Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

SKKN Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn tập đọc kể chuyện lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 27 trang )

Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

GIÚP HỌC SINH KỂ CHUYỆN TỐT
TRONG MÔN TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN LỚP 3

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một trong những mục tiêu quan trọng trong phân môn kể chuyện ở tiểu
học nói chung và ở lớp 3 nói riêng là phát triển kĩ năng nói cho học sinh, bao
gồm: kĩ năng độc thoại (kể lại câu chuyện đã học hay đã được nghe theo những
mức độ khác nhau) và kĩ năng đối thoại (tập dựng lại câu chuyện theo các vai
khác nhau, bước đầu biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp như nét mặt,
cử chỉ, điệu bộ).
Như vậy, có thể khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của việc dạy – học kể
chuyện là giúp học sinh biết tự tạo lập một ngôn bản nói bằng việc tái tạo hệ
thống ý tưởng và vận dụng lại ngôn từ được thể hiện trong một truyện kể. Trước
khi kể chuyện, học sinh phải đọc hoặc nghe để hiểu truyện, nắm được hệ thống ý
của truyện, ghi nhớ được một số ngôn từ mà truyện đã sử dụng. Trên cơ sở ấy,
học sinh tái tạo lại ý tưởng của truyện bằng cách vận dụng, phối hợp với ngôn từ
trong truyện với vốn ngôn ngữ riêng của mình để thuật truyện. Đây là một trong
những đặc điểm và cũng là lợi thế của hoạt động kể chuyện trong việc thực hiện
nhiệm vụ phát triển khả năng ngôn ngữ cho học sinh. Cụ thể là nó làm cho khả
năng sử dụng văn nói mang đậm tính chất khẩu ngữ, tự nhiên của học sinh
chuyển dần sang hoạt động nói có ý thức, có tổ chức với chủ đề rõ ràng , nhất
quán, với từ ngữ được chọn lọc và với cấu trúc ý tưởng chặt chẽ. Nhờ vậy, việc
sử dụng ngôn ngữ nói của các em ngày càng gắn với ngôn ngữ viết – ngôn ngữ
văn hóa.
Việc phát triển kĩ năng nói thông qua phân môn kể chuyện cũng làm cho
văn nói của học sinh gần với phong cách của văn viết – thứ ngôn ngữ văn
chương được tác giả trau chuốt, có khả năng gợi hình, gợi cảm và thể hiện được
những góc cạnh tinh tế của đời sống tâm hồn của con người. Vì đặc điểm của
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm



1


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

truyện đọc là nội dung của nó luôn được phát triển trên một hệ thống tình tiết
(cốt truyện). Do đó, phân môn kể chuyện có khả năng rất lớn trong việc rèn kĩ
năng nói có tổ chức về nội dung, có chọn lọc về sử dụng ngôn ngữ. “Sau nhiều
năm giảng dạy ngôn ngữ cho trẻ em tiểu học và dùng văn chương như một
phương tiện giáo dục các em, nhiều nhà sư phạm phương Tây khẳng định kể
chuyện là một kiểu làm văn chủ yếu của các em. Đó là công cụ hữu hiệu giúp
giáo viên bắc một cầu nối giữa việc sử dụng văn nói và văn viết của trẻ. Làm
cho văn nói vốn mang đậm tính chất khẩu ngữ của các em ngày càng trở nên
trau chuốt hơn, tinh tế hơn”.(*)
Hiện nay, việc dạy - học phân môn kể chuyện ở trường tiểu học đã có
những thay đổi so với trước đây. Đó là không còn sách giáo khoa dành riêng
cho phân môn kể chuyện như chương trình cải cách giáo dục 1981. Ngữ liệu kể
chuyện cũng đa dạng hơn bao gồm các tác phẩm văn chương trong nước và
nước ngoài với nhiều thể loại khác nhau (truyện dân gian, truyện khoa học,
truyện danh nhân, truyện người thật việc thật, truyện ngắn hiện đại… Bên cạnh
nguồn ngữ liệu này chương trình tiểu học mới còn khai thác nguồn ngữ liệu do
học sinh tự tạo thông qua hình thức tổ chức cho học sinh kể lại chuyện đã chứng
kiến hoặc tham gia (lớp 4, 5).
Riêng ở lớp 3, chương trình môn Tiếng Việt không có tiết kể chuyện riêng
mà bố trí trong bài tập đọc hai tiết ở đầu mỗi tuần. Học sinh luyện đọc và tìm
hiểu bài đọc khoảng 1,5 tiết rồi chuyển sang hoạt động kể chuyện 0,5 tiết. Nội
dung truyện kể chính là những câu chuyện mà các em vừa được học trong bài
đọc.
Mặc dù, giáo viên rất cố gắng trong việc tổ chức dạy – học phân môn kể

chuyện nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ của môn học. Tuy nhiên, qua thực
tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp, bản thân tôi nhận thấy, hoạt động dạy – học
kể chuyện vẫn còn những hạn chế đáng kể ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn
thành mục tiêu rèn luyện và phát triển ngôn ngữ nói cho học sinh. Đó là:
(*) Hoàng Thị Tuyết – Lí luận dạy học tiếng Việt ở tiểu học – Phần II
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

