Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Hoàn thiện ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.96 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử từ khi hình thành đến ngày nay, chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa Mác - Lênin luôn là đối tượng tấn công quyết liệt của những thế lực thù
địch, mà trước hết là từ phía giai cấp tư sản và các lực lượng phản cách mạng
khác. Và, mỗi lần như vậy, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin lại vượt
qua những ảo tưởng, những ấu trĩ và những hạn chế của lịch sử để rồi hoàn
thiện và phù hợp hơn với tiến trình phát triển của xã hội.
Ngày nay, trước sự biến động phức tạp, khó lường của tình hình thế
giới, trước sự phát triển quanh co của lịch sử, nhất là từ sau khi chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cách mạng thế giới lâm
vào thoái trào, chủ nghĩa tư bản tạm thời thắng thế, làn sóng hận thù chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin lại dấy lên khắp mọi nơi. Nhân cơ hội
đó, đã có không ít những người vốn là mác xít, nay trở cờ, lật lọng quay lại
phê phán, xuyên tạc, thậm chí phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận học
thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và rêu rao về sự “tận cùng
của lịch sử”.
Ra đời trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, song nhìn chung giai
cấp công nhân ở các nước đang phát triển đã đóng vai trò quan trọng trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Ngày nay, trong
bối cảnh toàn cầu hoá và phát triển kinh tế tri thức, giai cấp công nhân ở các
nước này vẫn là một trong những lực lượng xã hội quan trọng nhất, đang tham
gia tích cực vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia.
Trong bối cảnh đó, việc làm sáng tỏ và nhận thức lại đúng đắn hơn về
giai cấp công nhân, đặc biệt là giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển
là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc và thiết thực.

1



CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN
VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1.1.

Cơ sở lý luận về giai cấp công nhân

1.1.1. Khái niệm giai cấp công nhân
Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, giai cấp công nhân là con đẻ của
hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cùng với sự phát triển của lịch sử, cũng luôn phát
triển với những biểu hiện và đặc trưng mới trong từng giai đoạn nhất định. Sự
phát triển của đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm số lượng người
vô sản mà còn tập hợp họ lại thành một tập đoàn xã hội rộng lớn, thành giai
cấp vô sản hiện đại.
Chính vì vậy, một kết luận rút ra là, giai cấp công nhân hiện đại gắn
liền với sự phát triển của nền đại công nghiệp, nó là sản phẩm của bản thân
nền đại công nghiệp và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp
đó. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là một trong những giai
cấp cơ bản, chủ yếu đối lập với giai cấp tư sản là giai cấp bị giai cấp tư sản
tước đoạt hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để
sống, bị bóc lột giá trị thặng dư. Họ là người được tự do về thân thể và có
quyền bán sức lao động tuỳ theo cung - cầu hàng hoá sức lao động. Đây là
giai cấp bị bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá về vật chất và tinh thần. Sự tồn tại
của họ phụ thuộc vào cung - cầu hàng hoá sức lao động, phụ thuộc vào kết
quả sức lao động của chính họ. Họ phải tạo ra giá trị thặng dư, nhưng giá trị
thặng dư lại giai cấp tư sản chiếm đoạt.
Dưới chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã định nghĩa rằng,
“giai cáp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư
liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình để sống”. Dù

giai cấp công nhân có bao gồm những công nhân làm nhưng công việc khác
2


nhau như thế nào đi nữa, thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen, vẫn chỉ có hai tiêu
chí cơ bản để xác định phân biệt với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác.
- Một là, về phương thức lao động, phưong thức sản xuất, đó là người
lao động trong nền sản xuất công nghiệp. Có thể họ là người lao động trực
tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp
ngày càng hiện đại và xã hội hoá ngày càng cao. Đã là công nhân hiện đại thì
phải gắn với nền đại công nghiệp, bởi vì nó là sản phẩm của nền đại công
nghiệp. Giai cấp công nhân hiện đại là hạt nhân, bộ phận cơ bản của mọi
tầng lớp công nhân.
- Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân, chúng
ta phải xem xét trong hai trường hợp sau:
+ Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là những người
vô sản hiện đại, không có tư liệu sản xuất, nên buộc phải làm thuê, bán sức
lao động cho nhà tư bản và bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột. Tức là giá trị
thặng dư mà giai cấp công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Chính căn cứ
vào tiêu chí này mà người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản được gọi là giai
cấp vô sản.
+ Sau cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai
cấp cầm quyền. Nó không còn ở vào địa vị bị áp bức, bị bóc lột nữa, mà trở
thành giai cấp thống trị, lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng
xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân cùng với toàn thể
nhân dân lao động làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu đã công hữu hoá. Như
vậy họ không còn là những người vô sản như trước và sản phẩm thặng dư do
họ tạo ra làm nguồn gốc cho sự giàu có và phát triển của xã hội xã hội chủ
nghĩa.
Căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa giai

cấp công nhân như sau: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định,
hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền đại công
nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuấtcó tính chất xã
3


hội hoá ngày càng cao, là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã
hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong
thời đại ngày nay”.
1.1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Khi phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác với hai phát kiến
vĩ đại, đó là quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, đã
chứng minh một cách khoa học rằng sự ra đời, phát triển và diệt vong của chủ
nghĩa tư bản là tất yếu và cũng khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp tiên
tiến nhất và cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử:
xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi sự áp
bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa
và cộng sản chủ nghĩa.
Là giai cấp cơ bản bị áp bức dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân
chỉ có thể thoát khỏi ách áp bức bóc lột bằng con đường đấu tranh giai cấp
chống giai cấp tư sản, bằng con đường thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất và thiết lập chế độ công hưũ về tư liệu sản xuất. Bằng cách đó, giai cấp
công nhân vĩnh viễn thủ tiêu mọi hình thức người bóc lột người, chẳng những
tự giải phóng mình, mà còn giải phóng cả các tầng lớp lao động khác, giải
phóng dân tộc và giải phóng toàn thể nhân loại.
Ph. Ăngghen viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy - đó là
sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”.
1.1.3. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân
Trong các tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C. Mác, Ph.
Ăngghen viết: “Sự phát triển của nền đại công nghiệp đã phá sập dưới chân
của giai cấp tư sản, chính ngay cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã xây
4


