Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp hai giải toán tìm thành phần chưa biết đạt kết quả tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.27 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
MỤC
I
1
2
3
4
II
1
2
3
4
III
1
2

NỘI DUNG
Mở đầu
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lí luận
Thực trạng
Các giải pháp
Hiệu quả
Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị


TRANG
1
1
2
2
2
2
2
3
4
16
17
17
18

I. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cùng với các môn học khác ở tiểu học, môn Toán có một vị trí hết sức
quan trọng. Các kiến thức, kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng
trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, cần thiết cho các môn
học khác. Nó góp phần to lớn vào việc phát triển tư duy, trí tụê của con người.
Đồng thời góp phần hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng cho người


lao động. Chương trình toán lớp hai là một bộ phận của chương trình toán tiểu
học và là sự tiếp tục của chương trình toán lớp một.
Các yếu tố đại số trong chương trình toán ở tiểu học được sắp xếp xen kẽ
và gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học dưới các hình thức như:
- Điền vào ô trống
- Tìm X (hoặc tìm Y)

Các bài tìm X (tức là tìm thành phần chưa biết của phép tính) được đưa
vào ở Toán 2, Với các tiết như:
1.Tìm một số hạng của tổng.
2.Tìm số bị trừ.
3.Tìm số trừ.
4.Tìm một thừa số của phép nhân.
5.Tìm số bị chia.
Còn bài: Tìm số chia (được đưa vào Toán 3).
Các yếu tố đại số cũng là công cụ tính toán theo các em trong suốt cuộc đời.
“Vạn sự khởi đầu nan” ở lớp hai các em bắt đầu học về nội dung tìm các thành
phần chưa biết của phép tính. Dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép
tính là dạng toán hấp dẫn để các em luyện tập. Tuy các bài tập dạng này không
khó như các yếu tố hình học hay giải toán…. Nhưng học sinh rất dễ nhầm lẫn
khi làm bài, nhất là tìm thành phần số bị chia, số bị trừ hay số trừ. Học sinh lớp
2 đang còn ở độ tuổi ghi nhớ máy móc, tư duy chưa bền vững nên các em mau
nhớ mà cũng chóng quên, đại đa số các em chưa có thói quen suy luận, phân tích
để đi đến cách giải. Vì thế khi gặp những bài tìm thành phần chưa biết (tìm x)
phần lớn các em làm sai hoặc bỏ qua không làm, nhất là những bài toán tìm x
đòi hỏi sự suy luận, phân tích để đi đến cách làm thì học sinh đều không làm
được, nên dẫn đến kết quả học toán không cao. Hơn nữa, các bài toán dạng tìm
thành phần chưa biết thuộc loại tổng hợp vừa rèn kĩ năng làm tính với các phép
tính vừa ôn mối quan hệ giữa các thành phần trong 1 phép tính. Thông thường ở
các đề kiểm tra có một câu “tìm x” với 1 hoặc 2 bài. Học sinh không làm được
toán dạng “tìm x” sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chung.
Việc cung cấp kiến thức toán cho học sinh Tiểu học là rất cần thiết và cơ
bản, hướng dẫn cho học sinh cách làm toán, rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực
hiện phép tính cộng, trừ biết áp dụng những kiến thức toán vào cuộc sống hàng
ngày và phát triển nhân cách của học sinh. Hướng dẫn học sinh nắm vững
phương pháp cộng, trừ là giúp cho học sinh phát triển tốt năng lực tư duy một
cách tích cực và rèn luyện cho các em khả năng tư duy nhanh.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi luôn suy nghĩ là làm thế nào và bằng
cách nào để giúp các em học sinh lớp 2 nắm và biết cách giải toán tìm x? Bản
thân tôi đã nhiều năm được phân công giảng dạy lớp 2, tôi đã băn khoăn, trăn trở
2


