Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG dạy CHUYÊN NGÀNH TIN học tại TRƯỜNG TRUNG cấp KINH tế kỹ THUẬT ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.43 KB, 16 trang )

BM03-TMSKKN

Tên SKKN: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ
THUẬT ĐỒNG NAI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày 31 tháng 12 năm 2015 đánh dấu hình thành khối cộng đồng kinh tế
ASEAN, để thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn
ASEAN 2020", nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh
vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được
chu chuyển tự do, và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều,
đói nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020. Lĩnh vực
giáo dục nghề nghiệp cũng bị ảnh hưởng lớn với nhiều thời cơ và thử thách mới,
yêu cầu mới là phải đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đáp
ứng sản xuất, kinh doanh, …
Yêu cầu thực tế hội nhập, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, lấy người học làm
trung tâm. Ngay bản thân giáo viên phải làm việc nhiều hơn, trở thành người
hướng dẫn, người dẫn đường, người điều phối các hoạt động giáo dục, …chứ
không phải người truyền thụ kiến thức nữa, ngay trong bài giảng của mình với
nhiều sự việc xảy ra hơn. Đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự đổi mới để đáp ứng được
các nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, còn phải giáo dục được bộ phận học sinh
còn thụ động, lười học, thích tiếp cận với mạng xã hội, internet tại trường. Quá
trình Dạy-học là quá trình tương tác qua lại lẫn nhau, muốn quá trình dạy-học đạt
được hiệu quả tốt nhất thì mỗi thầy cô giáo phải không ngừng đổi mới phương
pháp dạy học, cải tiến biện pháp giáo dục, cũng như ứng dụng công nghệ hiện đại.
Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Nhà nước,
1




Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo, các Sở giáo dục và đào tạo, … đã xây dựng kế
hoạch hành động chi tiết để thực hiện Nghị quyết số 29 trong giai đoạn mới.
Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Đồng Nai thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân, bắt đầu tuyển sinh và đào tạo từ năm học 2008 - 2009. Nhận thức được việc
để đáp ứng được xu thế mới, Nhà trường cần phải nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong đó, nâng cao chất lượng giảng dạy là khâu đột khá. Tại trường đã có nhiều
giáo viên cải tiến quá trình dạy – học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các học
phần nhưng đạt được hiệu quả ở mức nhất định.
Vậy để phát huy tính tích cực của người học trong Trường nói chung và
chuyên ngành Tin học nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường.
Tác giả xin trình bày giải pháp cải tiến là: “Giải pháp nâng cao chất lượng

giảng dạy chuyên ngành tin học tại trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ
thuật Đồng Nai”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số quy định của Pháp luật
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về quy trình và chu kỳ kiểm
định chất lượng chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng và trung
cấp chuyên nghiệp. Các trường từ Trung cấp chuyên nghiệp đến Đại học phải thực
hiện sự kiểm định chất lượng thông qua biện pháp tự đánh giá và đánh giá ngoài
theo tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ để xác định vị trí và khả năng đào tạo của mình
trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam, khẳng định quyết tâm của Nhà nước

ta trong việc không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
2


1.2. Một số khái niệm liên quan
Chất lượng: Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có
nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất
lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn
hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng
là: "Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có".
Giảng dạy: là sự điều khiển tối ưu hóa quá trình người học chiếm lĩnh tri
thức khoa học, phát triển và hình thành nhân cách.
1.3 Một số tài liệu được tham khảo về nâng cao chất lượng giảng dạy
Luận văn: “Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại học tại học viện
báo chí và tuyên truyền” của tác giả Trần Thị Tú Anh đăng trên Website:
đã thể hiện chi tiết các khái niệm, các tiêu chí, công cụ đánh giá
chất lượng giảng dạy, nếu ra một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền như: Giải pháp về phía nhà trường, giải pháp
cho giảng viên, giải pháp cho sinh viên.
Đề tài: “Nâng cao chất lượng dạy học môn tin học lớp 6 bằng dụng cụ trực
quan” của tác giả Trần Thị Hoa đăng trên website: />với nhiều giải pháp cụ thể nhằm tích cực hóa người học. Đề tài chỉ giới hạn ở việc
sử dụng phương pháp dạy học trực quan nhằm nâng cao khả năng tiếp thu của
người học và có đưa ra bảng phân tích kết quả đạt được với phương pháp này.
Đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin làm đồ dùng dạy học và soạn giáo
án điện tử phục vụ giảng dạy chuyên ngành tin học tại trường Trung cấp Kinh tế
Kỹ thuật Đồng Nai” năm 2015 của chính tác giả, đã khẳng định vị trí, vai trò của
quá trình kết hợp linh hoạt phương pháp giảng dạy, đồ dùng dạy học và việc ứng
dụng công nghệ thông tin qua bài giảng điện tử sẽ đem đến hiệu quả cao trong quá
trình dạy và học. Đề tài giới hạn ở chỗ chỉ là một giải pháp để nâng cao chất lượng
giảng dạy.


