Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn hướng dẫn học sinh soạn văn thpt xuân thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.39 KB, 24 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XN THỌ
v v v
Mã số:……………………
HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN VĂN
BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
Người thực hiện: Đoà n Đì n h Thua á n
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục: 
- Phương pháp dạy học bộ mơn: Văn 
- Lĩnh vực khác:…………………… 
Có đính kèm:
Mơ hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2013-2014
1

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Đoàn Đình Thuấn
2. Năm sinh: 1966.
3. Nam
4. Địa chỉ: ấp Việt Kiều, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc , tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 0168 47 57 402
6. Fax: Email:
7. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Văn ; Giáo viên trường THPT Xuân Thọ. Chủ tịch Hội chữ
thập đỏ THPT Xuân Thọ ; cn bộ khuyến học
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ văn hóa: tốt nghiệp ĐHSP TP. Hồ Chí Minh
- Năm nhận bằng : 1992


- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ Văn
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Nghiên cứu khoa học về tư duy
- Số năm có kinh nghiệm: 20
- Các sáng kiến kinh nghiệm 5 năm gần đây:
1 . Chuyên luận khoa học:
TƯ DUY HÀM SỐ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TOÀN CẦU- Bản quyền khoa
học số 2331/2006QTG do Cục bản quyền quốc gia cấp ngày23-10-2006.
2. Chuyên luận khoa học:
Sơ thảo LỊCH SỬ ĐẤT PHƯƠNG NAM- Bản quyền khoa học số 2331/2006QTG do
Cục bản quyền quốc gia cấp ngày23-10-2006.
3. Phát minh tri thức khoa học mới:
Thế kỷ 21- QUYỀN NĂNG BÀN TAY HÀM SỐ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ THẶNG
DƯ TOÀN CẦU Bản quyền khoa học số 3062/2007QTG do Cục bản quyền quốc gia
cấp ngày18-12-2007.
4. HỌC SINH HỌC VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY – sáng kiến kinh nghiệm –năm học
2009 – 2010.
5. HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN VĂN sáng kiến kinh nghiệm –năm học 2010 –
2011.
6. MỘT VÀI ĐIỂM GIAO THOA VĂN HÓA GIỮA ĐƯỜNG THI VỚI CHINH PHỤ
NGÂM VÀ TRUYỆN KIỀU sáng kiến kinh nghiệm –năm học 2011– 2012
7. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG – BAN CÔNG TÁC THANH NIÊN Ở MÔ HÌNH
TRƯỜNG TTRUNG HỌC PHỔ THÔNG- đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
năm 2012-2013 – Đoàn Đình Thuấn
2

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG

Tên đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
Họ và tên tác giả: ĐOÀN ĐÌNH THUẤN ; Tổ trưởng chuyên môn văn
1. Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến , đổi mới từ giải pháp đã có.
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong
toàn ngành đạt kết quả cao.
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị
có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách:
Tốt… Khá… Đạt…
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiển, dễ thực hiện dễ đi vào
cuộc sống:
Tốt… X Khá… Đạt…
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng:
Tốt…X Khá… Đạt…
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên) (ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3

MỤC LỤC
( cấu trúc này viết theo tài liệu tập huấn NGHIÊN CƯU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG
DỤNG- Bộ Giáo Dục- Cục nhà giáo và quả lý cơ sở giáo dục- NXB Đại Học Quốc Gia
Hà Nội –tr70 – Sở Giáo dục Đào tạo Đồng Nai đã tập huấn)

A. Tóm tắt
B. Giới thiệu
1. Hiện trạng
2. Mô tả vấn đề - Quy trình dạy và học môn Ngữ Văn
3. Liệt kê nguyên nhân gây ra vấn đề
4. Giải pháp thay thế
5. Vấn đề nghiên cứu
6. Giả thiết nghiên cứu
C. Phương pháp
1. Khách thể nghiên cứu
2. Thiết kế nghiên cứu
3. Quy trình nghiên cứu
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
5. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
6. Kết luận và khuyến nghị
7. Tài liệu tham khảo
8. Phụ lục
4

Tên đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
A. TÓM TẮT
Muốn học tốt môn Ngữ văn, trước tiên học sinh phải biết soạn bài thật tốt. Thao
tác soạn bài ở nhà của các em là quá trình tư duy sáng tạo chứ không đơn thuần là ghi
chép cho đầy tập. Là một giáo viên dạy văn, tôi trăn trở mãi về vấn đề này, dù tóc đã
bạc hơi nhiều.
Mọi vấn đề sáng tạo dều bắt đầu từ tư duy.
Các nước tiên tiến Âu-Mỹ khoa học về tư duy phát triển khá mạnh, là nền tảng cơ
bản của các ngành khoa học khác. Nhiều trường Đại học của họ có cả các chuyên khoa
về Tư duy học. Còn ở nước ta , vấn đề này mới được chú ý ở dạng tiếp cận ban đầu.

