Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học tập làm văn miêu tả ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 14 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Trần Thị Cúc

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. PHẦN MỞ ĐẦU.
Giáo dục Tiểu học là bậc học mà được mọi quốc gia quan tâm. Bậc học
này giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thế, mĩ và các kĩ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo và hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi môn học có nhiệm vụ riêng, có sự
định hướng giáo dục tri thức riêng, nhưng vẫn có sự tác động qua lại lẫn nhau
cùng với các môn học khác tạo nên một nền tảng vững vàng cho các cấp học cao
hơn. Do vậy, ngoài mục đích giúp các em có được những kỹ năng kiến thức cơ
bản. Việc dạy học còn phải chú ý đến phát triển tư duy và bồi dưỡng phát huy sự
sáng tạo,năng lực cảm thụ văn học, bồi dưỡng năng khiếu, biết cảm nhận cái hay
cái đẹp, cái “chất”, cái “ hồn” của bài văn thì phải có sự quan sát tinh tế, biết
chắt lọc, lựa chọn chi tiết trong quá trình quan sát. Biết cách viết để thể hiện cảm
xúc của mình trong từng câu văn miêu tả.
Ngay từ bậc Tiểu học chúng ta phải quan tâm làm tốt điều này. Môn Tiếng
Việt đặc biệt là phân môn Tập làm văn nói chung và thể loại văn miêu tả nói
riêng ở lớp 4 là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức, nhiều kĩ
năng tiếp nhận trong quá trình học tập và sáng tạo của học sinh. Kết quả cuối
cùng của dạy tập làm văn là hiệu quả của những bài làm văn. Học sinh phải thật
sự làm chủ quá trình hình thành kĩ năng sản sinh ngôn bản trên hai hình thức nói
và viết. Nhận thức nổi bật của học sinh Tiểu học là tư duy cụ thể, còn mang
nặng tính trực quan, khả năng diễn đạt của các em còn hạn chế. Vì vậy tập làm
văn là môn học khó đối với học sinh, khó dạy đối với giáo viên. Để có bài văn
miêu tả đạt kết quả tốt, không bị khô cứng , máy móc, rập khuôn chúng ta cần có
phương pháp dạy học phù hợp theo nội dung, yêu cầu của từng bài, đó cũng
chính là lí do tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy học Tập làm văn miêu
tả ở lớp 4” .


II. MỤC TIÊU CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Giúp học sinh có kỹ năng làm văn tốt. Góp phần cùng các môn học khác
mở rộng vốn sống, tư duy lôgíc, bồi dưỡng tâm hồn cảm xúc thẩm mỹ và hình
Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

1


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Trần Thị Cúc

thành nhân cách cho học sinh. Đặc biệt đối với những học sinh nhút nhát, khả
năng giao tiếp kém thì việc phát triển và nâng cao chất lượng làm văn miêu tả là
rất cần thiết.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
+ Đối tượng, phạm vi: Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Phước Hòa B – huyện
Phú Giáo – tỉnh Bình Dương.
+ Thời gian: Năm học 2015 – 2016.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
1.Thực trạng.
Ở các lớp dưới, các em học Tập làm văn hình thức dựa vào câu hỏi để viết
một đoạn văn. Sang lớp 4 các em phải hoàn chỉnh một bài văn với yêu cầu ít
nhất đủ 12 câu, có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Cách trình bày bài cũng yêu
cầu cao hơn: Mỗi đoạn phải có một nội dung nhất định. Bước đầu làm bài các
em gặp không ít khó khăn. Nhiều em không nắm được trình tự quan sát từ đó
khi làm bài viết các em miêu tả không theo một trình tự nhất định mà miêu tả
lộn xộn, nhớ tới đâu viết tới đó. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn sống, vốn hiểu
biết của các em chưa phong phú. Còn dùng khẩu ngữ trong viết văn. Mặc dù,

