoá
- Tư tưởng: Nho giáo thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp PK.
- Văn học : thời đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư
Dị .... Đến đời Minh Thanh xuất hiện những bộ tiểu thuyết có giá trị : Tam quốc diễn nghĩa,
Tây Du Kí ...
- Sử học : bộ sử kí của Tư mã Thiên, Hán Thư, đường thư, Minh sử...



- Nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc... đều ở trình độ cao như cố cung, những bức
tượng phật sinh động ...
- Khoa học - kĩ thuật.
- "Tứ đại phát minh"
- Kĩ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai thác dầu mỏ... có đóng góp lớn đối với nhân loại.
Câu 2.
-Vận dụng cao
-Mục tiêu : Mầm móng kinh tế TBCN đã xuất hiện ở triều đại Minh-Thanh. Biểu hiện của
nó.
-Nội dung : Mầm móng kinh tế TBCN đã xuất hiện ở triều đại nào của Trung Quốc. Đó là
những biểu hiện gì ?
-Đáp án : Xuất hiện cuối thời Minh-Thanh
+ Thủ công nghiệp phát triển xuất hiện: nhiều xưởng dệt , gốm chuyên môn hoá cao, có
nhiều nhân công làm việc.
+Ngoại thương phát triển, đã buôn bán với nhiều nước Đông nam Á, Ấn Độ, ba Tư…
Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Vương triều Hồi giáo Đê –Li của người Thổ Nhĩ Kì
-Nội dung: Vương triều Hồi giáo Đê –Li của người:
A.Thổ Nhĩ Kì
B. Ấn Độ
C.Mông Cổ
D.TB Anh
-Đáp án: A
Câu 2.
-Nhận biết

-Mục tiêu: Chữ Phạn là chữ viết xưa nhất của Ấn Độ
-Nội dung: Chữ viết xưa nhất của Ấn Độ là?
A. Chữ Hán
B. Chữ Nôm
C. Chữ Phạn
D.Chữ quốc ngữ
-Đáp án: C
Câu 3.
-Thông hiểu.
-Mục tiêu: Kinh đô Đê-Li trở thành thành phố lớn nhất thế giới TK XIV
-Nội dung: Vào thời gian nào kinh đô Đê-Li trở thành thành phố lớn nhất thế giới
A.TK XIII
B.TK XIV
C.TK XV
D.TK XVI
-Đáp án: B
Câu 4.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Sự ra đời của đạo phật ở Ấn Độ


-Nội dung: Đạo Phật ra đời vào thời gian nào ở Ấn Độ? Tương ứng với đời vua nào?
A.TK III TCN-Đời vua A-sô ca
B.TK I TCN-Đời vua gúp-ta
C.TK IV TCN-Đời vua Hác-sa
D.TK VITCN-Đời vua Bim-bi-sa-ra
-Đáp án: D
Phần II.Tự luận
Câu 1.
-Thông hiểu.

-Mục tiêu: Việt nam ảnh hưởng bởi nền văn hoá Ấn Độ
-Nội dung: Việt nam ảnh hưởng bởi nền văn hoá Ấn Độ ở những điểm nào?
-Đáp án: Công trình kiến trúc…
Câu 2.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Sự khác nhau giữa chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-Li và vương
triều ấn Độ Mô-Gôn
-Nội dung: So sánh sự khác nhau giữa chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-Li và
vương triều Ấn Độ Mô-Gôn?
-Đáp án: chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-Li : Cấm đoán đạo Hin-đu gây mâu
thuẫn dân tộc
chính sách cai trị của vương triều Ấn Độ Mô-Gôn: Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, khôi phục kinh
tế, phát triển văn hoá Ấn Độ
Bài 6. Các quốc gia PK Đông Nam Á
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Các nước ĐNÁ hiện nay
-Nội dung: Hiện nay ĐNÁ gồm bao nhiêu nước:
A. 9 nước
B. 10 nước
C. 11 nước
D. 12 nước
-Đáp án: C
Câu 2.
-Nhận biết
-Mục tiêu: ĐKTN của Đông Nam Á
-Nội dung: ĐKTN của các quốc gia Đông Nam Á?
A. Chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa
B. Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới

C. Chịu ảnh hưởng của khí hậu ôn đới
D. Chịu ảnh hưởng của khí hậu hàn đới
-Đáp án: A
Câu 3.
-Thông hiểu
-Mục tiêu: Thời gian phát triển thịnh vượng của các quốc gia PK ĐNÁ
-Nội dung: Thời gian phát triển thịnh vượng của các quốc gia PK ĐNÁ:
A. TK X-XVI


B. TK X-XVII
C. TK X-XVIII
D. TK X-XIX
-Đáp án: C
Câu 4.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Đồ đồng được sử dụng ở Đông Nam Á
-Nội dung: Đồ đồng được sử dụng ở Đông Nam Á vào khoảng thời gian nào?
A. Thiên niên kỉ I TCN
B. Thiên niên kỉ II TCN
C. Thiên niên kỉ III TCN
D. Thiên niên kỉ IV TCN
_Đáp Án: C
Phần II.Tự luận
Câu 1.
-Thông hiểu.
-Mục tiêu: Kiến trúc của Đông Nam Á chịu ảnh hưởng kiến trúc của Ấn Độ
-Nội dung: Nhận xét về kiến trúc của Đông Nam Á?
-Đáp án: Chịu ảnh hưởng của kiến trúc của Ấn Độ.
Câu 2.

-Vận dụng
-Mục tiêu: ĐKTN của Đông Nam Á tạo nhiều thuận lợi và khó khăn…
-Nội dung: ĐKTN của Đông Nam Á có tác động như thế nào đến phát triển nông nghiệp?
-Đáp án: + Thuận lợi: Cung cấp đủ nước tưới, khí hậu nóng ẩm thích hợp cho cây sinh
trưởng và phát triển
+ Khó khăn: lũ lụt , hạn hán, nhiều thiên tai…
Bài 7.Những nét chung về xã hội phong kiến
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Cơ sở kinh tế của XHPK Châu Âu
-Nội dung: Cơ sở kinh tế của XHPK Châu Âu là gì?
A. Nghề nông trồng lúa nước
B. Nghề nông trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc
C. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn
D. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa
-Đáp án: D
Câu 2.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Các giai cấp trong XH phong kiến phương Tây .
-Nội dung: XHPK phương Tây có các giai cấp
A.Địa chủ và nông nô
B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh
C. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
D. Lãnh chúa PK và nông dân lĩnh canh
-Đáp án: C
Câu 3.


-Thông hiểu.

-Mục tiêu: thể chế nhà nước của xã hội PK phương Đông
-Nội dung: Thể chế nhà nước của xã hội PK phương Đông:
A. Chế độ quân chủ
B. Chế độ quân chủ trung ương tập quyền
C.Chế độ quân chủ phân quyền
D. Chế độ chiếm hữu nô lệ
-Đáp án: B
Câu 4.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Tầng lớp của XHPK phương Tây từ TK XI
-Nội dung: Tầng lớp của XHPK phương Tây từ TK XI
A. Địa chủ và nông nô
B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh
C. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
D. Tầng lớp thị dân
-Đáp án: D
Phần II.Tự luận
Câu 1.
-Thông hiểu.
-Mục tiêu: Điểm khác nhau của XHPK phương Đông và Châu Âu.
- Nội dung: So sánh cơ sở kinh tế và xã hội của XHPK phương Đông và Châu Âu?
-Đáp án:
* Giống nhau: Chủ yếu là nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi và 1 số nghề thủ công.
Xã hội có 2 giai cấp.
* Khác nhau:
-Cơ sở kinh tế: P.Đông: Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn
p.Tây: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa
-Xã hội: P.Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh
p.Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô
Câu 2.