Kĩ thuật tạo ra bản đồ tư duy được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960.
Quá trình hình thành trí nhớ trong não người là sự hình thành các đường liên hệ thần
kinh tạm thời giữa các vùng chức năng (các trung khu thần kinh) của vỏ não. Tony
Buzan được xem là cho đẻ của trường phái vẽ sơ đồ tư duy…. Và từ đó các thế hệ tiếp
theo đã phát triển lên thêm vô cùng phong phú và đa dang.
Mục tiêu cần đạt của việc học văn là rèn các tính tư duy sáng tạo cho học sinh và
người thầy cô giáo vừa là người đồng hành trong quá trình sáng tạo ấy. Căn bệnh thành
tích … học thuộc lòng văn mẫu… đã vô tình giết chết cá tính tư duy sáng tạo khi học
môn văn …Đây là một thực tế đáng buồn và đáng lo.
Năm 2009 -2010, tôi có viết Sáng kiến kinh nghiệm HƯỚNG DẪN HỌC SINH
SOẠN VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY và năm 2010-2011 tôi viếp tiếp Sáng kiến
kinh nghiệm HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN VĂN, đã được Hội đồng khoa học
của Sở Giáo dục Đồng Nai xếp loại đạt yêu cầu.
Trên cơ sở đó, tôi nghiên cứu thêm ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ
PHẠM ỨNG DỤNG - HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ
DUY.
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng hiện nay đang là xu thế chung cùa
nghiên cứu khoa học giáo dục ở thế kỷ XXI. Chúng ta đang sống trong thời đại phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và làn sóng toàn cầu hóa. Đó là thế kỷ của nền
kinh tế tri thức đòi hỏi mỗi cá nhân; mỗi tập thể; mỗi quốc gia; phải vươn lên mạnh
mẽ hơn để xây dựng một nền kinh tế thông minh có hàm lượng chất xám cao hơn.
Muốn như vậy, phải tư duy thật chính các chuẩn giá trị. Mỗi người phải tự biết vẽ sơ
đồ tư duy của chính mình trên con đường sáng tạo đầy gian khó.
Thực trạng giáo dục ở nước ta dù đạt được nhiều thành tựu nhưng còn ngỗn ngang
nhiều vấn đề; nhiều hiện trạng cần có giải pháp thay thế hợp lý. Trên cơ sơ nghiên cứu
từ thực tiễn sinh động, luôn vận động và biến đổi không ngừng.
Học văn là học cách tư duy hình tượng. Học sinh soạn văn bằng sơ đồ tư duy sẽ dễ
nhớ dễ học hơn theo cách truyển thống.
5


Hiện nay, giáo viên dạy theo chuẩn kiến thức - kỹ năng khi giảng dạy môn Ngữ
văn. Học sinh chưa có chuẩn chung khi soạn bài - có yêu cầu cụ thể về kỹ năng và
kiến thức.
Sau khi bộ giáo khoa mới được áp dụng nhưng đa số giáo viên vẫn hướng dẫn học sinh
soạn bài theo cách là lâu nay của bộ sách giáo khoa cũ l rất bất cập. Tùy theo giáo viên mà
học sinh từ lớp 6 -> lớp 12, soạn văn khác nhau, thiếu sự thống nhất theo phương pháp
dạy học tích cực.
Đây vừa là một thực trạng nghịch lý, vừa là nỗi lo. Lỗi này không thuộc về các em
học sinh mà là trách nhiệm của người lớn. Cần phải xem lại vấn đề soạn văn của học sinh
theo quy trình DẠY & HỌC môn Ngữ Văn trong trường THPT, theo tinh thần giảm tải và
đổi mới của bộ sách giáo khoa hiện nay. Cần tạo nên sự hứng thú và khơi dậy năng lực tư
duy sáng tạo cho mỗi học sinh với môn Ngữ văn, trong quá trình tự học, tự đào tạo.
Mọi sự đổi mới luôn bắt đầu bằng đổi mới tư duy soạn bài. Tư duy đúng hướng sẽ tạo
nên hiệu quả cao, kích thích sự sáng tạo.
Đề tài này tập cho học sinh tự học – tự đào tạo khi soạn bài môn văn bằng. Một cách
học, tạo nên sự hứng thú dây chuyền (khả năng lan toả) đi từ tư duy tình huống đến tư
duy hệ thống có định hướng theo phương pháp của bộ sách giáo khoa mới bằng SƠ ĐỒ
TƯ DUY
B. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Từ năm học 2006 -> 2008 các bộ sách giáo khoa mới môn Ngữ văn lớp 10 – 11 -
12 được chính thức đưa vào giảng dạy. Đây là các bộ sách giáo khoa được biên soạn theo
quan điểm hiện đại, dựa trên cơ cở có tham cứu nhiều bộ sách giáo khoa của các nước có
nền giáo dục tiên tiến. Dù còn nhiều vấn đề cần bàn thêm về bộ sách giáo khoa mới này
nhưng phải thừa nhận là cấu trúc chương trình và cấu trúc bài học cần phải được dạy và
học theo phương pháp tích cực lấy trò làm trung tâm.
Bộ sách giá khoa mới này không thể dạy theo phương pháp cũ: lấy thầy làm trung
tâm; đọc chép; hay lối học từ chương .
Đây là đề tài xuất phát từ yêu cầu thực tiễn.
Qua quá trình áp dụng, tôi thấy học sinh hứng thú với môn học và khả năng sáng tạo về