3


Như vậy, mỗi đề tài tham khảo đều có những giải pháp hay khác nhau và
tồn tại những điểm chưa phù hợp với thực tế tại trường, giúp tác giả định hướng
và sẽ cải tiến, bổ sung thêm những giải pháp cụ thể để áp dụng linh hoạt vào quá
trình giảng dạy của mình cũng như phù hợp với người học nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy chuyên ngành tin học tại đơn vị đang công tác.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi
Lãnh đạo trường luôn quan tâm, khuyến khích nâng cao chất lượng dạy và
học, Nhà trường thường xuyên yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý;
Nhà trường có cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện học tập: số lượng phòng
học, chất lượng và trang bị phòng học, xưởng thực tập đảm bảo (02 phòng, 03
xưởng), máy tính, máy chiếu (06 cái), hệ thống nối mạng internet tốc độ cao;
Đội ngũ giáo viên trong trường có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy
định của Pháp luật, luôn đoàn kết và không ngừng học tập nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, luôn hòa đồng với đồng nghiệp, thường xuyên trao đổi
học tập kinh nghiệm; luôn hòa đồng, gần gũi, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ
người học tạo môi trường sư phạm lành mạnh, người học an tâm học tập.
2.2. Khó khăn
Người học phải học song song văn hóa và nghề nên số lượng tiết học nhiều,
dễ gây ra áp lực dẫn đến không tập trung và có thể dễ chán học. Một bộ phận học
sinh chưa tự giác học tập: thích lên mạng xã hội, lười học, ham chơi game;
Một số phụ huynh học sinh có chưa thật quan tâm đến con em mình làm ảnh
hưởng việc trao đổi thông tin giữa Nhà trường và gia đình, dẫn đến chất lượng giáo
dục bị ảnh hưởng;
Trường có 02 bảng Active board nhưng chưa được khai thác hiệu quả;

Một bộ phận giáo viên còn tư tưởng đối phó trong công tác giảng dạy.
4


2.3. Số liệu thống kê
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường lần 3, 4, 5, 6, 7: 100% giáo viên sử
dụng bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp với đồ dùng dạy học, kết
hợp nhiều phương pháp dạy học vào 1 tiết giảng;
Hội thi giáo viên dạy giỏi trung cấp chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ 10 tại
Đà Nẵng, Nhà trường có 2 bài dự thi: Thầy Phan Viết Thịnh sử dụng bài giảng
điện tử có kết hợp mô hình thật, Bảng quy trình để sinh động hóa bài giảng, kết
hợp nhiều phương pháp dạy học vào tiết giảng (đạt giải Ba); Thầy Trương Nhựt
Thiện sử dụng bài giảng điện tử kết hợp máy tính thật, bảng quy trình để giảng
dạy, kết hợp nhiều phương pháp dạy học vào tiết giảng (đạt giải Nhì).
Đối với các môn văn hóa, giáo viên đa phần sử dụng phương pháp thuyết
trình truyền thống, chưa tích cực người học dẫn đến kết quả học tập chưa cao: tỷ lệ
học lại các môn văn hóa trong học kỳ 1 trên 15%. Đối với các học phần nghề thì
kết quả khả quan hơn: tỷ lệ học lại nhỏ hơn 10%;
Tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu hai môn thi tốt nghiệp là Lý thuyết tổng hợp nghề
và thực hành tổng hợp nghề của ngành Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính thi vào
ngày 28/4/2016 là 100%.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài :
1. Kết hợp nhiều phương pháp dạy học với phương tiện và đồ dung dạy
học
Mỗi phương pháp giảng dạy đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau:
phướng pháp thuyết trình có thể truyền tải lượng lớn kiến thức nhưng làm người
học thụ động; phương pháp trực quan giúp người học tư duy được vấn đề nhưng
kiến thức truyền tải ít phụ thuộc vào đồ dùng trực quan; phương pháp đàm thoại
giúp người học thoải mái trao đổi để giáo viên đánh giá năng lực người học khách

