Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

SKKN Hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà giúp nâng cao kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm của chương I: Dao động cơ chương II: Sóng cơ và sóng âm vật lí 12 CB.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.24 KB, 21 trang )

Trang 1

Đề Tài : Hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà giúp nâng cao
kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm của chương I: Dao động cơ & chương II:
Sóng cơ và sóng âm - vật lí 12 CB.
Tác giả:

Giáo viên Võ Thanh Lẫm.

Đơn vị:

Trường THPT Trần Văn Bảy, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI.
Trong nhiều năm liền giảng dạy bộ môn vật lí ở khối lớp 12, tôi nhận thấy học
sinh ở các lớp nhất là học sinh trung bình-yếu rất lúng túng và mất nhiều thời gian khi
làm các bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Bởi vì phần lớn học sinh chưa nắm
vững cấu trúc đề kiểm tra và không hình dung được cách soạn đề kiểm tra; các em
chưa hiểu rõ từng cấp độ (1,2 & 3,4) sẽ hỏi như thế nào và hỏi vào nội dung nào của
bài. Từ thực trạng này, tôi đã mạnh dạn hướng dẫn các em cách soạn câu hỏi trắc
nghiệm ở nhà dựa trên khung ma trận của đề kiểm tra 45 phút chương I và chương II –
vật lí 12 CB.
Việc nghiên cứu của tôi được thực hiện trên hai nhóm đối tượng có sức học
tương đương trong năm học (2014 – 2015) với 2 lớp 12A5 và 12A14. Đây là hai lớp
12 cơ bản của trường THPT Trần Văn Bảy. Trước khi tác động hai lớp này có sĩ số và
sức học không quá chênh lệch như sau:
Trước tác động (Chất lượng đầu năm)
Lớp

Sĩ số


Giỏi

Khá

TB

Yếu

12A5

28

1

2

20

5

12A14

31

1

2

22


6

Thời gian tác động là 2 tiết ôn tập chương I: Dao động cơ và chương II: Sóng cơ và
sóng âm – vật lí 12 CB trong phạm vi từ bài 1: Dao động điều hòa đến bài 11: Đặc
trưng sinh lí của âm.
Nhóm thực nghiệm là lớp 12A14 và nhóm đối chứng là lớp 12A5.
Sau thời gian tác động, hai nhóm làm một bài kiểm tra (KT) 45 phút và kết quả đạt
được của nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả của nhóm đối chứng.


Trang 2

Sau tác động (Kết quả kiểm tra 45 phút – chương I & chương II)
Nhóm

Điểm Trung Bình

Nhóm thực nghiệm 12A14

6,64

Nhóm đối chứng 12A5

5,82

Giá trị p của t-test
0,010

Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung
bình của nhóm đối chứng và phép kiểm tra t-test cho thấy giá trị p < 0,05. Điều này

chứng tỏ tác động có hiệu quả. Vậy cách hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm
ở nhà đã nâng cao kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm chương I: Dao động cơ & chương
II: Sóng cơ và sóng âm - vật lí lớp 12 CB của học sinh lớp 12 trường THPT Trần Văn
Bảy.
II. GIỚI THIỆU.
A. Thực trạng:
Học sinh gặp nhiều khó khăn khi làm các bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa
chọn, nhất là dạng câu trắc nghiệm chọn phát biểu Sai. Do các em không biết cách ôn
tập dựa trên ma trận đề, không chủ động làm quen với cách soạn đề trắc nghiệm. Từ
đó mà kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm không cao. Tôi nhận thấy vấn đề vướng mắc ở
chỗ học sinh chưa nắm vững quy trình ra đề kiểm tra, cũng như chưa tự tay soạn các
câu hỏi trắc nghiệm để ôn tập nên kết quả bài kiểm tra đạt điểm không cao.
Năm học 2012 – 2013, tôi đã vận dụng phương pháp “Hướng dẫn học sinh soạn
câu hỏi trắc nghiệm ở nhà cho chương V và chương VI – Vật Lí 12CB” đạt được hiệu
quả khả quan.
Năm học 2013 – 2014 tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp “Hướng dẫn học sinh
soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà với chương III: Dòng Điện Xoay Chiều- vật lí lớp 12
CB” tiếp tục đạt kết quả tốt. Như vậy hướng tác động của tôi đã có hiệu quả tích cực
cho học sinh.
Năm học 2014 – 2015, tôi tiếp tục thực hiện đề tài “Hướng dẫn học sinh soạn
câu hỏi trắc nghiệm ở nhà giúp nâng cao kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm của chương
I: Dao động cơ & chương II: Sóng cơ và sóng âm - vật lí lớp 12 CB” với dụng ý từng
bước nâng cao kết quả học vật lí của học sinh và có được bộ đề tài hướng dẫn học sinh
soạn câu hỏi trắc nghiệm hoàn chỉnh cho cả chương trình vật lí 12.