năng lực lập trình ý tưởng bằng sơ đồ tư duy. Chất lượng tư duy được nâng lên rõ rệt
trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà.
* Sơ đồ này chỉ mang tính minh họa:
6

2. Mô tả vấn đề - Quy trình dạy và học môn Ngữ văn:
Từ lâu nay ở nước ta, quy trình này gồm 4 bước:
- Bước 1: SOẠN VĂN
( học sinh tự soạn bài trước ở nhà, xem như yêu cầu bắt buột.)
- Bước 2: HỌC VĂN
( thầy và trò cùng học bài trên lớp)
- Bước 3: LUYỆN TẬP
( luyện tập trên lớp và luyện tập ở nhà)
- Bước 4: KIỂM TRA
( kiểm tra miệng; 15 phút; 45 phút; bài viết 2 tiết; thi học kỳ; thi tốt nghiệp
THPT; thi tuyển vào đại học…)
=> Trong 4 bước trên thì bước 1 – học sinh soạn văn ở nhà (chuẩn bị bài trước) là rất
quan trọng. Vì đó là nền móng cơ sở ban đầu cho tiết học Ngữ văn. Nếu như nền
móng không tốt thì dù có xây trên móng bằng vật liệu tốt thì cũng sẽ bị lún; hoặc hư
hỏng; hoặc chán ngán môn học.
3. Liệt kê nguyên nhân gây ra vấn đề - Soạn văn theo lối truyền thống:
Thường thì mỗi giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh soạn bài theo cách của mình.
Có thể gom lại theo các cách thông dụng sau:
a. Cách soạn bài gần giống như dàn bài GIẢNG VĂN của giáo viên
- Cách này dễ dạy, thầy hỏi đến đâu - trò trả lời nhanh chóng đến đó. Lớp học
sinh động. Nếu như có dự giờ hoặc thanh tra chuyên môn thì dễ đạt điểm cao vì phù
hợp với các tiêu chí của phiếu dự giờ.
- Cách này tri thức dễ đi đến thống nhất một chiều . Vì khi soạn bài các em chỉ
mượn vở của các bạn lớp cũ chép lại. Trình độ các em thì không thể soạn được bài như
7


