Tải bản đầy đủ (.pptx) (42 trang)

Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.05 MB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA ĐỊA LÝ- QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

QUY HOẠCH MÔI TRƯƠNG

Giảng viên: Trần Thị Tuyến
NHÓM: 5 thứ 4 tiết 123
.


NỘI DUNG BÁO CÁO

Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh


ĐỀ CƯƠNG CHI TiẾT
I.

Phân tích ĐKTN –KTXH ảnh hưởng đến QHMT .

1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội .

II.

Áp lực đối với môi trường của các kế hoạch , quy hoạch phát triển KTXH .

2.1 Tác động môi trường quy hoạch chung .
2.2 Tác động của kế hoạch ,quy hoạch đến môi trường .
2.3 Tác động của quy hoạch ngành .
2.4 Tác động của các yếu tố ngoại vùng .


III. Diễn biến và dự báo xu thế biến đổi TNMT


I ĐKTN – KTXH ảnh hưởng đến QHMT

1. 1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .
a, Điều kiện tự nhiên




Đặc điểm địa lý



Với vị trí như trên, Quảng Ninh là một trong những địa bàn trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng vịnh Bắc Bộ
và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và đến 2030.

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía đông bắc của Việt Nam, kéo dài từ 106 o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ
độ bắc. Phía bắc Quảng Ninh tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) trên chiều dài 122km cũng đồng thời là một phần đường
biên giới phía bắc của quốc gia; Phía tây bắc tiếp giáp với vùng rừng núi của tỉnh Lạng Sơn, dài 58km; Phía tây giáp với đồng bằng
của hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương có chiều dài tương ứng là 78km và 21km; Phía tây nam giáp thành phố Hải Phòng dài 78km;
Phía nam và đông là biển Đông với chiều dài bờ biển 250km.




Là một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh có lợi thế trong phát triển các hoạt động
kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh lại
có đường biên giới trên biển và trên bộ với Trung Quốc dài khoảng 250km. Tỉnh có cảng nước sâu lớn nhất cả nước, có hệ thống

giao thông đường thủy và bộ đều rất thuận lợi.



Vùng ven biển Quảng Ninh bao gồm: thành phố Hạ Long - là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội và văn hóa của Tỉnh, thành
phố Móng Cái, thành phố Cẩm Phả, các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Hoành Bồ, Yên Hưng và Cô Tô (Hình 3).
Trên biển, Quảng Ninh có các vịnh lớn như vịnh Bãi Cháy, vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và các đảo lớn như Tuần Châu,
2
Hang Trai, Cống Đỏ, Ba Hòn cùng hàng ngàn đảo lớn nhỏ khác, có tổng diện tích khoảng gần 6.000 km , tạo cho vùng biển này
có phong cảnh vô cùng hấp dẫn, có một không hai trên thế giới. Đặc biệt là vịnh Hạ Long của Quảng Ninh đã được công nhận là
Di sản Thiên nhiên của Thế giới từ năm 1994.







Đặc điểm địa chất .




- Tầng trầm tích lục nguyên - Carbonat tuổi Devon hiện còn phân bố ở một số đảo như Trà Bản, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Đảo Trần,...



Điều kiện địa chất đó tạo ra nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là khoáng sản than (chiếm trên 90% trữ lượng cả nước) và vật liệu xây
dựng (đá vôi, sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng; các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, pyrophylit, cát thủy tinh, đá granit,...), tạo
nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên... Mặt khác đây cũng là nơi có nhiều hệ sinh thái đặc thù như các bãi bùn lầy, hệ sinh thái rừng ngập

mặn,... rất nhạy cảm với các chất gây ô nhiễm biển

Vùng biển Quảng Ninh có cấu trúc địa chất phức tạp, có lịch sử phát triển địa chất lâu dài trong nhiều giai đoạn:
- Trong Paleozoi, diện tích của tỉnh là một phần của đới Katazia, ở đó đá trầm tích trên diện rộng, tầng trầm tích lục nguyên dạng Fliso của hệ tầng
Tấn Mài tuổi Ordovic-Silur mà hiện nay còn phân bố ở vùng Móng Cái, Hải Hà, Cẩm Phả
- Tầng đá vôi Carbon-Permi phân bố rộng rãi ở vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long và một số vùng như Quang Hanh (Cẩm Phả), Đá Trắng (Hoành
Bồ).