dựng lên chế độ sản xuất và chiếm hữu của nó. Trước hết, giai cấp tư sản tạo
ra những người đào huyệt tự chôn nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng
lợi của giai cấp vô sản đều tất yếu như nhau”. Giai cấp công nhân có sứ
mệnh lịch sử thế giới là do địa vị kinh tế - xã hội khách quan của nó quy
định:
- Dưới chủ nghĩa tư bản, với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai
cấp công nhân ra đời và từng bước phát triển. Giai cấp công nhân là bộ phận
quan trọng nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hoá
ngày càng cao. Đây là giai cấp tiên tiến nhất, là lực lượng quyết định sự phá
vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo
xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa, là giai cấp tiêu biểu cho xu hướng phát triển của lịch sử
trong thời đại ngày nay.
- Mặc dù là giai cấp tiên tiến, nhưng giai cấp công nhân không có tư
liệu sản xuất nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ
bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao
động. Một khi sức lao động đã trở thành hàng hoá, thì người chủ của nó
(người vô sản) phải chịu đựng mọi thử thách, mọi may rủi của canhj tranh; số
phận của nó phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu hàng hoá sức lao động trên thị
trường làm thuê và phụ thuộc vào kết quả lao động của chính họ. Họ bị giai
cấp tư sản áp bức, bóc lột và ngày càng bị bần cùng hoá cả đời sống vật chất
lẫn đời sống tinh thần. Do đó, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp
tư sản là mâu thuẫn đối kháng, cơ bản, không thể điều hoà trong xã hội tư bản

chủ nghĩa. Xét về mặt bản chất, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần
cách mạng triệt để nhất chống chế độ lại áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Những điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể
giải phóng mình bằng cách giải phóng toàn thể nhân loại khỏi chế độ tư bản
chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và
được cả thế giới về mình.
5


- Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến giai cấp công nhân
trở thành giai cấp cách mạng triệt để mà còn tạo cho họ khả năng thực hiện
được sứ mệnh lịch sử đó. Đó là khả năng đoàn kết giai cấp trong cuộc đấu
tranh chống lại giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới. Đó là khả năng đoàn
kết với các giai cấp lao động khác chống chủ nghĩa tư bản. Đó là khả năng
đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô
quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.
Vì vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “Trong tất cả các giai cấp
hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản thực sự cách
mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của
nền đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của nền đại công
nghiệp”.
1.2.

Đặc điểm của các nước đang phát triển
Sự phát triển của một đất nước được đo đạc bằng các chỉ số thống kê

như tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người), tuổi thọ trung
bình, tỷ lệ người biết chữ, v.v. Liên hiệp quốc xây dựng Chỉ số phát triển con
người, một chỉ số tổng hợp của các thống kê trên để xác định mức độ phát
triển con người ở mỗi quốc gia.

Nước đang phát triển nói chung là các quốc gia có mức sống thấp, chưa
đạt được mức độ công nghiệp hóa tương xứng với quy mô dân số. Có một sự
tương quan chặt chẽ giữa mức thu nhập bình quân đầu người thấp với sự gia
tăng dân số nhanh chóng, kể cả giữa các quốc gia và giữa các nhóm dân cư
trong một quốc gia.
Thuật ngữ "nước đang phát triển" nhiều khi được thay thế bởi "nước
kém phát triển", "nước chậm phát triển", Thế giới thứ ba, Nam bán cầu, thậm
chí "nước kém phát triển nhất"...
Theo nhà kinh tế học Michael Todaro, trong cuốn “Kinh tế học cho Thế
Giới Thứ 3”, ông đã đưa ra 6 đặc điểm chung của các nước đang phát triển,
6


đó là: Mức sống thấp; Năng suất lao động thấp; Tốc độ tăng dân số và gánh
nặng ăn theo tăng; Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiểu dụng nhân công cao và
ngày càng tăng; Phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm
thô; Bị chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong quan hệ với bên ngoài.
1.2.1. Mức sống thấp
Bởi vì các nước đang phát triển là những nước còn nghèo, nên thật dễ
hiểu khi mức sống của họ còn khá thấp so với mức sống ở các nước phát
triển. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên khi xem xét quy mô sự khác nhau trong mức
sống giữa một nước phát triển và một nước đang phát triển. Sự khác nhau về
mức sống, Thu nhập bình quân đầu người, Tỷ lệ gia tăng GNP tương đối,
Phân phối Thu nhập quốc dân, Quy mô đói Y tế và Giáo dục, thiếu lương thực
thực phẩm và bản chất cũng như quy mô của việc thiếu hệ thống chăm sóc
sức khoẻ con người ở các nước thế giới thứ ba. Ở các nước đang phát triển
mức sống nói chung đều rất thấp đối với đại đa số dân chúng. Mức sống thấp
biểu thị cả về chất lẫn về lượng dưới dạng thu nhập thấp, thiếu nhà ở, sức
khỏe kém, ít được học hành, tỷ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh cao. Đặc điểm này
thể hiện ở các chỉ số như sau:

Thứ nhất, về thu nhập quốc dân tính theo đầu người:
Khoảng 80% tổng thu nhập của thế giới được sản sinh ra trong nhứng
khu vực kinh tế phát triển, nơi chỉ có chưa được1/4 dân số thế giới. Trên ¾
dân số thế giới thuộc các nước đang phát triển và kém phát triển chỉ sản xuất
hơn 20% sản lượng. Quan trọng hơn nữa là với hơn 70% dân số thế giới lại
chỉ tồn tại nhờ có hơn 20% thu nhập thế giới. Hoa Kỳ, nước giàu nhất thế
giới, có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 115 lần thu nhập đầu người
của Liberia một trong những nước nghèo nhất thế giới.
Mức độ nghèo đói phụ thuộc vào hai yếu tố: (1) thu nhập quốc dân
trung bình, và (2) mức độ bất bình đẳng trong thu nhập. Rỏ ràng là đối với bất
kỳ mức thu nhập quốc dân đầu người nào, việc phân phối càng không bình
7


đảng bao nhiêu thì số người nghèo đói sẽ càng nhiều bấy nhiêu và mức thu
nhập bình quân càng thấp thì mức độ nghèo đói càng thấp.
Thứ hai, về sức khỏe người dân:
Ngoài việc vật lộn với thu nhập thấp, nhiều người ở các nước thuộc các
nước đang phát triển còn phải thường xuyên chiến đấu chống lại nạn suy dinh
dưỡng , bệnh tật và sức khỏe kém. Nghiên cứu cho thấy gần 99% trẻ sơ sinh
tử vong ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân một phần vì dân số tại các
nước này quá đông. Hơn một nửa số trẻ sơ sinh chết vì nguyên nhân này ở 5
nước, gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria, Pakistan và CH Congo, Trong khi tỷ
lệ tử vong ở trẻ em của các nước phát triển trung bình 0,5% thì ở các nước
đang phát triển trung bình lên đến 30%, sự khác biệt lớn về tuổi thọ trung
bình, phần lớn nguyên nhân là do hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng
và chế độ ăn uống. tại các nước phát triển có tuổi thọ trung bình là 80 còn ở
các nước đang phát triển thì tuổi thọ trung bình thấp hơn khoảng 70 tuổi.
Hơn một tỷ người , tức là gần 1/2 số dân của thế giới đang phát triển
(trừ Trung Quốc) vào giữa những năm 70 đều sống bằng những bữa ăn thiếu