thế. Ngay cả giáo sinh mới ra trường cũng khó soạn được dàn bài như vậy, bằng ngôn
ngữ như thế…
b. Cách soạn bài theo hệ thống CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI ở sách giáo khoa
- Cách nầy bám vào cấu trúc bài học ở bộ sách giáo khoa cải cách giáo dục,
nhưng học sinh có thể chép nguyên xi theo sách tham khảo HỌC TỐT… mà không cần
đọc hiểu tác phẩm.
- Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa dù được biên soạn kỹ, nhưng tuỳ thuộc vào
địa phương ở vùng miền khác nhau, nên cách trả lời câu hỏi cũng khác nhau. Giáo viên có
thể đưa thêm câu hỏi sát với thực tế.
- Theo cách soạn này có thể các em có soạn bài mà không cần đọc tác phẩm! . Cũng
giống như có một số học sinh làm toán mà không cần đọc đề bài… cứ sách giải… hoặc tài
liệu nào đó chép vào cho đầy trang giấy!
… => Các cách soạn bài nêu trên ít nhiều mang tính hình thức đối phó. Khả năng
đọc hiểu văn bản và tư duy sáng tạo rất thấp, lại gây lãng phí thời gian của học sinh.
4 . GiẢI PHÁP THAY THẾ
Sơ đồ tư duy tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin
theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng từ khóa và hình ảnh chủ đạo. Bản đồ tư duy thể hiện
ra bên ngoài cách thức mà bộ não chúng ta hoạt động. Đó là liênkết, liên kết và liên kết.
Kĩ thuật tạo ra bản đồ tư duy được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Quá
trình hình thành trí nhớ trong não người là sự hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm
thời giữa các vùng chức năng (các trung khu thần kinh) của vỏ não. Càng hình thành được
nhiều đường liên hệ và mối liên hệ càng thường xuyên thì trí nhớ càng bền vững. Việc sử
dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh trong sơ đồ tư duy sẽ đem lại một công
dụng rất lớn vì đã huy động cả bán cầu não trái và phải cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ
tăng cường sự liên kết giữa hai bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng
tạo của chủ nhân bộ não. Bản đồ tư duy là phương pháp dễ nhấtđể chuyển tải thông tin vào
não, rồi đưa thông tin ra ngoài não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất
hiệu quả theo đúng nghĩa của nó. Thực tế học sinh học ngữ văn, các em thường học bài
nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với

nhau, không biết vận dụng các kiến thức đã học trước đó vào bài sau.
Sơ đồ minh họa:
8

Phần lớn học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để
lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng Bản đồ tư duy
(viết tắt BĐTD) trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập,chủ
động, sáng tạo và phát triển tư duy. Trong thực tiễn bộ não của con người sẽ hiểu sâu,
nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của
mình. Vì vậy sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm
năng của bộ não. Ngoài ra do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn
lọc thông tin,từ ngữ, sắp xếp, bố cục để ghi thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử
dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả. Bởi khi học sinh
muốn xây dựng bài… là nói bằng ngôn ngư tư duy của mình…ĐÂY LÀ VẤN ĐỀ RẤT
QUAN TRỌNG…. góp phần hình thành cá tính duy sáng tạo độc lập của mỗi cá thể.
5. Vấn đề nghiên cứu: HỌC SINH SOẠN BÀI BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
Theo tôi đổi mới về phương pháp giảng dạy thì việc đầu tiên là phải đổi mới phải
đổi mới phương pháp soạn bài của học sinh.
Một bản đồ tư duy thì các em phải sử dụng hết tất cả các kỹ năng quan sát, kỹ năng
đọc, phân tích tài liệu, đặc biệt là kỹ năng tư duy (gồm các thao tác phân tích, tổng
hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa) và cuối cùng là kỹ năng vẽ. Trong khi vẽ
bản đồ tư duy để thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức, các em còn tưởng tượng, sáng
tạo ra các cách thểhiện khác nhau, cách phối hợp màu sắc để nhấn mạnh các kiến thức
9

quan trọng. Từ đó khi nhìn vào bản đồ tư duy sẽ có ấn tượng mạnh, trí não sẽ nhanh
nhớ hơn mà không cần phải học thuộc nhiều lần.
• Nhìn tổng thể các bộ sách giáo khoa Ngữ văn mới lớp 10,11,12 ở bậc học THPT
và các bộ sách giáo khoa Ngữ văn mới lớp 6,7,8,9 ở bặc học THCS và sách giáo khoa
môn Tiếng Việt ở Tiểu học có mối quan hệ TÍCH HỢP ĐỒNG TÂM (một vấn đề