quan hơn nhưng dễ làm người học lúng túng nếu không khéo xử lý tình huống,…
Bên cạnh đó phương tiện, đồ dùng dạy học cũng góp phần quan trọng vào bài dạy,
5


sẽ đêm đến kết quả tốt khi giáo viên sử dụng linh hoạt và phù hợp với nội dung
giảng dạy nhưng cũng tạo không ít khó khăn khi giáo viên sử dụng không phù hợp
làm người học lúng túng. Như vậy việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp
dạy học với sự hỗ trợ của phương tiện, đồ dùng dạy học sẽ đem đến kết quả tốt cho
tiết dạy
Việc kết hợp nhiều phương pháp dạy học đạt được hiệu quả, giáo viên cần:
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy học phần chi tiết có xác định những phương
pháp dạy học sẽ sử dụng;
- Nghiên cứu kỹ từng nội dung giảng dạy, lựa chọn các phương tiện và đồ
dùng dạy học đáp ứng được nội dung (có thể tự làm thêm những đồ dùng dạy học),
khả năng tiếp thu của người học để lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp;
- Tư duy tiến trình tiết dạy, một số sự cố và cách khắc phục có thể xảy ra;
- Xây dựng kế hoạch bài dạy thật chi tiết, phân bố thời gian hợp lý, cách kết
hợp các phương pháp dạy học, nội dung nào cần đồ dùng dạy học gì, …;
- Lựa chọn và soạn bài giảng điện tử (xem xét việc kết hợp multimedia vào
một số nội dung để làm nổi bật, thu hút người học);
- Sau mỗi tiết dạy, giáo viên phải rút kinh nghiệm về: nội dung, phương
pháp, thời gian, phương tiện và đồ dùng dạy học, đặc biệt phải rút kinh nghiệm về
người học.
Ví dụ 1: Tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc lần thứ X tại
thành phố Đà Nẵng, tác giả tham dự với bài dự thi “Cài đặt Hệ điều hành
Windows 7”: khi dẫn nhập vào bài là một tình huống có vấn đề, với những câu hỏi
được đặt ra, người học suy nghĩ trả lời trên cơ sở đã tìm hiểu trước nội dung bài
học, giáo viên và học sinh vấn – đáp liên tục để làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của
việc cài đặt windows 7 nhằm giải đáp nội dung trọng tâm của tiết học là: “Vì sao

phải học cài đặt hệ điều hành Windows 7?”; tiếp đến tác giả sử dụng sơ đồ tư duy
để khái quát các nội dung sẽ học giúp người học hình dung ra được các công việc
sẽ thực hiện; ở nội dung “xây dựng quy trình cài đặt” thì tác giả thao tác mẫu cho
6


người học quan sát, đàm thoại với người học từng bước cài đặt để đưa ra quy trình
cài đặt tổng quát, và tác giả cũng đã chuẩn vị một bảng quy trình tổng quát in màu
rõ nét để hỗ trợ người học trong quá trình thực hiện yêu cầu thực hành. Bên cạnh
đó hệ thống xuất tín hiệu nhiều màn hình, điều khiển các máy tính thông qua hộp
điều khiển, máy chiếu cũng được thực hiện linh hoạt cùng với việc kết hợp nhiều
phương pháp dạy học thích hợp góp phần quan trọng vào thành công của bài giảng.
Ví dụ 2: Giảng dạy học phần “Cở sở dữ liệu” lớp 1409 Kỹ thuật lắp ráp,
sửa chữa máy tính vào học kỳ 2
Ở chương 1. Tổng quan về Cơ sở dữ liệu. Tác giả kết hợp dẫn chứng thực tế
việc vận dụng cơ sở dữ liệu vào các website, các hệ thống quản lý trong các công
ty, … để thuyết trình và kết hợp trình chiếu slide có hình ảnh minh họa nêu bật ý
nghĩa, vị trí, tầm quan trọng của học phần.
Chương 2. Mô hình dữ liệu quan hệ: giáo viên sử dụng hình ảnh về những
mô hình trên mạng kết hợp bài giảng Power Point, vẽ mô hình trên bảng để diễn
giải cho người học, kết thúc tiết học vẽ sơ đồ tư duy trên bảng (hoặc chiếu 1 slide
có sơ đồ tư duy) để hệ thống lại kiến thức đã học.
Chương 3. Ngôn ngữ dữ liệu SQL: giáo viên phải sử dụng phần mềm SQL
server 2000 (hoặc phiên bản cao hơn) chạy mô phỏng cho người học quan sát trực
tiếp, kết hợp thuyết trình, diễn giải, đàm thoại giúp người học hiểu sâu nội dung.
Ở đề tài tham khảo:“Ứng dụng công nghệ thông tin làm đồ dùng dạy học và
soạn giáo án điện tử phục vụ giảng dạy chuyên ngành tin học tại trường Trung cấp
Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai” năm 2015, tác giả đã thể hiện sinh động tầm quan
trọng khi kết hợp giữa phương tiện, đồ dùng dạy học với phương pháp dạy học
đem lại những kết quả khả quan.

