Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KÝ SINH CỦA NẤM Paecilomyces spp. ĐỐI VỚI RỆP SÁP GIẢ Dysmicoccus sp. GÂY HẠI TRÊN CÂY KHÓM TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.64 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
  

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KÝ SINH CỦA
NẤM Paecilomyces spp. ĐỐI VỚI RỆP SÁP GIẢ Dysmicoccus sp. GÂY HẠI TRÊN CÂY KHÓM
TẠI TỈNH TIỀN GIANG

CHUYÊN NGÀNH:

BẢO VỆ THỰC VẬT

NIÊN KHÓA:

2008 – 2012

SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ THANH HIỀN

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012


i

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KÝ SINH CỦA NẤM Paecilomyces spp. ĐỐI VỚI RỆP SÁP Dysmicoccus sp. GÂY HẠI
TRÊN CÂY KHÓM TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Tác giả:


LÊ THANH HIỀN

Khóa luận được đệ trình để hoàn thành yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành Bảo vệ thực vật

Giảng viên hướng dẫn
TS. VÕ THỊ THU OANH
Cán bộ hướng dẫn
ThS. TRẦN THỊ MỸ HẠNH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân
tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, thầy cô, bạn bè. Cho phép
tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến:
Ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, cha mẹ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi được đi học và có được kết quả như ngày hôm nay.
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm khoa
Nông Học, Quý thầy cô giảng viên đã tạo điều kiện trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường của tôi.
Tiến sĩ Võ Thị Thu Oanh và thạc sĩ Trần Thị Mỹ Hạnh đã tận tình hướng dẫn,
quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn này.
Ban lãnh đạo và cán bộ Viện Cây ăn quả miền Nam, các anh chị phòng Bảo vệ
thực vật, bộ môn Côn trùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian làm thí
nghiệm tại cơ quan.
Gia đình anh Nguyễn Văn Huệ, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang

đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi thực hiện các thí nghiệm ngoài đồng.
Cùng gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin tài liệu và động viên
tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Thủ Đức, ngày 20 tháng 7 năm 2012

Lê Thanh Hiền


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu hiệu quả ký sinh của nấm Paecilomyces spp. đối với rệp sáp
Dysmicoccus sp. trên cây khóm tại tỉnh Tiền Giang” được tiến hành tại Viện Viện Cây
ăn quả miền Nam xã Long Định huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, thời gian từ tháng 2
năm 2012 đến tháng 6 năm 2012. Mục đích nghiên cứu xác định khả năng ký sinh của
một số dòng nấm Paecilomyces spp. đối với rệp sáp Dysmicoccus sp. gây hại trên cây
khóm. Thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm, nhà lưới và đồng ruộng để chọn ra
dòng nấm Paecilomyces spp. ký sinh có hiệu quả đối với rệp sáp Dysmicoccus sp. trong
điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới để áp dụng vào thực tế sản xuất.
Kết quả: Ở điều kiện phòng thí nghiệm, cả 6 dòng nấm Paecilomyces spp. đều có
khả năng rệp sáp Dysmicoccus sp., trong đó 2 dòng nấm ký sinh tốt nhất là Paecilomyces
spp. phân lập từ đất cây cúc (P.cúc) và Paecilomyces spp. phân lập từ rầy chổng cánh
(P.RCC1) với khả năng kiểm soát 72,51 – 86,32% rệp sáp tuổi 2. Tỷ lệ nấm mọc ra bên
ngoài cơ thể rệp sáp trong điều kiện phòng thí nghiệm của 2 dòng Paecilomyces spp. này
và dòng nấm Paecilomyces spp. phân lập từ đất trồng cây vú sữa (P.VS) sau 3- 5 ngày
theo dõi là 85,99% và 79,24%.
Trong điều kiện nhà lưới, ở 11 NSP dòng nấm Paecilomyces spp. phân lập từ rầy
chổng cánh (P.RCC1) đạt hiệu quả kiểm soát 99,24% rệp sáp tuổi 2,với tỷ lệ rệp sáp chết
đạt 87,97%.
Trên thực tế đồng ruộng, nấm Paecilomyces spp. phân lập từ rầy chổng cánh

(P.RCC1) có hiệu quả sau 2 lần phun với khả năng kiểm soát 78,49% rệp sáp ở lần phun
thứ nhất, lần phun thứ 2 đạt 90,96%.


iv

Mục lục
Trang tựa...................................................................................................................... i
Lời cám ơn .................................................................................................................. ii
Tóm tắt ....................................................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh sách các bảng ................................................................................................... vi
Danh sách các hình ................................................................................................... vii
Danh sách các bảng phụ lục .................................................................................... viii
Danh sách các chữ viết tắt, ký hiệu ........................................................................... ix
Chương I: Mở đầu ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2 Mục đích, yêu cầu, giới hạn đề tài ........................................................................ 2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................ 2
1.2.2 Yêu cầu .............................................................................................................. 2
1.2.3 Giới hạn đề tài ................................................................................................... 2
Chương II: Tổng quan ................................................................................................ 3
2.1 Nguồn gốc và tình hình sản xuất dứa ở Việt Nam ............................................... 3
2.2 Giới thiệu về bệnh héo khô đầu lá (wilt) .............................................................. 3
2.2.1 Nhận diện bệnh héo khô đầu lá (wilt) ............................................................... 4
2.2.2 Nguyên nhân gây bệnh héo khô đầu lá (wilt) .................................................... 5
2.3 Giới thiệu về rệp sáp Dysmicoccus sp. gây hại trên khóm ................................... 6
2.3.1 Đặc điểm hình thái, sinh học và cách gây hại của rệp sáp Dysmicoccus sp. .... 6
2.3.2 Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ rệp sáp Dysmicoccus sp. ............... 8
2.4 Giới thiệu về nấm Paecilomyces spp. ................................................................... 9