thường được nhấn mạnh ở cấp cao hơn). Nên cần dạy các em cách duy hệ thống.
• 6.Giả thuyết nghiên cứu:
• Học sinh tập thói quen soạn bài bằng sơ đồ tư duy…. Có thể có nhiều sơ đồ trong
một bài học. Nhưng cũng phải giúp các em có TƯ DUY HỆ THỐNG VỀ BÀI HỌC:
Vẽ Sơ đồ tư duy tư duy thì các em phải sử dụng hết tất cả các kỹ năng quan sát, kỹ
năng đọc, phân tích tài liệu, đặc biệt là kỹ năng tư duy (gồm các thao tác phân tích,
tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa) và cuối cùng là kỹ năng vẽ.
Từ đó khi nhìn vào bản đồ tư duy sẽ có ấn tượng mạnh, trí não sẽ nhanh nhớ hơn mà
không cần phải học thuộc nhiều lần. các em sẽ có tầm nhìn và tư duy sâu hơn về sách
giáo khoa theo cấu trúc từng bài học trong sách giáo khoa.
6.1 KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Đây là nét mới, thực ra chính là mục tiêu bài học đã được thể hiện ở phần mở đầu
trên giáo án của giáo viên. Giờ đưa lên đầu bài học nhằm giúp cho học sinh biết rõ mục
tiêu bài học . Định hướng cho cả thầy và trò đều biết mục tiêu bài học là điều mà các
mước có nền giáo dục phát triển đã làm từ giữa thế kỷ XX. Học sinh dựa vào đây để định
hướng khi vẽ các sơ đồ tư duy cho bài học
6.2TIỂU DẪN
Đây là phần giới thiệu chung về tác giả – tác phẩm, bộ sách cải cách trước đây
cũng có phần này và được viết khá tốt. Tuy nhiên với lối viết như thế thì học sinh khó rút
ra các ý chính: quê hương; gia đình ; bản thân; sự nghiệp sáng tác; phong cách tác
giả…
=> HS hoàn toàn có thể làm được các ý này trên sơ đồ tư duy…
10

6.3 VĂN BẢN ( trọng tâm tiết học)
6.4. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Đây là hệ thống câu hỏi xoay quanh VĂN BẢN để rút ra GHI NHỚ.
6.5 LUYỆN TẬP
Đây là hệ thống các bài tập thực hành có thể làm trên lớp hoặc làm ở nhà. Tuy nhiên
giáo viên có thể ra thêm bài tập sát với trình độ học sinh. Học tri thức rất quan trọng,

nhưng quan trọng hơn là HS phải biết vận dụng để làm văn- làm người tử tế “Văn học
là nhân học” chính là vậy.
C. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.1. Khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12B1(40 học sinh) và lớp 12B2(41 học sinh) trường
THPT Xuân Thọ. Vì bản thân tôi đang công tác ở đó nên có điều kiện thuận lợi cho việc
NCKHSPUD.
* Giáo viên: Hai giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau và đều là giáo viên
trẻ, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
1. Đinh Thị Mỹ Phương – Giáo viên chủ nhiệm lớp 12B1 (lớp thực nghiệm)
2. Lê Văn Hoằng – Giáo viên chủ nhiệm lớp 12B2 (lớp đối chứng)
* Học sinh: hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ
lệ học sinh, giới tính như sau:
Số HS các nhóm
Tổng số Nam Nữ
Lớp 12B1 (TN) 40 22 18
Lớp 12B2 (ĐC) 41 21 20
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
Nguyễn
Khoa
Điềm
Quê
hương
Gia đình Bản thân
Sự
nghiệp
sáng tác
Phong
cách
11


2.THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 12B1(40 học sinh) là nhóm thực nghiệm, lớp 12B2(41
học sinh) là nhóm đối chứng. Tôi ra đề bài kiểm tra cho học sinh làm bài kiểm tra trước
tác động.
Đề kiểm tra 15 phút:
Nêu ngắn gọn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm, kể tên
những tác phẫm tiêu biểu và đặc điểm phong cách.
Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi
dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2
nhóm trước khi tác động.
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng Thực nghiệm
TBC 6,0 6,3
p = 0,135
p = 0,135 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm Thực
nghiệm và Đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
(được mô tả ở bảng 2):
Bảng: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm KT trước tác động Tác động KT sau tác động
TN 01 01’ Hướng dẫn học sinh soạn văn bằng
sơ đồ tư duy
03
ĐC 02 02’ Không tác động 04
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T.tes độc lập.
3.3.Quy trình nghiên cứu
-Chuẩn bị của giáo viên :
+ Lớp đối chứng vẫn dạy học sinh soạn văn bình thường.
+ Lớp thực nghiệm : giáo viên hướng dẫn học sinh soạn văn bằng sơ đồ tư duy.