2


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

- Học sinh phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào văn bản truyện đã học, trong
đó có những em học thuộc truyện rồi lên đọc lại trước lớp.
- Việc ghi nhớ cốt truyện của học sinh còn thiếu chắc chắn, thường nhầm
lẫn giữa các tình tiết, nhân vật dẫn đến việc kể chuyện không trôi chảy, nội dung
câu chuyện bị rời rạc có khi còn bị lệch lạc.
- Phong cách kể chuyện của học sinh còn thiếu tự nhiên, thường thiếu
phần mở đầu và kết thúc câu chuyện.
- Giáo viên còn thiếu những phương pháp thích hợp để khuyến khích học
sinh sử dụng và phát triển ngôn ngữ riêng cũng như khả năng sáng tạo của các
em trong các tiết kể chuyện.
Với những băn khoăn đó, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp
nhằm khắc phục những hạn chế nêu ở trên. Điều này bước đầu đã mang lại
những hiệu quả đáng kể trong việc dạy – học phân môn kể chuyện ở lớp 3, đồng
thời góp phần giúp các em học tốt hơn ở một số môn học và hoạt động khác. Đó
là động lực khuyến khích tôi mạnh dạn lựa chọn và trình bày những kinh
nghiệm của mình trong đề tài “Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc
Kể chuyện lớp 3”.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:

1. Đặc điểm tình hình của lớp:
Năm học 2014 – 2015, tôi được lãnh đạo nhà trường phân công dạy lớp
3A3. Lớp có 31 học sinh với 11 học sinh nữ. Đa số các em đều là con em công
nhân công ty cao su Phước Hòa, được gia đình quan tâm và có điều kiện học tập
khá tốt. Qua kết quả khảo sát đầu năm, kĩ năng kể chuyện của học sinh được
xác định như sau: kể được chuyện: 3 em, chiếm 9,7%; kể chuyện dựa vào bài
tập đọc: 7 em, chiếm 22,6%; kể chuyện còn ê a phải có sự trợ giúp của giáo vên:
15 em, chiếm 48,4%; chưa kể được chuyện: 6 em, chiếm 19,4%.
2. Thuận lợi và khó khăn:
a) Thuận lợi:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

3


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

- Phương tiện dạy học phục vụ cho phân môn đầy đủ, đảm bảo về chất
lượng, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại.
- Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi
hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh.
- Phụ huynh học sinh tích cực phối hợp với giáo viên trong việc giảng dạy
và giáo dục con em.
b) Khó khăn:
- Một bộ phận học sinh chưa tích cực trong các hoạt động học tập; kỹ
năng tập đọc và kể chuyện còn nhiều hạn chế.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 KỂ CHUYỆN TỐT
TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN.
1. Biện pháp rèn hiểu truyện – nhớ truyện

Hiểu truyện là việc ghi nhớ nội dung câu chuyện một cách tích cực. Đó là
một trong hai yếu tố chính mà người học cần thực hiện trong tiết kể chuyện
(hiểu truyện và kể lại truyện). Có hiểu truyện thì kể chuyện mới trôi chảy, đúng
trình tự diễn biến của câu chuyện. Hiểu nội dung truyện không đơn thuần là nắm
được tất cả các sự kiện – chi tiết, mà là việc nhận ra mối liên hệ giữa các sự
kiện, chi tiết cũng như nhận ra ý nghĩa của các chi tiết ấy. Đó là quá trình học
sinh nhập nội dung câu chuyện thành một hệ thống ý tưởng của bản thân, tạo
tiền đề để các em thể hiện lại những ý tưởng ấy qua lới kể của mình. Sau đây là
một số biện pháp giúp rèn khả năng hiểu truyện cho học sinh:
1.1. Giúp học sinh hiểu truyện thông qua hoạt động tìm hiểu nội dung bài
đọc:
Ở lớp 3, hoạt động tìm hiểu nội dung bài tập đọc (đối với những bài tập
đọc – kể chuyện) cũng chính là phần tìm hiểu nội dung câu chuyện. Đây là một
lợi thế lớn cho hoạt động kể chuyện tiếp theo. Vì vậy, để học sinh có được một
hệ thống ý tưởng của câu chuyện, tạo tiền đề tốt cho việc kể chuyện của các em
giáo viên cần phải có sự quan tâm giúp học sinh hiểu được nội dung câu chuyện
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

4


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

ngay sau khi tìm hiểu bài đọc. Muốn vậy, giáo viên cần khai thác hiệu quả hệ
thống câu hỏi mà sách giáo khoa đã đề cập. Để làm được điều này, người thầy
phải biết lựa chọn những hình thức và biện pháp dạy học phù hợp, xác định rõ
đâu là câu hỏi dành cho hoạt động cá nhân, đâu là câu hỏi dành cho hoạt động
nhóm. Bên cạnh đó, giáo viên còn cần ghi chép những chi tiết chọn lọc nhằm
giúp học sinh dễ hệ thống hóa nội dung câu chuyện và làm “điểm tựa” để các em
kể chuyện trước lớp.

Ví dụ, trong tiết tập đọc – kể chuyện “Người lính dũng cảm” – (Tiếng
Việt 3, tập 1)

tôi xác định các câu hỏi dành cho cá nhân (là những câu hỏi mà học sinh có thể
hoàn toàn dựa vào các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh có sẵn trong bài học để trả lời)
bao gồm:
Câu 1: Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì ? Ở đâu ?
Câu 3: Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì ?
Câu 4: Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp ?