2.4.1 Nguồn gốc và phân loại nấm Paecilomyces spp. .............................................. 9
2.4.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Paecilomyces spp.. ............................. 10
2.5 Các nghiên cứu ứng dụng về nấm Paecilomyces spp......................................... 11
2.5.1 Các nghiên cứu trong nước về nấm Paecilomyces spp. .................................. 11
2.5.2 Các nghiên cứu ngoài nước về nấm Paecilomyces spp. .................................. 12
Chương III: Vật liệu và phương pháp ...................................................................... 14
3.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 14
3.1.1 Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 14


v
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu........................................................................................ 14
3.2 Vật liệu thí nghiệm ............................................................................................. 14
3.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 15
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 15
3.4.1 Khảo sát khả năng ký sinh rệp sáp Dysmicoccus sp. của các dòng nấm
Paecilomyces spp. thu được trong điều kiện phòng thí nghiệm ............................... 15
3.4.2 Khảo sát hiệu quả ký sinh của nấm Paecilomyces spp. đối với rệp sáp
Dysmicoccus sp. trong điều kiện nhà lưới ................................................................ 17
3.4.3 Khảo sát hiệu quả ký sinh của nấm Paecilomyces spp. đối với rệp sáp
Dysmicoccus sp. ở điều kiện ngoài đồng .................................................................. 19
3.5 Xử lý số liệu ....................................................................................................... 21
Chương IV: Kết quả và thảo luận ............................................................................. 22
4.1 Khảo sát khả năng ký sinh rệp sáp Dysmicoccus sp. của các dòng nấm
Paecilomyces spp. thu được trong điều kiện phòng thí nghiệm ............................... 22
4.1.1 Khả năng gây chết rệp sáp Dysmicoccus sp. của các dòng nấm Paecilomyces
spp. thu được trong điều kiện phòng thí nghiệm ...................................................... 22
4.1.2 Khả năng ký sinh rệp sáp Dysmicoccus sp. của các dòng nấm Paecilomyces spp.
thu được trong điều kiện phòng thí nghiệm ............................................................ 25
4.2 Khảo sát hiệu quả của nấm Paecilomyces spp. đối với rệp sáp Dysmicoccus sp.

trong điều kiện nhà lưới. .......................................................................................... 28
4.3 Khảo sát hiệu quả của nấm Paecilomyces spp. đối với rệp sáp Dysmicoccus sp.
trong điều kiện ngoài đồng. ...................................................................................... 30
Chương V: Kết luận và đề nghị ................................................................................ 32
5.1 Kết luận............................................................................................................... 32
5.2 Đề nghị ............................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 34
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 39


vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các dòng nấm Paecilomyces spp. sử dụng trong nghiên cứu ........................... 14
Bảng 3.2: Các nghiệm thức trong thí nghiệm ở điều kiện phòng thí nghiệm .................. 16
Bảng 3.3: Các nghiệm thức trong thí nghiệm ở điều kiện nhà lưới ................................. 18
Bảng 3.4: Các nghiệm thức trong thí nghiệm ở điều kiên ngoài đồng .............................. 19
Bảng 4.1: Hiệu quả ký sinh của các dòng nấm Paecilomyces spp. đến tỷ lệ chết của rệp
sáp Dysmicoccus sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm.................................................... 22
Bảng 4.2: Mật số rệp sáp sống ở các nghiệm thức thí nghiệm .......................................... 24
Bảng 4.3: Hiệu lực của các dòng nấm Paecilomyces spp. khảo nghiệm ký sinh rệp sáp
Dysmicoccus sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm .......................................................... 25
Bảng 4.4: Tỷ lệ mọc nấm Paecilomyces spp. trên cơ thể rệp sáp sau khi rệp sáp chết của 6
dòng nấm khảo nghiệm trong phòng thí nghiệm. .............................................................. 26
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của nấm Paecilomyces spp. ký sinh đến tỷ lệ rệp sáp chết ở điều
kiện nhà lưới. ..................................................................................................................... 29
Bảng 4.6: Mật số rệp sáp sống ở các nghiệm thức nấm trong điều kiện nhà lưới ............ 29
Bảng 4.7: Độ hữu hiệu của 2 dòng nấm Paecilomyces spp. và thuốc Prodife trong phòng
trừ rệp sáp ở điều kiện nhà lưới. ........................................................................................ 30
Bảng 4.8: Mật số rệp sáp sống ở các nghiệm thức thí nghiệm ở điều kiện ngoài đồng .... 31

Bảng 4.9: Khả năng kiểm soát rệp sáp Dysmicoccus sp. của nấm Paecilomyces spp. RCC1
và thuốc Rholam 50WP ở điều kiện ngoài đồng. .............................................................. 31


vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Thu rệp sáp Dysmicoccus sp.ngoài đồng........................................................... 15
Hình 3.2: Chọn rệp cái trưởng thành ................................................................................. 16
Hình 3.3: Thả rệp cái trưởng thành lên quả bí đỏ.............................................................. 15
Hình 3.4: Đặt quả bí đỏ đã thả rệp vào lồng nuôi để nhân sinh khối ............................... 16
Hình 3.5: Phương pháp trồng khóm trong thí nghiệm 2 ................................................... 18
Hình 4.1: Ảnh hưởng của 6 dòng nấm Paecilomyces spp. ký sinh đến số rệp sáp chết ở
các thời điểm theo dõi........................................................................................................ 22
Hình 4.2: Rệp sáp chết ở nghiệm thức P.VS ..................................................................... 27
Hình 4.3: Nấm P.VS mọc ra ngoài cơ thể ở ngày thứ 3 sau khi rệp sáp chết .................. 27
Hình 4.4: Rệp sáp chết ở nghiệm thức P.TH .................................................................... 27
Hình 4.5: Nấm P.TH mọc ra ngoài cơ thể ở ngày thứ 6 sau khi rệp sáp chết ................. 27
Hình 4.6: Rệp sáp chết ở nghiệm thức P.cúc .................................................................... 28
Hình 4.7: Nấm P.cúc xuất hiện ra ngoài cơ thể ngày thứ 4 sau khi rệp sáp chết ............ 28