văn miêu tả là những đối tượng miêu tả khá quen thuộc, gần gũi với các em.
Song các em lại thiếu vốn ngôn ngữ để diễn tả những điều mình quan sát được.Ở
một số em tìm được từ ngữ miêu tả thì lại vụng về cách diễn đạt hoặc dùng từ tối
ý, mờ nghĩa hoặc từ không gợi tả, gợi cảm khiến cho bài văn mang tính kể lể sự
việc là chính. Bài văn rời rạc, bởi sự quan sát thiếu chọn lọc khi viết. Thấy gì
viết đấy. Đa phần các em chưa biết cách sử dụng các biện pháp tu từ, các điệp
từ, điệp ngữ trong khi viết. Làm cho bài văn thiếu hình ảnh sống động. Đọc bài
viết mà cảnh vật, con vật, chưa được hiện ra. Cũng chính vì thế mà bài kiểm tra
về thể loại văn miêu tả đạt kết quả chưa cao.
2. Kết quả làm bài của học sinh trước khi thực hiện đề tài.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi cho học sinh làm một bài viết.
Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

2


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Trần Thị Cúc

Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích nhất.
TSHS

HOÀN THÀNH

%

CHƯA HOÀN THÀNH

%


30

17

56,7

13

43,3

Với kết quả đó, tôi thấy chất lượng phân môn Tập làm văn còn rất thấp. Tôi cố
gắng tìm tòi học hỏi đồng nghiệp và tìm ra cho mình một phương pháp giảng
dạy thích hợp hơn nhằm: Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Để giúp học sinh viết được một bài văn miêu tả hay, có hình ảnh, có tính
sáng tạo người giáo viên cần cho học sinh hiểu miêu tả là vẽ lại bằng lời những
gì các em đã quan sát được. Ngoài ra miêu tả là làm cho đồ vật hoặc cây cối, con
vật mình miêu tả phải có những nét riêng, nét đặc biệt khác với những đồ vật,
cây cối, con vật cùng loài. Qua tìm hiểu thực tế và vốn kinh nghiệm giảng dạy
của mình tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau:
1. Giúp học sinh nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nội dung từng tiết dạy thể
loại văn miêu tả.
Tập làm văn miêu tả thường theo một quy trình sau: Dạy cấu tạo bài văn,
dạy quan sát- sắp xếp ý, lập dàn bài - Dạy phần mở bài, kết bài, xây dựng cách
viết đoạn văn, làm bài viết – trả bài. Để dạy tốt thể loại văn này thì quy trình
trên được đặt vào hệ thống chung khi phân tích, xem xét và đánh giá. Làm như
vậy chúng ta sẽ tránh được thái độ nôn nóng, vội vàng dẫn đến tham lam, nhồi
nhét trong giảng dạy. Chúng ta sẽ thấy yên tâm hơn trước kết quả cụ thể của
từng tiết học. Nói cách khác mỗi tiết dạy cần được tiến hành tới mức tốt nhất

việc thực hiện tốt các yêu cầu và nội dung đã đề ra ở phần mục tiêu bài học.
Toàn bộ các tiết học trong một quy trình sẽ góp phần giúp các em hiểu bài và
nắm vững lý thuyết, hình thành các kĩ năng cơ bản làm một bài văn miêu tả cụ
thể. Học sinh Tiểu học là lứa tuổi nhỏ, ham học hỏi, tò mò, suy nghĩ chưa sâu

Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

3


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Trần Thị Cúc

sắc, đọc đề bài qua loa, thường hấp tấp vội vàng. Đa số khi làm bài các em chưa
biết đề bài yêu cầu làm gì đã vội làm bài vì vậy tình trạng lạc đề xẩy ra không ít.
2. Giúp học sinh cách quan sát và ghi chép những gì quan sát được.
Đây là bước mà chúng ta không thể xem nhẹ và hướng dẫn qua loa.
Muốn quan sát đạt kết quả tốt nhất thì giáo viên phải hướng cho học sinh khi
quan sát luôn luôn biết chọn một điểm nhìn, một góc nhìn hợp lí. Từ đó sẽ đem
đến những sản phẩm quan sát với những hình ảnh sống động khác nhau từ mọi
góc nhìn. Góc nhìn, cách nhìn là quan điểm, là thái độ riêng của mỗi chủ thể với
mỗi khách thể nhất định. Song cần phải hướng cho học sinh thể hiện nó bằng
nhãn quan thẩm mĩ, bằng trí tưởng tượng phong phú, kết hợp sự quan sát của
nhiều giác quan như: Thị giác (mắt), thính giác (tai), xúc giác (tay).

