Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hãy phân tích về thực trạng công tác quản lý môi trường tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.41 KB, 12 trang )


Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Khoa Kinh Tế- Quản Lý Tài Nguyên Môi Trường Và Đô Thị
Báo cáo thu hoạch sau khi đi thực tế ở Quảng Ninh
Câu hỏi: Hãy phân tích về thực trạng công tác quản lý môi trường tỉnh
Quảng Ninh trong 6 tháng đầu năm 2007. Những thách thức nào hiện nay tỉnh
đang phải đối mặt và giải quyết trong quản lý môi trường
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Hiệp
Lớp: Kinh tế -quản lý tài nguyên và môi trường Khoá: 47
Chuyên ngành: Kinh tế -Quản lý Tài nguyên, Môi trường và Đô thị
Nơi thực địa: Quảng Ninh
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Đinh Đức Trường, Ths. Nguyễn Quang Hồng,
Khoa Kinh Tế- Quản Lý Tài Nguyên, Môi Trường Và Đô Thị

Hà nội, tháng 8 năm 2008
Đặt vấn đề: Biến đổi khí hậu đang được đánh giá là một trong những hiểm
hoạ lớn nhất với nhân loại trong thế kỷ 21. Việt nam và một số nước đông nam
á được dự đoán là những nơi phải chịu tác động nặng nề nhất, sớm
nhất.Không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó tỉnh Quảng Ninh một tỉnh gắn liền với
du lịch biển, khai thác than và phát triển cảng biển…vvv Những ngành có quan
hệ mật thiết với môi trường, sẽ phải chịu những tác động lớn nhất của việc ô
nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu Việc phát triển nhiều hoạt động kinh tế –
xã hội đồng thời như khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng hạ tầng đô thị
và khu công nghiệp, phát triển hệ thống giao thông thuỷ, bộ và cảng biển, nuôi
trồng, đánh bắt, chế biến truỷ sản, du lich – dịch vụ…trên địa bàn hẹp đã làm
nảy sinh nhiều vấn đề môi trường từ các hoạt động kinh tế, làm gia tăng sức ép
lên môi trường sinh thái và các hệ tài nguyên sinh vật và làm suy giảm chất
lượng nước vùng ven biển. Vậy làm thế nào để giảm thiểu những tác động đó
trong mục tiêu là vẫn phải phát triển kinh tế, tỉnh quảng ninh đã làm được gì
trong công tác quản lý môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.


Thác thức mà tỉnh phải đối mặt và giải quyết trong quan lý môi trường hiện
nay.
2
1) Thực trạng công tác quản lý môi trường của tỉnh Quảng Ninh
Với 250 km bờ biển, diện tích mặt biển rộng hơn 6.000 km2 và hơn 40 nghìn
ha bãi triều, 20 nghìn ha eo vịnh, diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất
tự nhiên, Quảng Ninh đã và đang khẳng định tầm quan trọng và tính chiến
lược của vùng biển đảo trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng
- an ninh toàn vẹn lãnh thổ.
Quảng Ninh thật sự trở thành một chân kiềng, một mũi nhọn trong vùng kinh
tế trọng điểm phía bắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả
nước. Nhưng bên cạnh sự phát triển nhanh chóng đó thì nó cũng đã để lại
những tác động đến môi trường, cần phải có sự quản lý của các cấp chính
quyền, cơ quan chức năng . Trên thực tế đã đạt được và còn tồn tại những
vấn đề :
Thứ nhất: Công tác quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp trong cụm ,
điểm công nghiệp đang nằm trong tình trạng thiếu kiểm soát của các cơ quan
chức năng, đang trong tình trạng báo động.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 cụm công nghiệp, 4 làng nghề và nhiều
điểm công nghiệp đã và đang triển khai xây dựng. Quá trình phát triển, xây
dựng các cụm, điểm công nghiệp đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế lớn góp
phần tăng thu cho ngân sách và sản phẩm xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển, xây dựng các cụm, điểm công nghiệp và làng nghề đang phải đối
mặt với những tác động ô nhiễm môi trường như rác thải, nước thải, khí thải
gây ra. Trong khi đó hầu hết các cụm, điểm công nghiệp này đều chưa thực
hiện thủ tục đánh giá tác động về môi trường. Hiện công tác quản lý môi
trường đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm,
điểm công nghiệp đang ở trong tình trạng “thả nổi”.
Cụm, điểm công nghiệp là mô hình phát triển công nghiệp vừa và nhỏ do
UBND tỉnh cấp phép và chịu sự quản lý của Sở Công thương, hoặc UBND