Tiến trình một tiết dạy đòi hỏi sự linh hoạt rất cao của các giáo viên. Giáo
viên cần chú ý đến trọng tâm kiến thức, đến kỹ năng sử dụng phần mềm và kết hợp
phương tiện kỹ thuật, đồ dùng dạy học với phương pháp dạy học giúp người học
tiếp thu tri thức hiệu quả.
7


2. Phương pháp giảng dạy liên học phần
Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp có một đặc thù khá rõ nét là
chương trình được chia thành các học phần tương đối độc lập nhưng có tính liên
thông với nhau. Ví dụ: Lắp ráp, cài đặt máy tính  mạng máy tính  Lắp đặt,
quản trị mạng  An ninh mạng; Tin học đại cương  Tin học văn phòng  Cở
sở dữ liệu  Hệ quản trị cở sở dữ liệu  Thiết kế Website  Thực tập xây dựng
Website, ,...
Như vậy việc vận dụng kiến thức của học phần trước để tiếp thu kiến thức
của học phần liên môn tiếp theo là rất quan trong, mỗi học phần sẽ có một đặc thù
riêng trong cách giảng dạy lý thuyết và thực hành. Giáo viên cần hiểu và phân biệt
rõ các đặc điểm này. Không thể áp dụng chung một cách dạy cho tất cả các học
phần trong chương trình.
Ví dụ 1: Giảng dạy học phần “Tin học đại cương” lớp 1509 Kỹ thuật lắp
ráp, sửa chữa máy tính vào đầu học kỳ 2, mục tiêu đòi hỏi người học phải trình
bày được các nội dung cơ bản về Word, một số hàm đơn giản của Excel, thao tác
cơ bản về Powerpoint ,… Nhưng đến học phần Tin học văn phòng thì mục tiêu yêu
cầu người học phải thuần thục soạn thảo văn bản, sử dụng phần lớn các hàm trong
Excel trên nền tảng kiến thức đã học ở học phần tin học đại cượng;
Ví dụ 2: Học phần Mạng máy tính cung cấp kiến thức cơ bản về các thiết bị
mạng, bấm cáp mạng, địa chỉ mạng  thì học phần lắp đặt và quản trị mạng yêu
cầu triển khai một hệ thống mạng hoàn chỉnh, cung cấp địa chỉ IP, đi đường mạng,
… đến học phần an ninh mạng thì xác định các tiêu chí an toàn, mã hóa, các sự
cố trong quá trình vận hành, bảo trì hệ thống đã xây dựng.

Việc vận dụng kiến thức liên học phần rất quan trọng, giáo viên khai thác và
sử dụng tốt các kiến thức của học phần cũ để truyền tải kiến thức học phần mới sẽ
đem lại hiệu quả tiếp thu tốt cho người học, giúp người học định hình được mình
sẽ học những gì, tiếp theo sẽ học gì, từ đó kích thích tính tự học và tinh thần học
hỏi của người học.
3. Mô tả kiến thức bằng tình huống, hình ảnh, vật thật và thao tác mẫu

