Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nhận thức Tâm Lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.35 KB, 3 trang )

Phần 3 : NHẬN THỨC
1. Khái Niệm và các nhân tố ảnh hưởng
 Nhận thức là quá trình qua đó cá nhân tổ chức, sắp xếp và lý giải những ấn tượng
cảm giác của mình để đưa ra ý nghĩa cho một tình huống thực tế cụ thể .Nhiều
nghiên cứu về nhận thức cho thấy các cá nhân khác nhau có thể nhìn nhận và hiểu
vấn đề theo nhiều cách khác nhau.Thực tế là không ai nhìn thấy được hiện
thực.Chúng ta chỉ diễn giải những gì chúng ta nhìn thấy và gọi đó là hiện thực.
Tuy nhiên những điều chúng ta nhận thức có thể khác với sự thật khách quan.
Ví dụ: khi chúng ta nhìn một người phụ nữ, có người thấy cô ấy đẹp nhưng có
người lại cho rằng cô ấy không đẹp…
 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức :
+ Người nhận thức (chủ thể nhận thức): những đặc tính cá nhân như thái độ,
động cơ, mối quan tâm, kinh nghiệm và kỳ vọng là những yếu tố ảnh hưởng đến
nhận thức của mỗi người.
+ Mục đích của nhận thức(đối tượng nhận thức): Các đặc điểm của mục tiêu được
quan sát có thể ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta.
Ví dụ, trong đám đông, những người hoạt bát, ồn ào lại gây được chú ý nhiều hơn
so với những người ít nói. Mục tiêu nhận thức không thể nhìn đơn lẻ, mối quan hệ
giữa mục tiêu nhận thức và nền tảng của mục tiêu đó sẽ ảnh hưởng đến nhận thức
của chúng ta.
+ Bối cảnh tình huống:Bối cảnh cũng tác động rất lớn đến nhận thức. Thời điểm,
ánh sáng, nhiệt độ của môi trường làm việc cũng làm cho chúng ta nhìn cùng một
sự vật theo cách khác nhau. Ví dụ, buổi tối đi dự tiệc, với ánh sáng màu vàng, ta
thấy Lan rất đẹp, sáng hôm sau nhìn lại thì thấy Lan …không đẹp nữa.
2. Lý thuyết Qui kết
 Tập trung vào nhận thức về con người
 Giải thích cách chúng ta đánh giá một người các cách khác nhau dựa vào ý nghĩa,
giá trị mà chúng ta quy cho một hành vi nhất định
Vì vậy nhận thức và đánh giá của chúng ta về các hành động của một người sẽ bị chi phối
đáng kể bởi những giả thuyết về tình trạng nội tại của con người đó.
Lý thuyết qui kết được đưa ra để giải thích về cách chúng ta đánh giá về một người các


cách khác nhau dựa vào ý nghĩa,giá trị mà chúng ta cho một hành vi nhất định.Lý thuyết
này cho rằng khi quan sát hành vi của một cá nhân,chúng ta cố gắng xác định xem liệu
hành vi đó xuất phát từ nguyên nhân bên trong hay bên ngoài và sự xác định đó còn phụ
thuộc vào 3 yếu tố :


– Tính riêng biệt: liệu một cá nhân có thể hiện cùng hành vi trong những tình huống khác
nhau? – Sự liên ứng: sự phản ứng theo cách tương tự nhau trong những tình huống tương
tự nhau của mọi người
– Sự nhất quán: hành động của một người luôn phản ứng theo cùng một cách
Các hành vi có nguyên nhân từ bên trong là những hành vi trong phạm vi kiểm soát của
cá nhân.Các hành vi có nguyên nhân từ bên ngoài là kết quả của những nguyên nhân bên
ngoài : Nghĩa là người đó được coi là bị tình huống bắt buộc đi tới hành vi. Ví dụ : Nếu
như một số các nhân viên của cơ quan đi làm muộn,nhà quản lý có thể qui việc đi làm
muộn của anh ta do tối hôm trước anh ta đã tụ tập,nhậu nhẹt say bí tỉ cho đến sáng và ngủ
quên. Đây sẽ là sự diễn giải từ bên trong.Nhưng nếu nhà quản lý đó qui việc anh ta đến
muộn là do tắc nghẽn giao thông trên con đường mà anh ta thường đi thì đó là đang có
một qui kết bên ngoài.
Việc đánh giá một con người còn phụ thuộc vào tính riêng biệt,sự liên ứng và sự nhất
quán của cấc hành động.
 Tính riêng biệt : liệu một cá nhân có thể hiện cùng hành vi trong những tình
huống khác nhau? Ví dụ, nếu một người nào đó lúc nào cũng than phiền, hay bất
mãn trong các tình huống khác nhau thì tính phân biệt của họ thấp và ngược lại.
 Sự liên ứng: sự phản ứng theo cách tương tự nhau trong những tình huống tương
tự nhau của mọi người
 Sự nhất quán : hành động của một người luôn phản ứng theo cùng một
cách không ?
Ví dụ : Có 2 nhân viên A, B cùng đi làm muộn 20 phút nhưng có thể được nhận
thức theo hai cách khác nhau, nếu như đối với một nhân viên A là một sự không
bình thường *( cô A rất hiếm khi đi muộn (,trong khi nhân viên thứ hai lại là một