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

5


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

Các câu hỏi dành để thảo luận nhóm (là những câu hỏi đòi hỏi học sinh
phải có sự phân tích, tổng hợp trước khi đưa ra câu trả lời) gồm có:
Câu 2: Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
Câu 5: Ai là “Người lính dũng cảm” trong truyện này? Vì sao?
Để học sinh có định hướng trong việc trả lời câu hỏi, tôi luôn yêu cầu các
em đọc các đoạn ngữ liệu có chứa thông tin rồi tìm chi tiết thích hợp cho câu trả
lời. Chẳng hạn với câu hỏi 1 trong ví dụ trên, tôi đưa ra yêu cầu như sau: Em
hãy đọc đoạn 1 và 2 rồi cho biết “Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì? Ở đâu?”
(1 học sinh đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp đọc thầm theo). Với cách làm này,
học sinh không chỉ tìm được câu trả lời cho câu hỏi mà các em còn được tiếp tục
luyện đọc, ghi nhớ được những ngôn từ, chi tiết chính của truyện tạo tiền đề tốt
cho việc diễn đạt khi kể chuyện.
Ngoài những câu hỏi trong sách giáo khoa, khi cần tôi cũng thường đặt

thêm những câu hỏi mang tính gợi mở như “Vì sao nhân vật lại hành động như
vậy?” hoặc “Chi tiết…. cho em biết điều gì?”, “Chi tiết nào cho em biết điều
đó?”… để học sinh hiểu thêm về những suy nghĩ, cảm xúc, cách giải quyết mâu
thuẫn… của nhân vật. Qua đó giúp các em tích lũy vốn ngôn ngữ, mở rộng vốn
sống và nâng cao khả năng cảm nhận về hiện thực cuộc sống.
Trong kể chuyện, mỗi câu chuyện luôn là một thông điệp của tác giả gửi
đến người đọc, người nghe. Thông điệp này nói với bạn đọc về một khía cạnh
nào đó liên quan đến sự phát triển đời sống nội tâm hay tinh thần của con người,
đề cao những nhân cách tốt đẹp và phê phán những nhân cách có nguy cơ hủy
hoại thế giới con người. Vì vậy, ngoài việc giúp học sinh hiểu được nghĩa hiển
ngôn, giáo viên còn phải giúp các em hiểu thêm nghĩa hàm ngôn của câu
chuyện. Và kiểu câu hỏi “Câu chuyện muốn nhắn gửi (nhắc nhở) chúng ta điều
gì?” thường không thể thiếu sau mỗi hoạt động tìm hiểu truyện.
1.2. Giúp học sinh hiểu truyện bằng cách lập dàn ý, nắm cốt truyện:

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

6


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

Lập dàn ý hay nắm cốt truyện là cách giúp học sinh nắm được trật tự các
sự kiện quan trọng của truyện, đồng thời nhận ra mối liên hệ giữa các ý. Hơn
nữa, việc nắm ý chính để xây dựng thành dàn ý truyện còn tạo điều kiện cho học
sinh rèn luyện nhận ra các từ ngữ “khóa” thể hiện ý quan trọng để dễ dàng ghi
nhớ cốt truyện.
Đối với học sinh lớp 3, việc lập dàn ý truyện là yêu cầu đang trong quá
trình được rèn luyện. Vì vậy việc ghi chép những từ ngữ, ý chính của từng đoạn
của câu chuyện trên bảng lớp (hoặc trên màn chiếu) của giáo viên là hết sức có ý

nghĩa. Tôi thường tiến hành việc ghi chép này đồng thời trong hoạt động tìm
hiểu bài của học sinh.
Ví dụ: Lập dàn ý truyện “Người lính dũng cảm” (TV3 – Tập 1)

HS trả lời câu hỏi

GV chốt ý chính và ghi bảng (dàn ý)

- Câu 1: Các bạn nhỏ trong truyện chơi - Đoạn 1: Các bạn nhỏ chơi trò “bắn
trò gì? Ở đâu?

máy bay địch” (bắt chuồn chuồn) trong
vườn trường.

- Câu 2: Vì sao chú lính nhỏ quyết định
chui qua lỗ hổng dưới chân rào?

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

- Đoạn 2: Chú lính nhỏ muốn bảo vệ
hàng rào nhưng đồng đội của chú đã
7


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

- Câu 3: Việc leo rào của các bạn khác làm sập nó.
đã gây hậu quả gì?
- Câu 4: Thầy giáo chờ mong điều gì ở
học sinh trong lớp?


- Đoạn 3: Thầy giáo mong rằng bạn
nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và
luống hoa.

- Câu 5: Ai là “Người lính dũng cảm” - Đoạn 4: Khen chú lính nhỏ là người
trong truyện này? Vì sao?
dũng cảm vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Câu 6 (câu hỏi thêm): câu chuyện - Ý nghĩa: Khi phạm lỗi phải biết nhận
muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
lỗi và sửa lỗi.
Trước khi bước vào hoạt động kể chuyện, giáo viên yêu cầu học sinh đọc
thầm lại toàn bộ những từ ngữ hay ý chính đã được giáo viên tóm lược trên bảng
rồi chi tiết hóa các ý đó bằng cách gạch dưới các từ ngữ liên quan có trong đoạn.
trên cơ sở đó hình thành dàn ý rồi tóm ý.
Ví dụ: Từ ý chính của đoạn 4 trong câu chuyện “Người lính dũng cảm”
(khen chú lính nhỏ là người dũng cảm vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi), học sinh
đối chiếu với đoạn 4 trong sách giáo khoa rồi chi tiết hóa ý của đoạn bằng cách
gạch dưới những từ ngữ cho biết điều đó. Chẳng hạn:
4. Khi tất cả túa ra khỏi lớp, chú đợi viên tướng ở cửa, nói khẽ: “Ra vườn
đi !”
Viên tướng khoát tay:
- Về thôi !
- Nhưng như vậy là hèn.
Nói rồi chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.
Những người lính và viên tướng sững lại nhìn chú lính nhỏ.
Rồi, cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy
dũng cảm.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm


8


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

Tranh 4 của truyện Người lính dũng cảm
dũngcảm

1.3. Sử dụng tranh, ảnh:
Tranh ảnh là một trong những phương tiện dạy học phổ biến và hữu ích
trong dạy học kể chuyện. Nó giúp học sinh hình dung một cách sinh động về các
tình huống của truyện, từ đó dựng lại trong trí tưởng tượng của các em hình ảnh
và những diễn biến của truyện, giúp các em dễ nhớ, dễ kể. Tuy nhiên để khai
thác hiệu quả các loại tranh ảnh, giáo viên cần có phương pháp sử dụng linh
hoạt loại phương tiện này. Chẳng hạn, ngoài việc dùng để giới thiệu truyện hoặc
để học sinh dựa vào tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện, giáo viên còn có thể
sử dụng tranh minh họa câu chuyện trong một số tình huống nhằm giúp học
sinh định hướng, ghi nhớ truyện như:
- Nhìn tranh kết hợp với tựa truyện đoán nội dung của truyện.
- Xếp lại tranh theo đúng trình tự câu chuyện.
- Xác định tranh thể hiện nội dung chính của truyện.
- Học sinh nhìn tranh rồi đặt câu hỏi cho bạn để bạn trả lời về nội dung
của bức tranh.
- Thêm vào tranh những chi tiết không có trong truyện rồi yêu cầu học
sinh chỉ ra những chi tiết ấy.
- Xóa hoặc che bớt một vài chi tiết quan trọng trong tranh rồi yêu cầu học
sinh nêu ra những chi tiết ấy…
Có như vậy việc khai thác tranh sẽ được triệt để và hiệu quả hơn.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm


9


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

Hũ Bạc của người cha

Hai Bà Trưng

Học sinh quan sát tranh và sắp xếp tranh theo thứ tự nội dung câu chuyện

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

10


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

1.4. Hệ thống những sự kiện – chi tiết của truyện bằng sơ đồ:
Để hướng các em đến một phương cách nắm nội dung truyện kể một cách
tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khám phá các sự kiện,
chi tiết quan trọng của truyện mà còn phải giúp các em hệ thống được những sự
kiện, chi tiết đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa
các sự kiện, chi tiết của truyện sẽ hỗ trợ tối đa các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận
thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo của học sinh trong lúc kể
chuyện. Sau đây là một số kiểu hệ thống sự kiện – chi tiết truyện bằng sơ đồ.
1.4.1. Mạng kể chuyện:
Mạng kể chuyện là “hình ảnh” mối liện hệ giữa các nhân vật và sự kiện có
trong truyện được thực hiện bằng cách biểu tượng hóa nhân vật chính và các

nhân vật khác của truyện cùng với những tình tiết liên quan đến mỗi nhân vật.
Cách thực hiện:
- Xác định và biểu tượng hóa nhân vật chính và các nhân vật khác trong
truyện.
- Tìm những lời nói, hành động của nhân vật, gạch dưới những cụm từ
chủ chốt thể hiện những hành động ấy rồi viết ra xung quanh biểu tượng nhân
vật.
- Vẽ các đường thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện.
- Tìm ra các từ thể hiện ý nghĩa của người kể chuyện vế mối quan hệ đó.
- Nhìn mạng kể lại chuyện.
Ví dụ: Mạng kể chuyện bài đọc “ Chiếc áo len” (Lớp 3 – tuần 3)
Tập đọc – kể chuyện

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

11


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

Thấy Hòa có chiếc áo len đẹp và ấm
Muốn được mẹ mua chiếc áo như của Hòa
Lan

Dỗi mẹ, đi nằm, vờ ngủ
Ân hận, muốn xin lỗi mẹ

Lan đã biết thương
mẹ hơn khi nghe
câu chuyện giữa

mẹ và anh Tuấn

Mong trời sáng để đến xin lỗi mẹ
Bối rối khi Lan muốn mua áo giống của Hòa
Nói với Lan: Cái áo của hòa đắt bắng tiền mua
áo cho cả hai anh em Lan

Mẹ

“Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo ấm,
con sẽ ốm mất.”

Tuấn rất thương
em và hiểu được
nỗi lòng của mẹ.

Nói với Tuấn:
“ Để mẹ nghĩ đã, con đi ngủ đi”.
Nói với mẹ dành hết tiền để mua áo cho Lan

anh
Tuấn

Động viên mẹ: Con khỏe lắm mẹ ạ. Con sẽ mặc
thêm nhiều áo cũ ở bên trong.
1.4.2. Sơ đồ trình tự kết hợp câu hỏi:
Cách thực hiện:
- Trước khi học sinh kể chuyện, giáo viên đặt yêu cầu: “Trong các em, ai
có thể nhắc lại những chi tiết chính của truyện ? Điều gì xảy ra trước tiên ?”
- Giáo viên vẽ các vòng tròn rồi viết vào đó những chi tiết chính mà học

sinh kể ra.
- Giáo viên hỏi tiếp: “ Điều gì xảy ra tiếp theo ?” Giáo viên lại tiếp tục
viết những chi tiết học sinh kể vào các vòng tròn.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

12


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

- Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi và thực hiện như thế cho đến khi tất cả các
sự kiện chính của câu chuyện được viết hết vào các vòng tròn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại các sự kiện đã được liệt kê rồi hỏi:
“Các sự kiện này đã được nêu đúng trình tự chưa? Có chi tiết nào thừa hoặc bị
bỏ sót hay không?”
- Giáo viên cùng học sinh điều chỉnh những điều đã viết theo yêu cầu thay
đổi của học sinh (nếu có).
- Học sinh dựa vào sơ đồ trình tự câu chuyện để kể lại.
Ví dụ: Sơ đồ trình tự truyện “Đôi bạn” (Lớp 3 – Tuần 16)