8


Mỗi khái niệm, quy trình, … trong tin học cung cấp lượng kiến thức tổng
quát nên giáo viên không thể giảng theo kiểu thuyết trình truyền thống mà phải đặt
vấn đề, tạo tình huống, chuẩn bị hình ảnh, âm thanh, hoặc thao tác mẫu nhằm tạo
ra được vấn đề mà người học phải tìm hiểu, phải giải đáp trên cở sở đó giáo viên
hướng dẫn và chốt nội dung. Có như vậy người học sẽ tiếp thu rất kỹ, nhớ rất lâu.
Ví dụ 1: Giảng dạy học phần “Lắp ráp và cài đặt máy tính” lớp 1509 Kỹ
thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính vào học kỳ 1
Chương 1. Lắp ráp máy tính. Tại phần 1. Giới thiệu chung: giáo viên có thể
giới thiệu với phương pháp trực quan kết hợp đồ dùng dạy học là những linh kiện
thật để người học dễ quan sát; hoặc giáo viên sử dụng những hình ảnh về các linh
kiện máy tính được thêm vào bài trình diễn Power Point để nêu bật khái niệm Bộ
máy tính; …Nhưng tới phần 4.Kỹ thuật lắp máy tính: giáo viên phải sử dụng
phương pháp trực quan sinh động với sự kết hợp phần mềm Cisco (Mô phỏng lắp
ráp máy tính), nếu sử dụng trình diễn thì khả năng tiếp thu của người học sẽ thấp
hơn. Phần 6. Lựa chọn linh kiện để ráp một bộ máy tính hoàn chỉnh: giáo viên chỉ
hướng

dẫn

cách


xem

bảng

báo

giá

trên

website

như

để người học tìm hiểu thông tin và thực hiện
yêu cầu.
Chương 2. Cài đặt hệ điều hành. Giáo viên phải vận dụng thực tế nêu bật ý
nghĩa, tầm quan trọng của hệ điều hành chuẩn bị cài đặt, giáo viên phải thao tác
mẫu và đàm thoại, vấn đáp với người học tại từng bước cài đặt để xây dựng quy
trình cài đặt tổng quát. Từ đó căn cứ vào yêu cầu và quy trình đã xây dựng người
học tiến hành thực hành.
Ví dụ 2: Giảng dạy học phần “Tin học đại cương” lớp 1509 Kỹ thuật lắp
ráp, sửa chữa máy tính vào học kỳ 2
Chương 1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học: giáo viên thu thập các hình
ảnh về các linh kiện máy tính tích hợp vào bài giảng Powerpoint để diễn giải cho
người học; hoặc có thể sử dụng linh kiện máy tính thật để giảng giải nội dung cho
người học.
9



Chương 3. Soạn thảo văn bản: giáo viên hướng dẫn người học theo thao tác
thực hành mẫu trên phần mềm Microsoft Word giúp người học quan sát và thực
hành linh hoạt hơn, sử dụng bài giảng Power Point cũng đạt hiệu quả tương đối tốt.
Ví dụ 3: Giảng dạy học phần “An ninh mạng” lớp 1209 Kỹ thuật lắp
ráp, sửa chữa máy tính vào học kỳ 1
Chương 1. Tổng quan về an toàn hệ thống và an ninh mạng. Giáo viên phải
nêu ra các tình huống thực tế để làm nổi bật khái niệm “thế nào là an toàn hệ
thống?”, “Thế nào là an ninh mạng?”, từ đó nêu vấn đề vậy hệ thống an toàn dựa
trên những tiêu chí nào?
Chương 2. An toàn cho các thiết bị mạng, giáo viên phải trình bày ý nghĩa
của những kiến thức học phần Lắp ráp và cài đặt máy tính, mạng máy tính, …từ đó
phát vấn độ an toàn của từng thiết bị, nguyên nhân và cách khắc phục thiết bị phát
sinh sự cố.
Chương 3. Gia cố hệ thống mạng. giáo viên phải đưa ra những tình huống
thực tế, giúp người học giải thích được câu hỏi “Vì sao phải gia cố hệ thống mạng
đang hoạt động?”.Đặc thù của học phần vào học kỳ thứ 7 (kỳ cuối của khóa học),
đòi hỏi học viên cũng cao hơn, vấn đáp nhiều hơn, đàm thoại giải đáp những vướn
mắc. Như vậy, sẽ kích thích động cơ và mục đích học tập để áp dụng thực tập nghề
nghiệp và phục vụ lao động sản xuất sau khi ra trường.
Những phần mềm, hình ảnh, vật thật… để sử dụng giảng dạy học phần sẽ
được giáo viên cụ thể hóa trong kế hoạch giảng dạy học phần, cũng như phương
pháp giảng dạy học phần để phát huy tối đa hiệu quả của các ĐDDH và GAĐT
được soạn để giảng dạy học phần đó.
Nhờ có công nghệ thông tin để làm ra những ĐDDH và GAĐT sinh động
hấp dẫn giúp giáo viên tổng hợp kiến thức và người học tích cực học tập, hệ thống
hoá kiến thức một cách dễ dàng, hiệu quả nhằm khắc sâu nội dung kiến thức bài
học hiệu quả hơn.
4. Tổ chức làm việc nhóm
10