rất nhiều và dã cùng đồng nghiệp tìm tòi, trao đổi, đưa ra các biện pháp dạy học
phần tìm thành phần chưa biết của phép tính và đã vận dụng thành công. Chính
vì thế tôi chọn đề tài : "Hướng dẫn học sinh lớp 2 giải toán tìm thành phần
chưa biết đạt kết quả tốt”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Dựa trên thực trạng dạy - học toán ở lớp 2 nói chung, dạy học tìm x nói riêng
tôi muốn đưa ra một số phương pháp để các em có khả năng giải được các bài
toán tìm x từ cơ bản đến nâng cao, tránh không bị nhầm lẫn để từ đó giúp các
em yêu thích môn toán hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Dạng toán tìm x ở lớp 2.
- Học sinh lớp 2 - Trường Tiểu học Xuân Giang
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Đọc các tài liệu cần thiết liên quan đến toán tìm x.
+ Tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, thực hành phương pháp dạy học toán
ở tiểu học, các loại sách tham khảo.
- Phương pháp điều tra, quan sát:
+ Điều tra, quan sát kết quả học tập của học sinh trong các tiết học, kết quả học
sinh hoàn thành lượng bài tập ở từng tiết học.
- Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả:
+ Kiểm tra trong các giờ học trên lớp; thông qua chấm, chữa bài cho học sinh.
+ Thống kê kết quả trong các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Trong dạy học Toán ở Phổ thông nói chung, ở Tiểu học nói riêng thì môn
Toán lớp 2 có vị trí vô cùng quan trọng, khi học Toán học sinh phải tư duy một
cách tích cực và linh hoạt, huy động, tích hợp các kiến thức và khả năng đã có
vào tình huống khác nhau. Vì vậy có thể coi việc học Toán là một trong những
biểu hiện năng động nhất của hành động trí tuệ học sinh, cũng qua việc dạy học
Toán giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện
phương pháp và kỹ năng suy luận lôgic, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát,
phỏng đoán, tìm tòi. Có thể nói: Dạy học Toán không chỉ dạy tri thức mà còn
hình thành và phát triển ở học sinh phương pháp năng lực sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề.
Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện
thông qua việc cho học sinh tính toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một
cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành

3


cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó
trong cuộc sống.
Việc tính toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng
lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài
toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực. Hoạt động trí tuệ có
trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn
thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự
kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v...
Trong khi đó, theo thống kê các bài tập dạng tìm x trong chương trình
toán ở Tiểu học gồm có tổng cộng 151 bài tập từ lớp 2 đến lớp 5. Riêng lớp hai
dạng toán Tìm X là thành phần chưa biết trong 4 phép tính chiếm 85 bài (Thành
lập kiến thức mới và luyện tập kĩ năng giải toán tìm x ). Qua thống kê đó cho

thấy các bài tập dạng tìm x được chú trọng nhiều từ lớp 2.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
1. Khảo sát:
Hàng năm, vào khoảng tuần thứ 10, tôi tiến hành khảo sát học sinh về khả năng
làm bài toán dạng tìm thành phần chưa biết của phép tính và thu được kết quả
như sau:
- Năm học 2015-2016:
HS biết cách làm bài HS biết cách làm HS chưa nắm
Sĩ số học sinh dạng tìm x, cho kết nhưng kết quả được cách làm,
quả đúng
chưa đúng
cách trình bày
25
5
8
12
- Năm học 2016-2017:
HS biết cách làm bài HS biết cách làm HS chưa nắm
Sĩ số học sinh dạng tìm x, cho kết nhưng kết quả được cách làm,
quả đúng
chưa đúng
cách trình bày
27
7
6
14
2. Nguyên nhân:
Nhìn vào kết quả trên cho thấy chất lượng học sinh làm được các bài tập
dạng tìm x còn thấp. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy kết quả làm bài dạng
tìm x chưa cao là do những nguyên nhân sau:

- Học sinh chưa nắm chắc thành phần của phép tính:
Gọi đúng

a +

b

=

c

số hạng + số hạng = tổng

a

-

b

= c

số bị trừ - số trừ = hiệu
4


HS gọi nhầm
Gọi đúng
HS gọi nhầm

số hạng + số hạng = tích

a

×

b = c

số trừ - số bị trừ = hiệu
số bị trừ - số trừ = thương
a : b = c

thừa số × thừa số = tích số bị chia : số chia = thương
thừa số × thừa số = tổng số chia : số bị chia = thương