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng xử lý thống kê tỷ lệ rệp sáp chết trong thí nghiệm phòng thí nghiệm .39
Phụ lục 3: Bảng xử lý thống kê lệ rệp sáp chết trong thí nghiệm nhà lưới ....................49
Phụ lục 4: Bảng mật số rệp sáp chết trong thí nghiệm ngoài đồng ................................58



ix

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
BVTV: Bảo vệ thực vật
Ctv: cộng tác viên
NSP: Ngày sau phun
P.cúc: Paecilomyces spp. phân lập từ đất trồng cây cúc
P.L: Paecilomyces spp. nguồn từ Nhật
P.RCC1: Paecilomyces spp. phân lập từ rầy chổng cánh Long Hưng Tiền Giang (1)
P.RCC2: Paecilomyces spp. phân lập từ rầy chổng cánh Long Hưng Tiền Giang (2)
P.VS: Paecilomyces spp. phân lập từ đất trồng cây vú sữa
P.TH: Paecilomyces spp. phân lập từ rầy chổng cánh.
TP: Trước khi phun


1

Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Khóm Cầu Đúc được xem là một trong ba mặt hàng đặc sản của tỉnh Hậu Giang.
Khóm Cầu Đúc không chỉ nổi tiếng ở thị trường nội địa mà đã xuất khẩu sang tận Nga và
Đông Âu. Hiện nay khóm Cầu Đúc được trồng khá phổ biến khắp các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, riêng diện tích trồng khóm ở tỉnh Tiền Giang là 10.100 ha (Vũ Quốc Việt
và ctv 2006). Tuy nhiên diện tích canh tác loại cây trồng này đang giảm dần do nhiều
nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do bệnh héo khô đầu lá wilt gây ra, làm sản lượng khóm
rơi vào tình trạng “cung không đủ cầu”. Rệp sáp là vector lan truyền bệnh, do đó để quản
lý bệnh wilt thì chủ yếu tập trung quản lý rệp sáp gây hại trên cây khóm. Hiện nay, các
biện pháp phòng trừ rệp sáp chủ yếu là sử dụng các loại thuốc hoá học, nhưng phương
pháp này kém hiệu quả và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một số nghiên cứu về

biện pháp sinh học cho thấy, việc áp dụng cân bằng sinh thái trong biện pháp phòng trừ
rệp sáp gặp rất nhiều khó khăn do loài này sống cộng sinh với kiến (Nguyễn Văn Huỳnh
và Lê Thị Sen, 2003).
Bằng cách nào có thể bảo vệ tốt các vườn khóm, an toàn cho sức khỏe người tiêu
dùng mà vẫn đảm bảo năng suất và phẩm chất trái. Một trong những phương pháp có khả
năng giải quyết được những vấn đề trên là sử dụng nấm ký sinh côn trùng. Phương pháp
này không những đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người mà còn dễ áp dụng trên diện
rộng, một trong những loài được ghi nhận có hiệu quả phòng trừ cao là nấm Paecilomyces
spp.


2
Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả ký sinh của nấm Paecilomyces spp. đối với rệp sáp Dysmicoccus sp. gây hại trên cây khóm tại tỉnh Tiền Giang”
được thực hiện.
1.2 Mục đích, yêu cầu, giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
- Xác định khả năng ký sinh của một số dòng nấm Paecilomyces spp. đối với rệp sáp
Dysmicoccus sp. gây hại trên cây khóm.
- Chọn ra dòng nấm Paecilomyces spp. ký sinh có hiệu quả đối với rệp sáp Dysmicoccus
sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới để áp dụng vào thực tế sản xuất.
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi, so sánh khả năng ký sinh rệp sáp Dysmicoccus sp. của các dòng nấm Paecilomyces spp. trong điều kiện phòng thí nghiệm.
- Theo dõi, so sánh và đánh giá hiệu quả của nấm Paecilomyces spp. và thuốc Rholam
50WP đối với rệp sáp Dysmicoccus sp. trong điều kiện nhà lưới và ngoài đồng.
1.2.3 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện đề tài trong vòng 4 tháng nên các thí nghiệm chỉ được thực
hiện một lần, kết quả thu được chỉ có ý nghĩa bước đầu. Cần có những nghiên cứu sâu
hơn với qui mô lớn hơn sát với thực tế sản xuất.



3

Chương II
TỔNG QUAN
2.1 Nguồn gốc và tình hình sản xuất khóm ở Việt Nam
Theo Baker và Collins (1939) thì nguồn gốc cây dứa có thể là miền Nam Brazin
Bắc Achentina và Paragoay vì ở đó có nhiều dạng dứa hoang dại. Hiện nay cây dứa được
trồng ở phạm vi vĩ độ 30, tập trung nhất là 22. Trừ Châu Âu, hầu hết các châu khác đều
có trồng dứa:
- Châu Mỹ: Hawai, Cuba, Equador, Giamaica, Barazin, Hoa Kỳ, Poctorico v.v…
- Châu Úc: Queensland. - Châu Phi: Nam Phi, Ghinê, Rcunion, Gana, Tandania.
- Châu Á: Mã Lai, Indonêxia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Pakistan, Việt Nam.
Ở Việt Nam đến hết năm 2005 cả nước có 47.400 ha trong đó ở miền Bắc 18.400
ha, miền Nam 28.900 ha, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích dứa rất
lớn (chiếm 43,67% so cả nước). Riêng tỉnh Tiền Giang có 10.100 ha (21,31%), Kiên
Giang 7.000 ha (14,77%), Hậu Giang 1.400 ha (2,95%). Trong khi đó cả miền Bắc chỉ
chiếm 38,82%. Năng suất bình quân cả nước 12,85 tấn/ha, riêng miền Bắc 12,06 tấn, các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 13,80 tấn (Vũ Quốc Việt và ctv 2006).
2.2 Giới thiệu về bệnh héo khô đầu lá (bệnh wilt)
Bệnh héo khô đầu lá (wilt) được ghi nhận đầu tiên vào năm 1910, nhưng từ khô
(wilt) được sử dụng bao gồm tất cả các triệu chứng khô dẫn đến chết hệ thống rễ. Đến
năm 1912 bệnh được ghi nhận chỉ ở một vài vườn. Nhưng đến 1920, cả đồng dứa đều bị
bệnh. Đến 1925, Horner báo cáo từ Hawaii cho rằng có sự tác động giữa khô đầu lá, rệp
sáp với kiến và đề nghị phòng trừ kiến. Sau đó Illingworth (1931) cho rằng rệp sáp là tác
nhân gây bệnh và cho rằng kiến là vật có ích.
Hơn 50 năm nghiên cứu, bệnh héo khô đầu lá dứa được xem là liên hệ với sự chích
hút của rệp sáp và do sự tiết độc tố từ rệp sáp khi chúng chích hút trên cây. Giả thuyết này