Tùy theo học phần, nội dung bài học, đối tượng học mà giáo viên có thể tổ
chức cho học sinh làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm khoảng từ 2 đến 10 học sinh.
Nhiệm vụ của các nhóm là:
- Cùng nhau bàn luận, trao đổi để tìm ra được lời giải của câu hỏi hoặc bài
tập mà giáo viên đưa ra trên lớp.
- Cùng nhau thảo luận, tranh cãi về một chủ đề nào đó do giáo viên đưa ra.
- Cùng tiến hành thực tập một bài thực hành theo chương trình hoặc do
giáo viên cung cấp.
- Cùng nhau thực hiện một đề tài, một nghiên cứu, lập trình, giải một bài
toán khó hoặc một bài tập lớn.
Ví dụ 1: Giảng dạy học phần “Ngôn ngữ lập trình” lớp 1409 Kỹ thuật
lắp ráp, sửa chữa máy tính (20 học sinh)
Chương 3. Các thành phần và các kiểu dữ liệu. Tại nội dung các kiểu dữ
liệu, giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc nhóm, mỗi nhóm 4 thành viên, thực
hiện nội dung “Hãy tìm hiểu và trình bày chi tiết các kiểu dữ liệu được sử dụng
trong ngôn ngữ lập trình C?”, với thời gian 15 phút tìm hiểu, giáo viên yêu cầu 1
nhóm trình bày tối đa 5 phút có phản biện của các nhóm khác. Khi nhóm 1 được
yêu cầu trình bày và thực hiện xong thì nhóm 2, 4 đã liên tục đặt ra các câu hỏi
nhằm làm khó nhóm 1, một số câu nhóm 1 trả lời còn thiếu ý, một số câu nhờ
nhóm khác bổ sung, giáo viên hỗ trợ. Sau khi hoàn tất phần phản biện giáo viên
chốt nội dung, đánh giá nhóm trình bày và các nhóm phản biện, thu kết quả làm
việc của các nhóm. Tiết học lúc rất tập trung, lúc rất sôi nổi, được học sinh nhiệt
tình hưởng ứng. Giáo viên cũng duy trì và tiếp tục ở các chương còn lại, tùy theo
nội dung thích họp mà tổ chức làm việc nhóm.
Ví dụ 2: Giảng dạy học phần “An ninh mạng” lớp 1209 Kỹ thuật lắp
ráp, sửa chữa máy tính vào học kỳ 1 (15 học sinh)
Chương 2. An toàn cho các thiết bị mạng. Chia lớp thành 3 nhóm (mỗi
nhóm 05 học sinh), thực hiện nội dung liệt kê lại tất cả các thiết bị trong hệ thống

mạng, tìm hiểu những sự cố có thể phát sinh, nêu nguyên nhân và cách khắc phục
11