các huyện thị, thành phố. Xuất phát từ tình hình thực tế, nhiều địa phương
3
trong tỉnh đã chủ động quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp để thu gom các
đơn vị, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường
ra khỏi khu vực dân cư. Tuy nhiên trước đó, đã có nhiều cụm, điểm công
nghiệp hình thành tự phát, do các doanh nghiệp tự đứng ra mua đất xây dựng
hạ tầng, không có chủ đầu tư và không có ranh giới rõ ràng. Do đó, phần lớn
các cụm, điểm công nghiệp này đều chưa thực hiện các thủ tục đánh giá tác
động về môi trường và công tác quản lý môi trường đối với các doanh nghiệp
trong cụm, điểm công nghiệp đang nằm trong tình trạng thiếu sự kiểm soát
của các cơ quan chức năng.
Một thực tế cho thấy, trên địa bàn tỉnh số cụm, điểm công nghiệp có quy
hoạch chi tiết, có chủ đầu tư, thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ rất ít mà
chủ yếu tồn tại các cụm, điểm công nghiệp hình thành từ các doanh nghiệp kế
cận nhau, nên chưa có mạng lưới thoát nước, hệ thống xử lý nước thải tập
trung, dẫn đến tình trạng gây ngập úng, ô nhiễm môi trường và gây khó khăn
cho công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Đặc biệt, các cụm, điểm công
nghiệp do UBND các huyện trực tiếp quản lý, cơ sở hạ tầng chưa được đầu
tư, hệ thống xử lý môi trường chưa có. Trong khi đó, phần lớn công nghệ của
các cơ sở sản xuất trong cụm, điểm công nghiệp lại lạc hậu, mức độ cơ khí
hóa, tự động hóa rất thấp, vốn đầu tư hạn chế, nhận thức và trách nhiệm đối
với công tác bảo vệ môi trường chưa cao. Vậy nên các cơ sở sản xuất này tiêu
thụ nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, nguồn thải lớn không được xử lý, vượt tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn nhưng vẫn xả thẳng ra môi trường gây ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe, đời sống người dân trong khu vực. Trong đợt kiểm tra của
Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2007 đã phát hiện nhiều doanh
nghiệp nằm trong các cụm, điểm công nghiệp vi phạm về môi trường như:
Chi nhánh Công ty cổ phần Quang và Mỹ nghệ xuất khẩu ở khu Vĩnh Hồng,
thị trấn Mạo Khê (Đông Triều) là đơn vị sản xuất gốm xuất khẩu đã không
thực hiện lập bản cam kết bảo vệ môi trường cho dự án; Công ty cổ phần

4
Xuất khẩu Thuỷ sản II Quảng Ninh (Yên Hưng) trong quá trình hoạt động chế
biến thuỷ sản đã xả nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 5 đến dưới 10
lần. Nhiều doanh nghiệp khác nằm trong các cụm công nghiệp trên địa bàn
các huyện thị cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Ô nhiễm môi trường tại các cụm, điểm công nghiệp đang diễn ra với mức độ
ngày càng nghiêm trọng và trong quá trình xử lý gặp nhiều khó khăn. Trước
hết là do ý thức của các doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh về vấn
đề xử lý ô nhiễm môi trường chưa đầy đủ. Khi được hỏi nhiều doanh nghiệp
và các hộ sản xuất kinh doanh đều cho rằng: “trước hết phải tập trung đầu tư
sản xuất kinh doanh và ổn định đời sống cán bộ công nhân viên. Ô nhiễm
chưa thể chết ngay còn sản xuất thua lỗ thì chết ngay”. Thêm nữa vấn đề xây
dựng khu xử lý nước thải, khí thải tốn kém nhiều tiền vì các thiết bị khá đắt
trong khi nguồn kinh phí không nhiều. Đặc biệt để xử lý nước thải thường
xuyên phải sử dụng hóa chất pha trộn đắt tiền khiến nhiều doanh nghiệp và hộ
kinh doanh không tự nguyện thực hiện.
Vẫn biết vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh nói chung và tại
các cụm, điểm công nghiệp nói riêng còn nhiều nan giải nhưng nếu không
nhanh chóng khắc phục sẽ để lại hậu quả khó lường. Việc phát triển công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp quá nóng mà không chú ý đến môi trường sẽ
dẫn đến hệ quả mất cân đối hệ sinh thái và môi trường bị ô nhiễm trầm trọng,
khi đó để khắc phục sẽ tốn kém gấp nhiều lần số lợi nhuận thu được trong sản
xuất công nghiệp. Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo
vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “Tình trạng ô nhiễm
môi trường trong các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang ở trong
tình trạng rất khó kiểm soát. Trong khi đó sự phân cấp, phân nhiệm đối với
các cơ quan liên quan chưa rõ ràng và vai trò của các địa phương về vấn đề
này lại mờ nhạt. Do vậy, trước hết cần sớm xác định đầu mối quản lý môi
trường cho các cụm, điểm công nghiệp nếu không việc giám sát, kiểm tra, xử
5

×