Trang 3

B. Giải pháp:
Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành áp dụng cách hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc

nghiệm ở nhà dựa trên khung ma trận đề kiểm tra ở nhóm thực nghiệm và ôn tập theo
cách cũ – ôn tập trọng tâm từng bài không theo ma trận đề - trên nhóm đối chứng. Sau
thời gian ôn tập, hai nhóm làm bài kiểm tra 45 phút với 25 câu hỏi trắc nghiệm như
nhau để so sánh kết quả.
C. Cơ sở lý luận:
- Triển khai các giải pháp của nhà trường nhằm tăng cường tính chủ động và khả năng
tự học của học sinh; tạo hứng thú trong học tập, coi việc học là niềm vui.
- Tập cho học sinh từng bước tiếp cận với công việc nghiên cứu của người dạy từ đó
soi rọi chính bản thân để có động lực học tập đúng đắn, tạo thói quen tự nghiên cứu tài
liệu học tập.
- Về kiến thức và kĩ năng:
+Giải thích rõ các cấp độ 1,2 & 3,4 của ma trận đề kiểm tra 45 phút.
Lưu ý: Ranh giới giữa cấp 1 và 2 hoặc 3 và 4 là không rõ ràng.
Cấp độ 1: Công thức, định luật, nhận xét, … với nội dung giống sách giáo khoa.
Cấp độ 2: Chuyển vế công thức, suy luận từ công thức, thay số vào công thức.
Cấp độ 3: Chuyển vế công thức, thay số đúng đơn vị, tìm qua một đại lượng trung gian
trước khi giải quyết yêu cầu chính của bài toán.
Cấp độ 4: Liên kết nhiều kiến thức, nhiều công thức, tìm qua nhiều đại lượng trung
gian trước khi giải quyết yêu cầu chính của bài toán.
+ Cung cấp ma trận đề cho học sinh, hướng dẫn cách soạn câu trắc nghiệm ứng
với từng cấp độ cụ thể cho một số bài cụ thể.
- Về tổ chức, phân công:
+ Học sinh: Soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà theo đúng ma trận đề kiểm tra đã phát ra.
+ Lớp trưởng tổng hợp bài soạn nộp lên giáo viên chỉnh sửa trước khi kiểm tra.
+ Học sinh tham khảo thêm các sách trắc nghiệm vật lí 12CB của NXB giáo dục.
D. Vấn đề nghiên cứu:
Việc hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà giúp học sinh lớp 12 nâng
cao kết quả học tập và đạt kết quả cao hơn khi làm bài kiểm tra trắc nghiệm với
chương I: Dao động cơ & chương II: Sóng cơ và sóng âm – vật lí 12 CB hay không ?



Trang 4

E. Giả thuyết nghiên cứu:
Hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà sẽ giúp học sinh lớp 12 nâng cao
kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm của chương I: Dao động cơ & chương II: Sóng cơ và
sóng âm - vật lí 12CB.
III. PHƯƠNG PHÁP.
A. Thiết kế:
1. Đối tượng nghiên cứu. (Năm học 2014 – 2015)
Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là lớp 12A14 trường THPT Trần Văn Bảy. Đây là lớp
cơ bản của khối 12. Học sinh lớp này gồm 31 em, trong đó có 8 nữ. Lớp này do tôi
giảng dạy môn vật lí.
Kết quả năm học lớp 11:
+ Xếp loại học lực: 1 Giỏi, 2 Khá, 22 TB và 6 Yếu ( thi lại được lên lớp).
+ Kết quả của môn vật lí có 20/31 HS đạt điểm từ 5,0 trở lên, tỉ lệ xấp xỉ 64,5%.
So với tỉ lệ chung của khối là 60% thì tỉ lệ của lớp này ở mức trung bình.
Ngoài môn vật lí, các môn tự nhiên khác như toán, hóa của lớp cũng xấp xỉ với tỉ lệ
chung của khối lớp 11.
Từ kết quả như trên, tôi nhận thấy lớp 12A14 (năm học 2014 - 2015) có năng lực học
tập tương đối (năng lực học môn tự nhiên ở mức trung bình) là đối tượng phù hợp để
tác động. Đối tượng học sinh này nếu được tác động đúng phương pháp và có hiệu quả
hy vọng sẽ nâng cao được điểm số trong các lần kiểm tra cũng như kết quả cuối học kì
và kết quả cuối năm.
2. Kiểu thiết kế:
Tôi chọn kiểu thiết kế với hai nhóm tương đương. Dựa vào kết quả cuối năm của lớp
11 ở bộ môn vật lí và kết quả chung của các lớp đầu năm học 12 để chọn. Vì thế không
cần kiểm tra trước tác động vì hai nhóm đã tương đương với kết quả đáng tin cậy. Chỉ
kiểm tra sau tác động và so sánh kết quả của hai nhóm: Nhóm thực nghiệm (12A14) và
nhóm đối chứng (12A5).