4

được hỗ trợ thêm khi quan sát mối quan hệ giữa mật số rệp sáp hiện diện và tỷ lệ cây
nhiễm bệnh héo khô đầu lá bằng cách khống chế số lượng rệp sáp trên từng cây khỏe. Giả
thuyết này về sau được bổ sung bằng cách quan sát cây khỏe không trở nên nhiễm bệnh
khi chúng được chủng bởi các nguồn rệp sáp từ cây không nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra nếu
rệp sáp được nuôi trên cây nhiễm bệnh trước đó. Vì vậy, một giả thuyết khác cho rằng rệp
sáp tác nhân truyền bệnh. Bằng chứng đầu tiên do Singh và Sastry (1974) báo cáo là bệnh
do virus gây ra và được truyền bởi rệp sáp. Họ báo cáo là khi rệp sáp được nuôi trên cây
khỏe khi chuyển chúng sang cây khỏe khác thì không có một triệu chứng nào xuất hiện,
trong khi đó khi rệp sáp được thả lên cây bệnh 24 – 28 giờ rồi chuyển sang cây khỏe, thì
triệu chứng đầu tiên xuất hiện vào ngày 40 – 50 sau khi chủng. Với kết quả này, họ đã
loại bỏ giả thuyết do độc tố và cho rằng bệnh là do virus gây ra, virus này được truyền
qua rệp sáp. Họ đặt tên bệnh là héo khô đầu lá virus (pineapple wilt virus).
Bệnh héo khô đầu lá dứa - rệp sáp được truyền qua rệp sáp: Dysmicoccus brevipes
CK1, D. neobrevipes, Pseudococcus brevipes. Ngay cả một rệp sáp cũng có thể truyền
bệnh, tuy nhiên để bảo đảm 100% truyền bệnh cần ít nhất 20 rệp sáp (Singh và Sastry,
1974). Cây chủng bệnh biểu hiện triệu chứng sau 50 đến 60 ngày. Bird (1954) quan sát
thấy rằng chỉ một con rệp sáp D. brevipes có thể truyền bệnh hiệu quả nếu chúng được đặt
trên cây khoẻ trong 24 giờ. Sether và ctv. (1998) báo cáo rằng tất cả các giai đoạn của D.
neobrevipes có thể truyền bệnh hiệu quả. Tuy nhiên khả năng truyền bệnh giảm khi rệp
sáp già hơn.
2.2.1 Nhận diện bệnh héo khô đầu lá (wilt)
Mô tả theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003.
Triệu chứng điển hình của bệnh là khô và héo lá bắt đầu từ chóp hướng xuống, kết
hợp với màu đỏ vàng của cây bị héo khô, chúng được nhóm thành 4 giai đoạn sau:
1. Giai đoạn 1: Vàng đồng đến đỏ xuất hiện trên lá thứ ba, thứ tư, rìa lá phản chiếu từ bên
trong, chóp lá của những lá chưa hướng cong xuống. Cây chưa lộ triệu chứng nhỏ hơn
bình thường.


5

2. Giai đoạn 2: Lá biểu hiện màu hồng sáng và vàng, mất sức trương, chóp lá nâu sáng,
thỉnh thoảng cong chóp lá và hoại ở phần cuối chóp lá.
3. Giai đoạn 3: Vòng lá thứ tư và thứ năm cong xuống, mép lá chuyển sang vàng hoặc
hồng, chóp lá cong hướng lên, cây nhỏ hơn bình thường.
4. Giai đoạn 4: Lá ở chồi hướng thẳng đứng nhưng mất cường lực, đỉnh lá cong úp lại nâu
và khô, màu xanh tối với những mãng màu hồng, lá ngoài rủ xuống, rễ cây hoàn toàn thối
rữa, cây khô và chết.
Vào mùa mưa, màu đỏ của lá bệnh đặc trưng, thường biểu hiện màu vàng nâu, trên
lá thường có các vết hoại thư lớn. Trước khi lá thay đổi màu sắc đã có sự ngừng tăng
trưởng của bộ rễ và dần dần bộ rễ bị hư. Trong trường hợp bị nhiễm nặng, cây gần như
chết hoàn toàn, tuy nhiên cây bị bệnh wilt bao gồm cả sự tiêu hủy bộ rễ và cây bị khô.
2.2.2 Nguyên nhân gây bệnh héo khô đầu lá (wilt)
Bệnh do virus PMWaV (Pineapple Mealybug Wilt associated Virus) gây ra, chúng
lan truyền từ vụ này sang vụ khác bằng nguồn giống đã bị nhiễm bệnh từ cây mẹ ở vụ
trước, hoặc thông qua môi giới truyền bệnh là rệp sáp. Bệnh thường xuất hiện và gây hại
nặng trong các tháng mùa khô ở các tỉnh phía Nam (Lê Văn Bé, 2011).
Rệp sáp là vector truyền virus từ cây này sang cây khác. Kết quả thí nghiệm lây
truyền bệnh trên dứa Cayene bằng rệp môi giới cho thấy với ngưỡng mật độ 10 rệp nhiễm
bệnh trên một cây sẽ làm cho cây khóm bị nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh (từ khi thả rệp
đến lúc cây bắt đầu có biểu hiện triệu chứng bệnh) là 3,5 – 4 tháng (nguồn: Chi cục bảo
vệ thực vật thành phố Hồ Chí Minh, 2010).
Kiến là tác nhân phát tán rệp sáp. Trên ruộng bị bệnh héo khô đầu lá thường có
mặt kiến và rệp sáp. Khi có cả hai đối tượng này (virus và rệp sáp) trên cây khóm thì triệu
chứng héo khô đầu lá thể hiện ra ngoài. Khi có một yếu tố (hoặc virus hoặc rệp sáp) hiện
diện trên cây khóm thì triệu chứng không thể hiện ra ngoài (Lê Văn Bé, 2011).
Do vậy, muốn phòng trừ bệnh héo khô đầu lá có hiệu quả thì phải quản lý tốt vector truyền bệnh, đồng nghĩa với việc quản lý rệp sáp và kiến lây lan trên đồng ruộng.