đối với từng thiết bị, thời gian thực hiện là 45 phút, sau đó mời 1 nhóm trình bày 2
nhóm phản biện. Buổi học thật sôi động với nhiều nội dung được phân tích, tìm
hiểu, giúp người học hiểu rõ hơn vấn đề, khi ra thực tập nghề nghiệp thì có kiến
thức để thao tác.
5. Khâu chuẩn bị của giáo viên
Có thể nói khi thực hiện việc đổi mới việc gì đó thì sẽ gặp không ít những
khó khăn, vướn mắc, nếu mỗi người bằng cách này cách khác cố gắng tìm hiểu,
thực hiện, vượt qua được những trở ngại ấy thì sẽ thu được những thành công rực
rỡ. Trong giáo dục cũng vậy, khi thực hiện đổi mới hay kết hợp nhiều phương
pháp dạy học để tích cực người học, lấy người học làm trung tâm thì người giáo
viên sẽ vất vả, tốn rất nhiều thời gian, công sức. Thật vậy, đối với từng học phần,
từng bài dạy, từng nội dung giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu thật
kỹ nội dung, lựa chọn đồ dùng, phương tiện, dụng cụ dạy học, tự hình dung, chọn
lựa phương pháp giảng dạy cho phù hợp, không những vậy giáo viên còn phải thiết
kế bài giảng điện tử, làm thêm nhiều đồ dùng dạy học cho phù hợp vì những thứ
sẵn có có thể không phù hợp với nội dung cần truyền tải, giáo viên phải linh hoạt
kết hợp nhiều phương pháp dạy học với việc sử dụng nhuần nhuyễn các phương
tiện và đồ dùng dạy học. Có như vậy, tiết học sẽ sinh động, người học học tập
trung, tích cực, chất lượng giảng dạy ngày một nâng lên. Song quá trình ấy không
đơn giản một sớm một chiều có thể thành công, mỗi người giáo viên phải biết
không ngừng rèn luyện, học tập, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin, internet,
trao đổi học hỏi qua đồng nghiệp và chính những người học sinh thân yêu của
mình.
Ví dụ: Giảng dạy học phần “Cở sở dữ liệu” lớp 1409 Kỹ thuật lắp ráp,
sửa chữa máy tính vào học kỳ 2
Ngay buổi đầu học phần, tác giả tiến hành khảo sát cách thức học môn lý

thuyết từ người học với câu hỏi: “Là học phần lý thuyết khó tiếp thu em hãy trình
bày cách học của mình đối với học phần này?”. Học sinh với những suy nghĩ của
mình các em nêu quan điểm về cách thức học như: chăm chú nghe giảng, về xem
12


lại bài, học bài đầy đủ, lên mạng tìm hiểu trước nội dung sắp học, … những suy
nghĩ của học sinh cũng giúp giáo viên đinh hướng được mình sẽ sử dụng phương
pháp dạy học nào và dạy như thế nào. Việc khảo sát ban đầu rất quan trọng, giúp
giáo viên xác định được đối tượng người học. ở chương 1. Tổng quan về cơ sở dữ
liệu, giáo viên sử dụng hình ảnh trong các slide bài giảng, thì đến chương 3. Ngôn
ngữ dữ liệu SQL thì giáo viên phải thao tác trên phần mềm, …
Công tác chuẩn bị trước một tiết giảng đóng vai trò hết sức quan trọng trong
thành công của tiết giảng đó, giáo viên chuẩn bị chu đáo thì tiến trình lên lớp sẽ ít
gặp sự cố, an tâm, thoải mái giảng các nội dung, ngược lại thì giáo viên sẽ lúng
túng khi gặp phải sự cố, làm trễ tiến trình tiết dạy, và nhiều điều khác.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài tác giả nhận thấy, để nâng
cao chất lượng giảng dạy tại trường nói chung cũng như nâng cao chất lượng dạy
học của mỗi giáo viên là phải linh hoạt đổi mới, kết hợp nhiều phương pháp giảng
dạy, phải ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện, kỹ thuật vào dạy học, sử
dụng đồ dùng dạy học hợp lý. Tác giả đã không ngừng cố gắng, tìm tòi, học hỏi, để
có được một số kết quả đáng khích lệ. Cụ thể:
- Tháng 8/2015 tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi trung cấp chuyên nghiệp
toàn quốc lần thứ X tại thành phố Đà Nẵng với bài giảng “Cài đặt Hệ điều hành
Windows 7” được chuẩn bị chu đáo, ứng dụng nhiều phương tiện, kỹ thuật hiện
đại, chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp, bài giảng điện tử được thiết kế hợp lý, việc
kết hợp phương pháp giảng dạy linh hoạt góp phần làm cho tiến trình tiết dạy được
thực hiện hoàn chỉnh. Kết quả đạt giải Nhì;
- Năm học 2014-2015 ứng dụng phần mềm BB FlashBack Pro để tạo đoạn

video hướng dẫn cài đặt hệ điều hành Window 7 kết hợp bài giảng điện tử cùng
Bảng quy trình được xây dựng theo hệ thống sơ đồ tư duy, với hệ thống truyền tín
hiệu, đồ dùng dạy học chuẩn bị chu đáo, việc sử dụng kết hợp các phương pháp
giảng dạy linh hoạt tham dự Hội thi giáo viên dạy nghề Tỉnh Đồng Nai và vinh dự
đạt giải ba;
13