(xem danh sánh lớp ở phần phụ lục)


Trang 5

Bảng 1: Lựa chọn thiết kế “Kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên”.
Tác động

Nhóm
Thực

KT sau tác động

Hướng dẫn soạn câu hỏi trắc nghiệm ở Kết quả KT sau tác động

nghiệm

nhà dựa trên ma trận đề kiểm tra.

Đối chứng

Không tác động

của nhóm thực nghiệm.
Kết quả KT sau tác động
của nhóm đối chứng.

B. Quy trình nghiên cứu và cách thu thập – đo lường dữ liệu.
Sau thời gian ôn tập 2 tiết, tôi tổ chức cho hai nhóm làm bài kiểm tra 45 phút với 25
câu hỏi trắc nghiệm trộn thành 4 đề có cùng nội dung (phôtô từ đề gốc). Nhóm thực

nghiệm kiểm tra 45 phút ở tiết 1 và nhóm đối chứng kiểm tra 45 phút ở tiết 2 cùng một
buổi học. Bài kiểm tra có độ tin cậy cao vì được rút trích từ các đề thi tốt nghiệp của
các năm trước và các đề thi học kì hàng năm (xem phụ lục). Thang điểm của bài kiểm
tra là 10 điểm.
Sau khi chấm bài, kết quả của hai nhóm được nhập vào bảng tính Excel để dùng các
hàm & các công thức tính toán. Các hàm được sử dụng là AVERAGE, STDEV,
TTEST, công thức tính giá trị trung bình của độ lệch chuẩn (SMD).
C. Phân tích dữ liệu và kết quả.
Bảng 2: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động.
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
Điểm trung bình

6,64

5,82

Độ lệch chuẩn

0,99

1,29

Độ lệch chuẩn trung bình (SMD)

0,63

Giá trị p của t-test độc lập

0,010


Do đây là hai nhóm ngẫu nhiên và tương đương, chỉ cần dựa vào kết quả bài
kiểm tra sau tác động để so sánh.
Theo số liệu trong bảng 2:
+ Chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm là (6,64 – 5,82) = 0,82 (điểm)
+ Giá trị p của t-test độc lập là : p = 0,010 < 0,05
+ Độ chênh lệch chuẩn trung bình SMD = 0,63


Trang 6

Như vậy giả thuyết “Hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà sẽ
giúp học sinh lớp 12 nâng cao kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm của chương I: Dao
động cơ & chương II: Sóng cơ và sóng âm - vật lí 12 CB” đã được kiểm chứng.
IV. KẾT LUẬN – PHÂN TÍCH – KIẾN NGHỊ.
A. Kết luận:
Với kết quả đo lường và phân tích dữ liệu có thể kết luận như sau:
- Nhóm thực nghiệm có điểm trung bình kiểm tra cao hơn nhóm đối chứng, mức chênh
lệch chuẩn thấp hơn. Điều này chứng tỏ tác động có hiệu quả.
- Khi áp dụng t-test độc lập để tính giá trị p thì thấy p < 0,05. Điều này chứng tỏ mức
chênh lệch có ý nghĩa, không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên.
- Giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,63 cho thấy ảnh hưởng của tác động này ở mức
trung bình.
B. Phân tích:
Qua kết quả trên, có thể thấy rằng việc hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc
nghiệm ở nhà dựa trên khung ma trận đề kiểm tra trong quá trình ôn tập chương I &
chương II – vật lí 12 CB đã có hiệu quả và nâng cao được kết quả kiểm tra của lớp
12A14 năm học (2014 – 2015). Dù vậy, ảnh hưởng của tác động này chưa phải ở mức
cao.
Hạn chế của đề tài là việc nghiên cứu chỉ thực hiện trên một lớp với thời gian
ngắn & phạm vi hẹp (2 tiết ôn tập & 2 chương), chưa thể kết luận tác động này cũng

có hiệu quả với các lớp khác, các chương khác; nhất là đối với các lớp có nhiều học
sinh có học lực trung bình, yếu các em không tự giác học tập nên không phát huy
được hiệu quả của tác động.
C. Kiến nghị:
Trong những năm học tới cần có những bài nghiên cứu tương tự đối với chương
I và chương II cũng như các chương III, chương IV ... trên nhiều nhóm đối tượng có
sức học tương đương chi tiết hơn ở chương trình vật lí 12 CB để kiểm tra hiệu quả của
tác động. Cố gắng duy trì tác động với 2 lần kiểm tra liên tiếp của từng học kì để đánh
giá hiệu quả của tác động trên nhóm đối tượng thực nghiệm.
Giáo viên nên cung cấp tài liệu liên quan đến cách soạn câu trắc nghiệm nhiều
lựa chọn, cung cấp ma trận đề kiểm tra cho học sinh, hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi


Trang 7

thông qua các ví dụ mẫu, tham khảo các đề trắc nghiệm mẫu, tổ chức cho học sinh
thảo luận nhóm về soạn câu trắc nghiệm.
Thạnh Trị, ngày 29 tháng 5 năm 2015
Người thực hiện

VÕ THANH LẪM


Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Sách giáo khoa vật lí 12 cơ bản.
2) Các sách trắc nghiệm vật lí 12.
3) Ma trận đề kiểm tra, ma trận đề thi vật lí trên internet.