- Nhiều học sinh còn chưa nhớ cách tính (chưa thuộc lí thuyết) cho nên
khi thực hành thường tính sai. Cũng có em thuộc lí thuyết nhưng không chắc
chắn, xác định các thành phần sai cho nên dẫn đến kết quả bài làm cũng chưa
đúng.
- Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy học sinh ít có hứng thú với môn
Toán. Kĩ năng thực hiện các dạng bài toán tìm x vì các em thấy nó trừu tượng,
khó hiểu… do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy – học toán.
- Đối với học sinh lớp 2 đang còn ở độ tuổi ghi nhớ máy móc, tư duy
chưa bền vững nên các em mau nhớ mà cũng chóng quên, đại đa số các em chưa
có thói quen suy luận, phân tích để đi đến cách giải. Vì thế khi gặp các bài tìm x
phần lớn các em làm sai hoặc bỏ qua không làm, nhất là những bài toán tìm x
đòi hỏi phải có sự suy luận, phân tích để đi đến cách làm thì học sinh đều không
làm được, nên dẫn đến kết quả học toán chưa cao.
- Giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của dạng toán Tìm thành
phần chưa biết của phép tính nên giáo viên chưa thực sự đầu tư tìm tòi về
phương pháp dạy học phần tìm thành phần chưa biết một cách thỏa đáng, chưa
có phương pháp hay, chặt chẽ, dễ hiểu thì khó có kết quả tốt được.

3. CÁC GIẢI PHÁP:
1. Giáo viên tích cực sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học:
Nắm được đặc điểm tâm lí học sinh lớp 2, tư duy của các em còn nặng về
trực quan. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, tôi đã chú ý sử dụng các đồ dùng
trực quan trong từng tiết học. Từ đồ dùng trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng sau đó mới cho học sinh rút ra quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép
tính.
Tôi lập sơ đồ biểu diễn như sau:
GV:
Trực quan, ĐDDH
tổ chức cho HS thảo
luận trên ĐDDH

HS:
Quan sát ĐDDH
Tổng hợp ý kiến
và tự rút ra quy
tắc tìm x

HS:
HS áp dụng kiến
thức luyện tập
toán tìm x

5


Ví dụ khi dạy bài: "Tìm một số hạng trong một tổng" (trang 45):
Tôi cho HS quan sát ĐDDT sau:
10


10

6
6 = 10 - ....
4 = 10 - ...

4

x

10

4

x = 10 - ....
x = ....

6

x
x = 10 - ...
x = ...

Bước 1: Tôi hướng dẫn học sinh thực hiện vào vở nháp cột 1 và yêu cầu học
sinh nêu nhận xét "Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia".
Bước 2: Hướng dẫn học sinh quan sát Hình 2 và nhận xét: Tổng số có 10 ô
vuông, một số ô vuông bị che lấp và có 4 ô vuông không bị che lấp. Số ô vuông
bị che lấp là số chưa biết phải tìm.
Bước 3: Hướng dẫn HS thực hiện vào vở nháp cột 2 và nêu tên gọi lần lượt của

x + 4 = 10 (x là số hạng, 4 là số hạng, 10 là tổng).
Bước 4: Hướng dẫn để HS tự phát biểu quy tắc: Số hạng = tổng - số hạng. Yêu
cầu HS học thuộc quy tắc và chú ý cách trình bày đúng quy trình.
Tương tự như bước 2, bước 3, bước 4 hướng dẫn HS làm cột 3.
Như vậy, qua bước sử dụng trực quan cho từng tiết dạy tôi nhận thấy hiệu
quả của từng tiết dạy được nâng cao hơn, học sinh nắm được bài tốt hơn và khả
năng vận dụng của các em ngày một chắc chắn hơn. Điều đó cho thấy học sinh
hiểu được cốt lõi của vấn đề một cách sâu sắc chứ không phải chỉ hời hợt và làm
bài một cách máy móc.
2. Giáo viên cần đầu tư thời gian vào soạn bài và chuẩn bị bài giảng các tiết
dạy lí thuyết về tìm thành phần chưa biết của phép tính một cách khoa học và
hiệu quả nhất.
Bản thân tôi nhận thấy: Đơn vị cơ bản của quá trình dạy học là các tiết
dạy vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải nghĩ đến từng tiết học. Bất cứ
tiết học nào cũng có một số bài tập để củng cố, thực hành trực tiếp các kiến thức
mới, giáo viên vừa giúp học sinh nắm chắc kiến thức kĩ năng cơ bản nhất vừa
6