Thành, Mến - đôi
bạn thân ngày
nhỏ

Lời nói của bố

đón
Mến ra chơi


Về nhà

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

Hai bạn
đi đến công viên

Mến cứu cậu bé

Cùng
chơi ven hồ

Cậu bé đuối nước
đang kêu cứu

13


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

1.4.3. Lập bản đồ truyện:
Lập bản đồ truyện là cách giúp học sinh hệ thống lại các sự kiện – chi tiết
xảy ra tại mỗi nơi chốn và có liên quan trực tiếp đến các nhân vật trong truyện.
Hình thức sử dụng bản đồ truyện thích hợp với việc dạy các truyện có ít tranh
ảnh minh họa và trong đó có hơn hai địa điểm được giới thiệu. Đây là một hoạt
động đòi hỏi học sinh phải đọc kỹ truyện và suy nghĩ nhiều về truyện. Vì vậy nó
có giá trị nhiều trong việc giúp các em ghi nhớ truyện và sáng tạo trong việc kể
chuyện.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Giáo viên sử dụng câu hỏi để giúp học sinh liệt kê ra được tất cả

những nơi chốn được giới thiệu trong truyện. Giáo viên biểu tượng hóa các địa
điểm mà học sinh nêu ra.
- Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh kể ra các nhân vật có liên quan đến
mỗi địa điểm trong truyện. Giáo viên biểu tượng hóa hình ảnh cách nhân vật.
- Bước 3: Giáo viên đặt câu hỏi giúp học sinh xác định ở mỗi nơi chốn các
nhân vật đã có những hành động và lời nói gì. Giáo viên chú thích lời nói của
nhân vật bằng kí hiệu “

”.

- Bước 4: Nối các địa điểm đã được kể ra (có thể thêm các chi tiết phụ) để
hoàn thành bản đồ truyện.
- Bước 5: Nhìn bản đồ và kể lại truyện.
Ví dụ: Lập bản đồ truyện cho câu chuyện “Người mẹ” (Lớp 3 – Tuần 4).

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

14


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

(Bản đồ truyện “Người mẹ”)
2. Phương pháp rèn kỹ năng kể chuyện:
Kể lại truyện được xem là sự thể hiện việc học sinh hiểu và cảm nhận về
truyện, thể hiện kỹ năng nói. Vì vậy kể lại truyện là mục tiêu quan trọng nhất
của tiết học kể chuyện. Tuy nhiên thành công và mức độ tích cực - sáng tạo của
học sinh với tư cách là người kể chuyện tùy thuộc vào phương cách các em đã
tìm hiểu và nắm nội dung truyện.Việc rèn kĩ năng kể chuyện có thể được thực
hiện theo hai hướng: một là theo cấp độ cấu tạo, bố cục của văn bản truyện – kể

đoạn, kể cả câu chuyện, kể lại diễn biến chính (tóm ý) (đây là hướng cơ bản);
hai là theo mức độ sáng tạo – kể lại bằng lời của mình, kể theo lời nhân vật, sắm
vai (đây là hướng phát huy năng lực học tập của học sinh).
Để giúp học sinh rèn kỹ năng kể chuyện đạt hiệu quả, giáo viên có thể
thực hiện các phương pháp, biện pháp sau đây:
2.1. Tập kể trong nhóm:
Đây là hoạt động thể hiện rõ nhất quan điểm giao tiếp trong dạy – học
tiếng Việt nói chung và là phương pháp rèn kỹ năng nói hiệu quả cho học sinh
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

15


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

trong học kể chuyện. Việc cho học sinh tập kể trong nhóm có thể được tiến hành
theo các bước sau:
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm (kể một đoạn hay kể cả câu
chuyện, nếu kể cả câu chuyện thì việc chia nhóm phải đảm bảo cho mỗi em
được kể một đoạn truyện).
- Tạo điểm tựa cho học sinh khi kể bằng việc gắn tranh, ảnh, dàn ý truyện,
mạng kể chuyện, sơ đồ trình tự truyện hay bản đồ truyện (đã được hình thành ở
hoạt động trước đó) trên bảng lớp (nếu có điều kiện cung cấp cho từng nhóm thì
càng tốt).
- Học sinh chuyển ý của bản thân thành lời kể chuyện (diễn ý) – đây là
hoạt động học sinh bộc lộ ra ngoài bằng ngôn ngữ những ý tưởng đã có được
trong trí nhớ sau khi đọc và tìm hiểu truyện. Vì vậy giáo viên cần theo dõi sát
sao và giúp đỡ kịp thời các em, khuyến khích các em sử dụng vốn từ của bản
thân cùng với những ngôn từ của truyện một cách hợp lí.


Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

16


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

Học sinh tập kể chuyện trong nhóm
 Lưu ý:
+ Giáo viên chỉ giúp đỡ học sinh khi các em “bí” lời, không xen ngang để
sửa sai cho học sinh mà chờ các em kể hết đoạn rồi gợi ý cho những học sinh
khác trong nhóm tìm từ ngữ, chi tiết thích hợp để thay thế.
+ Nhắc nhở học sinh kể vừa đủ cho nhóm nghe để tránh sự hào hứng quá
mức gây ảnh hưởng đến không khí lớp học.
+ Phải thường xuyên quan tâm để tất cả học sinh trong một nhóm đều
được tham gia kể chuyện vì trong một tiết học không phải học sinh nào cũng có
cơ hội kể chuyện trước lớp.
2.2. Kể chuyện trước lớp
Kể chuyện trước lớp là việc học sinh thể hiện kỹ năng diễn ý (kỹ năng
nói) của cá nhân về nội dung của câu chuyện vừa được đọc trước tập thể lớp và
thầy, cô giáo. Có thể nói đây là hoạt động quan trọng nhất trong tiết học kể
chuyện. Qua hoạt động này giáo viên có thể đánh giá đúng khả năng và kết quả
học tập của học sinh cũng như tự đánh giá mức độ thành công của mình trong
tiết dạy. Kể chuyện trước lớp bao gồm việc trình bày kết quả hoạt động của
nhóm và sự trình bày riêng của cá nhân. Để việc kể chuyện trước lớp của học
sinh đạt kết quả tốt, giáo viên cần quan tâm thực hiện một số vấn đề sau:
2.2.1. Tạo không khí lớp học cởi mởi, thân thiện:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

17



Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

Không khí cởi mở và thân thiện của lớp học giúp học sinh có được tâm
thế tốt khi lên trước lớp để thể hiện khả năng kể chuyện của mình. Vì vậy việc tổ
chức các hình thức thi đua, vỗ tay cổ vũ khi học sinh bước lên sẽ tạo một trạng
thái tâm lí hưng phấn giúp các em mạnh dạn và tự tin khi kể chuyện. Hoặc việc
cả lớp im lặng chăm chú nghe bạn kể chuyện cũng giúp cho học sinh khi kể cảm
nhận được một sự tôn trọng mà các bạn đang dành cho mình. Đây là những điều
mà giáo viên nên thường xuyên khuyến khích học sinh thực hiện.
2.2.2. Hướng dẫn học sinh chọn vị trí đứng hợp lí:
Chọn vị trí đứng thích hợp có tác dụng đến việc tạo tâm thế cho học sinh
trước khi kể chuyện cũng như sự thuận lợi trong khi kể chuyện. Nên giúp học
sinh chọn vị trí và hướng đứng sao cho thuận tiện trong việc quan sát tranh, ảnh,
sơ đồ trình tự truyện, bản đồ truyện khi kể… đồng thời phải hướng về người
nghe (giáo viên và các bạn dưới lớp). Muốn vậy, giáo viên nên cho học sinh
đứng quay mặt về phía mình, hướng hơi chếch về phía lớp. Đồng thời hướng
dẫn các em linh hoạt trong việc di chuyển, quay trái, quay phải, tay chỉ (tranh,
ảnh, sơ đồ…), miệng kể cùng với các thao tác, điệu bộ khác. Ngoài ra, giáo viên
cũng cần nhắc học sinh phải ổn định vị trí, sẵn sàng về tinh thần mới bắt đầu kể
chuyện, tránh hấp tấp, vội vàng dễ gây lúng túng dẫn đến quên lời, quên sự
kiện…
TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

Học sinh kể đoạn 1

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm


18


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

Học sinh kể đoạn 2
TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

Học sinh kể đoạn 3

TẬP ĐỌC KỂ CHUYỆN
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

Học sinh kể đoạn 4
2.2.3. Mở đầu và kết thúc câu chuyện:
Mở đầu và kết thúc câu chuyện là một yêu cầu mang tính chất nghi thức
nhưng không kém phần quan trọng. Phần mở đầu thông thường phải là lời chào
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

19


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

hỏi, giới thiệu. Lời giới thiệu bao gồm giới thiệu bản thân và giới thiệu câu
chuyện sẽ kể. Lời giới thiệu phải ngắn gọn nhưng đầy đủ, bao quát, sau đó mới

bắt đầu câu chuyện. (Ví dụ: Thưa cô và các bạn, em tên là Nguyễn Thanh Thảo,
em xin đại diện cho tổ 3 kể lại câu chuyện “Người mẹ”. Đây là câu chuyện thể
hiện tình mẹ con thiêng liêng mà em mới được học trong tiết tập đọc – kể
chuyện hôm nay. Câu chuyện bắt đầu như sau: …). Tương tự như phần mở đầu,
giáo viên cũng phải giúp học sinh biết kết thúc câu chuyện một cách hợp lí mà
không đột ngột, hụt hẫng. Ngoài việc thông báo hết câu chuyện, học sinh cần
nêu được ý nghĩa của câu chuyện hay rút ra được bài học cho bản thân từ câu
chuyện vừa kể. (Ví dụ: Câu chuyện “Người mẹ” đến đây là hết rồi. Qua câu
chuyện này em nhận thấy không có tình cảm nào thiêng liêng bằng tình yêu mà
mẹ dành cho con vì vậy em sẽ yêu quý mẹ của em nhiều hơn. Cảm ơn cô và các
bạn đã lắng nghe).
 Lưu ý: Để phần mở đầu và kết thúc câu chuyện của học sinh không bị
rập khuôn, nhàm chán, giáo viên nên hướng dẫn các em hình dung những cách
mở đầu và kết thúc khác nhau bằng việc luyện tập cho các em trả lời các câu hỏi
sau đây:
- Câu hỏi gợi ý cho phần mở đầu:
+ Em đã đọc truyện này ở đâu? Khi nào?
+ Em đã đọc truyện gì? Nhân vật nào trong truyện làm em thích nhất?
+ Em đã đọc truyện gì? Đọc xong truyện em có cảm xúc như thế nào?
+ Em có biết một truyện kể nào khác có dạng nhân vật hay chủ đề tương
tự với tuyện em định kể?...
- Câu hỏi gợi ý cho phần kết thúc:
+ Câu chuyện muốn chuyển tải thông điệp gì ? Em rút ra được điều gì sau
khi đọc câu chuyện ấy?
+ Lời nói và hành động nói chung của nhân vật gợi cho em liên tưởng đến
điều gì trong thực tế cuộc sống?

