Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI pt chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.24 KB, 8 trang )

TƯ TƯỞNG NGUYỄN TRÃI

I.
Cuộc đời sự nghiệp
1. Cuộc đời

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380, ông là con của Nguyễn Phi Khanh
và Trần Thị Thái, là cháu ngoại của tư đồ Trần Nguyên Đán. Quê ông ở Nhị Khê,
huyện Thường Tín, Hà Nội ngày nay. Năm 20 tuổi ông thi đỗ thái học sinh ( Tiến
sĩ ) dưới triều Hồ rồi sung chức Ngự sử đài chánh đường. Sau khi nhà Hồ thất bại
trong cuộc chiến tranh chống quân Minh xâm lược, không cam chịu ách áp bức
của ngoại bang ông đã lưu lạc nhiều nơi mong tìm được đường cứu nước và cuối
cùng gặp được lãnh tụ của nghĩa quân Lam Sơn là Lê Lợi. Ông đã dâng Bình Ngô
sách và giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập. Sau khi Lê Lợi lên
ngồi vua, ông giữ nhiều chức vụ như chức Nhập nội hành khiển kiêm Thượng thư
bộ Lại dưới thời Lê Thái Tổ, chức Gián nghị đại phu kiêm Tri tam quán sự, chức
Hàn lâm viện Thừa chỉ kiêm Quốc Tử Giám tư nghiệp dưới thời Lê Thái Tông.
Tuy nhiên, cuộc đời ông kết thúc bằng một bi kịch sau việc Lê Thái Tông đột ngột
chết, ông bị nịnh thần vu oan và bị xử tử vào năm 1442.
2. Sự nghiệp
Một số tác phẩm chính : Quân trung từ mệnh tập; Bình Ngô đại cáo; Ức Trai thi
tập; Quốc âm thi tập; Dư địa chí;.v.v...
Nguyễn Trãi là người học Nho, đỗ đạt cao nhưng ông lại không quan tâm nhiều
tới những điều có tính chất kinh viện, những sao lục ý kiến của tiền nhân Nho gia
để tán thưởng và noi theo như nhiều nhà nho khác. Ông quan tâm chủ yếu tới các
vấn đề thực tiễn mà đất nước đặt ra, cũng chính vì thế mà tư tưởng của ông lúc
nào cũng gắn liền với thực tiễn. Trong đó nổi bật nhất là nội dung về: Tư tưởng
nhân nghĩa; Tư tưởng về đạo làm người; Quan niệm về quốc gia và quốc gia độc
lập.
II.
Quan niệm và quốc gia và quốc gia dân tộc


Tội của giặc Minh đã gây ra cho dân tộc ta một tai họa chưa từng có :
“ Tát cạn nước Đông Hải không đủ rửa hết vết nhơ
Chặt hết trúc nam Sơn không đủ ghi hết tội ác”
Từ đó đặt ra cho Nguyễn Trãi phải suy nghĩ tới những yếu tố cấu thành của một
quốc gia để từ đó suy xét tới quốc gia Đại Việt
1. Lãnh thổ
Ông xoáy mạnh vào tính chất xác thực, toàn vẹn và bất khả xâm phạm của
lãnh thổ Đại Việt. Ông nói :
“Xét ra từ xưa Giao Chỉ không phải là đất của Trung Quốc rõ lắm rồi” ( Thư
gửi Vương Thông, Sơn Thọ, Mã Kỳ), Vẫn trộm nghĩ, đất cõi Giao Nam thực
ra là nởi ngoài cương giới ( Trung Quốc )…” ( Bài biểu tiến công, tâu trình tạ
tội ), “ Nước An Nam xưa bị Trung Quốc chiếm là từ Tần, Hán trở đi. Phương
chi trời đã phân cách Nam Bắc, có nói cao song lớn, bờ cõi rành rành; dẫu


2.

3.

4.