PHỤ LỤC
I. GIÁO ÁN ÔN TẬP Chương I & Chương II ( 2 tiết )
Tiết 1: (45 phút)
A. Triển Khai Ma Trận Đề - Giải Thích Các Cấp Độ (20 phút).
- Phát cho học sinh ma trận đề. Giải thích rõ các cấp độ 1,2 & 3,4 như sau:
+ Cấp độ 1: Công thức, định luật, nhận xét, … nội dung giống sách giáo khoa.
+ Cấp độ 2: Chuyển vế công thức, suy luận từ công thức, thay số vào công thức.
+ Cấp độ 3: Chuyển vế công thức, thay số đúng đơn vị, tìm qua một đại lượng
trung gian trước khi giải quyết yêu cầu chính của bài toán.
+ Cấp độ 4: Liên kết nhiều kiến thức, nhiều công thức, tìm qua nhiều đại lượng
trung gian trước khi giải quyết yêu cầu chính của bài toán.
Chú ý: Không yêu cầu học sinh hiểu cách lập ma trận, chỉ yêu cầu chú ý tới
phân bố câu hỏi theo các cấp độ ở từng nội dung ( Mục 2. Thiết lập khung ma trận).
Khung Ma Trận Đề Kiểm Tra 45 phút
Khối 12 Cơ Bản HK I (Lần 1) - Năm Học 2014 – 2015
1. Xác định hình thức kiểm tra: kiểm tra 1 tiết, trắc nghiệm khách quan, 25 câu.
a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình.
Nội dung

Chương I. Dao động

Số tiết thực

Trọng số

Tổng số



tiết


thuyết

LT

VD

LT

VD

16

6

4,2

11,8

14,5

40,7

13

8

5,6

7,4


19,3

25,5

29

14

5,6

8,4

33,8

66,2

cơ.
Chương II. Sóng cơ và
sóng âm.
Tổng


Trang 9

b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ.

Cấp độ

Cấp độ

1,2

Trọng

Nội dung (chủ đề)

số

Số lượng câu
(chuẩn cần kiểm

Điểm số

tra)

Chương I. Dao động cơ.

14,5

4

1,6

Chương II. Sóng cơ và sóng

19,3

5

2,0


Chương I. Dao động cơ.

40,7

10

4,0

Chương II. Sóng cơ và sóng

25,5

6

2,4

100

25

10,0

âm.
Cấp độ
3,4

âm.
Tổng
2. Thiết lập khung ma trận

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Môn: Vật lí lớp 12 THPT – Lần 1
(Thời gian: 45 phút, 25 câu trắc nghiệm)
Phạm vi kiểm tra: Chương I. Dao động cơ. Chương II. Sóng cơ và sóng âm.
Tên Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

(Cấp độ 1)

(Cấp độ 2)

Vận dụng
Cấp độ thấp

Cấp độ cao

(Cấp độ 3)

(Cấp độ 4)

Cộng

Chương I. Dao động cơ (16 tiết)
+Định nghĩa +Viết
1. Dao động dao


dụng


vận tốc, pt gia tốc từ pt lập với thời

+Chu kì, tần vận tốc.
+Nhận

+Biên độ và các

li độ.

gian.

biết +Tính vmax.

+Tính

đại +Xác

quỹ đạo dao lượng trong x,v,a
động.

được +Vận

động pt li độ, pt pt vận tốc, pt công thức độc

điều hòa.
số.

được +Viết


pt li độ.

thời

định gian vật qua li
theo độ x lần thứ n.

thời gian.

3


Trang 10

[1 câu]

[1 câu]

[1 câu]

+Cấu tạo con +Tính chu
kì, tần số, tần +Xác định li

2. Con lắc lò lắc lò xo.
xo

+Công thức

số góc.


độ để

tính chu kì,

+Tính Wđ,

Wđ=nWt

tần số góc

Wt,W

+Tính lực

+Công thức

Viết pt dao
động điều hòa.
4

kéo về

Wđ, Wt.
[1 câu]

[1 câu]

[2 câu]

+Cấu tạo.


+Tính T, f.

+Tính vận

Xác định biên

3. Con lắc

+Công thức

+Tính biên

tốc tại vtcb.

độ góc α0 theo

đơn

tính T, Wđ,

độ s0 theo α0

+Tính Wđ tại

vận tốc tại

Wt.

và l


li độ góc α.

+Công thức

+Tính Wđ,

liên hệ giữa

Wt, W

vtcb

3

s0, α0 và l
[1 câu]

[1 câu]

[1 câu]

4. Dao động +Đặc điểm

Phân biệt

Tính vận tốc

tắt dần, dao dao động tắt


dao động tắt

của đoàn tàu

dần, dao

để con lắc

động duy trì,

dao động

dao động

mạnh nhất.