6


2.3 Giới thiệu về rệp sáp Dysmicoccus sp. gây hại trên khóm
Rệp sáp (Dysmicoccus sp.) hại khóm còn có tên là Pseudococcus sp., là một loài
côn trùng thuộc họ Pseudococcidae (Rệp sáp phấn), bộ Homoptera (Cánh đều) (Nguyễn
Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003).
Loài này xuất hiện phổ biến ở hầu hết vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại châu Á,
hiện diện chủ yếu ở Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật, Malaysia,
Paskistan, Philippines, Singapore, Srilanka, Việt Nam (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000).
Rệp sáp Dysmicoccus sp. thuộc loài đa ký chủ, tấn công trên 100 giống cây trồng
thuộc 53 họ (Ben-Dov, 1994). Nhưng đặc biệt, chúng thích sống trên cây khóm hơn các
cây trồng khác. Ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, do thời tiết khô và nóng ẩm nên
loài này phát triển và gây hại khá nặng nề trên 5 tỉnh có diện tích trồng khóm nhiều nhất
khu vực là Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Long An (Lê Quốc Điền, 2011).
2.3.1 Đặc điểm hình thái, sinh học và cách gây hại của rệp sáp Dysmicoccus sp.
Đặc điểm hình thái
Con trưởng thành hình bầu dục dài khoảng 3 mm, rộng 1,5 - 3 mm, không cánh,
thân mềm, xung quanh có nhiều sợi tua sáp trắng, bên ngoài phủ một lớp bột sáp trắng, có
nhiều vân ngang theo ngấn đốt cơ thể nhất là các đốt bụng. Mặt dưới cơ thể phẳng, có
màu hồng, nếu gạt lớp phấn ra mặt trên lưng cũng có màu hồng. Xung quanh cơ thể có 17
cặp tua cerarii rất rõ ràng, riêng cặp tua đốt cuối bụng dài và thẳng hơn các cặp khác.
Trứng hình bầu dục nhỏ, màu trắng trong. Rệp non đến tuổi 2 bắt đầu có lớp sáp trắng bao
phủ, kích thước cơ thể 1,5 – 2 mm (Nguyễn Thị Chắt, 2001).
Đặc điểm sinh học
Rệp sáp có khả năng sinh sản theo lối trinh sản, sinh trưởng phát triển nhanh, đặc
biệt trong thời tiết nóng và ẩm. Vòng đời từ 40 - 60 ngày nên có nhiều lứa nối tiếp gây hại
quanh năm (thường có khoảng 6 - 7 lứa/ năm), nhất là các tháng mùa khô hạn (Nguyễn
Thị Chắt, 2001).


7
Trứng được đẻ thành bọc, trong bọc các trứng xếp chồng lên nhau, phía ngoài bọc

có lớp sáp bông trắng bao phủ. Rệp sáp thường đẻ trứng ở phía chân các lá già, cổ rễ sát
thân cây. Rệp non sau khi nở bò đi tìm chỗ thích hợp để định vị sinh sống, thường là ở
gốc cây, cuống quả gần mặt đất, sau lần lột xác thứ nhất chuyển sang màu hồng nhạt,
chưa có lớp phấn bao phủ, hoạt động nhanh nhẹn (Nguyễn Thị Chắt, 2001).
Rệp non đến tuổi 2 bắt đầu di chuyển chậm chạp và thường tìm các nơi kín đáo để
sinh sống. Rệp sáp thường sống cộng sinh với kiến đen. Khi bài tiết, rệp thải ra một chất
dịch có độ đường rất cao làm thức ăn cho kiến vì thế kiến giúp rệp di chuyển từ cây này
sang cây khác bằng cách tha chúng đi phát tán khắp các bộ phận non, đây chính là con
đường lây lan bệnh virus (bệnh wilt) từ cây bệnh sang cây khỏe. Rệp sáp tấn công trên tất
cả các bộ phận của cây khóm như: rễ, chồi, thân, lá và quả non (Nguyễn Thị Chắt, 2001).
Cách gây hại
Cả ấu trùng và thành trùng thường sống tập trung dưới gốc cây khóm, nhưng đôi
khi cũng di chuyển cả lên lá, trái. Rệp sáp tập trung chích hút dưới gốc rễ làm cả hệ thống
rễ bị hư, cây héo rất giống triệu chứng do bệnh gây ra. Ngoài ra, nước bọt do rệp sáp tiết
ra trong khi chích hút làm nghẽn mạch dẫn nhựa, cây bị héo. Hơn nữa, việc di chuyển
nước lên trên khó khăn cũng làm cho bộ rễ bị hư và toàn cây bị héo khô; trái nhỏ, mất
phẩm chất. Sự thiệt hại thay đổi với tuổi cây, hom giống, điều kiện đất đai, điều kiện tưới
tiêu nước và kỹ thuật canh tác. Cây bị rệp sáp gây hại phát triển kém, nếu cho trái được
thì những trái này thường nhỏ, bị chín háp, chua và cuối cùng bị khô. Ngoài ra rệp sáp
còn thu hút nấm bồ hóng sống ký sinh trên cây làm ảnh hướng đến khả năng quang hợp
(Nguyễn Thị Chắt, 2003).
Quan trọng hơn cả là trong quá trình chích hút rệp sáp còn truyền virus gây bệnh
khô đầu lá hay còn gọi là bệnh wilt trên khóm (Lê Quốc Điền, 2011).