hiện tượng thường xuyên ( hầu như ngày nào Cô B cũng đến muộn (.Hành vi càng
nhất quán thì người quan sát càng có xu hướng qui nó về những nguyên nhân bên
trong.
Những nhân tố trên đây giải thích vì sao cấc hành vi tương tự không được hiểu một cách
tương tự.Chúng ta nhìn vào hành động và đánh giá chúng trong bối cảnh tình huống của
chúng. Ví dụ : nếu như bạn là SV giỏi nhưng lại trượt một bài kiểm tra giũa kỳ,thì thầy
giáo có thể không chú ý đến kết quả kém đó của bạn.Tại vì thầy giáo sẽ qui những
nguyên nhân của thành tích không bình thường này cho các nguyên nhân bên ngoài.Nó sẽ
không phải lỗi của bạn nhưng thầy giáo sẽ không cho điểm cao đối với một sinh viên
thường xuyên bị điểm thấp.Nếu người trong lớp không vượt được qua bài kiểm tra,thầy
giáo có thể cho rằng đó là do cấc nguyên nhân bên ngoài chứ không phải nằm trong khả
năng kiểm soát của Sv ( thầy giáo có thể cho rằng câu hỏi quá khó ..)
3. Những hạn chế thường gặp khi phán xét người khác


 Tác động hào quang.
Tác động hào quang xảy ra khi chúng ta rút ra ấn tượng chung về một người dựa
trên một đặc tính duy nhất của người đó. Ví dụ một nhân viên thường đi làm trễ,
những người khác phải làm giúp việc của anh ta. Giám đốc biết điều đó nhưng vẫn
đánh giá cao nhân viên này chỉ bởi vì giám đốc thích anh ta và biết rằng anh ta
thường làm việc tốt. Hay một số bạn trẻ hâm mộ ca sĩ T chỉ vì anh ta đẹp trai và
tác động này đã làm cho họ không còn chú ý đến chất giọng, phong cách biểu diễn
của ca sĩ
 Sự Rập khuôn.
Rập khuôn là khi chúng ta phán xét một người dựa trên nhận thức về nhóm mà
người này là thành viên. Ví dụ, bạn nhận xét như thế nào về những người đeo mắt
kính, họ là những người thông minh? Hay nếu trước kia công ty đã tuyển một
người tốt nghiệp Đại học Mở TP.HCM và nhân viên này làm việc rất tốt, thì trong
quá trình tiếp tục tuyển dụng sau này, hội đồng thường cho là những ứng cử viên
tốt nghiệp từ trường này sẽ làm việc tốt.

 Sự tương đồng giả định
Một cách đơn giản ,nếu cho rằng họ giống chúng ta,sự tương đồng giả định hay
hiệu ứng giống như tôi đẫn đến việc nhận thức của một cá nhân về người khác bị
chi phối nhiều bởi giống với nhà qaun sát hơn bởi giống người đang bị quan sát.
dễ dàng quy kết người khác vì nghĩ rằng những người đó cũng giống mình. Khi
chúng ta hay nói dối thì nghe những người khác nói, ta sẽ cho là họ cũng đang nói
dối.
 Độ chọn lọc
Các cá nhân không thể nhận thức được hết những gì họ quan sát.Vì vậy họ tiến
hành quan sát theo độ chọn lọc.họ phân chúng thành những mẩu nhỏ.nhạn thức
độ chọn lọc giúp chúng ta nhanh phán xét người khác nhưng có thể có rủi ro và
cho chúng ta không chính xác
 Tác động trái ngược
Tác động trái ngược là cách đánh giá một cá nhân chịu ảnh hưởng bởi sự so sánh
với những người khác. Ví dụ khi trình bày trên lớp, nếu hai người trình bày trước
nói vấp váp, lúng túng, quên trước quên sau, trong khi người thứ ba tự tin và trình
bày lưu loát hơn, thì giảng viên có thể sẽ cho điểm người thứ ba cao hơn cho dù
nội dung trình bày chưa chắc đã tốt hơn hai người trước đó.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×