hình thành được phương pháp học tập cho các em. Nắm được điều đó nên trong
các tiết dạy: “Tìm một số hạng trong một tổng”; “Tìm số bị trừ”; “Tìm số trừ”;
“Tìm một thừa số của phép nhân”; “Tìm số bị chia” tôi thường chuẩn bị giáo án
một cách kĩ càng; dự kiến các vấn đề học sinh hay vướng mắc; vận dụng các
phương pháp, phương tiện hỗ trợ dạy học một cách tích cực để nhằm mục đích
học sinh nắm và hiểu sâu sắc, cốt lõi của vấn đề để từ đó giúp các em vận dụng
đúng kiến thức vào trong quá trình thực hành, làm bài tập trong cả quá trình học
tập sau này.
Thực tế cho tôi thấy rằng: Học sinh tiểu học nhất là lớp 1, 2, 3 tư duy luôn
gắn liền với cái gì đó mang tính cụ thể hơn là khái quát. Giải một bài tập tìm
thành phần cũng cần có những thao tác thật cụ thể. Tuy có mất thời gian nhưng

chắc chắn chúng ta sẽ hình thành được cho các em thói quen cẩn thận. Trong quá
trình dạy học sinh thực hiện các dạng bài toán tìm x tôi thường hướng dẫn học
sinh theo các quá trình sau:
- Xác định đúng tên thành phần trong phép tính
- Đọc đúng qui tắc tìm thành phần đó
- Áp dụng qui tắc tổng quát để viết thành biểu thức toán cụ thể.
Để có được kết quả tốt nhất trong việc dạy các tiết lý thuyết tìm thành phần chưa
biết của phép tính, tôi đã chú ý thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Giúp học sinh nắm được thành phần tên gọi của phép cộng, phép trừ
- Ở lớp 1 các em chỉ biết được phép cộng, phép trừ chưa được biết thành phần
và kết quả của phép cộng, phép trừ nên các em còn rất bỡ ngỡ.
- Lên lớp 2, ở tiết thứ ba của tuần 1, các em đã được học qua bài “Số hạng
Tổng”. Cho nên tôi hướng dẫn cho các em rất tỉ mỉ từ lý thuyết đến thực hành,
tôi luôn luyện tập cho các em nhớ từng tên gọi các thành phần trong phép cộng,
phép trừ một cách chắc chắn. Đặc biệt các em cần phải nắm được “Các số đem
cộng ta gọi là số hạng, kết quả của phép cộng ta gọi là tổng”.
- Nội dung này được tôi cho luyện đi luyện lại ở tiết học luyện tập và nhiều tiết
học sau nhằm rèn luyện khả năng nhớ tên gọi các thành phần cho học sinh.
- Sau 5 tiết dạy về Tổng, tiết 7 các em được học bài “Số bị trừ, hiệu”. tôi chú ý
nhấn mạnh cho học sinh dễ phân biệt số đứng trước dấu trừ là số bị trừ, số đứng
sau dấu trừ là số trừ, kết quả của phép trừ là hiệu.
- Đến bài “Luyện tập chung” tiết 10 của tuần 2 giáo viên cần củng cố hơn về hai
bài học trên bằng các bài tập.
Bước 2: Xác lâp mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Trong bài “Tìm một số hạng trong một tổng” (trang 45). Bước đầu làm quen
với ký hiệu chữ (chữ ở đây biểu thị mối quan hệ chưa biết)
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và
số hạng kia một cách thành thạo.
Ví dụ : Bài 2 trang 45
7



Số hạng
12
9
15
17
Số hạng
6
24
21
Tổng
10
34
15
42
39
- Giáo viên hỏi : Gọi tên các thành phần trong phép cộng?
- Học sinh trả lời: số hạng, số hạng, tổng
- Sau khi học sinh đọc được tên gọi các thành phần trong phép cộng, tôi ghi chữ
X bằng phấn màu vào các ô trống trên khung.
- Đặc biệt tôi chú trọng tìm số hạng chưa biết bằng đồ dùng trực quan như:
Cô có tất cả 10 que tính. Tay phải cô cầm 9 que, vậy hỏi tay còn lại cô cầm
mấy que ?
Từ đó hình thành : 9 + x = 10
Khi học sinh nói được : tay trái cô cầm 1 que tính
Làm thế nào các em biết được tay trái cô cầm 1 que tính (10 - 9 = 1)
Muốn tìm số hạng chưa biết “X” em làm thế nào ? (lấy tổng trừ đi số
hạng kia).
Giáo viên tổng kết và hình thành quy tắc dưới dạng:

Số hạng = Tổng – số hạng

Lưu ý :
- Trong phép cộng: Lấy tổng trừ đi số hạng này thì được số hạng kia và ngược
lại.
- Khi dạy đến bài 2 “Tìm số bị trừ và số trừ” tôi hướng dẫn các em học thuộc
quy tắc trên cơ sở đó vận dụng vào thực hành.
Ví dụ : Bài 2 trang 72
Số bị trừ
75
84
58
72
Số trừ
36
37
Hiệu
60
34
19
18
- Cũng thực hiện qui trình như bài hai nhưng tôi chú trọng cách tìm số bị trừ, số
trừ.
Ví dụ: Cột 3 và 4 lập bài toán nhỏ để hướng dẫn học sinh cách tìm số trừ. Cột 5
sẽ hướng dẫn cách tìm số bị trừ.
Từ đó hình thành :
58 – x = 34
72 - x = 19
x – 37 = 18.
- Học sinh nêu cách tìm x

+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
8


+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- GV viết qui tắc dưới dạng :
Số trừ (X) = số bị trừ - hiệu
Số bị trừ (X)= Hiệu + số trừ
- Ngoài cách làm trên, tôi còn cho các em trước khi làm bài phải nêu lại cách tìm
số bị trừ, số trừ sau đó thực hiện phép trừ để tìm số trừ (Có thể cho học sinh trừ
nhẩm hoặc đặt tính và tính ở giấy nháp) rồi viết các phép tính vào vở. Tiếp như
vậy cho đến khi tìm hết các số trừ.
- Sau khi ôn tập cách tìm thành phần chưa biết (số hạng, số trừ, số bị trừ) tôi cho
học sinh ghi 3 qui tắc vào trang cuối cùng của vở ghi bài và yêu cầu học sinh
học thuộc. Từ đó tôi tổ chức cho học sinh kiểm tra 15 phút đầu giờ thật chu đáo
bằng các bài toán đơn giản và yêu cầu học sinh trả lời nhanh hoặc đố bạn.
Ví dụ : x +3 =10 ; 5 - x = 2 ; x - 7 = 3.
Đối với cách tìm thừa số và số bị chia tôi cũng tiến hành tương tự như vậy. Qua
cách làm đó học sinh ghi nhớ kiến thức một cách chắc chắn và giúp các em nhớ
lâu hơn.
3. Giúp học sinh xác định đúng tên từng thành phần trong phép tính:
Để các em nắm và biết cách giải được bài toán tìm x, trước hết tôi chú ý
củng cố và khắc sâu cho học sinh nhớ được tên gọi các thành phần và kết quả
của bốn phép tính đã học. Tức là phải cho học sinh nêu được tên gọi thành phần
và kết quả của các phép tính:
Phép cộng: Số hạng + Số hạng = Tổng
Phép trừ : Số bị trừ - Số trừ = Hiệu
Phép nhân: Thừa số x Thừa số = Tích
Phép chia : Số bị chia : số chia = Thương
Để học sinh gọi đúng tên thành phần trong phép tính. Khi làm các bài tập dạng

tìm x tôi thường hỏi lại tên các thành phần trong phép tính ấy rồi cho 3 đến 4 học
sinh nhắc lại, cả lớp nhắc lại để cho các em nhớ lại và khắc sâu hơn kiến thức.
* Ví dụ: Bài 1: Tìm x (SGK Toán trang 46)
a) x + 8 = 10
b) x + 7 = 10
c) 30 + x = 58
+Trước khi thực hiện bài tập tôi hỏi bài tập yêu cầu tìm gì?
Trong phép tính x + 8 = 10, chữ cái x được gọi là gì? (Số hạng)
8 được gọi là gì? (Số hạng)
10 được gọi là gì? (Tổng)
+ Sau đó gọi 3 đến 4 học sinh nói lại từng tên gọi thành phần trong phép tính
x + 8 = 10
+ Giáo viên chỉ và cả lớp nhắc lại.