5.

mạnh như Tần, giàu như Tùy, nào có thể sính dung thế lực mà dành được đâu
“ ( Thư cho Đả Trung và Lương Nhữ Hốt
Văn hiến ( Văn hóa ) Chú ý tới Đạo, con người và hành động của con người
Đạo là thi thư
Con người là những nhân nhân quân tử và bậc trí mưu, hành động của con
người đó thì hợp trời thuận người.
“Ta nghe người có bắc nam nhưng đạo không kia khác, nhân dân quân tử,

chẳng phải là riêng ở một nơi nào. Nước An Nam ta, tuy xa xăm ở cõi Lĩnh
Ngoại, nhưng vẫn có tiếng là một nước thi thư, những bậc người tài thức trí
mưu, không đời nào là không sờn có. Bởi vậy phàm những công việc ta làm
hết thảy đều noi theo lễ nghĩa, trên ứng với trời, dưới thuận với người.” ( Thư
dụ thành Băc Giang )
Phong hóa
Phong hóa Việt Nam hoàn toàn khác Trung Quốc: “ Nước thần ở lánh tại
miền xa vắng xa cách phong hóa trung hoa” ( Tấu cầu phong mang danh Trần
Cảo )
Nêu lên trách nhiệm gìn giữ phong hóa đất nước : “ Người nước không được
bắt trước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm, Chân
Lạp để làm loạn phong tục trong nước : ( Dư địa chí )
Lịch sử dân tộc
Nước ta được xây dựng qua nhiều triều đại, đã có những hoàng đế riêng của
mình, đã liên tục sinh ra những hào kiệt…
“"Nay cái kế hay hơn cả cho các ngài, chẳng gì bằng sớm bỏ giáp binh, ra
ngoài thành cùng quân của Thái đô đốc, lục tục kéo về để trả lại cho ta cảnh
thổ nước An Nam" Khiến cho hai bên đều tiện, như thể lại chẳng hay ư?"
( Thư cho Đả Trung và Lương Nhữ Hốt )
Tư tưởng quốc gia độc lập
Bình Ngô Đại Cáo:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”



Để đảm bảo chủ quyền của mình, người Việt Nam đã không ngừng hi sinh, chiến đấu và
cũng vì không tôn trọng chủ quyền đó mà nhà Minh phải chuốc lấy thất bại nhục nhã.
Bình Ngô Đại Cáo là một bản tuyên ngôn độc lập hào hùng của dân tộc ta ở thế kỷ XV
III.

Tư tưởng nhân nghĩa

Nguyễn Trãi sinh ra phải thời rối ren loạn lạc,nhân dân đói khổ lầm than. Tình cảnh đó
sinh ra bởi lòng dạ của những kẻ bất nhân, vì lý do đó, Nguyễn Trãi đề cao tư tưởng nhân
nghĩa. Theo ông, nhân nghĩa là cái gốc, là xuất phát điểm của tư duy và hành động. Nội
hàm nhân nghĩa trong tư tưởng Nguyễn Trãi có thể hiểu bao gồm những yếu tố cốt lõi
như sau:
Nhân nghĩa là cơ sở, chuẩn mực của cách đối nhân xử thế, là nguyên tắc trong giải
quyết công việc. Trong thư gửi tướng Minh là Phương Chính, ông viết: “Đạo làm tướng
lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm của”(tr.105). “Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân
nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”(tr.106).
Nhân nghĩa là tình thương yêu giữa con người và con người, là sự chân thành, khoan
dung, độ lượng, lấy ơn báo oán, tha tội chết cho những kẻ lầm lối lạc đường. Bởi vậy, khi
giặc Minh thua trận, ông đã mở đường cứu sinh, cung cấp lương thảo đủ ăn cho họ trở về
quê. Việc làm này đã tạo một dấu ấn lịch sử, trở thành truyền thống dân tộc trong những
cuộc chống ngoại xâm sau này.
Nhân nghĩa là yêu hòa bình, lên án chiến tranh, mong muốn cho lòng dân được yên, đất
nước thái bình thịnh trị. Nguyễn Trãi quan niệm rằng, hòa bình ấm no sống trong cảnh
yên vui hạnh phúc là tâm lý chung của mọi người dân, là nguyện vọng thiết tha của mọi
tầng lớp xã hội. Bởi vì, “đạo trời ưa sống, lòng người ghét loạn”. Trong thư gửi tướng
giặc là Vương Thông, Nguyễn Trãi viết: “Đồ binh là thứ hung bạo, đánh nhau là việc
nguy hiểm, việc hưng thịnh hay bại vong của một nước, nhân dân sống hay chết đều quan
hệ ở điều đó” (tr.152). Trong thư gửi Hàng Phúc, ông viết: “Binh là bất đắc dĩ mới phải
dùng” (tr.162). Có thể nói, yêu hòa bình, lên án chiến tranh là bức thông điệp mà Nguyễn