lượng calo cần thiết. 1/3 trong số đó là trẻ em dưới 2 tuổ, tính theo mức tiêu
thụ ngủ cốc hàng năm các nước thế giơi phát triển tiêu thụ trung bình 670kg
còn ở các nước kém phát triển là 185kg.
Thứ ba, về y tế:
Y tế là một dịch vụ xã hội cực kỳ khan hiếm ở nhiều khu vực thuộc các
nước đang phát triển. Theo số liệu năm 80 trung bình có 9,4 bác sĩ trong số
100.000 dân ở các nước đang phát triển so với con số 161 bác sĩ ở các nước
phát triển. tương tự như vậy tỉ lệ giường bệnh cũng chênh lệch giữa 2 nhóm
nước.
Thứ tư, về giáo dục:
Cơ hội học hành ở các nước đang phát triển cũng hạn chế, việc cố gắng
tạo ra cơ hội giáo dục ở bậc tiểu học là nổ lực lớn nhất của các nước này, mặc
8


dù có sự tiến bộ trong việc vận động trẻ em đến trường nhưng tỷ lệ biết chữ
vẫn còn thấp 65% so với 99% ở các nước phát triển.
1.2.2. Năng suất lao động thấp
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của
lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lượng giá trị
sử dụng được tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian
lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là
chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức,
một đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản xuất.
Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình độ
thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công
nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của
các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên.
Năng suất lao động là tỷ lệ giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu
ra được tính bằng GDP (Tổng sản phẩm trong nước) hoặc GVA (Tổng giá trị

gia tăng), đầu vào thường được tính bằng: giờ công lao động, lực lượng lao
động và số lượng lao động đang làm việc.
Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động, đặc trưng bởi
quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao động để
sản xuất ra nó. Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác
động tới sức cạnh tranh. Đặc biệt, năng suất lao động lại phản ánh yếu tố chất
lượng người lao động - yếu tố cốt lõi của sự phát triển trong sự cạnh tranh
toàn cầu, phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức hiện nay.
Năng suất lao động ở các nước đang phát triển thấp. Lý do là thiếu vốn
tự nhiên (yếu tố cơ bản của sản lượng biên) và chất lượng lao động thấp. Bên
cạnh đó là sự thiếu kinh ngiệm trong đội ngủ quản lý. Chính thông qua tình
trạng sức khỏe và thái độ của một cá nhân sẽ tác động đến năng suất lao động
của cá nhân đó. Sự tập hợp năng suất của các cá nhân tạo nên năng suất lao
9


động của một doanh nghiệp, một quốc gia. Có thể thấy rằng năng suất lao
động luôn có sự gắn bó mật thiết với yếu tố cốt lõi - con người. Để tăng suất
lao động, ta có thể được tăng lên theo hai cách. Thứ nhất là việc huy động các
nguồn tiết kiệm trong nước và tài chính ngoài nước để tạo ra sự đầu tư mới
cho hàng hoá vốn tự nhiên và thứ hai là xây dựng nguồn vốn con người thông
qua đầu tư vào giáo dục và đào tạo.
1.2.3. Tốc độ tăng dân số và gánh nặng ăn theo tăng
Thứ nhất, tốc độ tăng dân số cao:
Trong tổng dân số thế giới vào khoảng 5,5 tỷ người vào đầu những năm
90, thì hơn ¾ dân số là sống ở các nước đang phát triển và chỉ gần ¼ là ở các
nước phát triển. Theo thống kê năm 2010, dân số thế giới là hơn 6 tỷ 8 người
trong đó gần 80% dân số sống ở các nước đang phát triển và chưa tới 20%
dân số ở các nước đang phát triển. Trong đó dân số Châu Phi chiếm gần 15%,
Châu Á (trừ một số nước phát triển và Trung Quốc) chiếm gần 35% dân số và

chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm đến gần 20%. Và có lẽ cũng như số liệu thống
kê ở các thởi điểm trước, tốc độ tăng dân số ở các nước đang phát triển là
thành phần chính để dân số thế giới có thể cán mốc 7 tỷ người.
Thứ hai, gánh nặng của sự gia tăng dân số:
Các nước đang phát triển đều chịu phải những gánh nặng của dân số
cao về nhiều khía cạnh:
- Gánh nặng ăn theo: Ở các nước đang phát triển có số trẻ em dưới 15
tuổi cao chiếm gần 1 nửa dân số. Người già cũng như trẻ em là những gánh
nặng, không sản xuất gì cho xã hội do đó lực lượng sản xuất từ 16 -74 phải hỗ
trợ về tài chính.
- Gánh nặng nước sạch: Thiếu nước sạch cho nước uống cũng như xử
lý nước thải và xả thải. Một số quốc gia, như Ả Rập Saudi, dùng kỹ thuật khử
muối đắt tiền để giải quyết vấn đề thiếu nước, ô nhiễm môi trường(hiện nay

10


có 1.1 tỷ người chưa đượ dùng nước sạch, 2.6 tỷ người chưa đc tiếp cận vs
các điều kiện vệ sinh).
- Gánh nặng môi trường: Ô nhiễm đất, nước, không khí, tiếng ồn,
phóng xạ. Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Gánh nặng xã hội: Khoảng cách giàu nghèo không ngừng gia tăng.
Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao do nghèo đói. Các quốc gia giàu với mật độ dân
số cao có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp, tăng cơ hội phát sinh của bệnh dịch và
Đói, suy dinh dưỡng. Tỉ lệ tội phạm gia tăng.Tuổi thọ thấp tại các nước có dân
số tăng nhanh.
- Gánh nặng kinh tế: Đói nghèo cùng với lạm phát ở một số vùng và
mức độ hình thành tư bản kém - Lương thấp. Trong mô hình kinh tế cung và
cầu, khi số lượng người lao động tăng (tăng cung) kết quả làm hạ lương bổng
(giá giảm) khi nhiều người cùng cạnh tranh cho một công việc.