+ Sưu tầm các mô hình sơ đồ tư duy ( photo)
-Tiến hành tác động : Giáo viên photo những mô hình sơ đồ tư duy đã chuẩn bị cho
học sinh nghiên cứu trong các giờ ngữ văn (nghiên cứu trong 2 tuần đầu, mỗi tuần 3
buổi, mỗi buổi 40’), sau đó hướng dẫn các em thảo luận về những vấn đề liên quan
12

đến mô hình sơ đồ. Còn 3 tuần còn lại giáo viên cho học sinh tập soạn các bài văn
bằng sơ đồ tư duy.
3. ĐO LƯỜNG VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra kiến thức về tác giả -tác phẩm (thực hiện
hai lần)
- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra kiến thức về tác giả và tác phẩm được thiết
kế riêng.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Sau thời gian tiến hành tác động (6 tháng), tiến hành cho học sinh 2 lớp (thực
nghiệm và đối chứng ) làm bài kiểm tra sau tác động (cũng là bài kiểm tra kiến thức
về Tác giả - tác phẩm được thiết kế riêng).
Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi tiến hành phân tích dữ liệu qua các thông
số: Tính giá trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài kiểm tra trước và sau
kiểm chứng
Bảng So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
ĐTB 7,21 8,09
Độ lệch chuẩn 0,93 0,72
Giá trị P của T- test 0,00003
Chênh lệch giá trị
TB chuẩn (SMD)
0,9
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác
động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00003, cho thấy: sự

chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là
chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không
ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =
9,0
93,0
21,709,8
=

. Điều đó cho thấy mức độ
ảnh hưởng của dạy học có sử dụng sơ đồ tư duy trong soạn văn đến TBC học tập của
nhóm thực nghiệm là lớn.
13

Giả thuyết của đề tài “Hướng dẫn học
sinh soạn văn bằng sơ đồ tư duy” đã
được kiểm chứng.
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
5. BÀN LUẬN
Qua kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,09, kết quả bài
kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,21. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm
là 0,88; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt
rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có
nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.00003< 0.001. Kết quả
này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do
tác động.
Việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu việc tổ chức cho học sinh soạn văn bằng sơ đồ tư

duy của học sinh lớp 12B1 ở trường THPT Xuân Thọ là có khả năng thực hiện. Để tạo
tính hiệu quả cần phải tiếp tục được nghiên cứu và phát triển.
6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
- Việc tổ chức cho học sinh soạn văn bằng sơ đồ tư duy ở trường THPT Xuân Thọ đã nâng
cao hiệu quả học tập của học sinh .
- Khuyến nghị:
+ Đối với lãnh đạo trường: đáp ứng các nhu cầu về tư liệu để phục vụ cho cách dạy
học nêu trên. Nhân rộng cách thức cho các lớp khác, GV khác
+ Giáo viên Ngữ văn nên có sự phản biện, đóng góp ý kiến để cách thức thực hiện
tốt hơn.
14

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tài liệu tập huấn
1 Nghiên cứu khoa hoc sư phạm ứng dụng – Bộ Giáo dục và Đào tạo –NXB Đại Học
quốc gia Hà Nội (tài liệu do Sở Giáo Dục Đồng Nai tập huấn)
2. Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên sư phạm 14 tỉnh
miền núi phía bắc Việt Nam. Dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
3 . Chuyên luận khoa học:
TƯ DUY HÀM SỐ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TOÀN CẦU- Bản quyền
khoa học số 2331/2006QTG do Cục bản quyền quốc gia cấp ngày23-10-2006- Đoàn
Đình Thuấn.
4. Phát minh tri thức khoa học mới:
Thế kỷ 21- QUYỀN NĂNG BÀN TAY HÀM SỐ VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ TOÀN CẦU Bản quyền khoa học số 3062/2007QTG do Cục bản
quyền quốc gia cấp ngày18-12-2007- Đoàn Đình Thuấn
5. HỌC SINH HỌC VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY – sáng kiến kinh nghiệm –năm
học 2009 – 2010- D0oan2 Đình Thuấn
6. HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN VĂN sáng kiến kinh nghiệm –năm học 2010 –
2011- - Đoàn Đình Thuấn

7. MỘT VÀI ĐIỂM GIAO THOA VĂN HÓA GIỮA ĐƯỜNG THI VỚI CHINH
PHỤ NGÂM VÀ TRUYỆN KIỀU sáng kiến kinh nghiệm –năm học 2011– 2012
8. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG – BAN CÔNG TÁC THANH NIÊN Ở MÔ HÌNH
TRƯỜNG TTRUNG HỌC PHỔ THÔNG- đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng năm 2012-2013- Đoàn Đình Thuấn
9. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6-7-8-9-10-11-12….
8. PHỤ LỤC
- Bảng điểm kiểm tra trước tác động của 02 nhóm.
- Bảng điểm kiểm tra sau tác động của 02 nhóm.
- Các bài giáo án soạn theo phương pháp hướng dẫn học sinh soạn văn bằng sơ đồ tư
duy.