8

2.3.2 Những nghiên cứu về biện pháp phòng trừ rệp sáp Dysmicoccus sp.
Biện pháp canh tác
Singh và Sastry (1974) nghiên cứu sự ảnh hưởng của từng mức độ phân bón NPK

và khoảng cách trồng đến tỷ lệ bệnh trên đồng 42,7% bệnh được ghi nhận trên lô với
NPK 4g, 0g và 2,5 g trên cây. Bệnh giảm dần khi nâng hàm lượng đạm. Bệnh ít nhất trên
lô có NPK là 16g, 6g và 10g trên cây.
Theo Bose và Mitra (1990), phòng trị rệp sáp bằng cách diệt nguồn trứng, tiêu hủy
các cành bị nhiễm rệp, hạn chế rệp lên cây, hạn chế kiến bằng cách đào kênh rạch xung
quanh vườn, làm hàng rào cản hạn chế sự di chuyển của kiến.
Biện pháp hóa học
Nguyễn Thị Thu Cúc (2000) đã khuyến cáo phòng trị rệp sáp phấn nên kết hợp các
biện pháp sau:
+ Sau khi thu hoạch, xén tỉa cành cho vườn thật thông thoáng đồng thời loại bỏ
những cành đã bị nhiễm rệp sáp.
+ Chỉ sử dụng những loại thuốc trừ sâu ít tổn hại đến thiên địch.
+ Khi phát hiện có sự hiện diện của rệp sáp, có thể sử dụng dầu khoáng DC-Tron
Plus (nồng độ 0,5%), hoặc các loại như Ofen, Supracide, Trebon,…để phòng trị. Cần lưu
ý sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học khác nhau để tránh tình trạng rệp sáp quen
thuốc.
Theo Vũ Quang Giảng (2008) báo cáo thuốc Visher 25ND và Vibasa 50ND có hiệu
quả tương đối cao với rệp sáp nâu. Để phòng trừ rệp sáp mềm nâu cần áp dụng các biện
pháp canh tác như tỉa cành, chồi vượt làm cho cây thông thoáng và hạn chế nguồn lây
nhiễm. Khi phun thuốc cần phun ngửa tay để thuốc dễ tiếp xúc với rệp sáp mềm nâu sẽ có
hiệu quả cao hơn.
Biện pháp sinh học


9

Các biện pháp sinh học chủ yếu là sử dụng các loài côn trùng có ích làm thiên dịch.
Theo Nguyễn Thị Chắt (2005) ghi nhận rệp sáp Dysmicoccus sp. có 12 loài thiên địch,
trong đó có 9 loài thiên địch ăn mồi, 2 loài nấm ký sinh và 1 loài ong ký sinh.
Biện pháp này cũng khá phổ biến và tỏ ra hữu hiệu để phòng trị rệp sáp trên khóm

ở một số nước hiện nay bằng bọ rùa Nephus bilucenarius và Scymnus uncinatus (Rohrbach và ctv, 1988), Ong ký sinh Encyrtids và muỗi Cecidomyid (nguồn trích: Nguyễn Thị
Chắt, 2005).
Theo Vũ Thị Nga (2007) nghiên cứu về biện pháp phòng trừ rệp sáp giả trên mãng
cầu xiêm cho thấy khả năng sử dụng bọ rùa 2 chấm vàng Scymnus bipunctatus đạt hiệu
quả đến 95,77% vào thời điểm sau 3 ngày thả ấu trùng bọ rùa và 98,85% đối với chuồn
chuồn cỏ xanh (bọ mắt vàng) Chrysopa sp. để hạn chế số lượng rệp sáp Dysmicoccus sp.
gây hại mãng cầu xiêm.
Các thí nghiệm tại Ấn Độ báo cáo sử dụng thiên địch Leptomastix dactylopii How,
Anagyrus agraenis Saraswat, A. mizai Agarwal và Coccidoxnoides peregrinus cũng hạn
chế được mật số rệp sáp.
Trên thực tế ruộng khóm canh tác của nông dân, công tác sử dụng thiên địch là các
loài côn trùng gặp rất nhiều khó khăn do rệp sáp sống cộng sinh với kiến (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2003). Từ đó, nhiều hướng nghiên cứu về biện pháp sinh học
phòng trừ rệp sáp dần chuyển hướng sang sử dụng nấm ký sinh. Trong các loài nấm được
thử nghiệm khả năng ký sinh, một số kết quả nghiên cứu cho thấy Paecilomyces spp. là
một trong những loài nấm ký sinh trên rệp sáp có hiệu quả (Liang, 1981b).
2.4 Giới thiệu về nấm Paecilomyces spp.
2.4.1 Nguồn gốc và phân loại nấm Paecilomyces spp.
Theo hệ thống phân loại nấm của Anisworth (1966, 1970, 1971) thì nấm Paecilomyces thuộc ngành phụ lớp nấm bất toàn Deuteromycetes, giống Paecilomyces.
Giới: Nấm


10

Ngành: Ascomycota
Lớp: Euascomycetes
Bộ: Eurotiales
Họ: Trichocomaceae
Chi: Paecilomyces
Theo Bainier (1907) báo cáo Paecilomyces spp. là một loại nấm sợi phổ biến sinh

sống trong đất, trên thực vật mục nát và các sản phẩm thực phẩm, chúng được coi như
một chất gây ô nhiễm mà còn có thể gây nhiễm trùng ở người và động vật qua hình thức
sống ký sinh (Liang, 1981b).
Trên thế giới, nấm Paecilomyces có khoảng 31 loài, trong đó có thể kể đến là Paecilomyces javanicus, Paecilomyces tenuipes, Paecilomyces amoeneroseus, Paecilomyces
lilacinus,...(Samson, 1974). Paecilomyces có phổ ký sinh côn trùng rộng, cả vùng nhiệt
đới. Loài nấm này được thu thập từ đất ở Nam Phi, Nepal, Nhật Bản, Brazil và Mỹ. Liang
(1981b) đã phân lập được nấm Paecilomyces spp., nấm này có thể ký sinh trên nhiều loài
thuộc bộ cánh cứng, bộ cánh nửa cứng, bộ cánh màng, bộ cánh vẩy và bộ hai cánh.
2.4.2 Đặc điểm hình thái, sinh học của nấm Paecilomyces spp.
Nấm Paecilomyces spp. được phân loại vào nhóm nấm bất toàn Deuteromyceter,
Paecilomyces spp. cũng được phân loại vào chi Isarioidea, là chi bao gồm các loại nấm
có quá trình sinh trưởng và phát triển còn sơ khai, kém hoàn thiện. Hình dạng của Paecilomyces spp. là một sợi nấm dài và phức tạp, trên đó có nhiều sợi nấm. Sợi nấm là cấu
trúc một chùm sợi tỏa ra từ một nhánh. Sợi nấm có khả năng sinh sản gọi là Conidiophores. Từ điểm cuối của một nhánh, ngay vị trí của bào tử, sản sinh ra nhiều nhánh, từ
nhánh mới bào tử mọc và sẽ phát triển khi gặp môi trường thích hợp, có đủ chất dinh
dưỡng. Một quần thể nấm Paecilomyces spp. khi gặp môi trường thạch chứa mạch nha sẽ
phát triển rất nhanh, đạt kích thước 5 - 7 cm trong vòng 14 ngày ở nhiệt độ 25 0C. Lúc đầu
khuẩn lạc Paecilomyces spp. có màu trắng nhưng sau đó khi bào tử hình thành khuẩn lạc
Paecilomyces spp. sẽ chuyển sang màu đỏ rượu nho, hồng tím, những hypha sinh trưởng