động cưỡng dần, dao
bức.

động cưỡng
bức.
+Điều kiện

2

cưỡng bức.

cộng hưởng.
[1 câu]
+Đặc điểm


[1 câu]
Tính biên độ

Viết phương

5. Tổng hợp của vectơ

dao động

trình dao động

dao động

tổng hợp

tổng hợp.

quay.
+ Tần số dao
động tổng
hợp.

[1 câu]

1


Trang 11


Chu kì con

Tính g theo

Thực

lắc đơn phụ

thời gian của

hành con lắc

thuộc yếu tố

n dao động

đơn

nào?

toàn phần.

6.

1

[1 câu]
Chương II. Sóng cơ và sóng âm (13 tiết)
+Sóng cơ là


+Bước sóng

+Viết

là gì?

phương trình

+Môi trường

+Liên hệ

sóng tại M.

truyền sóng

giữa bước

+Tìm các đại

cơ.

sóng, chu kì,

lượng ω,,f,v

+Phân loại

vận tốc.


từ pt sóng.

7. Sóng cơ gì?
và sóng âm

2

sóng cơ.
[1 câu]
Điều kiện có
8. Giao thoa
sóng

giao thao
sóng.

[1 câu]

Điều kiện có +Tính biên
cực đại và

Đếm số vân

độ sóng tại

cực đại và số

cực tiểu giao M.
thoa


vân cực tiểu

+Xác định M

trong vùng

là cực đại

giao thoa.

3

hay cực tiểu.
[1 câu]
9.
dừng

Sóng +Phản xạ của +Đếm số

+Tính  theo

Với tần số nào
có sóng dừng

sóng trên vật

nút, số bụng

k,l.


cản cố định,

sóng.

+Tính được

vật cản tự do

+Xác định k

vận tốc

+Đk có sóng

theo số nút,

truyền sóng

dừng trên

số bụng

trên dây.

dây.

sóng.
[1 câu]

10.


[2 câu]

Đặc +Biết 3 đặc

trưng vật lí trưng vật lí

trên dây.

3

[2 câu]

+Biết công

Tính được

Tính được

thức tính

mức cường

cường độ âm

2


Trang 12


của âm

của âm.

mức cường

+Đơn vị của

độ âm.

độ âm theo I

theo L và I0

và I0

I và L
[1 câu]
Đặc Biết 3 đặc

11.

Ba đặc trưng

trưng sinh lí trưng sinh lí

sinh lí gắn
với ba đặc

của âm.


của âm

[1 câu]

1

trưng vật lí.
[1 câu]
Tổng số câu

10

15

25

Điểm

(4,0 đ)

(6,0 đ)

(10đ)

Tỉ lệ %

40 %

60 %


100%

B. Hướng Dẫn Soạn Câu Trắc Nghiệm Mẫu (20 phút).
Phương pháp: Treo bảng phụ - phân tích từng cấp độ.
Giáo viên soạn mẫu bài 1: Dao động điều hòa.
+ Cấp độ 1,2:
Câu 1: Một vật dao động điều hòa có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 10 cm. Biên
độ dao động của vật là bao nhiêu ?
A. 10 cm

B. – 10 cm

C. 5 cm

D. – 5 cm

Câu 2: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox có phương trình dao động là
x=5cos(4t - /2) (x tính bằng cm, t tính bằng giây). Chu kì dao động là
A. 4 rad/s

B. 0,5 s

C. 2 Hz

D. /2 rad

+ Cấp độ 3,4:
Câu 1: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox có phương trình dao động là
x=5cos(4t - /2) (x tính bằng cm, t tính bằng giây). Tốc độ trung bình của vật

trong một chu kì là
A. 10 cm/s

B. 20 cm/s

C. 20 cm/s

D. 40 cm/s


Trang 13

Câu 2: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox có phương trình dao động là
x  10cos(

2
t ) (x tính bằng cm, t tính bằng giây). Kể từ thời điểm t=0, sau bao
3

lâu vật qua vị trí có li độ x= - 5 cm lần thứ 2015 ?
A. 3022 s

B. 3021 s

C. 3020 s

D. 3024 s

Hướng dẫn giải – đáp án:
+ Cấp độ 1,2:

Câu 1: A > 0 và A = ½ L = 5 cm. Đáp án C
Câu 2: T 

2



với   4 (rad / s) suy ra T = 0,5 s. Đáp án B

+ Cấp độ 3,4:
s
t

Câu 1: vtb = , trong 1 chu kì: t  T 

2



 0,5 s và s=4A=20cm

Vậy vtb=40 cm/s. Đáp án D
Câu 2: Vẽ vòng tròn lượng giác, tính T 

2



 3s
1

3

- Vật qua vị trí x = - 5cm lần thứ nhất mất 1/3 chu kì: t1  T = 1 s.
- Còn lại 2014 lần, mỗi chu kì vật qua x= -5 cm hai lần.
2014 lần ứng với 1007 chu kì: t2=1007 T=3021 s.
Vậy vật qua vị trí x = -5 cm lần thứ 2015 tại t = t1+t2= 3022 s. Đáp án A
C. Phân Công Nhiệm Vụ Soạn Câu Hỏi (5 phút)
Chia lớp thành 4 tổ soạn các bài từ 1 – 11.
Mỗi bài phải soạn được cấp độ 1,2 và cố gắng soạn cấp độ 3,4
Tổ 1: Soạn ở các bài 1,2,3.