Trãi muốn gửi cho hậu thế với lời nhắn nhủ rằng, cầm vũ khí là việc làm bất đắc dĩ, hãy
giữ lấy hòa bình khi cơ hội vẫn còn.
Nhân nghĩa là sức mạnh tinh thần, tạo ưu thế lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều.
Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi viết: “Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn. Lấy chí
nhân mà thay cường bạo” (tr.79). Nhờ áp dụng phương châm chiến lược này mà cuộc
kháng chiến chống quân Minh đi đến thắng lợi, đó là sự thắng lợi bằng sức mạnh tinh
thần của một dân tộc luôn coi trọng lòng tốt con người.
Nhân nghĩa gốc ở hòa, mà hòa là gốc của nhạc.Theo Nguyễn Trãi, trong một giàn nhạc,
mọi nhạc cụ phải hòa âm, phối khí thì bản nhạc cất lên mới êm ái, du dương. Nếu trống
đánh xuôi, kèn thổi ngược thì không còn là nhạc nữa. Đời sống xã hội cũng vậy, cần phải
hòa đồng, lợi ích cân xứng, trên dưới đồng lòng thì mới yên bình. Xã hội bất hòa là nguy


cơ của loạn lạc.Trong thư gửi Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi viết: “Hòa bình là gốc của
nhạc, thanh âm là văn của nhạc.Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăm sóc muôn
dân, khiến cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức là giữ
được cái gốc của nhạc vậy”. Hòa cũng là thuận, là đoàn kết nhường nhịn lẫn nhau, không
đôi co, ghen tỵ, hiềm khích. Bởi theo ông, “ngõ ốc nhường khiêm là mỹ đức, đôi co ai dễ
kém chi ai”.
Nhân nghĩa là lấy thực làm gốc theo phương châm “có thực mới vực được đạo”.
Nguyễn Trãi cho rằng, đời sống vật chất có đảm bảo thì trật tự xã hội mới ổn định. Ông
viết: “Bần hàn cơ cực thì chẳng ai đoái hoài đến lễ nghĩa” hoặc: “Một buổi không có ăn,
cha con hết tình nghĩa”. Điều làm cho Nguyễn Trãi trăn trở nhất là cảnh bần hàn cơ cực
của dân chúng đương thời, phải đi lính mà không được cầm cày cày ruộng. Trong thư gửi
quân lính ông viết: “Dẹp xong giặc, sẽ chia nửa số quân về làm ruộng”.
Nhân nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tiến trình phát triển tư tưởng Nguyễn Trãi.
Trong mọi hoàn cảnh, dù chiến tranh hay hòa bình, ông luôn giương cao ngọn cờ nhân
nghĩa, coi đó như là đạo lý làm người, là phương châm đối nhân xử thế để đi đến một
cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc. Tư tưởng nhân nghĩa đó đã khơi dậy trong ông
quan niệm về đạo làm người và tình yêu thiên nhiênrộng lớn.

IV.