9


- Và tương tự với các bài toán tìm x trong phép trừ, phép nhân, phép chia tôi
cũng làm như vậy. Ngoài ra trong các giờ ôn tập ở buổi học thứ hai theo kế
hoạch của trường, tôi cho các em chép lại tên thành phần của các phép tính và
kết quả của phép tính ấy ra vở nháp. Qua cách làm như vậy tôi thấy học sinh nắm
vững được tên của từng thành phần trong phép tính, không bị lẫn lộn.
4. Hướng dẫn học sinh thuộc quy tắc tìm thành phần chưa biết của phép tính:
- Ở lớp 2 bắt đầu có dạng toán tìm x liên quan đến 4 phép tính cộng, trừ, nhân,
chia. Cụ thể là các dạng cơ bản sau:
+) x + a = b (Tìm số hạng chưa biết)
+) x – a = b (Tìm số bị trừ chưa biết)
+) a – x = b (Tìm số trừ chưa biết)
+) a × x = b (Tìm thừa số chưa biết) hoặc x × a = b
+) x : a = b (Tìm số bị chia chưa biết)

- Khi làm các bài tập dạng này, tôi chú ý hướng dẫn và yêu cầu dựa vào mối
quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính để tìm x. Chẳng hạn:
+) x + 3 = 7 thì x = 7 – 3 (Muốn tìm số hạng trong một tổng ta lấy tổng trừ đi
số hạng kia) => x = 4
+) x – 5 = 4 thì x = 4 + 5 (Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ)
x=9
+) 10 – x = 2 thì x = 10 – 2 (Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu)
x= 8
+) x x 5 = 10 thì x = 10 : 5 (Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia)
x= 2
+) x : 2 = 5 thì x = 5 × 2 (Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia)
x = 10
- Xét đến yêu cầu giải bài tập ở lớp 2 việc thuộc quy tắc cũng rất cần thiết. Sau
khi học bài mới hình thành các quy tắc trên tôi thường chú ý giúp đỡ học sinh để
các em thuộc quy tắc và bản chất của nó ngay tại lớp và ở các tiết học sau, khi
gặp các bài tập dạng này tôi thường củng cố cho các em về các quy tắc đó một
cách chặt chẽ.
5. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh áp dụng các qui tắc tổng quát để viết
thành biểu thức toán cụ thể.
Đây là một việc làm hết sức quan trọng. Nếu giáo viên áp dụng qui tắc
tổng quát để viết đúng những biểu thức toán học cụ thể thì bài tập mới có thể
được giải đúng.
Việc sử dụng các phép toán trong bài các em thật sự thể hiện trí tuệ và tư
duy. “Tính phó thác mặc cho may rủi của cộng trừ, nhân chia một cách máy móc
mới được khắc phục”. Và phải áp dụng như thế nào là hữu hiệu? Theo tôi trong
chừng mực này không gì hơn là yêu cầu các em rèn luyện liên tục. Tuyệt đối
10


cấm sử dụng cách đổi dấu ("+" thành "–" và dấu "–" thành dấu "+ "hoặc dấu " × "

thành dấu ": "và dấu ":" thành dấu " × "…). Vì tiểu học là bậc học chưa học hết
số âm, đồng thời trong phạm vi đại số thì đây mới là bậc học xây dựng cơ sở lí
luận ban đầu cho các em. Nên tạm thời chưa được phép sử dụng giá trị đã được
quy nạp như thế. Hơn nữa đó lại là cách ghi nhớ máy móc không phải áp dụng
vào trường hợp nào cũng đúng. Do đó, trong quá trình giảng dạy tôi thường
hướng dẫn học sinh thực hiện như sau:
Ví dụ như: Muốn tìm thừa số chưa biết.
Giáo viên cần hỏi lại qui tắc để các em áp dụng tính toán.
x × 2=8
Giáo viên hỏi lại muốn tìm thừa số chưa biết ta phải làm như thế nào?
(Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết)
Hãy nêu phép tính tìm thừa số trong bài toán tìm x trên? (Lấy 8 : 2)
Hay: Muốn tìm số bị chia chưa biết:
x:4=3
Tôi hỏi lại: muốn tìm số bị chia ta phải làm thế nào? (Ta lấy thương nhân với số
chia)
Hãy nêu phép tính tìm số bị chia của bài tìm x trên? ( Lấy 3 × 4)
Khi các em đã thấy được đâu là thừa số đã biết, đâu là thừa số chưa biết, đâu là
tích, đâu là số bị chia,… thì các em thực hiện được nhanh, chính xác.
6. Giáo viên cần nắm được những nguyên nhân dẫn đến sai sót của học sinh
và tìm cách khắc phục cho từng tình huống cụ thể.
Trong quá trình giảng dạy dạng tìm thành phần chưa biết của phép tính tôi
đã chú ý tích kê các lỗi sai mà học sinh thường mắc để trong từng tiết dạy sau
tôi lưu ý hướng dẫn và nhắc nhở học sinh để giúp các em không còn mắc sai
lầm nữa.
*. Trường hợp 1: HS nêu phép tính giải sai
Ví dụ: Bài 2 (trang 124 SGK)
Tìm x biết x × 2 = 6
Có học sinh làm :
x × 2 = 6