Tổ 2: Soạn ở các bài 4,5,6.

Tổ 3: Soạn ở các bài 7,8.

Tổ 4: Soạn ở các bài 9,10,11.

Tổ trưởng tập hợp tổ viên cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, nộp câu trắc nghiệm lên giáo
viên vào tiết ôn tập tiếp theo để chỉnh sửa làm tài liệu ôn tập chung cho lớp.
Tiết 2: (45 phút)
A. Tập hợp, chỉnh sửa câu trắc nghiệm (30 phút)
1) Các nhóm trình bày cách giải & kết quả của câu hỏi của nhóm mình.
2) Giáo viên chỉnh sửa câu chữ, nội dung, giải đáp thắc mắc cho học sinh.


Trang 14

3) Bổ sung thêm những nội dung, dạng bài tập học sinh chưa khai thác được.
B. Thống nhất tài liệu ôn tập (10 phút)
1) Các tổ chỉnh sửa câu trắc nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.

2) Lớp trưởng tập hợp tài liệu của 4 nhóm phôtô cho mỗi học sinh một bản để
ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45 phút.
C. Dặn dò (5 phút)
1) Thống nhất dạng câu hỏi bài kiểm tra tương tự như tập tài liệu đã soạn.
2) Thông báo thời gian kiểm tra 45 phút, số câu hỏi, số điểm cho mỗi câu.
II. Nội Dung Đề Kiểm Tra 45 phút.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

TẠO SÓC TRĂNG

MÔN: Vật Lí 12 Cơ Bản
Thời gian làm bài: 45 phút;
(25 câu trắc nghiệm)
Mã đề 01

Họ, tên thí sinh:.........................................................Lớp.................
Câu 1: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số.
Biết phương trình dao động tổng hợp là x  2 cos(10t )cm , phương trình của dao động
thứ nhất là x1  2 cos(10t   )cm . Phương trình li độ của dao động thứ hai là :
A. x2  2 cos(10t   )cm

B. x2  cos(10t )cm

C. x2  4 cos(10t )cm


D. x2  4 cos(10t  )cm
2


Câu 2: Với k là số nguyên, điều kiện xảy ra sóng dừng trên sợi dài chiều dài l, hai đầu
cố định với bước sóng  là :
A. l  k



B. l  k

2

C. l  (2k  1)


4

D. l  (2k  1)


2

Câu 3: Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động
cùng pha gọi là
A. độ lệch pha.

B. chu kì.

C. bước sóng.

D. vận tốc truyền sóng.



Trang 15

Câu 4: Giao thoa sóng là hiện tượng
A. hai sóng gặp nhau trong một vùng xác định làm tăng cường độ sóng của nhau.
B. hai sóng kết hợp gặp nhau, tại những điểm xác định luôn tăng cường hoặc làm
yếu lẫn nhau.
C. giao nhau của hai sóng trong một môi trường khi chúng gặp nhau.
D. cộng hưởng của hai sóng kết hợp truyền trong một môi trường.
Câu 5: Trong các môi trường sau đây, môi trường nào truyền âm kém nhất ?
A. Không khí ở 00C.

B. Khí hiđrô ở 0C.

C. Nước ở 150C.

D. Không khí ở 250C.

Câu 6: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây
đúng ?
A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.
B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
C. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.
D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
Câu 7: Một con lắc lò xo thẳng đứng, gồm lò xo có chiều dài tự nhiên l0 , đầu trên cố
định. Khi cân bằng chiều dài của lò xo là l = l0 + l ( l là độ dãn của lò xo). Con lắc
được kích thích dao động với biên độ 10 cm tại nơi có giá tốc trọng trường g = 10
m/s2. Công thức tính chu kì dao động là
A. T  2


l
g

B. T  2

l
g

C. T  2

g
l

D. T  2

l0
g

Câu 8: Hai nguồn sóng đồng bộ S1, S2 trên mặt nước có phương trình dao động
u1  u 2  0,2 cos(100t )(cm) . Khoảng cách S1S2 = 25 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt

nước là 100 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trong đoạn S1S2 là
A. 24 cực đại.