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

20



Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

+ Nêu nhận xét về cách kết thúc truyện (câu chuyện kết thúc vui hay
buồn, phù hợp với mong muốn của người đọc, người nghe hay chưa…)
+ Khen ngợi, biết ơn về những điều truyện đã đưa ra cảm hóa con người,
góp phần làm cho cuộc sống tốt hơn.
Từ những câu hỏi gợi ý, các em tự liên hệ để có lời mở đầu và kết thúc
truyện hợp lí.
2.2.4. Ngôn ngữ và phong thái:
Ngôn ngữ và phong thái kể chuyện của học sinh là yếu tố quan trọng để
đánh giá kỹ năng nói và kết quả của việc kể chuyện trước lớp. Giáo viên cần
khuyến khích và tạo mọi điều kiện để học sinh vận dụng tối đa vốn ngôn ngữ
của bản thân. Tuy nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ và phong thái kể chuyện phải
hết sức tự nhiên, tránh khiên cưỡng, gò ép. Cử chỉ, điệu bộ vừa phải, hợp lí.
Nhiều học sinh do cố gắng để đạt được mức độ sáng tạo trong kể chuyện nhưng
vốn từ còn hạn chế hoặc chưa hiểu nghĩa của từ nên đã sử dụng những từ ngữ tối
nghĩa hoặc có nghĩa không phù hợp và có lúc còn có những cử chỉ múa may.
Những lúc ấy giáo viên cần đánh giá cao về sự cố gắng của học sinh đồng thời
nhẹ nhàng góp ý, điều chỉnh giúp học sinh nhận ra những điều chưa hợp lí,
tránh thái độ phê phán, chế giễu làm học sinh mặc cảm trước lớp và thiếu tự tin
trong những lần kể chuyện sau.
2.3. Kể chuyện sáng tạo
Đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa trong việc phát triển vốn từ và kỹ
năng nói cho học sinh. Kể chuyện sáng tạo không phải là kể lại câu chuyện hoàn
toàn bằng lời của học sinh hay phải thêm thắt sự kiện, nhân vật…mà là kể lại
câu chuyện theo các mức độ: kể lại bằng lời của mình (độc thoại); Kể lại câu
chuyện bằng lời của nhân vật (kể theo vai - độc thoại); cùng với bạn sắm vai
nhân vật (đối thoại). Việc kể chuyện sáng tạo cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Không cần thêm thắt sự kiện, biến cố chính.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

21


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

- Giọng kể tự nhiên, thâm nhập được vào vai của nhân vật, biết sử dụng
ngữ điệu và các yếu tố phi ngôn ngữ như điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt (dù lời kể là
nguyên văn).
- Thêm vài lời nhận xét, vài lời giải thích về một vài chi tiết, hành động
hay câu nói nào đó của nhân vật.
- Thay đổi từ ngữ trong truyện bằng những từ ngữ đồng nghĩa hoặc gần
nghĩa.
- Thay đổi ngôi vai kể dẫn đến thay đổi cách xưng hô, cách dẫn vào
truyện, cách sắp xếp một số chi tiết trong truyện và thái độ nhân vật.
Để giúp học sinh thực hiện tốt những yêu cầu trên, giáo viên cần sử dụng
một số biện pháp, kỹ thuật sau:
- Tổ chức cho học sinh kể theo tranh, theo sơ đồ, bản đồ hoặc dàn ý rồi
chuyển sang tự kể trước lớp mà không cần gợi ý của các phương tiện này.
- Cho học sinh sắm vai (hoạt cảnh hoặc kịch hóa truyện).
- Đưa ra một tình huống có trong truyện, đặt học sinh vào tình huống ấy
rồi yêu cầu học sinh nói lại, kể lại hoặc bày tỏ thái độ, ý kiến nhận xét.
- Cho học sinh lựa chọn và kể lại theo vai một nhân vật nào đó trong
truyện.
- Tập cho học sinh nhận xét, bày tỏ thái độ hay nêu giải thích về một số
tình tiết, sự kiện trong truyện.
- Cho học sinh đưa ra một trình tự khác so với trình tự trong truyện.

- Cho học sinh đưa ra một kết thúc khác so với kết thúc trong truyện đã có
và nêu lí do.
- Làm những bài tập biến đổi một số từ ngữ trong truyện mà không làm
nghĩa thay đổi.
Để ngày một nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh trong việc kể
chuyện, giáo viên cần lưu ý thêm:
- Không khuyến khích học sinh kể lại nguyên văn truyện (theo kiểu học
thuộc rồi lên trình diễn trước lớp).
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

22


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

- Càng về cuối năm học, thì việc sử dụng phương tiện trực quan cụ thể
như tranh, ảnh càng giảm. Thay vào đó, sử dụng các phương tiện trực quan có
tính trừu tượng hơn như sơ đồ, bản đồ, bảng gợi nhớ tình huống…
- Phải khuyến khích học sinh tích cực trong việc đọc, nghe và tìm hiểu
truyện để có thể thâm nhập vai nhân vật một cách tự nhiên và có chiều sâu.
2.4. Tổ chức thi kể chuyện trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Thi kể chuyện trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm tạo sân chơi bổ
ích, sự hào hứng cho học sinh đồng thời góp phần hình thành và rèn luyện nhiều
kỹ năng trong đó có kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Để việc tổ chức thi kể chuyện
trong hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt kết quả mong đợi giáo viên cần có kế
hoạch chu đáo trong đó xác định rõ:
- Mục tiêu chính của cuộc thi.
- Chủ đề cuộc thi
- Thời gian tổ chức
- Thời gian để học sinh đăng ký truyện kể