11

sẽ trở nên trong suốt, phẳng và rộng 2,5 - 4,0 µm, Conidiophores sản sinh từ những hypha
bị chìm trong chất thạch dài khoảng 400 - 600 µm hoặc cũng có thể sản sinh từ những
hypha nổi phía trên với độ dài bằng một nửa, các nhánh sản sinh từ một phần cơ bản của
sợi nấm bị phình to ra, đâm thành một cổ nhánh rõ ràng và cứ thế lớn lên. Các bào tử nấm
thay đổi từ hình elip sang hình thoi, từ trơn nhẵn sang xù xì (nguồn trích: Trần Kiều Lâm,
2010).
Nấm Paecilomyces spp. rất cần dưỡng chất trong quá trình phát triển, nếu thiếu
dưỡng chất sẽ làm giảm khả năng gây bệnh đối với côn trùng. Nhiệt độ và ẩm độ cũng

ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của bào tử nấm Paecilomyces. Nhiệt độ thấp sẽ
làm tăng khả năng sinh bào tử của nấm và có lợi cho việc duy trì sự sống của nấm, tuy
nhiên ẩm độ cao sẽ có lợi cho bào tử nảy mầm và sự sinh trưởng của sợi nấm. Nấm ký
sinh côn trùng nói chung rất cần có ánh sáng cho sự phát triển và nấm Paecilomyces spp.
cũng không ngoại lệ. Ánh sáng là nhân tố không thể thiếu trong sự hình thành bào tử của
nấm Paecilomyces spp. (Trần Văn Mão, 2002).
Triệu chứng biểu hiện nhiễm nấm của côn trùng
Khi bị bệnh nấm, côn trùng ngưng vận động từ 2 - 3 ngày, thậm chí một tuần,
trước khi nấm phát triển dày đặc trong toàn bộ cơ thể côn trùng, khi vật chủ chết, bào tử
nấm sẽ mọc bao quanh bên ngoài làm cho cơ thể côn trùng có màu tím, thân hơi cứng lại,
sau đó cơ thể khô và chỉ còn lại lớp vỏ (Padmaja, 2006).
2.5. Các nghiên cứu ứng dụng về nấm Paecilomyces spp.
2.5.1 Các nghiên cứu trong nước về nấm Paecilomyces spp.
Theo một số kết quả nghiên cứu Paecilomyces là một trong những loài nấm ký
sinh trên rệp sáp. Phạm Thanh Hùng (2007) đã ghi nhận kết quả điều tra nấm ký sinh tại
các vườn cây ăn trái với kết quả như sau: tình hình rệp sáp bị nấm ký sinh tại vườn dâu tại
ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ khá cao (89%), với nhiệt độ
290C và ẩm độ 73% là điều kiện rất thuận lợi cho nấm ký sinh phát triển trên rệp sáp. Kết
quả phân lập nấm ký sinh trên rệp sáp tại vườn dâu là nấm Paecilomyces spp. Thử nghiệm


12

trong phòng thí nghiệm nhận thấy chủng nấm Pae - RS cho hiệu lực ký sinh rệp sáp nhanh
và kéo dài đến 11 ngày sau khi phun, đạt 91,25%. Đồng thời Pae - RS cho tỷ lệ mọc nấm
cao nhất (90,07%).
Theo Huỳnh Ngọc Hài và ctv. (2008) đã phân lập được nấm Paecilomyces spp.
trên rệp sáp vú sữa và trên rầy chổng cánh. Paecilomyces spp. có hiệu quả diệt rệp sáp đạt
70 - 76 % ở thời điểm sau 11 ngày chủng nấm.
Từ năm 2010 đến nay, nhóm nghiên cứu nấm ký sinh côn trùng - Viện Bảo vệ thực

vật đã tiến hành điều tra, thu thập và phân lập được một số loài nấm ký sinh tự nhiên trên
sâu hại. Trên ve sầu hại cà phê ở Đắk Lắk đã xác định được nấm Paecilomyces cicadae
(Miquel) Samson ký sinh trên sâu non.
Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy nấm Paecilomyces spp. đạt hiệu quả phòng trừ
rầy nâu từ 75 - 80 % trong điều kiện nhà lưới. Nấm Paecilomyces cicadae có hiệu quả
phòng trừ ve sầu hại cà phê đạt từ 50 - 60 % trên đồng ruộng tại Đắk Lắk. Bốn loài nấm
lần đầu tiên phát hiện và xác định được ở Việt Nam trong đó đã có hai loài thuộc chi Paecilomyces là Paecilomyces cicadae Samson, Paecilomyces spp. đã bước đầu chứng minh
tiềm năng ký sinh sâu hại của loại nấm này ở Việt Nam.
Năm 2011, Phạm Văn Nhạ và ctv điều tra được từ năm 2009, có 23 chủng nấm ký
sinh trên rệp sáp hại cà phê trong đó có 8 chủng loại khó giám định đến loài. Kết quả
giám định bằng phương pháp AND đã phát hiện mẫu BR16 là loài Paecilomyces cicadae.
Những phát hiện trên đưa ra nhiều hướng nghiên cứu mới về nấm Paecilomyces spp., có
thể áp dụng để phòng trừ rệp sáp trên đối tượng cây trồng khác như cây ăn quả, đặc biệt là
rệp sáp Dysmicoccus sp. đang là mối nguy hại cho diện tích canh tác khóm khá lớn ở các
tỉnh phía Nam.
2.5.2 Các nghiên cứu ngoài nước về nấm Paecilomyces spp.
Một số loài nấm ký sinh trên rệp sáp được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới. Paecilomyces spp. là loại nấm ký sinh đang được nghiên cứu rộng rãi. Một số dòng nấm Paecilomyces spp. được đánh giá là có ích trong phòng trừ một số loài côn trùng gây hại và cả