B. 25 cực đại.

C. 15 cực đại.

D. 51 cực đại.


Câu 9: Một con lắc lò xo có khối lượng m=0,1 kg và độ cứng của lò xo là k=10 N/m
dao động điều hòa với biên độ 10cm. Vận tốc của con lắc khi qua vị trí cân bằng là
A. 100 cm/s

B. 25 cm/s

C. 80 cm/s

D. 50 cm/s


Trang 16

Câu 10: Một sợi dây đàn hồi có độ dài PQ = 80cm, đầu Q cố định, đầu P gắn với một
cần rung dao động điều hòa với tần số 50Hz theo phương vuông góc với PQ. Trên dây
có sóng dừng với 5 bụng sóng. Coi P, Q là nút sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là
A. 10 m/s

B. 32 m/s

C. 20 m/s

D. 16 m/s

Câu 11: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình:
x1  3 cos 100t (cm) và x2  4 cos 100t (cm) . Dao động tổng hợp của hai dao động này có

biên độ là
A. 1cm


B. 12cm

C. 5cm

D. 7cm

Câu 12: Một con lắc đơn có dây treo dài 80 cm và vật nặng khối lượng 50 g dao động
với biên độ góc 100 tại nơi có g = 10 m/s2. Động năng của con lắc tại vị trí cân bằng là
A. 0,001 J

B. 0,60 J

C. 0,0025 J

D. 0,006 J

Câu 13: Một con lắc lò xo có khối lượng 0,2 kg, lò xo có độ cứng 20 N/m đang dao
động điều hòa. Khi vận tốc của vật là v = 0,4 m/s thì gia tốc của nó bằng a = 3 m/s2.
Biên độ dao động của vật là :
A. 36 cm

B. 5 cm

C. 6 cm

D. 25 cm

Câu 14: Một con lắc lò xo dao động với biên độ A=5cm, tần số góc  =16 (rad/s). Khi
con lắc qua vị trí có li độ x = 3 cm thì có vận tốc là

A. v = 0,64 m/s

B. v = 0,8 m/s

C. v = 1,44 m/s

D. v = 0,48 m/s

Câu 15: Giữa tốc độ truyền sóng v , bước sóng  , tần số sóng f có mối liên hệ sau :
A. v 


f

B. v  f

C. f  v

D.   vf

Câu 16: Một con lắc đơn gồm một hòn bi nhỏ khối lượng m, treo vào một sợi dây
không dãn, khối lượng dây không đáng kể. Khi con lắc đơn dao động điều hòa với chu
kì T = 1,6s thì hòn bi chuyển động trên quỹ đạo là một cung tròn dài 10cm. Thời gian
để hòn bi đi được 5cm kể từ vị trí cân bằng là
A. t = 3,2s

B. t = 0,8s

C. t = 0,4s


D. t = 0,2s


Trang 17

Câu 17: Khi nói về âm nghe được(âm thanh), phát biểu nào sau đây sai ?
A. Âm nghe được có thể truyền được trong chất rắn.
B. Âm nghe được truyền được trong chân không.
C. Âm nghe được có tần số từ 16Hz đến 20 kHz.
D. Âm nghe được có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
Câu 18: Trên phương truyền sóng, các điểm dao động cùng pha cách nhau những
khoảng bằng
A. một số lẻ của ¼ bước sóng.

B. một số lẻ của nửa bước sóng.

C. một số nguyên lần bước sóng.

D. một số nguyên lần nửa bước sóng.

Câu 19: Phương trình của một sóng ngang truyền trên một sợi dây là
u  4 cos 2 (50t 

x
) trong đó u(cm), x(cm), t(s). Tốc độ truyền sóng trên dây bằng :
80

A. v = 80 m/s

B. v = 10 m/s


C. v = 40 m/s

D. v = 20 m/s

Câu 20: Sóng dừng trên dây hai đầu cố định, khi hình thành tất cả 5 nút sóng thì chiều
dài của dây là
A. l 


2

B. l 

2
5

C. l 

5
2

D. l  2

Câu 21: Sóng cơ là
A. quá trình truyền năng lượng.
B. dao động cơ của các phần tử trong môi trường.
C. quá trình truyền dao động.
D. dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
Câu 22: Hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 có cùng bước sóng  , dao động cùng pha. Một

điểm M cách S1 và S2 lần lượt là d1 và d2. Biên độ sóng tại M là cực đại nếu tỉ số
(d 2  d1 )



bằng

A. một số lẻ.

B. một số chẵn.

C. một số chia hết cho 2.

D. một số nguyên.

Câu 23: Tại một điểm trong phòng hòa nhạc đo được mức cường độ âm L = 40 dB.
Biết âm chuẩn có tần số 1000 Hz và cường độ I0 = 10-12W/m2 . Sóng âm truyền qua
điểm này có cường độ là
A. I=10 – 10 W/m2