Hình ảnh học sinh đang làm bài tập
“Em hãy viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em”
(Bài tập 2 trang 170 sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1).


Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

4


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Trần Thị Cúc

Hình ảnh học sinh đang làm bài tập
“Em hãy viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em”
(Bài tập 2 trang 170 sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1).

Hình ảnh học sinh đang làm bài tập “Hãy quan sát kĩ chiếc cặp của em hoặc của bạn
em và viết một đoạn văn miêu tả đặc điểm bên ngoài chiếc cặp đó”
(Bài tập 2 trang 173 sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1).

Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

5


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Trần Thị Cúc

Hình ảnh học sinh đang làm bài tập “Hãy viết một đoạn văn tả đặc điểm bên trong
chiếc cặp của em” (Bài tập 3 trang 173 sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1).

3.Giúp học sinh xây dựng dàn bài (lựa chọn sắp xếp ý để miêu tả)

Nội dung bài viết đầy đủ phong phú là yêu cầu không thể thiếu được của
một bài tập làm văn hay. Với yêu cầu này ta cần tiến hành các bước: Tìm ý, lập
dàn bài chi tiết theo bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).Với mỗi bài văn
miêu tả, tôi yêu cầu học sinh làm được những yêu cầu sau:
Học sinh đọc kĩ đề, xác định thể loại, kiểu bài.
Xác định nội dung cần tả gì?
Xác định tư tưởng, tình cảm cần thể hiện trong bài.
Sau đó, học sinh bám sát yêu cầu của đề bài, huy động nội dung quan sát
thực tế (mà các em đã được hướng dẫn quan sát qua khâu chuẩn bị) để lựa chọn
được những nét nổi bật của đối tượng miêu tả rõ ràng đầy đủ, sắp xếp ý một
cách hợp lý:
a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật) bằng
cách trực tiếp hay gián tiếp tùy vào từng học sinh.
Trong bài văn phần mở bài là phần gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc.
Các em có thể vào bài bằng một câu hay một đoạn nhưng cần phải bám sát vào
Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

6


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Trần Thị Cúc

nội dung yêu cầu đã được xác định. Dựa vào mở bài của mỗi em mà giáo viên
nhận xét góp ý, không gò bó, không áp đặt.
Ví dụ: Với đề bài tả cây hoa: Các em có thể mở bài trực tiếp “Vườn nhà
em có một cây hoa mai rất đẹp”.
Mở bài gián tiếp: “Ba em là người rất yêu hoa, chả thế mà ba trồng trong
vườn các loài hoa khác nhau. Nhưng ba yêu quý nhất là cây hoa mai ghép có 25

cánh được trồng trước sân nhà em”.
b. Phần thân bài: Ở phần này cho học sinh phát triển ý theo nhiều cách
khác nhau.
- Tả đồ vật: Tả bao quát (bên ngoài, bên trong) của đồ vật.
+ Tả từng bộ phận của đồ vật: (lưu ý chỉ chọn những bộ phận có đặc điểm nổi
bật).
- Tả cây cối: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
- Tả con vật: Tả hình dáng, tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính
của con vật.
Ví dụ: Đề bài “Tả một cây có bóng mát”. Tôi cho các em làm rõ các ý
trong bài bằng một số câu hỏi sau:
+ Cây đó là cây gì?
+ Cây đó mọc ở đâu? (Ở nhà em hay ở trường …).
+ Em quan sát được những bộ phận nào của cây đó?
+ Em cần tả kĩ phần nào? (tán lá cho bóng mát hay hoa, quả của nó).
+ Em tả theo trình tự nào về cây đó?
+ Ấn tượng về cây đó như thế nào đối với em?
+ Cây đó mang lại ích lợi gì?
Sau đó học sinh phát triển ý theo mỗi cảnh, ý học sinh thật đa dạng, tôi để
học sinh phát triển tự nhiên. Như vậy mỗi em một ý, một vẽ khác nhau và đều
đảm bảo đủ ý chính .
Tuy nhiên, cần hướng cho học sinh phát triển phong phú về nội dung, làm
nổi bật yêu cầu đề bài.

Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

7


Sáng kiến kinh nghiệm


Giáo viên: Trần Thị Cúc

Khi xây dựng phần thân bài, tôi lưu ý học sinh: Có thể tả xen kẽ giữa hình
ảnh cây với các chi tiết khác như ánh nắng, bóng chim, tiếng chim. Có hình ảnh
con người trong bài văn. Từng đoạn của phần thân bài cần chú ý viết câu mở
đoạn và câu kết đoạn như thế nào mà lôi cuốn người đọc.
c. Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ, ích lợi, ấn tượng về đối tượng
miêu tả theo kiểu kết bài mở rộng hoặc kết bài không mở rộng.
Để thực hiện tốt điều này chúng ta có thể gợi mở, chẳng hạn: Với đề bài «Tả
con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích».
Giáo viên đặt câu hỏi: Em có tình cảm gì đối với con vật đó? Hay nuôi
con vật đó mang lại lợi ích gì cho gia đình em? Giáo viên mở cho học sinh nói
theo ý của mình, cảm nghĩ của mình qua bài văn miêu tả mà em đã chuẩn bị,
sau đó giáo viên chắt lọc, sửa sai (nếu có).
4. Giúp học sinh tích lũy vốn ngôn ngữ và lựa chọn từ ngữ khi miêu tả
thông qua các môn học khác.
Vốn từ ngữ miêu tả có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm văn miêu tả.
Như chúng ta đã biết vốn từ của các em còn nghèo nàn nên việc cung cấp cũng
như hướng dẫn các em sử dụng từ ngữ để miêu tả là yếu tố quan trọng.
Giúp học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả và lựa chọn từ ngữ là vấn đề
quan tâm của mọi giáo viên. Giáo viên cần tạo điều kiện để các em tích lũy vốn
từ ngữ miêu tả. Biện pháp đầu tiên là giúp các em tích lũy vốn ngôn ngữ miêu tả
qua các bài tập đọc. Nhiều bài tập đọc là bài miêu tả hay của nhà văn.
Ví dụ: Bài “Con chuồn chuồn nước” Tiếng Việt 4 – tập 2 trang 127.
Khi phân tích đoạn 1, tôi giúp các em hiểu rằng để tả hình dáng, màu sắc
của chú chuồn chuồn nước tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh làm cho chú
thêm sinh động, gần gũi hơn. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng.Cái đầu tròn
và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu
vàng của nắng mùa thu.

Các tiết học luyện từ và câu cũng là một dịp để giáo viên giúp các em
không chỉ hiểu rõ nghĩa của từ mà còn mở rộng chúng khi tìm các từ ngữ gần
nghĩa hoặc trái nghĩa. Giáo viên hướng dẫn để các em thấy bên cạnh tính từ đẹp
Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

8


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Trần Thị Cúc

còn có rất nhiều từ ngữ khác: trông dễ mến, xinh xinh, xinh xắn, xinh đẹp...
Lượng từ ngữ này giúp học sinh miêu tả đồ vật, cây cối, con vật có hình ảnh
hơn. Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ khi miêu tả. Có vốn từ ngữ
rồi phải biết dùng chúng đúng lúc, đúng chỗ. Muốn vậy coi trọng việc lựa chọn
từ ngữ khi diễn đạt, kết quả quan sát cũng như khi làm bài văn miêu tả. Mỗi chi
tiết miêu tả thường chỉ có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp do đó có tác dụng
gợi hình ảnh, gợi cảm nhất. Có khi ngay từ đầu các em đã nắm bắt được từ ngữ
hay hình ảnh này. Cách đặt câu hỏi của giáo viên khi hướng dẫn học sinh quan
sát sự vật cây cối để biết được đặc điểm của sự vật đó cũng là cách giúp học sinh
tìm tòi từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả.
Trong phân môn chính tả, đặc biệt là các bài tập chính tả điền từ các em
cũng học được cách viết văn, cách dùng từ, cái hay, cái đẹp của cách dùng từ.
Thông qua hình thức này các em hiểu bài một cách nhẹ nhàng và ghi nhớ sâu
hơn. Từ đó các em sẽ vận dụng vào bài làm của mình.
Ví dụ: Bài tập 3 trang 36 sách Tiếng Việt 4 tập 2
Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: nắng chan hòa như
mật rót xuống quê hương, khóm trúc xanh rì rào trong gió sớm, những bông cúc
vàng lóng lánh sương mai…

Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên: những mái chùa cong vút,
những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca náo nức lòng người … Nhưng
đẹp nhất vẫn là cái đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả
năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
5. Giúp học sinh biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc khi viết văn.
Bài văn hay, không thể thiếu được tình cảm, cảm xúc của người viết. Cảm
xúc không chỉ bộc lộ ở phần kết bài mà còn bộc lộ ở từng câu chữ, từng đoạn
của bài. Nhờ có cảm xúc nên hình ảnh miêu tả trở nên sống động, đi sâu vào tâm
hồn người đọc. Tuy nhiên tình cảm, cảm xúc phải chân thành, không sáo rỗng,
gượng ép thì mới lay động và chiếm được tình cảm người đọc. Thông qua một
số bài tập đọc là văn miêu tả như: Bài “Con chuồn chuồn nước”, “Hoa học
trò…” giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, cái độc đáo. Cái cảm xúc
Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

9


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Trần Thị Cúc

chân thành của người viết. Qua đó các em có thể học tập, đúc rút, cách viết, để
viết bài văn tả của mình chân thực, sống động.
Ví dụ 1: “Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành. Phượng
đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần
tử của cái xã hội thắm tươi, người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng,
đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”.
Ví dụ 2: “Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là
bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất
nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với

những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời
xanh trong và cao vút”.
6. Chấm, chữa và trả bài viết (giúp học sinh chữa câu văn sai).
Tiết trả bài viết là tiết sau cùng của một đề bài văn nhưng lại là tiết thiết
thực nhất, cụ thể nhất để các em thấy được ưu, nhược điểm trong bài viết của
mình, của bạn đọc để trao đổi, học hỏi lẫn nhau, tìm cách và biết cách sửa sai
cùng tiến bộ. Mặt khác cũng là sự tự kiểm tra lại quá trình dạy văn miêu tả của
giáo viên. Muốn thực hiện tốt khâu chữa bài, trả bài viết, tôi quan tâm các bước
sau:
Chấm bài: giáo viên chấm bài kiểm tra kĩ, cẩn trọng nhằm phát hiện được
ưu điểm, nhược điểm của bài văn.
Chữa bài: Ở khâu này tôi hướng dẫn học sinh chữa lỗi từ đơn giản đến
phức tạp.
Chữa lỗi về: chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt ý rườm rà. Tôi đưa câu
văn mà học sinh dùng thiếu chính xác (ghi ở bảng phụ). Cho học sính đọc và
phát hiện .
- Học tập những đoạn văn hay, bài làm tốt. Cho học sinh đọc một số bài
làm tốt để cả lớp nghe. Từ đó rút ra được: cách dùng từ, lối diễn đạt, ý tứ trong
bài viết.
- Hướng dẫn viết lại một đoạn văn: Hướng dẫn học sinh viết lại đoạn văn
mắc một số lỗi cơ bản sau:
Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

10


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Trần Thị Cúc


+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chứa hay .
+ Mở bài, kết bài đơn giản.
Ví dụ: Có học sinh viết “Chú gà trống vỗ cánh bành bạch”. Xét về góc độ
ngữ nghĩa cú pháp thì câu hoàn toàn đúng. Song từ bành bạch là từ tượng than,
chỉ cho ta nghe âm thanh khi chú gà trống vỗ cánh chưa toát lên được vẽ oai vệ
của chú gà trống. Vì vậy tôi gợi mở để học sinh tìm từ thay thế “phành phạch”,
vừa gợi tả âm thanh, vừa cho thấy đôi cánh chú gà trống vừa mạnh , vừa khỏe.
Sau đó học sinh viết lại câu. Nhận xét mức độ miêu tả qua câu vừa viết.
Tóm lại trong bước phân tích chữa lỗi, giáo viên cần chọn những lỗi sai để
sửa. Giáo viên dùng câu gợi mở, học sinh tự phát hiện lỗi và sửa chữa (học sinh
có thể làm theo cặp hoặc cá nhân). Quan trọng là hệ thống câu hỏi dẫn dắt của
giáo viên phải sát với đối tượng học sinh
(chú ý đến học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu).
III. KẾT QUẢ.
Với những cố gắng nỗ lực của bản thân, vận dụng một số kinh nghiệm
vào giảng dạy trong năm qua. Tôi nhận thấy học sinh làm văn miêu tả có chuyển
biến rõ rệt.
+ Khả năng quan sát vấn đề của học sinh được nâng cao, các em nhạy bén
hơn, cách nhìn nhận, đánh giá , nhận xét cách nghĩ bao quát hơn.
+ Cách trình bày sắp xếp bố cục, ý tứ, theo trình tự hợp lí hơn.
+ Đa số các em viết đã thể hiện được trọng tâm, bố cục rõ ràng, thể hiện
được trình tự viết mà các em đã lựa chọn, bài viết chứa đựng được tình cảm
trong sáng của người viết.
+ Các em tỏ ra say mê, hứng thú trong học tập, biết thể hiện khả năng độc
lập quan sát. Bên cạnh đó kĩ năng nói và viết của các em có những chuyển biến
tích cực.

Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4


11


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Trần Thị Cúc

Cụ thể:
*Bài kiểm tra trước khi thực hiện đề tài.
TSHS

HOÀN THÀNH

%

CHƯA HOÀN THÀNH

%

30

17

56,7

13

43,3


*Bài kiểm tra sau khi thực hiện đề tài.
TSHS

HOÀN THÀNH

%

CHƯA HOÀN THÀNH

%

30

28

93,3

2

6,7

C. KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Muốn đạt kết quả cao trong quá trình dạy học Tập làm văn nói chung và
học văn miêu tả ở lớp 4 nói riêng trước hết:
Giáo viên cần nắm vững mục tiêu, yêu cầu nội dung của từng tiết dạy.
Trên cơ sở đó có có kế hoạch bài dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Xây dựng nội dung bài đầy đủ phong phú, khuyến khích học sinh tìm ý,
phát triển ý đa dạng làm nổi bật yêu cầu của đề bài.
Giúp học sinh xây dựng đoạn văn theo câu mở đoạn đã cho trước.

Hướng cho học sinh biết kết hợp tưởng tượng và liên tưởng.
Luyện viết câu văn hay, dùng từ có hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ phù
hợp.
Bộc lộ cảm xúc bài văn trong phần kết bài, trong từng đoạn văn, câu văn.
Biết cách viết xen lẫn lời tả với lời kể để bộc lộ tình cảm của mình với đồ
vật, con vật mình đang tả.
Đảm bảo tính thống nhất cả về nội dung và hình thức khi trình bày bài
viết, theo một trình tự nhất định.

Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

12


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Trần Thị Cúc

Chấm chữa bài có hiệu quả để giúp học sinh nhìn nhận được mặt ưu,
khuyết của mình
Ngoài ra cần khuyến khích học sinh đọc, tìm hiểu thêm sách, báo,sách bài
văn chọn lọc, tham khảo dành cho học sinh Tiểu học,…
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
Hiện nay việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng các môn học đều
được các cấp lãnh đạo quan tâm. Chúng ta ai ai cũng muốn đào tạo được lớp
người kế cận vừa có tài, vừa có đức, có đủ phẩm chất tốt để xây dững đất nước
giàu mạnh hơn. Bản thân tôi rất mong các cấp các ngành quan tâm đầu tư hơn
nữa cho giáo dục về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
Làm tốt công tác tuyên truyền cho các bậc phụ huynh thấy rõ việc học là
việc rất cần thiết cho con em họ. Công việc này không chỉ giáo viên mà của toàn

xã hội.
Về phía ngành xin đề nghị tạo điều kiện cho chúng tôi tham quan, học tập
một số trường điển hình để chúng tôi có điều kiện nâng cao năng lực chuyên
môn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy Tập làm
văn miêu tả. Có thể nói rằng bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chưa thể đầy đủ
được nhưng với sự tiến bộ của học sinh tôi đã mạnh dạn trình bày. Rất mong sự
góp ý chân thành của Hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp để đề tài
sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phước Hòa, Ngày 14 tháng 01 năm 2016
Người viết

Trần Thị Cúc

Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

13


Sáng kiến kinh nghiệm

Giáo viên: Trần Thị Cúc

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM XÉT CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM XÉT CẤP HUYỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Nâng cao hiệu quả dạy Tập làm văn miêu tả ở lớp 4

14



×