Thứ ba, nguyên nhân của sự tăng dân số:
Việc tăng dân số ở các nước phát triển có nhiều nguyên nhân nhưng
chúng ta có thể tóm lại những nguyên nhân chính sau:
- Sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh tử: Mặc dù tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở
các nước đang phát triển khá cao 73/1000 trẻ các nước phát triển chỉ 12/1000
trẻ ( số liệu năm 1990). Tuổi thọ trung bình lại không cao chỉ khoảng 57 tuổi ,
cá nước phát triển đen 74 tuổi. Nhưng thực thế tỉ lệ sinh ở các nước đang phát
triển lại rất cao, chỉ vài nước đang phát triển tỉ lệ sinh khoảng 25/1000 người
còn lại la rất cao trong khi đó các nước phát triển không có nước nào có tỉ lệ
cao hơn con số này.
- Nhu cầu về lực lượng sản xuất: Ở các quốc gia đang và kém phát
triển, nhất là những nơi mà khoa học kỹ thuật chưa mấy phát triển và việc áp
dụng khoa học và sản xuất còn rất hạn chế, lực lượng sản xuất vẫn chỉ mới ở
trình độ cơ khí thủ công, sử dụng lao động cơ bắp, lao động chân tay là chủ
yếu, cộng với những nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên để sản xuât,
11


trong xã hội như vậy thì dân số càng tăng, sức lao động càng nhiều, càng đẩy
mạnh sức sản xuất xã hội. Do đó mà dân số không ngừng tăng lên một cách
nhanh chóng, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của từng quốc gia.
- Quan niệm lạc hậu: Ở một số nước đặc biệt là các nước phương đông
vẫn còn một số quan niệm lạc hậu: sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh
nữ, muôn sinh con trai… Điều này có thể thấy rất rõ ở Việt Nam, tại các vùng
dân tộc thiểu số hoặc các vùng nông thôn thường có tư tưởng sinh càng nhiều
càng tốt và nhất thiết phải có con trai, do đó mà ở các vùng này gia đình nào
cũng có 3 con trở lên. Ở các nước này vai trò và địa vị của người phụ nữ vẫn
còn rất thấp, phụ nữ nhiều nơi vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn. Ngược lại
có thể thấy ở các quốc gia phát triển phương Tây, nơi mà người phụ nữ khá
bình đẳng với nam giới và tham gia ngày càng nhiều vào lực lượng lao động

của xã hội thì tỉ lệ sinh rất thấp, chính quyền nhiều nước còn phải đề ra các
chính sách khuyến khích tăng tỉ lệ sinh.
1.2.4. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiểu dụng nhân công cao và ngày càng
tăng
Thứ nhất, về tỷ lệ thất nghiệp của các nước đang phát triển:
Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có được việc làm nhưng
không tìm được việc làm. Các nước thuộc Thế giới thứ ba ngày nay đang phải
đối phó với tình trạng lao động nông thôn ồ ạt đổ ra thành thị, tình trạng thất
nghiệp và bán thất nghiệp ngày càng tăng. Nạn thất nghiệp nghiêm trọng ở
thành thị đối với các nền kinh tế chậm phát triển là một trong những triệu
chứng rõ rệt nhất của tình trạng phát triển chưa thỏa đáng của họ. Tại một loạt
các nước đang phát triển, thất nghiệp công khai ở thành thị tác động từ 10%
đến 20% lực lượng lao động. Không dừng lại ở tình trạng thiếu các cơ hội
việc làm hay sử dụng không hết lao động mà còn bao gồm cả sự phân kì ngày
càng tăng giữa những thái độ tự cao và những kì vọng việc làm, đặc biệt là
những thanh niên có học với những công việc ở nông thôn và thành thị.
12


Xu thế việc làm và thất nghiệp từ 1960 đến nay đối với các nước đang
phát triển có sự chênh lệch lớn. Tốc độ tăng trung bình là 3%/năm, cao hơn
mức tăng số việc làm hàng năm cùng giai đoạn. Như vậy, số thất nghiệp tăng
nhanh hơn số việc làm trong toàn bộ thế giới đang phát triển. Mức tăng nhanh
trong lực lượng lao động làm tỷ tệ thất nghiệp cận biên (tỷ lệ những người
mới bước vào độ tuổi lao động không tìm được việc làm thường xuyên) tăng
nhanh. Với tốc độ gia tăng lực lượng lao động thành thị nhanh chóng khoảng
từ 4% đến 7% /năm và tốc độ tăng việc làm khoảng 2,5%, nạn thất nghiệp
thành thị đã đạt tới những tỷ lệ nghiêm trọng và đôi khi mang tính khủng
hoảng. Các nước Mỹ Latinh có tốc độ tăng lực lượng lao động cao nhất trong
những năm 1990 , tiếp đó là Châu Á và châu Phi. Về cơ cấu tuổi, tỷ lệ thất

nghiệp trong độ tuổi từ 15 đến 24 cao gần gấp đôi tỷ lệ thất nghiệp của toàn
bộ lực lượng lao động.
Thứ hai, tỷ lệ thiểu dụng nhân công cao và ngày càng tăng:
Bên cạnh lực lượng thất nghiệp công khai còn phải tính đến một số lớn
những người mà bên ngoài “hoạt động tích cực” nhưng xét theo ý nghĩa kinh
tế thì có hiệu quả sử dụng rất thấp. Đó là sự xem xét dựa trên các khía cạnh
thời gian, cường độ công việc, năng suất. Các hình thức của thiểu dụng lao
động bao gồm:
- Thất nghiệp công khai: tự nguyện (những người không làm những
việc mà họ có khả năng làm) và không tự nguyện.
- Bán thất nghiệp: những người làm việc ít hơn mức mà mình mong
muốn.
- Có việc làm nhưng chỉ là hình thức: bán thất nghiệp trá hình; thất
nghiệp ẩn; những người về hưu non.
- Những người làm việc không hiệu quả.
Hiện nay, con số “bán thất nghiệp” tăng thêm 230 triệu người, thì tỷ lệ
thất nghiệp và bán thất nghiệp lên đến 29%, trong đó châu Phi có tỷ lệ thiểu
13


dụng lao động là 38%. Mặc dù, tỷ lệ thiểu dụng lao động ở Châu Á và Mỹ La
tinh thấp hơn nhưng xét về lượng lẫn chất của vấn đề này cũng nghiêm trọng
không kém gì Châu Phi.
1.2.5. Nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp và xuất khẩu sản
phẩm thô
Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào cái bẫy của tình trạng
vòng lẫn quẫn của nghèo đói: thu nhập thấp, đầu tư thấp, tích lũy thấp, năng
suất lao động thấp. Các yếu tố trên vừa là nhân và cũng là vừa là quả đã hình
thành một vòng lẫn quẫn làm cho nhiều quốc gia khó thoát khỏi tình trạng
nghèo đói kém phát triển. Ta thấy đa phần các nước đang phát triển đều có