- Tổ chức trong phạm vi của lớp hay phối hợp tổ chức
- Phân công biên tập chương trình (dẫn chương trình, lựa chọn và sắp xếp
thứ tự các truyện kể phù hợp với chủ đề…)
- Phân công trang trí sân khấu
- Khen thưởng
- Tổng kết, đánh giá và những bài học kinh nghiệm
Đây là hoạt động rất có ý nghĩa trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện
kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh vì vậy giáo viên cần tổ chức một cách nghiêm
túc, tránh qua loa, đại khái không thu hút được học sinh tham gia và hiệu quả đạt
được cũng sẽ không cao.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

23


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

Học sinh thi kể chuyện cấp trường
2.5. Đánh giá hoạt động kể chuyện của học sinh:
Đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong dạy – học kể chuyện. Thông
qua đánh giá, học sinh biết được những ưu điểm, hạn chế và mức độ tiến bộ của
bản thân. Đánh giá còn là động lực giúp học sinh không ngừng vươn lên hoàn
thiện bản thân. Để việc đánh giá hoạt động kể chuyện của học sinh chính xác và
toàn diện, giáo viên cần có các tiêu chí đánh giá cụ thể. Chẳng hạn:
- Mở đầu và kết thúc truyện (phần mở đầu đã giới thiệu được truyện hay
chưa, giới thiệu có lôi cuốn không; kết thúc truyện đã hợp lí chưa, có liên hệ
được ý nghĩa của câu chuyện với bản thân hay thực tế đời sống hay không…)
- Nội dung truyện (đảm bảo trình tự hay chưa, nếu có thay đổi thì việc
thay đổi đó có hợp lí không, các sự kiện và biến cố chính có bị thay đổi

không…)
- Ngôn ngữ và phong thái (lời kể đã mạch lạc hay chưa, giọng kể có tự
nhiên hay không, ngữ điệu đã phù hợp chưa, ngôn từ của cá nhân có được sử
dụng hay chỉ kể nguyên văn của ngôn từ truyện, cử chỉ, điệu bộ có hợp lí không,
phong thái tự tin hay còn lúng túng, rụt rè...)
- Mức độ sáng tạo (có sáng tạo hay chỉ kể nguyên văn, mức độ sáng tạo ít
hay nhiều, sự sáng tạo có hợp lí hay chưa…)
 Lưu ý:
+ Phải để học sinh tự đánh giá, nghe bạn nhận xét rồi giáo viên mới đánh
giá, kết luận.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

24


Giúp học sinh kể chuyện tốt trong môn Tập đọc kể chuyện lớp 3

+ Việc đánh giá nên thiên về định tính đồng thời phải đảm bảo khuyến
khích học sinh học tập tích cực không tạo áp lực lên học sinh.
+ Không nhận xét quá khắt khe mà nên chú trọng việc phát hiện những ưu
điểm của học sinh để khuyến khích các em học tập tiến bộ.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Sự tiến bộ về mặt ngôn ngữ của học sinh:
Với việc áp dụng các phương pháp, biện pháp dạy – học kể chuyện như
đã trình bày ở trên, sau một năm học tôi nhận thấy, học sinh của mình đã có sự
tiến bộ rõ rệt về mặt ngôn ngữ. Vốn từ của các em được nâng lên đáng kể, việc
sử dụng từ ngữ cũng ngày một hợp lí hơn. Điều này được thể hiện qua việc các
em sử dụng ngôn ngữ của bản thân để kể chuyện với tần suất ngày càng cao.
Các bài tập làm văn của học sinh cũng ngày một sinh động với nhiều từ ngữ
giàu hình ảnh và gợi cảm. Các bài tập điền từ được các em thực hiện nhanh với

độ chính xác cao. Việc trả lời các câu hỏi trong các tiết học khác cũng trở nên
trôi chảy, lưu loát hơn, diễn đạt dễ nghe, dễ hiểu.
2. Sự tiến bộ về khả năng kể chuyện
Ngoài việc được nâng cao về năng lực ngôn ngữ thì khả năng kể chuyện
của học sinh cũng tiến bộ rất nhanh. Các em nhớ và nắm vững nội dung của
truyện. Biết mở đầu và kết thúc truyện một cách hợp lí. Ngôn ngữ kể chuyện
linh hoạt, tự nhiên, phong thái tự tin, hồn nhiên. Các em hào hứng với các tiết
học kể chuyện. Tham gia tích cực những hoạt động có nội dung kể chuyện do
trường tổ chức. Khả năng kể chuyện sáng tạo của các em được nâng lên đáng kể.
Đặc biệt hình thức kể chuyện theo vai (kể theo lời của nhân vật) thường xuyên
được các em vận dụng.
Tóm lại, vận dụng hiệu quả các phương pháp, biện pháp dạy – học kể
chuyện được trình bày ở trên đã góp phần tích cực trong việc rèn luyện kỹ năng
nói, làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ của học sinh. Củng cố và phát triển kỹ
năng sống, kỹ năng giao tiếp, đồng thời cũng góp phần hình thành nhân cách,
giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho các em.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Gấm

25


×