-Vận dụng:
-Mục tiêu: Sự thay đổi của nền tảng kinh tế của XHPK phương Tây từ TK XI.
-Nội dung: Từ TK XI, XHPK phương Tây có sự thay đổi gì về kinh tế.
-Đáp án: Từ TK XI, XHPK phương Tây thành thị trung đại xuất hiện thì nền kinh tế công,
thương nghiệp ngày càng phát triển.
Bài 8.Nước ta buổi đầu độc lập
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Ngô Quyền lên ngôi vua năm 939
-Nội dung: Ngô Quyền lên ngôi vua năm
A. Năm 938
B. Năm 939
C.Năm 967
D.Năm 968
-Đáp án: B


Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Người có công dẹp loạn 12 sứ quân
-Nội dung: Người có công dẹp loạn 12 sứ quân
A. Ngô Quyền
B. Lê Hoàn
C. Đinh Bộ Lĩnh
D. Ngô Xương Văn
-Đáp án: C
Câu 3.
-Thông hiểu
-Mục tiêu: Thời điểm diễn ra loạn 12 sứ quân

-Nội dung: loạn 12 sứ quân diễn ra vào thời điểm lịch sử nào?
A. Đầu thời Ngô
B. Cuối thời Ngô
C. Đầu thời Đinh
D. Cuối thời Đinh
-Đáp án: B.
Câu 4.
-Vận dụng:
-Mục tiêu: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô còn sơ sài , đơn giản.
-Nội dung: Nhận xét về Tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô?
A. Đơn giản sơ sài
B. Khá chặt chẽ
C.Rất chặt chẽ
D. Rất hoàn chỉnh
-Đáp án: A
Phần II.Tự luận
Câu 1.
-Thông hiểu.
-Mục tiêu: hậu quả việc chiếm đóng của các sứ quân là ĐK cho giặc ngoại xâm tấn công
-Nội dung: Việc chiếm đóng của các sứ quân ảnh hưởng như thế nào đối vớ đất nước?
-Đáp án: Các sứ quân chiếm đóng ở nhiều vị trí quan trọng trên khắp nước ta, liên tiếp đánh
giết lẫn nhau-> đất nước loạn lạc-> là ĐK thuận lợi cho giặc ngoại xâm tấn công.
Câu 2.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Ý nghĩa việc dẹp loạn 12 sứ quân
-Nội dung: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân có ý nghĩa gì?
-Đáp án:
Thống nhất đất nước, lập lại hoà bình trong cả nước -> tạo ĐK xây dựng đất nước vững
mạnh chống lại âm mưu xâm lược của kẽ thù.
Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh -Tiền Lê( 2 tiết)

I. Tình hình chính trị- quân sự
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Thời gian Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế


-Nội dung: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế năm:
A. 965
B. 968
C. 970
D. 976
-Đáp Án: B
Câu 2.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Tên nước thời ĐinhĐinh Tiên Hoàng đặt tên nước là:
A.Đại cồ Việt
B. Đại Việt
C. Đại Ngu
D. Đại Nam
-Nội dung:
-Đáp án: A
Câu 3.
-Thông hiểu
-Mục tiêu: Người trao áo long bào cho Lê Hoàn suy tôn ông lên làm vua
-Nội dung: Người trao áo long bào cho Lê Hoàn suy tôn ông lên làm vua là:
A. Đinh Tiên Hoàng
B. Đinh Liễn
C. Thái hậu Dương Vân Nga
D. Lý Công Uẩn

-Đáp án: C
Câu 4
-Vận dụng:
-Mục tiêu: kinh đô Hoa Lư thời Đinh Tiên Hoàng thuộc tỉnh nào ngày nay?
-Nội dung: kinh đô Hoa Lư thời Đinh Tiên Hoàng thuộc tỉnh nào ngày nay?
A. Tỉnh Hà Nam
B. Tỉnh Ninh Bình
C. Tỉnh Nam Định
D. Tỉnh Thái Bình
-Đáp án: B
Phần 2: Tự luận
Câu 1.
-Thông hiểu
-Mục tiêu: Tổ chức bộ máy chính quyền thời Tiền Lê
-Nội dung: Tổ chức bộ máy chính quyền và quân đội thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
- Đáp án:
+ Bộ máy chính quyền:
Trung ương:
Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có thái sư, đại sư và quan lại gồm 2 ban văn ,võ; con vua
được phong vương và trấn giữ những nơi quan trọng.
Địa phương: Cả nước chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu
+ Quân đội: chia thành 10 đạo gồm: cấm quân và quân địa phương
Câu 2.
Vận dụng