một sự giới hạn nhất định là tiềm lực kinh tế mà chủ yếu là vốn và khoa học
kỹ thuật. Vì vậy, trong chiến lược phát triển các nước đang phát triển thường
chọn sản xuất nông nghiệp là tiền đề, động lực để phát triển kinh tế. Do sản
xuất nông nghiệp không cần nhiều vốn, khoa học kỹ thuật thấp nhưng hiệu
quả đem lại nhanh và rõ nét. Trong nền kinh tế đang phát triển thì nông
nghiệp không chỉ cung cấp lương thực trong nước mà nó tạo ra một nguồn
ngoại tệ để mua sắm các trang thiết bị, nâng cao khoa học kỹ thuật cho các
ngành sản xuất khác (công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, …).
1.2.6. Bị chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong quan hệ với bên
ngoài
Đối với nhiều nước đang phát triển, một nguyên nhân quan trọng dẫn
đến sự tồn tại dai dẳng của tình trạng mức sống thấp, thất nghiệp tăng và sự
bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng chính là sự phân chia rất không
bình đẳng quyền lực kinh tế và chính trị giữa các nước giàu và nước nghèo.
Chính vì vậy, các nước đang phát triển thường bị các nước phát triển chèn ép,
bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong mối quan hệ với các nước phát triển.
Trong các mối quan hệ quốc tế, các nước đang phát triển thường phải
đối phó với các quốc gia giàu và hùng mạnh. Họ phải phụ thuộc vào các nước
phát triển về cả thương mại, công nghệ, viện trợ nước ngoài và chuyên gia.
14


Ưu thế này của các nước công nghiệp giàu có và sự phụ thuộc của các nước
đang phát triển vào các nước đó thường dẫn tới việc chấp nhận các công nghệ
không còn phù hợp (lỗi thời), các cơ chế giáo dục và giá trị văn hoá ở các
nước đang phát triển. Tác động của lối sống giàu có từ các nước phát triển có
thể dẫn tới lối sống thượng lưu, sự tích luỹ của cải riêng, chảy máu chất xám
và nhượng vốn… tất cả những điều này làm cản trở quá trình phát triển kinh
tế ở các nước đang phát triển. (Muốn làm giàu, trước tiên phải có vốn. Muốn
có vốn thì phải biết tiết kiệm. Nếu công dân của các nước đang phát triển tiêu

xài hoang phí, học đòi theo các nước đã phát triển, thì làm lợi cho các nước
phát triển).
Các nước phát triển có những thế mạnh về quyền thống trị trong việc
kiểm soát mô hình thương mại quốc tế, khả năng trong việc quyết định những
điều kiện mà theo đó công nghệ, viện trợ nước ngoài và vốn tư nhân được
chuyển giao cho các nước đang phát triển. các nước giàu thường là giàu hơn
với sự trả giá của các nước nghèo.
Tất cả những yếu tố: chuyển giao những giá trị,thái độ ứng xử, thể chế,
chuẩn mực, cơ cấu hoạt động, tiêu chuẩn kinh tế xã hội…của các nước giàu
đem áp dụng một cách không hợp lý cho nước đang phát triển và việc chảy
máu chất xám tạo ra tình trạng dễ bị tổn thương cho các nước thuộc thế giới
thứ 3.
Hầu hết đang phát triển là những nước nhỏ và nền kinh tế của họ là phụ
thuộc. Họ hoàn toàn không có khả năng tách ra khỏi nền kinh tế thế giới.
Nhưng có thể hy vọng trong việc họ liên kết với nhau về mặt kinh tế để tăng
sức mạnh trong thương lượng của mình.

15


CHƯƠNG 2:
ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TẠI
CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1.

Đặc điểm của giai cấp công nhân tại các nước đang phát triển

trong giai đoạn hiện nay
Sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và quá trình

toàn cầu hoá kinh tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến giai cấp công nhân các
nước. Đối với giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển, sự tác động này
tạo ra những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu của nó cả về số lượng và chất
lượng, đồng thời cũng làm xuất hiện nhiều biểu hiện mới. Nhìn tổng quát, có
thể thấy rõ một số điểm chủ yếu sau:
2.1.1. Số lượng giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển không
ngừng tăng lên
Xét trên quy mô toàn thế giới, những năm gần đây, trừ một số nước G7,
hoặc xét rộng ra là các nước OECD là những nước đã hoặc đang chuyển sang
giai đoạn hậu công nghiệp, còn lại phần lớn các quốc gia vẫn còn trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với quá trình phát triển công
nghiệp, số lượng công nhân trên thế giới vẫn đang tăng lên một cách tuyệt
đối. Nếu thống kê ta thấy, thời kỳ Mác Ăng ghen cuối thế kỷ XIX số lượng
công nhân trên thế gới chỉ có khoảng trên 10 triệu thì đến đầu thế kỷ XX là
119 triệu, đến cuối thế kỷ XX đã tăng lên đến trên 660 triệu và đến nay số
lượng GCCN khoảng trên 900 triệu (năm 2015).
Giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng không
lớn trong cơ cấu dân cư của từng nước (khoảng 15 - 30%), song lại có chiều
hướng gia tăng tỷ trọng trong tổng số giai cấp công nhân trên thế giới. Bởi lẽ
đa phần dân số thế giới là dân cư các nước đang phát triển (trong tổng số hơn
6 tỷ người trên thế giới hiện nay, chỉ có gần 2 tỷ người sống ở các nước công
16


nghiệp phát triển - các nước OECD, còn lại sống ở các nước đang phát triển).
Ở các nước này, trong thế kỷ XX, giai cấp nông dân chiếm số đông, nhưng
hiện nay do diễn ra quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên giai cấp công
nhân có sự gia tăng nhanh chóng.
2.1.2. Trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng được nâng cao
Ở các nước đang phát triển, giai cấp công nhân là lực lượng lao động

có trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, được đào tạo nghề nghiệp nhất
định trong cơ cấu lao động chung. So với giai cấp nông dân và những người
làm dịch vụ giản đơn, giai cấp công nhân được đào tạo chuyên môn, nghề
nghiệp tốt hơn.
Ngày nay, do tính quy định của sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân có
một số biểu hiện mới: trình độ văn hóa, tay nghề cao hơn, một số công nhân
đã có cả tư liệu sản xuất, cổ phiếu, đời sống một bộ phận được cải thiện. Đặc
biệt, công nhân có xu hướng trí tuệ hóa, lao động bớt nặng nhọc hơn, nhiều
công nhân có cổ phần trong doanh nghiệp. Họ có tri thức và khả năng làm chủ
công nghệ cao, năng lực sáng tạo. Họ được tiếp thu những thành tựu của cách
mạng khoa học và công nghệ, tri thức khoa học của công nhân tăng lên, đời
sống văn hóa, tinh thần cũng ngày càng được cải thiện hơn.
2.1.3. Giai cấp công nhân là nhóm người lao động đang từng bước được
tiếp xúc với khoa học - công nghệ tiên tiến, được rèn luyện tác phong, kỷ
luật lao động công nghiệp
Giai cấp công nhân hiện đại là lớp người được học tập văn hóa và qua đào
tạo nghề nghiệp do đòi hỏi của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ, do yêu cầu
của nền kinh tế hiện đại và nền văn minh hiện. Cùng với tầng lớp trí thức, giai cấp
công nhân hiện đại là một bộ phận hữu cơ cấu thành lực lượng sản xuất tiên tiến
và là lực lượng sản xuất chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Nhìn chung ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người lao động có trình độ
học vấn không ngừng tăng lên, được tiếp xúc ngày càng nhiều với khoa học,
17


công nghệ tiên tiến. Trình độ văn hoá khoa học, chuyên môn cao vừa là điều
kiện khách quan để triển khai cách mạng khoa học công nghệ, đồng thời vừa
là điều kiện để rèn luyện giai cấp công nhân ý thức, tác phong công nghiệp
hiện đại.
Những máy móc, công cụ, công nghệ cao phát triển mạnh trong những

năm gần đây đã đòi hỏi phải có một lực lượng công nhân lớn có trình độ văn
hoá, khoa học công nghệ và chuyên môn cao. Họ phải là những người có khả
năng lao động, làm việc năng động, độc lập, sáng tạo cao. Trình độ học vấn
cao trở thành một đặc trưng tiêu chuẩn hàng đầu để lựa chọn lao động ở các
nước đang phát triển. Nhiều nhà máy, xí nghiệp đã không tuyển dụng những
người lao động có trình độ trung học trở xuống. Những người có trình độ văn
hoá thấp thường rất khó và không thể tìm kiếm được công ăn việc làm hoặc
dễ bị thất nghiệp. Trình độ văn hoá, khoa học công nghệ, chuyên môn cao là
cơ sở cho một nền kinh tế năng động phát triển cao. Những nhân tố đó cũng
sẽ ảnh hưởng đến điều kiện sống và làm việc của người công nhân được cải
thiện.
2.1.4. Giai cấp công nhân khá đa dạng, phức tạp về thành phần xã hội, về
nghề nghiệp chuyên môn
Do sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và việc nâng cao vai trò
của tri thức từ nhiều thập niên qua, nên đã xuất hiện sự mềm hoá về kết cấu
ngành nghề trong sản xuất và tái sản xuất xã hội. Tỷ trọng đầu tư lao động cơ
bắp và tài nguyên vật chất giảm tương đối, còn tỷ trọng đầu tư lao động trí óc
và đầu tư cho khoa học, công nghệ tăng lên nhiều. Ở các nước đang phát triển
cho thấy: tỷ lệ lao động chân tay giảm mạnh, trong khi đó tỷ lệ lao động trí óc
dần thay thế lao động cơ bắp và trở thành chủ lực trong các ngành nghề.
Chính sự phát triển của khoa học, công nghệ đã dẫn đến yêu cầu cơ cấu
lại về kinh tế trong các ngành và lĩnh vực theo hướng hiện đại, từ đó làm cho
lao động không lành nghề, lao động giản đơn ngày càng bị thu hẹp và chiếm
một tỷ lệ ngày càng nhỏ bé trong cơ cấu lao động ở các nước đang phát triển.
18


Khác với các nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân ở các nước đang phát
triển đang gia tăng về số lượng, cả ở bộ phận công nhân công nghiệp truyền
thống, cả ở bộ phận công nhân làm việc trong các lĩnh vực sản xuất mới, lĩnh

vực công nghệ cao. Điều này được các nhà nghiên cứu xã hội học lý giải là do
các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hoá (còn các nước
phát triển đã hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, chuyển các ngành công
nghiệp truyền thống, sử dụng nhiều lao động sang khu vực các nước đang
phát triển), đang thu hút đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là của các nước phát
triển. Mặt khác, trong khi ở các nước công nghiệp phát triển, lĩnh vực công
nghiệp, nông nghiệp đang dần thu hẹp lại, lĩnh vực dịch vụ mở rộng, thì ở các
nước đang phát triển, lĩnh vực công nghiệp có xu hướng ngày càng mở rộng.
2.1.5. Một bộ phận giai cấp công nhân các nước đang phát triển làm việc
cho tư bản nước ngoài
Hiện nay, một bộ phận giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển
làm việc tại các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đang (hoặc sẵn sàng) chấp nhận sự bóc lột trực tiếp của tư bản nước
ngoài. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận công nhân có mức thu nhập khá hơn so
với mặt bằng thu nhập chung của giai cấp công nhân tại đây.
Điển hình như ở Việt Nam - là một quốc gia đang phát triển: Công nhân
thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn FDI
tăng mạnh do số lượng các doanh nghiệp này tăng nhanh. Năm 1991, khu vực
doanh nghiệp ngoài nhà nước mới có khoảng 1.230 doanh nghiệp, đến năm
1995 đã tăng lên 17.143 doanh nghiệp với hơn 430 nghìn công nhân. Năm
2009, con số này lên tới 238.932 với 5.266,5 nghìn công nhân, trong đó kinh
tế tập thể 261,4 nghìn, kinh tế tư nhân 571,6 nghìn; các loại khác 4.433,5
nghìn. Số lượng công nhân khu vực ngoài nhà nước chủ yếu tăng ở các tỉnh,
thành phố phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ như Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng.