Quan niệm về đạo làm người

Quan niệm về đạo làm người của Nguyễn Trãi dựa trên nền tảng đạo đứcNho giáo, đặc
biệt là đạo cương thường củaHán Nho: “Chữ học ngày xưa quên hết dạng/ Chẳng quên có
một chữ Cương, thường”. Nhưng để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam, Nguyễn
Trãi đã bổ sung một số phạm trù của Nho giáo truyền thống.
Trong hệ thống “Tam cương”(Trung-Hiếu - Tiết), Nguyễn Trãi chú trọng “Trung” với
“Hiếu”. Ông bộc bạch: “Bui có một lòng trung với hiếu/ Mài chẳng khuyết, nhuộm
chẳng đen”, bởi theo ông, vua là người đứng đầu đất nước nên bề tôi cần phải có đạo
trung.Chữ “Trung”ở đây không phải là ngu trung như “trung thần bất sự nhị quân”, “quân
xử thần tử, thần bất tử bất trung”, mà trung một cách tỉnh táo có sự cân nhắc giữa quyền
lợi nhà vua và quyền lợi đất nước.
Không chỉ có lý thuyết, cuộc sống của bản thân ông là một mẫu mực về đức trung, khi
nhà Trần suy vong, ông bỏ nhà Trần theo nhà Hồ, khi giặc Minh sang xâm lược, cả triều
đình nhà Hồ bị bắt, ông không tuẫn tiết mà tìm đường theo Lê Lợi. Khi Lê Lợi lên làm
vua vì hiềm khích đã hạ ngục ông, nhưng ông vẫn một lòng trung thành vì quyền lợi đất
nước. Lê Lợi mất, Lê Thái Tông lên thay (1433), triều đình lục đục, Nguyễn Trãi cáo
quan về Côn Sơn ở ẩn, nhưng lòng dạ vẫn khôn nguôi nghĩ về đất nước. Năm 1440, lúc
tuổi đã cao, sức yếu, Lê Thái Tông mời ra làm quan, ông không hề từ chối, cố gắng đem
chút sức cùng lực kiệt cống hiến cho nước cho dân. Có thể tóm tắt lòng trung thành của
ông bằng hai câu tự bạch khá tâm huyết: “Lưỡng nhãn hôn hoa, đầu cánh bạc/ Quyên ai
hà dĩ đáp quân ân” (Hai mắt đã hoa, đầu đốm bạc/ Mảy may chưa báo đáp ơn vua).
Nguyễn Trãi trung thần cho đến phút chót cuộc đời, ông không kêu oan vì biết điều đó là


vô nghĩa mà hiên ngang bước lên đoạn đầu đài, làm cho những đồ tể phải dừng tay mấy
lượt.
Chữ “Hiếu” trong tư tưởng Nguyễn Trãi hiểu theo nghĩa hiếu với dân, tức là đại hiếu một lòng vì dân vì nước chứ không phải tiểu hiếu là hiếu với cha mẹ như trong Nho giáo

Trung Quốc truyền thống. Chính vì vậy, khi cha bị bắt giải sang Trung Quốc, ông không
đi theo phụng dưỡng mà ở lại nuôi chí lớn trả thù nhà nợ nước.
Trong hệ thống “Ngũ thường”(Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín), Nguyễn Trãi chú ý Nhân và
Trí. Ông phát triển thêm đức “Dũng”. Theo ông, ba đức tính đó là chuẩn mực để đánh
giá con người, bởi vì: “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược/ Có Nhân, có trí, có anh hùng”
(tr.440) .
Quan niệm về đạo làm người của Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng sâu sắc triết lý “Vô
vi” (không tranh mà được, không đánh mà thắng) của Đạo Lão Trang. Ông thường nhắc
nhở người đời: “Nhân sinh thức tự đa ưu hoạn” (Người càng hiểu biết thì càng lắm ưu
buồn), “Trí thân vị tất độc thư đa” (Lập thân chưa hẳn cần đọc sách nhiều). Giống như
một số Nho sĩ lớn khác của chế độ phong kiến (Bạch Vân cư sĩ - Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Gia Thiều, La Sơn Phu tử - Nguyễn Thiếp, Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác)
Nguyễn Trãi không màng danh lợi, ông thấm nhuần câu trong “Đạo đức kinh”: “Công
toại thân thoái”, đánh giặc xong, triều đình lục đục, ông lui về Côn Sơn ở ẩn, vui thú với
thiên nhiên,với “bầu rượu túi thơ”.
V.

Tư duy lý luận chính trị và sách lược trị nước

Nguyễn Trãi được hậu thế đánh giá cao không phải lĩnh vực thi ca mà chủ yếu là do
những đóng góp về phương diện lý luận chính trị.
Trước hết, Nguyễn Trãi là một người có tư duy chiến lược, tầm nhìn lịch sử. Ông đã biết
xâu chuỗi, liên kết những sự kiện lịch sử rời rạc, đúc kết chúng thành quy luật.Từ quy
luật đó, ông đã phán đoán trước sự thất bại tất yếu của quân Minh.
Nguyễn Trãi là người kế thừa một cách căn bản tư tưởng “dĩ dân vi bang bản” (lấy dân
làm gốc) của Nho giáo truyền thống. Nội dung quan niệm lấy dân làm gốc của Nguyễn
Trãi thể hiện cụ thể: 1) Người làm Vua, làm Quan phải biết “kính trời, chăm dân”. Mọi
chủ trương chính sách nhà nước phải hợp với lòng dân, xuất phát từ quyền lợi nhân dân
và trở về với mục đích của họ.2) Nhân dân có một sức mạnh quyết định đối với sự thành
bại của nghiệp vua, bởi “mến người có nhân là dân,chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là