Địa hình, địa mạo



Dải ven bờ biển Quảng Ninh về phía bắc và phía tây có nhiều đồi núi thấp với độ cao dưới 200m. Dải đất hẹp ven bờ biển là vùng đất bằng
phẳng, thích hợp phát triển các khu đô thị, công nghiệp và cảng biển. Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ vịnh Bãi Cháy, chiếm
khoảng 29% diện tích đất ngập nước của vịnh này. Loài cây phát triển chủ yếu là sú, vẹt cao không quá 3m. Chúng có tác dụng chắn sóng tốt,
“bẫy phù sa” từ sông ra và là nơi sinh cư của nhiều loài thủy sản. Vùng ven biển có các bãi triều cao và bãi triều thấp có hoặc không có thực
vật ngập mặn. Đáy biển và bãi triều được bao phủ bởi cát, phù sa thô và lớp bùn lắng pelitic. Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng
phẳng, độ sâu trung bình là 20m, có nhiều lạch sâu là nơi phát triển các rạn san hô.



Do có địa hình chủ yếu là đồi núi và dốc như vậy, kết hợp với các hoạt động từ thượng nguồn như khai thác than, làm mất lớp phủ thực vật,
nên hàng năm, nhất là vào mùa mưa, lượng đất đá rửa trôi theo nước mưa tràn xuống vùng nước ven biển rất lớn, làm gia tăng đáng kể hàm
lượng chất rắn lơ lửng và kim loại nặng trong nước.

Quảng Ninh có địa hình đồi núi nhấp nhô trên đất liền (đồi núi chiếm 80% diện tích phần đất liền) và ghềnh đảo khuất khúc trên vùng ven

biển, đặc biệt là khu vực vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long.





Khí hậu
Vùng ven biển Quảng Ninh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh,
mùa hè nóng. Các tháng có lượng mưa nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9 (mùa mưa) và các tháng có lượng
mưa ít nhất từ tháng 10 đến tháng 12 (mùa khô). Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm dao động trong
khoảng 20oC - 27oC. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.685,4mm và đạt giá trị trung bình tháng cao
nhất vào tháng 7 là 390,9mm, thấp nhất vào tháng 12 là 28,1mm (tại trạm Bãi Cháy). Số ngày mưa trung bình
trong năm là 118,9 ngày.






Chế độ thủy, hải văn




Chế độ thủy văn

Chế độ triều
Thủy triều khu vực Quảng Ninh thuộc chế độ nhật triều đều. Phần lớn các ngày trong tháng (trên dưới 25 ngày)
có một lần nước lên và một lần nước xuống. Số ngày còn lại có hai lần nước lên và xuống trong một ngày. Biên
độ triều vùng này thuộc loại lớn nhất nước ta, đạt từ 3,5 - 4,1m vào kỳ nước cường.

Quảng Ninh có một hệ thống sông ngòi dày đặc. Các sông đều nhỏ, ngắn và dốc, hầu hết chảy theo hướng tây
bắc - đông nam. Các sông đều có cửa sông đổ trực tiếp ra biển nên vừa chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy
thượng nguồn, vừa chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều vịnh Bắc Bộ (ở vùng cửa sông). Trong khu vực có 2
con sông lớn là hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình là sông Kinh Thầy và sông Đá Bạch.


Hình 2. Diễn biến của mực nước cao nhất năm tại trạm Đồ Sơn
Hình 2. Diễn biến của mực nước cao nhất năm tại trạm Đồ Sơn


B Tài nguyên thiên nhiên.




Tài nguyên đất
Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào với 611081,3 ha, trong đó 75,370 ha đất nông ngiệp đang sử dụng, 146019 ha đất lâm nghiệp với nhiều
diện tích đất có thể trồng cỏ phù hợp cho chăn nuôi, khoảng gần 20000 ha có thể trồng cây ăn quả. Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh,
đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng còn lớn (43,8%) tập trung ở vùng núi và ven biển, còn
lại là đất chuyên dùng và đất ở




Tài nguyên nước




Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc.





Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng Cẩm Phả là 6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3/ngày.

Nước mặt: Lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.776 tỷ m3 phát sinh trên toàn lưu vực. Dòng chảy lên tới 118 l/s/km2 ở
những nơi có mưa lớn. Cũng như lượng mưa trong năm, dòng chảy của sông ngòi ở Quảng Ninh cũng chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng nước chiếm 75-80% tổng lượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 có lượng
nước chiếm 20 - 25% tổng lượng nước trong năm.
Lợi dụng địa hình, Quảng Ninh đã xây dựng gần 30 hồ đập nước lớn với tổng dung tích là 195, 53 triệu m3, phục vụ những mục
đích kinh tế - xã hội của tỉnh như hồ Yên Lập (dung tích 118 triệu m3), hồ Chúc Bài Sơn ( 11,5 triệu m3), hồ Quất Đông (10 triệu
m3). Nếu cộng tất cả, Quảng Ninh có từ 2.500 đến 3000 ha mặt nước ao, hồ, đầm có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản.




Tài nguyên rừng



Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng (chiếm 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%.



Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chưa thành rừng khoảng 230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ
công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn.




Tài nguyên biển



Với bờ biển dài  250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố
gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác.



Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng
biển, nhất là ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thị xã Móng Cái và huyện Hải Hà.





Tài nguyên khoáng sản.



Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng an - tra - xít, tỷ lệ các - bon ổn định 80 – 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ
Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều ; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 – 40 triệu tấn.



Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… Trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng khắp các địa phương trong tỉnh như: Mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm
Phả; Các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thành phố Móng Cái; Các mỏ đất sét phân bố tập trung ở
Đông Triều, Hoành Bồ và TP. Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất
khẩu.




Các mỏ nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu). Ngoài
ra, còn có nguồn nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ khoáng khá cao, nhiệt độ trên 35 0C, có thể dùng chữa bệnh.

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố
trong cả nước không có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…




Tài nguyên du lịch



Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng như vịnh
Hạ Long – 2 lần được Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới và trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế
giới.

Vịnh
VịnhHạ
HạLong
Long


1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội

a, Dân số và lao động





Dân số
Dân số các huyện ven biển tỉnh Quảng Ninh (ước tính đến 31 tháng 12 năm 2011) là 854.311 người, chiếm 72,8% dân số toàn tỉnh (dân số toàn
tỉnh là 1.172.546 người). Chi tiết về diện tích, dân số và mật độ dân số các huyện ven biển tỉnh Quảng Ninh. diện tích đất ở. Đất ở đô thị bình
2
2
quân 301,4 m / hộ, chiếm 52,01% diện tích đất ở. Mật độ dân số của Quảng Ninh không cao, chỉ đạt 192 người/km nhưng phần lớn tập trung ở
2
2
các thành phố và thị xã lớn như thành phố Hạ Long (826 người/km ), thành phố Cẩm Phả (522 người/km ).



Năm 1995, tỷ lệ dân số thành thị là 43,8%. Năm 2004 là 45,1% và năm 2011 là 53,8%, đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau thành phố Hồ Chí Minh và
thành phố Đà Nẵng) với số dân thành thị là 631.531 người.



2
Đất ở nông thôn bình quân 316,5 m /hộ, chiếm 47,99%





Lao động
Theo Niên giám thống kê năm 2011, tổng số lao động trong các ngành kinh tế của toàn tỉnh là 633,4 nghìn người, chiếm 54% tổng dân số.
Do đặc điểm là tỉnh nông nghiệp nên phần lớn lao động tập trung vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với số lao động là 272,1 nghìn
người, chiếm 42,96% tổng số lao động. Số lao động còn lại hoạt động trong các ngành công nghiệp khai thác (14,98%), cơ khí (11%), chế

biến (8,14%), dịch vụ khách sạn nhà hàng (4,21%) và các ngành khác .

b, Đặc điểm phát triển kinh tế



Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Quảng Ninh trong giai đoạn năm 2005-2011 khá nhanh, tăng từ 10,6%/năm đến 13,8%/năm (Hình
5) và cao gần gấp hai lần mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển với mục tiêu đẩy nhanh quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh về kinh tế của cả tỉnh Quảng Ninh. GDP bình quân đầu người năm 2011 ước
đạt 45,27 triệu đồng/năm/người.




Trong các ngành kinh tế thì tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng chiếm lớn nhất, bằng 2/3 tỷ trọng trong cơ cấu
kinh tế. Giai đoạn 2001-2010, tỷ trọng ngành công nghiệp giảm nhẹ từ 55% xuống 54,76% GDP, và đến 2015 còn 53%
(theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh). Ngành nông nghiệp giảm mạnh, từ 8,7% năm 2001 xuống còn 5,6%
năm 2010. Đến năm 2015 sẽ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống chỉ còn 4% trong tổng GDP của Tỉnh. Ngành dịch
vụ tăng trưởng mạnh, phát triển đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân với tốc độ
tăng trưởng trung bình đạt 18,2%/năm, cao nhất so với các ngành khác. Giai đoạn từ 2001 đến 2010, cơ cấu ngành dịch
vụ tăng từ 36,3% lên 39,8% và đến năm 2015 sẽ tăng lên 43% theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh .


Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh 2001-2010







Đặc điểm một số ngành kinh tế
Nông-lâm- ngư nghiệp
Là một tỉnh miền núi - ven biển, Quảng Ninh ít có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp phân bố chủ
yếu ở đồng bằng các huyện Yên Hưng, Đầm Hà và thành phố Móng Cái.




Trồng trọt
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm ưu thế. Ngành này bao gồm diện tích trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây
ăn quả và các loại cây trồng khác. Sản lượng cây lương thực có hạt đạt 237.521 tấn/năm (năm 2011).




Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của tỉnh đạt được kết quả quan trọng. Số lượng đàn gia súc, gia cầm được phục hồi nhanh và đang phát triển theo hướng
sản xuất hàng hoá. Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 6 - 7%/năm và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi
đang chuyển dần từ hình thức nuôi tận dụng sang nuôi theo phương pháp công nghiệp, hoặc bán công nghiệp nhằm đạt năng suất cao, nâng
cao chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng. Hiện trên địa bàn có 155 trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, trong đó
có 111 trang trại lợn, 36 trang trại gia cầm, 8 trang trại trâu bò. Toàn Tỉnh có 3 cơ sở giết mổ, chế biến gia súc gia cầm đang hoạt động (tính
đến hết 2011).





Lâm nghiệp





Thủy sản

Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 22,354 triệu đồng (năm 2011). Tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều kinh
nghiệm trong công tác trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Tỉnh đứng đầu trong cả nước về trồng rừng mới, đạt tỷ lệ độ che phủ của rừng
là 51%. Theo thống kê, bình quân mỗi năm toàn Tỉnh trồng được 5.520 ha rừng. Riêng 3 năm 2007- 2009 diện tích trồng rừng hàng năm đạt
15.000 - 16.000 ha. Năm 2011 trồng được 11.121 ha.
Tổng sản lượng thủy sản thực hiện cả năm 2011 đạt 82,5 nghìn tấn, trong đó nuôi trồng đạt sản lượng 26,5 nghìn tấn và khai thác đạt 56 nghìn
tấn. Đến năm 2011, diện tích nuôi thủy sản trên toàn Tỉnh đạt 19.267,2 ha, trong đó diện tích nuôi nước mặn, lợ là chủ yếu, đạt 16.275,5 ha, phổ
biến là hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến nên năng suất nuôi trồng còn thấp. Diện tích nuôi tôm công nghiệp mới chỉ chiếm
khoảng 30%.


Sản lượng thủy sản tỉnh Quảng Ninh 2000-2011




Khu vực kinh tế công nghiệp



Ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh phát triển với tốc độ nhanh, bình quân tăng 15,8%/năm.



Các ngành công nghiệp có vai trò quan trọng của tỉnh bao gồm: khai thác than, nhiệt điện chạy than, xi măng, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực
phẩm và chế biến hải sản. Một số sản phẩm chủ lực như: Sản xuất than sản lượng năm ước đạt 44 triệu tấn (trong đó xuất khẩu 16,5 triệu tấn); Điện sản xuất ước
3,22 tỷ kwh; xi măng ước đạt 3,2 triệu tấn; Bia các loại ước đạt 29,7 triệu lít; Gạch nung ước đạt 884 triệu viên; Dầu thực vật ước đạt 288.124 tấn,…




Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ



Ngành thương mại, du lịch và dịch vụ tỉnh Quảng Ninh phát triển với tốc độ khá nhanh. Giai đoạn 2006-2010, giá trị tăng thêm của ngành đạt trung bình
17,82%/năm, vượt mức kế hoạch (15 - 16%/năm).



Du lịch



Giai đoạn 2006-2010, ngành du lịch Quảng Ninh bước vào giai đoạn phát triển mới với quy mô, tầm vóc của một trung tâm du lịch lớn, có tốc độ phát triển
nhanh, có hiệu quả kinh tế cao. Hoạt động du lịch đảm bảo duy trì mức tăng trưởng với tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt trên 6 triệu lượt khách,
trong đó khách quốc tế 2,3 triệu lượt.



Ngoài 2 khu vực đô thị là những trung tâm phát triển du lịch trước đây (Hạ Long và Móng Cái - Trà Cổ) đã định hình thêm 2 vùng trung tâm du lịch mới là:
Uông Bí - Đông Triều - Yên Hưng và trung tâm du lịch Vân Đồn (khu kinh tế tổng hợp - trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao và là đầu mối giao thương
quốc tế).


II

ÁP lực đối với môi trường của các quy hoạch,kế hoạch phát triển KT-XH .


2.1 Tác động môi trường của quy hoạch chung .
2.1 Tác động môi trường của quy hoạch chung .

 Đánh giá tác động mt cua quy hoạch




Đối với các khu công nghiệp
Ônmt do hoạt động sản xuất cồn nghiệp
Hoạt động lấn biển xây dựng hạ tầng kỹ thuật diễn ra ở một số nơi như Bãi Cháy, Tuần Châu và hoạt động xây dựng đường bao biển
tiếp tục gây tác động trực tiếp tới môi trường nước biển.



Các nguồn thải từ hoạt động công nghiệp, dân sinh, đô thị hóa, du lịch – dịch vụ và nguồn thải từ hoạt động tàu thuyền trên biển gây áp
lực lớn đến chất lượng nước biển và có xu hướng gia tăng.



Các nguồn thải từ các hoạt động của bến, cảng biển, hoạt động đổ thải và các họat động liên quan đến đáy biển, làng chài và nuôi trồng
hải sản trên biển về cơ bản vẫn giữ nguyên như hiện nay.


×