- Học phần Lắp ráp và cài đặt máy tính: với việc ứng dụng phương pháp dạy
học trải nghiệm, kết hợp các phương pháp dạy học như: thuyết trình - trực quan đàm thoại với việc ứng dụng mô hình mô phỏng Cisco, sử dụng phần mềm
VMWare, các linh kiện máy tính đã tích cực hóa người học. Kết quả học sinh lớp
1509 Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính đều đạt yêu cầu học phần (100% người
học đạt yêu cầu), tháng 04/2016, lớp 1209 Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính thi
tốt nghiệp thực hành tổng hợp nghề một cách thành thạo (100% người học đạt yêu
cầu);
- Học phần Lắp đặt và quản trị mạng: ứng dụng phần mềm VMWare để thực
hiện các bài giảng mô phỏng mô hình mạng giúp người học tích cực và tập trung
cao; ứng dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức cho người học giúp người
học ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Kết quả 100% học sinh đạt yêu cầu học phần;
- Học phần Ngôn ngữ lập trình giảng dạy lớp 1409 Kỹ thuật lắp ráp, sửa
chữa máy tính, kết quả 100% học sinh đạt yêu cầu học phần;
- Học phần Tin học đại cương giảng dạy lớp 1509 Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa
máy tính, kết quả 100% học sinh đạt yêu cầu học phần;
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tác giả đã rút ra một số
kinh nghiệm sau:
- Cần phải có kiến thức Tin học đáp ứng sử dụng công nghệ thông tin và biết
khai thác mạng Internet. Do đó giáo viên phải không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ
năng về công nghệ thông tin;
- Trong mỗi tiết dạy giáo viên cần phải chuẩn bị thật chu đáo, lựa chọn đồ

dùng dạy học, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ dạy học, lựa chọn phương pháp dạy học
cũng như cách thức kết hợp các phương pháp dạy học với nhau, đặc biệt phải phù
hợp với đối tượng người học. Trong quá trình giảng dạy, ngôn ngữ giảng phải
truyền cảm, không quá nhanh hoặc quá chậm, phải lôi cuốn, hấp dẫn, trình bày
phải có điểm nhấn, tránh đều đều.
14


- Nghiên cứu, xây dựng để làm đồ dùng dạy học theo từng bài dạy, để có thể
lấy dữ liệu sử dụng làm giáo án điện tử ở nhiều bài, cho nhiều học phần, đáp ứng
tính liên học phần trong cùng chương trình đào tạo;
- Cần phải đặt ra các phương án xử lí các tình huống xảy ra trong quá trình
giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin như: mất điện hay sự cố kĩ thuật: máy
hỏng, trôi hình, mất âm thanh,…để không bị lúng túng trước người học;
Khuyến nghị cùng các cấp Lãnh đạo trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn
nữa và thực hiện thường xuyên việc, đổi mới phương pháp dạy học tích cực, ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và có kiểm tra, đánh giá, tổ chức các buổi
tập huấn chuyên đề để giáo viên ngồi lại học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau;
Khuyến nghị Lãnh đạo trường lên kế hoạch sử dụng bảng Activeboard chi
tiết nhằm khai thác hiệu quả tính năng của bảng;
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ
tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;
2. Nghị quyết Số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2014 của Thủ tướng
Chính Phủ;
3. Thông tư số 38/2013/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
4. Trần Thị Tú Anh (2008). Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại
học tại học viện báo chí và tuyên truyền, Luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội, />5. Trần Thị Hoa (2015). Nâng cao chất lượng dạy học môn tin học lớp 6

bằng dụng cụ trực quan, , đăng ngày 25/12/2015;
6. Trương Nhựt Thiện (2015). “Ứng dụng công nghệ thông tin làm đồ dùng
dạy học và soạn giáo án điện tử phục vụ giảng dạy chuyên ngành tin học tại trường
Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đồng Nai”;
7. Website: />15


VII. PHỤ LỤC
1. Bài giảng: “Chương 2. Cài đặt hệ điều hành” - tham gia hội thi giáo viên
dạy nghề tỉnh Đồng Nai năm 2015;
2. Bài giảng: “Cài đặt hệ điều hành Windows 7” – tham gia Hội thi giáo viên
dạy giỏi trung cấp chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ X năm 2015;
3. Kế hoạch giảng dạy học phần An ninh mạng học kì I năm học 20152016.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Trương Nhựt Thiện

16



×