15

ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CỦA LỚP THỰC NGHIỆM Lớp 12B1
Giáo viên chủ nhiệm: Đinh Thị Mỹ Phương
Giáo viên bộ môn văn: Đoàn Đình Thuấn – Tổ trưởng chuên môn
TT Họ và tên Điểm kiểm tra
trước tác động
Điểm kiểm tra
sau tác động
1
Hoàng Nghĩa Bắc
7 8
2
Nguyễn Chí Công
6 9
3
Nguyễn Thị Thanh Cường
6 8

4
Nguyễn Công Danh
5 8
5
Võ Ngọc Đạt
6 9
6
Mai Thị thùy Dung
7 8
7
Nguyễn Thị Mỹ Dung
8 9
8
Nguyễn Thị Hoài Giang
6 9
9
Nguyễn Thúy Hằng
7 9
10
Trần Thị Thu Hiền
7 9
11
Trân Thị Mỹ Hiệp
6 8
12
Nguyễn Thị Tuyết Hoa
5 7
13
Nguyễn Thành Hưng
6 8

14
Lê Duy Hưng
7 9
15
Nguyễn Thị Mai hương
7 8
16
Phan Quốc Huy
7 9
17
Nguyễn Thị Cát khuê
4 7
18
Hoàng minh Khương
6 8
19
Vũ Thi Bích Liên
6 7
20
Nguyễn Thị Mỹ Linh
6 8
21
Nguyễn Thị Mỹ Luyến
7 7
22
Huỳnh Thị Như Mai
7 8
23
Phan Hoàn Diễm My
5 7

24
Vũ Thi Bích Ngọc
7 8
25
Nguyễn Doãn Nguyên
7 9
26
Đào Thị Quỳnh Như
5 7
27
Lê Thị Cẩm Nhung
7 8
28
Phạm Thị Kim Ny
7 8
29
Ngô Lan Phương
7 8
16

30
Mai Văn Quí
6 7
31
Nguyễn Quý
7 8
32
Nguyễn Thị Minh Thư
5 8
33

Nguyễn Thị Song Thương
7 9
34
Phan Thị Cẩm Tiên
7 8
35
Châu Thị Thùy Trâm
6 8
36
Trân Lê Phương Trinh
7 9
37
Vũ Thị Tuyết Trinh
6 8
38
Nguyễn Thị Hồng Tuyết
5 6
39
Đinh Thị Bảo Yến
5 6
40
Trần Hải Yến
5 7

LỚP ĐỐI CHỨNG 12B2
17

– Giáo viên chủ nhiệm: Lê Văn Hoằng
- Giáo viên bộ môn văn: Đoàn Đình Thuấn – Tổ trưởng chuyên môn
TT Họ và tên Điểm kiểm tra

trước tác động
Điểm kiểm tra sau
tác động
1
Lê Thị Phùng Ái
7 8
2
Nguyễn Đình chiến
6 8
3
Đoàn Thị Ngọc Cúc
7 8
4
Lê Thị Thùy Dung
5 6
5
Nguyễn Thị Dung
7 8
6
Nguyễn Thị Hoài Dương
4 6
7
Phạm thị Hằng
5 7
8
Nguyễn Thị Hiền
7 7
9
Đặng Thị Hiếu
5 7

10
Nguyễn Thị Hòa
6 7
11
Trịnh Trị Thùy Lan
6 9
12
Đinh Thị Lành
6 7
13
Đinh Thị Vũ Linh
6 6
14
Lê Hồng Loan
5 6
15
Phan Thị Khánh Loan
5 6
16
Lê Xuân Minh
5 6
17
Dương Thị Nga
7 7
18
Nguyễn Thị Ngân
5 6
19
Trần Văn Bảo Ngọc
6 8

20
Ung Văn Nhân
6 8
21
Mai Duy Nhất
7 7
22
Vũ Ý nhi
6 8
23
Phạm Duy Phương
5 8
24
Hố Xuân quý
7 7
25
Nguyễn Xuân Sơn
6 9
26
Đoàn Sáng
7 8
27
Nguyễn Tiến Tài
7 8
28
Nguyễn Ngọc Thạch
5 6
29
Nguyễn Văn Thắng
7 8

30
Nguyễn Thị Thu Thảo
6 7
18

31
Hồ Ngọc Thiện
5 6
32
Nguyễn Thị Anh Thư
7 7
33
Nguyễn Thị Thương
7 8
34
Dương Phát Toàn
5 5
35
Lý Thị Thu Trang
6 6
36
Nguyễn T. Huyền Trang
7 6
37
Đoàn Trung
5 5
38
Phan Huy Tuy
7 6
39