B. I=10 – 4 W/m2


Trang 18

C. I=10 – 12 W/m2

D. I=10 – 8 W/m2

Câu 24: Quan sát một cái phao trên mặt nước, thấy khoảng thời gian từ lần nhô lên

thứ 1 đến lần nhô lên thứ 10 là t = 9s và hai đỉnh sóng liên tiếp cách nhau 80 cm. Tốc
độ truyền sóng trên mặt nước là :
A. v = 89 cm/s

B. v = 72 cm/s

C. v = 80 cm/s

D. v = 100 m/s

Câu 25: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình:
x1  A1 cos(t 


3

)(cm) và x2  A2 cos(t 


6

)(cm) . Hai vectơ quay tương ứng có

phương
A. lệch


3

C. lệch pha



2

B. lệch


6

D. lệch


4

----------- HẾT ---------Đáp án:
1 C

6 B

11 D

16 C

21 D

2 A

7 A

12 D


17 B

22 D

3 C

8 B

13 B

18 B

23 D

4 B

9 A

14 A

19 C

24 C

5 A

10 D

15 B


20 D

25 C

III. Bảng Điểm Kiểm Tra.
Điểm kiểm tra khảo sát 45 phút của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau khi
triển khai phương pháp “Hướng dẫn học sinh soạn câu hỏi trắc nghiệm ở nhà ”đã
được áp dụng các phép toán của bảng tính Excel để chứng minh tác động là có
hiệu quả nâng cao điểm số bài kiểm tra 45 phút của học sinh lớp 12 trường
THPT Trần Văn Bảy năm học (2014 – 2015).
(Bảng điểm bên dưới)


Trang 19

Năm Học 2014 - 2015

Stt

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Nhóm Thực Nghiệm 12A14
Điểm
KT
Họ Tên
Sau
Tác
Động
Võ Bảo An
6,4

Lâm Việt Anh
6,4
Nguyễn Thị Hồng Diễm
7,2
Nguyễn Trường Dũng
6,4
Võ Trùng Dương
8,8
Bùi Thanh Hậu
6,0
Dương Đức Huy
6,0
Huỳnh Quốc Hưng
5,6
Nguyễn Vũ Lâm
6,8
Phạm Ngọc Vi Linh
7,2
Nguyễn Thị Trúc Ly
7,2
Trịnh Hoàng Minh
6,4
Thạch Hoài Nam
4,8
Bùi Hữu Phát
6,4
Quách Hữu Phong
8,4
Trần Minh Phúc
6,8

Nguyễn Vũ Phương
6,4
Mai Văn Sanh
6,4
Hứa Lý Ái Son
6,4
Dương Văn Tại
5,2
Nguyễn Hữa Tấn
8,4
Trần Chí Thanh
7,2
Ngô Huỳnh Thanh
7,6
Nguyễn Hoài Thịnh
6,4
Văn Ngọc Thủ
7,2
Huỳnh Anh Thư
7,2
Lê Ngọc Tiên
7,6
Tiêu Gia Tiến
6,0
Nguyễn Văn Tình
6,0
Phạm Tuấn Vĩ
4,4
Điểm TB cộng 6,64
Độ lệch chuẩn 0,99

Độ lệch chuẩn TB 0,63
Giá trị p của t-test 0,010

Nhóm Đối Chứng 12A5

Stt

Họ Tên

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22
23
24
25
26
27
28

Trần Ngọc Châu
Phạm Nguyễn Khánh Duy
Lâm Minh Duy
Đoàn Tuấn Em
Bùi Thị Thu Hiền
Phan Thị Mỹ Hoa
Nguyễn Đình Khoa
Sơn Thị Kim Lành
Đặng Thị Nhật Minh
Lâm Thị Hồng Nga
Lê Minh Nghĩa
Lý Thanh Nghĩa
Nguyễn Thị Ngọc
Lý Nguyệt Nhi
Trương Hồng Phương
Nguyễn Thị Tú Quyên
Phạm Thị Tú Quyên
Trần Văn Sáng
Huỳnh Kim Thoa
Huỳnh Thanh Thủy
Mã Dương Tiếng
Nguyễn Duy Toàn

Võ Thị Tú Trinh
Lâm Thanh Tùng
Quách Kim Tuyến
Huỳnh Ngọc Thúy Vy
Trần Thị Hồng Y
Đặng Thị Kim Yến

Điểm
KT
Sau
Tác
Động
5,2
5,2
6,4
7,8
3,6
5,6
7,2
7,2
5,2
4,4
7,6
6,0
4,8
6,4
6,0
5,6
4,8
6,0

4,4
6,8
6,4
4,4
8,4
4,4
4,8
8,4
5,2
4,8

5,82
1,29


Trang 20

NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
--………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
Thạnh Trị, ngày
tháng 6 năm 2015
TỔ TRƯỞNG

Phạm Tuấn Thanh
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ
THUẬT TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY

--………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
Thạnh Trị, ngày tháng 6 năm 2015
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

HIỆU TRƯỞNG
Phan Văn Tiếng


Trang 21

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ
THUẬT NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH
--………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........
………………………………………………………………………...........



×