dân”. Luận điểm: “Phúc chu thủy, tin dân do thủy” của ông đã trở thành khuôn vàng
thước ngọc cho các chính khách từ xưa đến nay, đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi vấn
đề dân chủ đã trở thành nghệ thuật làm chính trị.3) Ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn
kết dân tộc là thành tố quan trọng trong tư tưởng lấy dân làm gốc. Do vậy, phát huy được
ý thức cộng đồng là tập trung được sức mạnh dân tộc.
Là một người tinh thông Kinh dịch, am hiểu thuyết “Tam tài” (Thiên thời, Địa lợi, Nhân
hòa), Nguyễn Trãi đã đề cao hai khái niệm “Thời” và “Thế”. Ông viết: “Người dùng binh


giỏi là ở chỗ biết rõ thời và thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa
ra lớn, mất thời không thế thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy”. Trong các bức thư
gửi tướng giặc, Nguyễn Trãi phân tích rõ thời và thế cả đôi bên, ông đi đến khẳng định
rằng, sự thất bại của quân Minh là điều tất yếu, phù hợp với mệnh trời và lòng người.
Một đóng góp không kém phần quan trọng trong sách lược chính trị của Nguyễn Trãi là
đường lối kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, vừa đánh vừa đàm, nghệ
thuật biết thắng từng bước để đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong lịch sử quân sự Việt Nam, Nguyễn Trãi là người viết nhiều thư cho tướng giặc,
sau này, các bức thư đó gộp lại thành sách “Quân trung từ mệnh tập”, trong đó vị quân sư
người Việt đề cao đường lối hòa bình, còn đánh nhau chỉ là bất đắc dĩ.
VI.

Tình yêu thiên nhiên rộng lớn bao la

Đọc “Ức Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập” chúng ta cảm thấy Nguyễn Trãi sinh ra vốn
để làm thơ chứ không phải làm quân sự và chính trị. Trong thơ ông thể hiện một tình yêu
thiên nhiên rộng lớn bao la, dưới ngòi bút miêu tả của ông, thiên nhiên dường như hòa
đồng với lòng người. Dựa trên bút pháp “văn dĩ tải đạo”, ông đã khôn khéo mượn cảnh tả
người, tả cảnh là để bộc lộ nỗi niềm của con người mưu việc lớn chưa thành: “Giữa đêm
thanh, tựa vào bầu trời xem vũ trụ/ Nhân gió thu, thừa cảm hứng cưỡi kình ngao”(Bài
“Chu trung ngẫu thành”). “Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả/ Nói cười người ở giữa mây

xanh”(Bài “Đề Yên Tử sơn”)
Một motif khá quen thuộc trong thơ ông là miêu tả hoa, nhất là những loài hoa gần gũi
với đời sống con người như hoa xoan, vì đây là một loài hoa không chỉ đẹp về hình thức
(màu tím nhạt), có hương thơm thoang thoảng mà gỗ xoan còn giúp con người dựng nên
nhà cửa, làm đồ gia dụng: “Trọn ngày thong thả khép phòng văn, /Khách tục bên ngoài
chẳng bén chân / Khắc khoải quyên kêu xuân đã muộn/ Hoa xoan mưa nhẹ nở đầy sân”
(Bài “Mộ xuân tức sự”, tr.359)
Trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của ông, “Côn Sơn ca” (tr.377) xứng đáng đứng vị
trí hàng đầu cả về giá trị tư tưởng lẫn nghệ thuật ngôn từ. Bài thơ được tuyển chọn đưa
vào giáo trình giảng dạy văn học của nhiều thế hệ người Việt thời hiện đại. Trong “Côn
Sơn ca”, cảnh vật thiên nhiên hiện lên với dòng suối chảy róc rách, rì rầm như tiếng đàn
lúc khoan, lúc nhặt. Phiến đá phẳng phủ rêu xanh mướt, mịn màng. Thông, tùng, rừng
trúc bạt ngàn xanh tươi mát. Qua nét vẽ tài hoa của Nguyễn Trãi, khung cảnh Côn Sơn
hiện lên với những nét riêng, không lẫn với bất cứ bức tranh sơn Thủy nào. Đọc thơ ông,
chúng ta thấy trong đó có cả nhạc và họa, cả niềm vui và nỗi buồn, sự vô tâm (Phật
giáo) và nỗi ưu lo trước vật đổi sao dời (Nho giáo):
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi


Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”

Theo một số nhà nghiên cứu thì “Côn sơn ca” được sáng tác trong khoảng thời gian hòa
bình, khi Nguyễn Trãi chán ngán với cảnh tranh dành quyền lực trong triều đình bèn cáo
quan về Côn Sơn ở ẩn.Gần trọn cuộc đời lo cho dân, cho nước, nhưng những năm cuối

đời, Nguyễn Trãi lại phải sống trong sự đố kị, ghen ghét của đám nịnh thần. Vì vậy, khi
trở về Côn Sơn, Nguyễn Trãi như con chim sổ lồng cảm thấy mình tự do giữa trời cao đất
rộng. Chỉ có lúc này, ông mới được sống thật với chính mình và có thời gian để suy nghĩ
về cuộc đời theo triết lý Phật giáo. Bài thơ không chỉ thuần túy tả cảnh, mà chủ yếu
thông qua sự miêu tả đó, thi nhân muốn bộc lộ quan niệm sống của một người có cốt
cách văn hóa giao thoa giữa Nho- Phật- Đạo. Cốt cách văn hóa đó tạo nên một lối sống
cao thượng, một nhân cách chói sáng như sao Khuê.
“ Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tôt tươi khô héo tuần hoàn đổi thay,
Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,
Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.”
Trong hai câu kết của bài thơ Nguyễn Trãi nhắc đến Sào Phủ và Hứa Do
là hai hiền tài đời vua Nghiêu trong lịch sử truyền kỳ Trung Quốc thích
sống ẩn dật vui với thiên nhiên mà không màng danh lợi. Ông đã mượn
tích xưa để nói chuyện đời nay, vì bản thân ông đã vứt bỏ vòng danh lợi.
Theo logic lịch sử, Nguyễn Trãi viết “Côn sơn ca” không lâu trước khi xảy
ra “Vụ án Lệ chi viên”. Như một linh cảm đặc biệt, nỗi buồn vì thời thế,
triết lý sống mà ông đề cập ở khổ cuối bài thơ là một nỗi buồn mang mác,


thấm sâu vào lòng người. Từ sự chiêm nghiệm lịch sử dân tộc mà ông đã
đọc trong sách vở, từ những gì mà ông đã trải nghiệm, từ thân phận của
những người thân trong gia đình mà điển hình là thân phận “quan nhất
thời” của người cha, ông đã thể hiện sự cảm thông cho số kiếp con người,
nhất là những người anh hùng lâm nạn. Linh cảm thật đúng, vụ án Lệ Chi
Viên đã kết thúc cuộc đời ông và người vợ trẻ yêu quý cùng với những

người thân thích thuộc ba đời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Xem thêm, Nguyễn Tài Thư: Nguyễn Trãi - Nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ XV và
của lịch sử tu tưởng dân tộc, in trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb. Khoa học
xã hội 1993, tập 1.
2. Nguyễn Trãi, Toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội 1976, tr. 78.Tất cả các đoạn trích
văn bản của Nguyễn Trãi từ đây về sau đều lấy từ cuốn sách này, kể từ đây tác
giả chỉ ghi số trang của sách bên cạnh.
3.

Xem: Vụ án Lệ Chi Viên, Nxb. Văn hóa thông tin 1998.

4. Khái lược lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm – 2016, Nguyễn

Tài Đông (Chủ biên) - Nguyễn Tài Thư - Lê Thị Lan - Trần Nguyên Việt Nguyễn Bá Cường - Trần Thị Thúy Ngọc - Hoàng Minh Quân



×