19


Trong khu vực có vốn FDI, đến cuối năm 2009, có 1.919,6 nghìn người

đang làm việc trong 6.546 doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2011, cả nước có
283 khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) được thành lập tại 58 tỉnh,
thành phố, thu hút khoảng 1,6 triệu lao động.
Ngoài ra, lực lượng lao động ở nước ngoài cũng là bộ phận quan trọng
tạo nên sự lớn mạnh của GCCN Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 6-2008, tổng số lao động và
chuyên gia Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài trên 500 nghìn người. Bộ
phận này được tiếp xúc và làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, có
điều kiện học tập, rèn luyện chuyên môn, tay nghề, nâng cao tác phong công
nghiệp.
2.1.6. Giai cấp công nhân có điều kiện tiếp xúc, giao lưu, hợp tác quốc tế
nhưng ít quan tâm hơn tới ý thức chính trị
Cũng như phần lớn các giai tầng lao động khác, giai cấp công nhân ở
các nước này có cơ hội và điều kiện thuận hơn để tiếp cận thông tin, các giá
trị văn hoá tinh thần từ các dân tộc, các cộng đồng người khác nhau. Nhiều
kết quả điều tra xã hội học cho thấy, đa số họ không chấp nhận kiểu tuyên
truyền một chiều, mang tính áp đặt, mà có xu hướng tự do hơn trong việc tiếp
nhận các tư tưởng chính trị khác nhau. Hiện nay, giống như đa phần các tầng
lớp lao động khác trên thế giới, giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển
thường ít quan tâm hơn đến lý tưởng, chủ nghĩa. Mối quan tâm hàng đầu của
họ là việc làm, thu nhập và các chế độ phúc lợi xã hội cấp thiết mà họ cần
được hưởng. Đây là một khó khăn lớn trong công tác tư tưởng đối với giai
cấp công nhân ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các nước mà Đảng
Cộng sản chưa nắm quyền lãnh đạo.
Hiện nay, công nhân ở các nước đang phát triển khá năng động trong
công việc, nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại
và đã bắt đầu hình thành ý thức về giá trị của bản thân thông qua lao động. Vị
thế giữa công nhân lao động trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
20



ngoài nhà nước không còn cách biệt nhiều. Tâm lý lấy lợi ích làm động lực là
nét mới đang dần trở thành phổ biến trong công nhân. Sự quan tâm hàng đầu
của công nhân là việc làm, thu nhập tương xứng với lao động. Mong muốn có
được sức khoẻ, đất nước ổn định và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được bảo đảm, dân chủ, công bằng xã hội được thực hiện, doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi, có đủ việc làm. Mong muốn được học
tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, được bảo đảm các quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng.
2.2.

Vai trò của giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển
Sau những kịch biến chính trị ở Liên Xô và Đông Âu, ở một loạt nước

đang phát triển dấy lên làn sóng đa nguyên, đa đảng, khiến cho đất nước rơi
vào bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiên trọng, phong trào
công nhân bị phân hóa và phân liệt sâu sắc. Tuy nhiên, phong trào cộng sản và
công nhân ở các nước đang phát triển vẫn tồn tại. Từ những năm cuối thế kỷ
XX đầu XXI, phong trào từng bước hồi phục và thu được những thành tựu
nhất định. Trước tác động khách quan của cách mạng khoa học- công nghệ và
quá trình toàn cầu hóa, mặc dù số lượng, chất lượng và cơ cấu giai cấp công
nhân ở các nước đang phát triển có những thay đổi đáng kể, song vẫn thể hiện
vai trò khá nổi bật trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
2.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội
Giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển không chỉ là lực lượng
lao động quan trọng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, mà còn là lực lượng đại
diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. Với việc ứng dụng khoa học kỹ
thuật, công nghệ và cách thức tổ chức hiện đại trong sản xuất, giai cấp công
nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ phát triển kinh tế, tăng năng suất lao
động. Tại các nước đang phát triển, tỷ trọng sản xuất nông nghiệp giảm mạnh,

sản xuất công nghiệp và dịch vụ đang gia tăng. Đóng góp của công nghiệp và
dịch vụ cho GDP cũng liên tục tăng (ở Việt Nam, các ngành công nghiệp
đóng góp tới 40% GDP). Điều đó khẳng định vai trò lao động sáng tạo của
21


giai cấp công nhân trong xã hội - đó là lao động công nghiệp hiện đại. Giai
cấp này ngày càng tạo ra nhiều giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội.
Quá trình công nghiệp hoá và phát triển khoa học kỹ thuật làm cho kết
cấu giai cấp có sự thay đổi rõ nét. Chiều hướng gia tăng về số lượng được
khẳng định: năm 1890 toàn thế giới có 80 triệu công nhân, năm 1960 có 315
triệu, năm 1990 có 615 triệu, năm 2003 có trên 800 triệu. Tại các nước đang
phát triển, đầu thế kỷ XX có 19 triệu công nhân (trong đó châu Á có 11 triệu,
Mỹ La-tinh 5 triệu, châu Phi 3 triệu). Đến cuối thế kỷ XX, giai cấp công nhân
ở các nước này tăng lên 217 triệu, trong đó châuÁ có 130 triệu, Mỹ La-tinh
63 triệu, châu Phi 24 triệu. Hiện nay đội ngũ giai cấp công nhân ở đây đa số là
công nhân công nghiệp, số lượng tiếp tục tăng so với số người làm việc trong
các lĩnh vực sản xuất khác. Một trong những nguyên nhân của sự gia tăng này
trước hết phải kể đến chiến lược công nghiệp hoá của các nước đang phát
triển. Mặt khác, các công ty của các nước tư bản phát triển cũng đang chuyển
mạnh sang đầu tư tại các nước đang phát triển để thu hút nguồn lao động dồi
dào, chi phí nhân công rẻ. Ngoài ra, lợi nhuận thu được lại khá cao cũng dẫn
đến sự gia tăng giai cấp công nhân ở đây.
Trong bối cảnh đó, trình độ của người lao động nói chung và của giai
cấp công nhân các nước đang phát triển nói riêng được nâng lên đáng kể. ở
Việt Nam, số công nhân có trình độ học vấn phổ thông tăng từ 62,2% năm
2000 lên 76% năm 2002 và 80% năm 2006. Tỷ lệ qua đào tạo năm 2005 chỉ
khoảng 26%, năm 2006 chiếm 31%. Do đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại nên
cơ cấu giai cấp công nhân các nước đang phát triển đang được bổ sung ngày
càng nhiều những người lao động có trình độ học vấn cao, mà một số nhà

nghiên cứu gọi là “công nhân - trí thức”. Bộ phận này tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ,
nhưng có vị trí quan trọng trong sản xuất. Họ vừa sản xuất vừa tham gia phát
minh. Ngoài ra, bộ phận công nhân trong ngành dịch vụ cũng ngày càng gia
tăng trong những lĩnh vực liên quan đến các quy trình sản xuất có tính chất
công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, sự thiếu hụt lao động lành nghề và dư thừa
22