-Mục tiêu: Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn
-Nội dung: Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn giành thắng lợi có ý nghĩa gì?
- Đáp án:


+ Chiến thắng biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta.
+ Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ
Việt.
II. Sự phát triển kinh tế và văn hoá.
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Chính sách phát triển nông nghiệp của nhà Lê
-Nội dung: Nhà Lê có chính sách gì để phát triển nông nghiệp?
A. Khai khẩn đất hoang
B. Chú trọng thuỷ lợi
C. Tổ chức lễ cày tịch điền
D. Các câu trên đều đúng
-Đáp án: D
Câu 2.
-Nhận biết
- Mục tiêu: Biết được tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội
-Nội dung: Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội là :
A. Nông dân
B. Nhà sư
C. Nông nô
D. Nô tì
-Đáp án: D
Câu 3.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Giáo dục thời Đinh -Tiền Lê chưa phát triển
-Nội dung: Tình hình giáo dục thời Đinh -Tiền Lê:
A. Chưa phát triển
B. Đang phát triển
C. Rất phát triển

D. Các câu trên đều đúng
-Đáp án: A
Câu 4.
-Vận dụng:
-Mục tiêu: Thời kì này các nhà sư được trọng dụng.
-Nội dung: Vì sao các nhà sư thời kì này được trọng dụng?
A. Do giáo dục chưa phát triển, các nhà sư rất giỏi chữ hán
B. Trực tiếp dạy học
C. Làm cố vấn trong ngoại giao
D. Các câu trên đều đúng
-Đáp án: D
Phần II. Tự luận
-Câu 1


-Thông hiểu.
-Mục tiêu:Thời Đinh -Tiền Lê bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ
-Nội dung: Thời Đinh -Tiền Lê bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ như thế nào?
-Đáp án:
*Nông nghiệp :
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của làng xã theo tập tục chia cho nông dân cày cấy
-Khai khẩn đất hoang.
-Chú trọng thủy lợi
 Kinh tế ổn định và phát triển.
- Nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng được khuyến khích. Các năm 987,989 được mùa
* Thủ công nghiệp :
-Lập nhiều xưởng thủ công nhà nước: từ thời Đinh đã có xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, may
mũ áo…
-Nghề cổ truyền tiếp tục phát triển : dệt, giấy, gốm.
* Thương nghiệp :

-Đúc tiền đồng.
-Trung tâm buôn bán, chợ … hình thành.
-Nhân dân Việt -Tống qua lại trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới
Câu 2.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Văn hoá thời Đinh -Tiền Lê. Vì sao các nhà sư thời kì này được trọng dụng?
-Nội dung: Nêu tình hình văn hoá thời Đinh -Tiền Lê. Vì sao các nhà sư thời kì này được
trọng dụng?
-Đáp án:
+ Giáo dục chưa phát triển. Nho học chưa tạo được ảnh hưởng
+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.
+Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhiều nhà sư được coi trọng.
+Các loại hình văn hóa dân gian: ca hát, nhảy múa, đua thuyền… tồn tại và phát triển
trong thời kì này.
Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
- Nội dung: nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt:
A. Năm 1009
B. Năm 1010
C. Năm 1045
D. Năm 1054
-Đáp án: D.
Câu 2.
-Nhận biết
-Mục tiêu: 1010 nhà Lý dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long
-Nội dung: Nhà Lý dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long:
A. Năm 1009