Trương Thị Sơn Tuyền
6 6
40
Nguyễn Hữu Vinh
5 5
41
Đặng Quang vũ
6 6
Tuần 3 - Tiết 9 THƯƠNG VỢ – Trần Tế Xương (1870 -1907)

19

( chỉ mang tính minh họa)
( phần HS tự soạn ở nhà)
HS tự ghi bằng văn của mình sẽ dễ nhớ hơn
( phần ghi bài trên lớp)
I. Tiểu dẫn:
- Lời bình về tác giả hoặc tác phẩm
II. VĂN BẢN
( HS trả lời các câu hỏi ở phần HƯỚNG
DẪN HỌC BÀI ở Sách giáo khoa)

( mỗi tổ chọn 3 hs ln trả lời cu hỏi. Các tổ
khác nhận xét, bổ sung và chất vấn. Tạo sự
tương tác nhiều chiều và rèn kỹ năng nói và
năng lực phản ứng nhanh với các câu hỏi chất
vấn. Gặp câu khó GV sẽ trả lời và HS có thể
chất vấn GV)

( GV chốt lại về phong cách)

- ( sau khi đọc xong văn bản,
GV hướng dẫn học sinh thảo
luận các câu hỏi ở SGK, và
GV chốt lại ý chính – HS ghi
bổsung).
- GV có thể đưa thêm câu hỏi
hoặc cách giải mã khác về văn
bản, bình và giảng theo cách
riêng của GV.
VD2. Tiếng Việt ( chỉ mang tính minh họa)
Tuần 31 - Tiết 92- 93 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
Thương vợ
(Trần Tế
Xương)
1870-1907
Quê
hương
Gia đình Bản thân
Sự
nghiệp
sáng tác
Phong
cách
Ý 1
Ý 3
Câu 1
Ý 2
20

( phần HS tự soạn ở nhà)

HS tự ghi bằng văn của mình sẽ dễ nhớ hơn
( phần ghi bài trên lớp)
I. Tìm hiểu bài
Ý 1: Văn bản 1 là Nghị định của
chính phủ ban hành Điều lệ bảo hiểm.
Ý 2: Văn bản 2 là Giấy chứng nhận
tốt nghiệp tạm thời do Hiệu trưởng ký
Ý 3…Văn bản 3 là đơn của công dân
II. Bài học ( HS tự rút ra ghi nhớ)
1. Ngôn ngữ hành chính trong văn bản hành
chính
HỌC SINH VẼ SƠ ĐỒ CÁC Ý…
- Ý 1: Về trình bày kết cấu…
+ Phần đầu: các tiêu mục của văn bản
+ Phần chính: nội dung văn bản
+ phần cuối: các thủ tục cần thiết về thời gian,
địa điểm, chữ ký v chức danh…
- Ý 2: về từ ngữ
-Ý 3: về câu văn
III Luyện tập: ( HS chuẩn bị trước, làm sai
cũng được sẽ có GV giúp các em ở giờ học)
1. Câu 1:

2. Câu 2:
-
-
3. Câu 3:
-
-
4. Câu 4:

(GV nhấn mạnh vế thẩm
quyền cấp ban hành văn bản
hành chính Luật do quốc hội
ban hành, nghị định do chính
phủ ban hành; thông tư do cấp
bộ ban hành )
( GV chốt lại là Hiệu trưởng
chỉ có thẩm quyền ký giấy
chứng nhận tạm thời Bằng
tốt nghiệp PTTH do Giám đốc
sở Giáo dục ký thẩm quyền
khác nhau )
- ( sau khi đọc xong văn bản,
GV hướng dẫn học sinh thảo
luận các câu hỏi ở SGK, và
GV chốt lại ý chính – HS ghi
bổsung).
( GV chốt lại: Ngôn ngữ hành
chính là gì? Chỉ ra đặc điểm
phong cách )

21

Trên đây là đề tài NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG -
HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY do tôi viết. Cam kết
không sao chép của người khác.Có dựa vào một số tài liệu tham khảo và thực tế giảng
dạy ở 2 lớp 12B1 và 12B2 của trường THPT Xuân Thọ năm học 2013 -2014 để nghiên
cứu.
Xuân Thọ ngày 01 thánh 5 năm 2014
Người viết

ĐOÀN ĐÌNH THUẤN
22

23

24

×