13
tuyến trùng. Paecilomyces fumosoroceus được ghi nhận có khả năng ký sinh côn trùng
gây hại, trong khi đó Paecilomyces lilacinus có khả năng ký sinh tuyến trùng. Theo Jtala
(1981) và Dunn (1982), Paecilomyces lilacinus có khả năng ký sinh trứng tuyến trùng gây
bướu rễ (Meloidogyne spp.) ( nguồn trích: Trần Kiều Lâm, 2010).
Theo Osborne và ctv. (1990) cho rằng Paecilomyces fumosoroseus có khả năng
gây chết loài Bemisia tabaci và Bemisia argentifolii trong vòng 24 - 48 giờ nhờ tiết ra các
độc tố gây hại.
Tại Đài Loan, Tzean (1997) đã phân lập và mô tả loài nấm Paecilomyces
breviramosus Bissett, ký sinh trên bọ cánh phấn, như sau: Ký chủ được bao phủ bởi một
sợi nấm màu trắng hơi vàng, cấu tạo như dạng bột. Trên các cành bào tử, xuất hiện các tế

bào nhô lên hình cầu, hình elip hoặc hình trụ, kích thước 3,2 - 5,6 x 2,8 - 4,8 micron. Các
tế bào này tiếp tục phân nhánh, tăng 1 - 5 lần các tế bào ban đầu hoặc hình thành bọc bào
tử. Các bọc bào tử mịn, kích thước 3,2 - 2,5 × 2 - 3,2 micron có hình cầu cơ bản, sau đó
phát triển thành một cổ dài và mỏng. Bào tử hình trứng tới elip, thường không đối xứng,
đôi khi hình dạng như quả chanh, có cấu tạo đơn bào kích thước 2,4 - 3,2 x 1,6 - 2,1
micron. Paecilomyces carneus được tìm thấy trong đất và phân lập tại tỉnh Hồ Nam,
Trung Quốc, cũng được đánh giá là có khả năng ký sinh bọ cánh phấn. Bào tử của nó đã
được sử dụng để kiểm soát 2, 5 và 6 thế hệ bọ cánh phấn, tiêu diệt được 47 - 81% sau 12
ngày (Pu và Li, 1996).
Paecilomyces cateniannulatus, được tìm thấy chủ yếu trên các loại côn trùng thuộc
bộ Lepidoptera. Cành bào tử ngắn, phát sinh chủ yếu từ các sợi nấm trên không. Bào tử
nhỏ, hình bầu dục đến elip, 2 - 3,5 x 1 - 1,5 micron, các chuỗi conidial thường nằm sát
nhau và kết lại tạo thành một vòng không đều. Nấm này được phân lập từ nhiều loại côn
trùng ở Quý Châu (Liang, 1981a) và An Huy (Huang ctv., 2002). Gần đây, loài nấm này
được phân lập từ một số côn trùng chết ở tỉnh Vân Nam và đất ở Bắc Kinh (Liang, 1981b).


14

Chương III

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian nghiên cứu
- Đề tài đã được thực hiện từ tháng 08/02 đến tháng 08/6 năm 2012.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
- Phòng thí nghiệm côn trùng, bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện Cây ăn quả miền Nam, xã
Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
- Các thí nghiệm ngoài đồng thực hiện tại xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền
Giang.

3.2 Vật liệu thí nghiệm
- Nấm Paecilomyces spp. đã được Viện Cây ăn quả miền Nam phân lập từ nhiều nguồn
khác nhau.
Bảng 3.1: Các dòng nấm Paecilomyces spp. sử dụng trong nghiên cứu
Stt

Dòng nấm

Ký hiệu

Nguồn thu thập

Địa điểm thu mẫu

1

Paecilomyces spp. (1)

2

Paecilomyces spp. (2)

P. RCC1 Rầy chổng cánh Long Hưng - Tiền Giang
Tiền Giang
P.cúc
Đất cây cúc

3

Paecilomyces spp. (3)


P. VS

4

Paecilomyces spp. (4)

5

Paecilomyces spp. (5)

P. RCC2 Rầy chổng cánh Long Hưng - Tiền Giang
Nhật
P.L
_

6

Paecilomyces spp. (6)

P.TH

Đất cây vú sữa

Tiền Giang

Rầy chổng cánh Tiền Giang


15

- Rệp sáp Dysmicoccus sp. được thu ngoài đồng tại huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang
- Cây khóm con giống Queen 1; Ruộng trồng khóm
- Thức ăn nuôi rệp sáp trong phòng thí nghiệm: bí đỏ
- Thuốc Rholam 50WP, nước cất, cồn.
- Nhà lưới, lồng nuôi rệp, khoai tây, hộp nhựa, cân điện tử, bút thước, máy ảnh, máy tính,
bình phun thuốc, dây nilong, khay nhựa, dụng cụ cần thiết khác,...
3.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát khả năng ký sinh rệp sáp Dysmicoccus sp. của các dòng nấm
Paecilomyces spp. thu được trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Khảo sát hiệu quả ký sinh của nấm Paecilomyces spp. đối với rệp sáp Dysmicoccus
sp. trong điều kiện nhà lưới.
Khảo sát hiệu quả ký sinh của nấm Paecilomyces spp. đối với rệp sáp Dysmicoccus
sp. trong điều kiện ngoài đồng.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Khảo sát khả năng ký sinh rệp sáp Dysmicoccus sp. của các dòng nấm
Paecilomyces spp. thu được trong điều kiện phòng thí nghiệm

Hình 3.1: Thu rệp sáp

Hình 3.3: Thả rệp cái trưởng thành

Dysmicoccus sp. ngoài đồng

lên quả bí đỏ


×