B. Năm 1010
C. Năm 1045


D. Năm 1054
-Đáp án: B
Câu 3.
-Nhận biết
-Mục tiêu: 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
-Nội dung: Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
A. Năm 1009
B. Năm 1010
C. Năm 1045
D. Năm 1054
-Đáp án: D
Câu 4.
-Nhận biết
-Mục tiêu: 1045 nhà Lý ban hành bộ luật Hình Thư
-Nội dung: Nhà Lý ban hành bộ luật Hình Thư
A. Năm 1009
B. Năm 1010
C. Năm 1045
D. Năm 1054
-Đáp án: C
Phần II: Tự luận
Câu 1.
-Thông hiểu.
-Mục tiêu: Hoàn cảnh thành lập nhà Lý
-Nội dung: Nhà Lý thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Đáp án:

Năm 1005, Lê Hoàn mất Lê long Đĩnh nối ngôi, năm 1009 Lê long Đĩnh qua đời.
Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.Nhà Lý thành lập
Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long.
Câu 2.
-Vận dụng:
-Mục tiêu: Nhà Lý tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
-Nội dung: Theo em vì sao nhà Lý gả công chúa vá ban chức tước cho các tù trưởng miền
núi?
-Đáp án: Nhằm tăng cường củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố quốc gia thống nhất
Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống( 1075-1077)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: 1075 Lý Thường Kiệt tập kích sang đất Tống giành thắng lợi:
-Nội dung: Lý Thường Kiệt tập kích sang đất Tống giành thắng lợi:
A. Năm 1075
B.Năm 1076
C. Năm 1077
D. Năm 1078
-Đáp án: A
Câu 2.


-Nhận biết
-Mục tiêu: Nhà Lý chống qn xâm lược Tống lần 2 giành thắng lợi:
-Nội dung: Nhà Lý chống qn xâm lược Tống lần 2 giành thắng lợi:
A. Năm 1075
B.Năm 1076
C. Năm 1077
D. Năm 1078

Câu 3.
-Thơng hiểu
-Mục tiêu:
-Nội dung: Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống Tống ở:
A. Sơng Bạch Đằng
B. Sơng Như Nguyệt
C. Sơng Nhị
D. Sơng Hồng
-Đáp án: B
Câu 4.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt
-Nội dung: Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt?
A. Tiến cơng trước để tự vệ
B. Kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hồ
C.Xây dựng căn cứ ở bờ nam sơng Như nguyệt
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-Đáp án: D.
Phần II: Tự luận
Câu 1.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Lý Thường Kiệt tấn cơng sang đất Tống 1075 là cuộc tấn cơng phòng vệ chính
đáng.
-Nội dung: Vì sao nói Lý Thường Kiệt tấn cơng sang đất Tống 1075 là cuộc tấn cơng phòng
vệ chính đáng?
-Đáp án:
+Cuộc tiến công chỉ nhằm vào các căn cứ tích trữ lương
thảo và vũ khí của quân Tống. Như vậy mục tiêu tiến công
là căn cứ quân sự không tấn công vào người dân.
+ Khi tiến công đến đâu Lý Thường Kiệt cũng cho Yết bảng

nói rõ mục đích của cuộc tiến công là phòng vệ.
+Sau khi hạ được thành Ung Châu Lý thường Kiệt đã chủ
động cho quân rút về nước.
Với những chi tiết trên đã chứng tỏ cuộc tiến công sang đất
Tống năm 1076 là cuộc tiến công phòng vệ và không có ý
đồ xâm lược.
Câu 2.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống
(1075 – 1077).


-Nội dung: Hãy nêu những cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng
chiến chống Tống (1075 – 1077)?
-Đáp án:
Tiến công để tự vệ
Tiến công vào căn cứ tập kết quân và lương thực, của giặc.
Sau khi hạ được Ung Châu, Lý thường Kiệt cho quân rút về nước
Xây dựng cân cứ bên bờ nam của sông Như Nguyệt
Kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa.
Bài 12. Đời sống kinh tế- văn hoá
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Lý Thái Tông cho đào kênh Lãm để phục vụ nông nghiệp
-Nội dung: Lý Thái Tông cho đào kênh Lãm
A. Năm 1030
B. Năm 1044
C. Năm 1051
D. Năm 1139