lao động giản đơn không qua đào tạo vẫn đang là vấn đề bức xúc của các
nước đang phát triển hiện nay.
Tại các nước đang phát triển, nếu trước đây công nhân chỉ tập trung
trong các ngành truyền thống như luyện kim, khai khoáng, dệt may... thì ngày
nay đã phát triển sang một số ngành công nghiệp mới, các lĩnh vực kinh tế
mũi nhọn như điện tử, tin học, dầu khí. dịch vụ…
Theo số liệu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tỷ trọng lao động
trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ những năm cuối thế kỷ
XX đầu thế kỷ XXI, có thể thấy cơ cấu lao động ở các nước đang phát triển
có xu hướng tăng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, lao động nông
nghiệp có chiều hướng giảm.
Ngay trong một nước, thì cơ cấu giai cấp công nhân cũng biến đổi
mạnh. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, giai cấp công nhân được xác định theo cơ
cấu đa tầng, bao gồm:
Thứ nhất là tầng lớp các nhà quản lý doanh nghiệp - tầng lớp trưởng
thành qua làn sóng cải cách kinh tế đất nước. Họ có tư duy linh hoạt, nhạy
bén, đổi mới quan niệm nhanh, có tri thức quản lý hiện đại... Sự xuất hiện của
tầng lớp này được giới chiến lược kinh tế Trung Quốc đánh giá là một trong
những tiêu chí quan trọng để công cuộc cải cách kinh tế của nước này giành
được thành công cơ bản và cũng là chỗ dựa về mặt xã hội để Trung Quốc tiến
sâu hơn vào cải cách thể chế kinh tế.
Thứ hai là tầng lớp trí thức, được đánh giá cao theo tư tưởng của Đặng

Tiểu Bình “khoa học - kỹ thuật là lực lượng sản xuất thứ nhất”. Khi Đảng và
Nhà nước Trung Quốc ban hành và thực thi chiến lược khoa học - giáo dục
chấn hưng đất nước, thì lực lượng trí thức được đưa vào phạm trù của giai cấp
công nhân. Trước sự tác động mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và nền kinh
tế thị trường xã hội chủ nghĩa cũng như việc thực hiện chiến lược khoa học
giáo dục chấn hưng đất nước, lực lượng trí thức sẽ trở thành số đông trong
giai cấp công nhân Trung Quốc.
23


Thứ ba là tầng lớp công nhân làm thuê ở các doanh nghiệp tư nhân và
doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Đa số công nhân làm việc ở khu vực này có
độ tuổi trẻ, trình độ văn hoá thấp, thời gian lao động dài, cường độ lao động
lớn, trong khi điều kiện lao động kém, khả năng thất nghiệp cao. Mặc dù thu
nhập của họ khá cao so với công nhân ở khu vực khác, song giá thành lao
động của họ chiếm tỷ trọng ở trong giá thành chung rất thấp. Vì thế, mức độ
bị bóc lột sức lao động khá cao.
Thứ tư là tầng lớp công nhân nông thôn. Công việc của họ trên thực tế
là công việc mà công nhân ở thành thị vẫn làm, song mang nặng tính thời vụ,
mối quan hệ với nông thôn còn khá sâu sắc. Ngoài ra còn một bộ phận công
nhân, nhân viên mất việc làm, thất nghiệp ở thành thị. Đây là kết quả không
tránh khỏi của quá trình cải cách, giảm nhân công, nâng cao hiệu quả của các
doanh nghiệp nhà nước lớn và vừa. Số công nhân này không hề mất đi trong
lực lượng giai cấp công nhân, họ vẫn là bộ phận cấu thành trong giai cấp công
nhân.
Như vậy, những biến đổi trong cơ cấu thành phần giai cấp công nhân tự
nó không phải là hiện tượng mới. Những thay đổi đó đang diễn ra trong
những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, là kết quả của sự phân công lao động
mới, là hiện tượng kinh tế - kỹ thuật của mọi xã hội phát triển chứ không
riêng ở các nước đang phát triển. Do đó, xác định giai cấp công nhân không

dựa vào thu nhập, mà dựa vào nguồn gốc thu nhập, dù là lương hay tài sản,
được gắn với quan hệ sản xuất. Trên thực tế, giai cấp công nhân, xét về số
lượng và chất lượng, cả trong công nhân truyền thống và công nhân trong các
ngành kỹ nghệ mới, vẫn là một phạm trù xã hội ổn định. Cách mạng khoa học
- công nghệ hiện đại, cùng với chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
các nước đang phát triển đã và đang tác động mạnh mẽ đến giai cấp công
nhân.
Cơ cấu số lượng, chất lượng của giai cấp công nhân biến động mạnh,
tăng giảm ở nhiều ngành nghề khác nhau trong các nước này. Tuy nhiên, xét
24


trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, giai cấp công nhân hiện đại vẫn tiếp tục phát
triển chứ không hề bị thu hẹp hoặc mất đi như một số học giả tư sản tuyên
truyền nhằm phủ nhận cơ sở xã hội giai cấp của các đảng cộng sản và công
nhân. Với tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ vốn được tạo ra trong quá trình phát
triển sản xuất công nghệ hiện đại, giai cấp công nhân ở các nước đang phát
triển vẫn đóng vai trò to lớn, có tác động sâu sắc đến tiến trình vận động và
phát triển kinh tế - xã hội các nước này.
2.2.2. Trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng - văn hoá
Giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển đóng vai trò là một lực
lượng tích cực nhất trong đời sống chính trị đất nước, gắn với sự vận động
chính trị của từng quốc gia dân tộc trong tiến trình giải phóng dân tộc, xây
dựng và phát triển đất nước. Tại các nước do đảng cộng sản cầm quyền
(Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba, Triều Tiên), giai cấp công nhân là lực lượng
không còn thuần tuý là lao động làm thuê, mà đã dần từng bước làm chủ đất
nước trên các lĩnh vực, là cơ sở xã hội cơ bản nhất của các đảng cộng sản bên
cạnh các tầng lớp lao động khác.
Cũng cần nhận thấy một thực tế hiện nay là, giai cấp công nhân ở các
nước đang phát triển, đặc biệt là ở các nước đảng cộng sản chưa nắm quyền

lãnh đạo, nhìn chung ít quan tâm đến chính trị và các vấn đề xã hội. Công
nhân chủ yếu chỉ nghĩ tới việc làm, lo cho đời sống có thu nhập ổn định,
những chế độ phúc lợi cần được hưởng… Tỷ lệ đảng viên trong giai cấp công
nhân còn rất thấp, đặc biệt là ở các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu
vực tư nhân trong nước. Các đảng cộng sản và công nhân ở các nước này
đang phải tìm cách thích ứng với tình hình biến đổi cơ cấu giai cấp - xã hội ở
trong nước, vị trí của giai cấp công nhân trong phong trào đấu tranh của nhân
dân lao động; xác định rõ cơ sở giai cấp - xã hội của đảng và chính sách vận
động quần chúng, xây dựng chiến lược và sách lược liên minh hay tham gia
các tập hợp lực lượng chính trị quốc gia và quốc tế. Phần lớn các tổ chức đảng
của giai cấp công nhân ở đây, về cơ bản, chưa đề ra được chủ trương, chiến
25


×