-Đáp án: C
Câu 2.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Vân Đồn là nơi đươc coi là buôn bán sầm uất nhất thời Lý.
Nội dung: Thời Lý, nơi nào đươc coi là buôn bán sầm uất nhất?
A. Hải đảo
B. Vùng biên giới
C. Hội Thống
D. Vân Đồn
-Đáp án: D
Câu 3.
-Nhận biết
-Mục tiêu: 1070 Văn Miếu được xây dựng để thờ Khổng Tử
-Nội dung: Văn Miếu được xây dựng
A. Năm 1070
B. Năm 1075
C. Năm 1076
D. Năm 1077
-Đáp án: A
Câu 4
-Thông hiểu
-Mục tiêu: Đạo phật thời Lý rất phát triển
-Nội dung: Tình hình đạo phật dưới thời Lý
A. Chưa tạo được ảnh hưởng
B. Bắt đầu phát triển
C. Rất phát triển
D. Cả 3 câu trên đều đúng
-Đáp án: C
Phần II: Tự luận



Câu 1.
-Thông hiểu.
-Mục tiêu: Giáo dục, văn hoá thời Lý đạt nhiều thành tựu
-Nội dung: Giáo dục, văn hoá thời Lý đạt thành tựu như thế nào?
-Đáp án:
* Giáo dục :
+ 1070 nhà Lý xây dựng Văn Miếu
+ 1075 mở khoa thi đầu tiên
+1076 mở Quốc tử giám
+Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử.
+Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
 Giáo dục phát triển.
+Các vua nhà Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa tô tượng đúc chuông.
* Văn hóa :
Ca hát nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc điêu khắc ….đều phát triển với phong cách
nghệ thuật đa dạng , độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là: Tháp Báo Thiên, Chùa Một Cột,
tượng phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
=> Hình thành nền văn hoá Thăng Long
Câu 2.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
-Nội dung: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp có mối quan hệ với nhau như thế
nào?
-Đáp án:
+Nông nghiệp phát triển đời sống nhân dân ổn định-> tạo điều kiện cho thủ công nghiệp và
thương nghiệp phát triển.
+Thủ công nghiệp phát triển, hàng hoá phát triển càng nhiều và có chất lượng tốt-> nhu cầu
cần trao đổi giữa các nước với nhau là điều tất yếu xảy ra-> thủ công nghiệp phát triển tạo
điều kiện cho thương nghiệp phát triển.

Bài 13. Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: 1226 nhà Trần được thành lập
-Nội dung: Nhà Trần được thành lập:
A. Năm 1224
B. Năm 1225
C. Năm 1226
D. Năm 1227
Câu 2.
-Nhận biết:
-Mục tiêu: Thời Trần cả nước được chia thành 12 lộ
-Nội dung: Thời Trần cả nước được chia thành bao nhiêu lộ:
A. 10 lộ
B. 11 lộ
C. 12 lộ
D. 24 lộ


-Đáp án: C
Câu 3.
-Thông hiểu.
-Mục tiêu: Nhà Trần thực hiện chế độ thái thượng hoàng
-Nội dung: Một chế độ đặc biệt chỉ xuất hiện trong triều đại nhà Trần, đó là?
A. Chế độ nhiếp chính vương
B. Chế độ thái thượng hoàng
C. Chế độ thái tử sớm
D. Chế độ nhiều hoàng hậu.
-Đáp án: B

Câu 4.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Thời trần có các hương cảng
-Nội dung: Thời trần có các hương cảng nào?
A. Thuận An, Vân Đồn, Hội An
B. Hội Thống, Hội Thiên, Hội An
C. Hội Thống, Vân Đồn, Hội Triều
D. Hội Triều, Vân Đồn, Hội An
-Đáp án: C
Phần II: Tự luận
Câu 1.
-Thông hiểu.
-Mục tiêu: Hoàn cảnh nhà Lý sụp đỗ và nhà Trần được thành lập
-Nội dung: Nhà Lý sụp đỗ và nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
-Đáp án:
+Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại
ăn chơi sa đọa.
+Kinh tế khủng hoảng, mất mùa li tán
+Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào họ Trần để
chống lại các lực lượng nổi loạn.
+12 năm At Dậu( đầu 1226) Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà
Trần thành lập
Câu 2.
-Vận dụng:
-Mục tiêu: Vẽ được sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần và rút ra nhận xét
-Nội dung: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần và rút ra nhận xét?
Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên( Thế kỉ XIII)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết

-Mục tiêu: Câu nói “ Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” của Trần Quốc Tuấn
-Nội dung: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?
A.Trần Quốc Tuấn.
C.Trần Quốc Toản
B.Trần Bình Trọng
D.Trần Thủ Độ
-Đáp án: D
Câu 2.
-Nhận biết


-Mục tiêu: Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống Mông –Nguyên lần 2 và 3
-Nội dung:Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống Mông –Nguyên lần 2 và 3 là:
A.Trương Hán Siêu
C.Trần Khánh Dư
B.Trần Quốc Tuấn
D.Trần Nguyên Khải
-Đáp án: B
Câu 3.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Quân Mông cổ 3 lần xâm lược Đại Việt
-Nội dung: Quân Mông cổ mấy lần đem quân xâm lược Đại Việt
A.Một lần
C.Ba lần
B.Hai lần
D.Bốn lần
-Đáp án: C
Câu 4.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Câu nói quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Tuấn

-Nội dung: “ Nếu bệ hạ(vua) muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”. Đó
là câu nói của ai?
A.Trần Quốc Tuấn.
C.Trần Quốc Toản
B.Trần Bình Trọng
D.Trần Thủ Độ
-Đáp án: A
Phần II: Tự luận
Câu 1.
-Thông hiểu.
-Mục tiêu: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm
lược Mông – Nguyên
-Nội dung: Hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến
chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
-Đáp án:
Nguyên nhân thắng lợi
+Tất cả các tầng lớp, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc tạo thành khối đại đoàn
kết toàn dân, trong đó quý tộc vương hầu là hạt nhân.
+Sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất quan tâm nâng cao
đời sống vật chất tinh thần của nhân dân tạo nên sự gắn bó giữa triều đình với nhân dân.
+Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nồng cốt là quân đội.
+Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là vua Trần Nhân
Tông, tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, buộc giặc từ thế mạnh
chuyển sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị độngđể tiêu diệt chúng giành thắng lợi.
Ý nghĩa lịch sử :
+Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông –Nguyên, bảo vệ độc lập
toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia,
+Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược( góp phần nâng cao lòng tự
hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân)
+Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự , để lại nhiều bài

học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
Câu 2.
-Vận dụng:
-Mục tiêu: Cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần 2.


-Nội dung: Cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần 2?
-Đáp án:
+Tổ chức 1 số trận ở vùng biên giới rồi rút quân để bảo toàn lực lượng
+Tạm rút khỏi kinh thành thực hiện chiến lược VKNT
+Dùng mưu lừa địch để thoát khỏi thế gọng kìm và đưa chúng vào thế bị động, thiếu
lương thực
+Tổng phản công giành thắng lợi khi thời cơ đến
Bài 15.Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Nông nô- tầng lớp nào mới xuất hiện trong XH thời Trần
-Nội dung: Tầng lớp nào mới xuất hiện trong XH thời Trần so với thời Lý? (Chọn ý đúng
nhất)
A. Nô tỳ
B. Vương hầu, quí tộc.
C. Địa chủ
D. Nông nô
-Đáp án: D
Câu 2.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Người dâng sớ đòi vua Trần chém đầu 7 tên nịnh thần - Chu Văn An
-Nội dung: Ai là người dâng sớ đòi vua Trần chém đầu 7 tên nịnh thần
A.Trương Hán Siêu

C.Trần Khánh Dư
B.Trần Quốc Tuấn
D.Chu Văn An
-Đáp án: D
Câu 3.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Tác phẩm “ Binh thư yếu lược” -Trần Hưng Đạo
-Nội dung: Tác phẩm “ Binh thư yếu lược” do ai viết?
A. Trần Quang Khải
B. Trần Hưng Đạo
C. Trần Quốc Toản
D. Trần Nguyên Đán
-Đáp án: B
Câu 4.
-Thông hiểu.
-Mục tiêu:
-Nội dung: Bộ “ Đại Việt sử kí” là của ai?
A. Trần Quang Khải
B. Trần Hưng Đạo
C. Lê văn Hưu
D. Trần Nguyên Đán
-Đáp án: C
Phần II: Tự luận
Câu 1.
-Thông hiểu.


-Mục tiêu: Văn học thời Trần lại mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc
-Nội dung: Vì sao văn học thời Trần lại mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc?
-Đáp án:

Đất nước vừa trải qua 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên giành thắng
lợiĐạo phật thời Trần vẫn phát triển tuy không bằng thời Lý
Câu 2.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Đạo phật thời Trần vẫn phát triển tuy không bằng thời Lý
-Nội dung: Căn cứ vào chi tiết nào để nói rằng: Đạo phật thời Trần vẫn phát triển tuy không
bằng thời Lý?
-Đáp án:
Trong nước có nhiều người đi tu, kể cả những người thuộc tầng lớp giai cấp thống trị. Chùa
mọc lên nhiều nơi. “ Nhân dân quá nữa làm sư, trong nước chỗ nào cũng có chùa”
Bài 16. Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
Phần I. Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: TK XIV, có 9 lần vỡ đê, lụt lớn
-Nội dung: TK XIV, có mấy lần vỡ đê, lụt lớn?
A. 9 lần
B. 10 lần
C. 11 lần
D. 12 lần
- Đáp án: A
Câu 2.
-Nhận biết:
-Mục tiêu: Cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở Hải Dương.
-Nội dung: Cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ ở:
A. Hải Dương
B. Thanh Hoá
C. Sơn Tây
D. Nghệ An
-Đáp án: A

Câu 3.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Sơn Tây
-Nội dung: Cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở
A. Hải Dương
B. Thanh Hoá
C. Sơn Tây
D. Nghệ An
-Đáp án: C
Câu 4
-Nhận biết
-Mục tiêu: Đại Ngu - Quốc hiệu nước ta dưới thời Hồ
-Nội dung: Quốc hiệu nước ta dưới thời Hồ


A.Cổ Loa
B.Hoa Lư

C.Đại Ngu
D.Đại Cồ Việt

-Đáp án: C
Phần II: Tự luận
Câu 1.
-Nhận biết
-Mục tiêu: Biện pháp cải cách Hồ Quí Ly
-Nội dung: Nêu những biện pháp cải cách Hồ Quí Ly?
-Đáp án:
-Chính trị
+ Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ

Trần.
+ Đổi tên 1 số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cáh làm việc của bộ máy chính quyền
các cấp. Các cơ quan ở triều đình phải về các lộ để nắm bắt tình hình.
-Kinh tế:
+ Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.
+ Ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.
-Xã hội:
+ Ban hành chính sách hạn nô; năm đói kém phải bắt nhà giàu bán thóc cho dân...
-Văn hóa giáo dục:
+ Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục.
+ Dịch sách chữ hán ra chữ nôm, sửa đổi quy chế thi cử, học tập.
-Quốc phòng:
+ Làm sổ hộ tịch tăng quân số .
+ Chế tạo nhiều loại súng mới phòng thủ nơi hiểm yếu.
+ Xây dựng thành kiên cố.
Câu 2.
-Vận dụng
-Mục tiêu: Hiểu được Hồ Quý Ly người có tài, là người yêu nước, tiến bộ, là nhà cải cách
nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.
-Nội dung: Nhận xét, đánh giá về nhân vật Hồ Quý Ly?
-Đáp án: Ông là người có tài, là người yêu nước, tiến bộ, là nhà cải cách nổi tiếng trong lịch
sử nước ta thời phong kiến.



×