x = 6 × 2
x = 12
Bài giải đúng phải là :
x × 2 = 6
x = 6 : 2
x = 3

11


- Như vậy, lẽ ra phép tính phải là phép tính chia nhưng học sinh đó lại làm bằng
phép tính nhân.
Nguyên nhân của sai lầm trên là do học sinh chưa nắm được cách tìm thừa số
chưa biết. Điều này rơi vào những em chưa hiểu rõ bản chất của phép tính, chưa
thấy mối liên hệ ngược giữa 2 phép tính nhân - chia.
Tôi hướng dẫn khắc phục như sau :
Trước hết giúp học sinh tự phát hiện chỗ sai của mình làm:
Thay x = 12 vào phép tính x × 2 được 12 × 2 rồi so sánh với kết quả 6
(không cần làm tính), tự học sinh thấy đựơc:
12 × 2 > 6
Gợi ý HS nhớ lại cách tìm thừa số chưa biết và điều quan trọng là phải để học
sinh tự giác làm bài, tự củng cố cách tìm thành phần chưa biết.
Nếu HS không tự giác khái quát được chẳng qua là các em không nhớ tên gọi
thành phần của các phép tính đó. Do đó phải cho các em tự nhắc lại tên từng
thành phần thật rõ ràng, cụ thể và tập diễn đạt, chứ không chỉ coi trọng việc tìm
kết quả mà xem nhẹ việc rèn luyện khả năng khái quát của các em.
Đối với những em khả năng ghi nhớ chưa tốt tôi thường quan tâm đến việc dạy
cá thể hoá, dạy riêng, kèm riêng em đó, tranh thủ mọi thời gian để giúp đỡ.
Chẳng hạn: Đối với việc tìm số hạng chưa biết. Điều này đòi hỏi các em phải
hiểu rõ bản chất của phép cộng các số tự nhiên là "thêm vào " là "gộp" các số với

nhau.
Từ đó dễ dàng thấy được một cách tự nhiên là: Số hạng này bằng tổng trừ đi số
hạng kia.
Ngoài việc giúp các em nắm được bản chất của các phép tính, tôi còn quan tâm
đến việc hỗ trợ dạy học bằng cách chơi trò chơi, có những trò chơi đơn giản
nhằm tập trung vào đối tượng học sinh chưa hoàn thành.
Ví dụ :
Giáo viên đưa 10 bông hoa cho cả lớp quan sát. Bây giờ cô lấy thêm một
số bông nữa gộp vào 10 bông. Hỏi cô đã lấy thêm mấy bông hoa?
Học sinh làm lần lượt như sau :
+ Tìm tổng số bông hoa
+ Đếm và để riêng ra 10 bông.
+ Đếm số bông còn lại. (Đây chính là số cần tìm)
Có thể hỏi : "Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?" để kết thúc tiết học.
Đối với cách tìm thừa số, số bị chia chưa biết nếu học sinh còn lúng túng có thể
vẽ lại sơ đồ cho học sinh nhớ lại cách làm.
Ví dụ : x : 3 = 9
Học sinh dễ dàng thấy x = 9 × 3

12


Tuy nhiên như trên đã trình bày. Giáo viên phải cho học sinh khái quát cách tìm,
nhắc lại nhiều lần để khắc sâu ghi nhớ.
* Trường hợp 2: Viết thừa hoặc thiếu thành phần trong bước giải ở lớp 2, dạng
bài "Tìm x biết x : a = b " mới dừng lại ở mức độ đơn giản nên ở đây tôi chủ
yếu đi sâu vào lỗi viết thừa thành phần trong bước giải.
Ví dụ :
x × 2 = 12
Có học sinh làm như sau :

x × 2 = 12
Bước 1 :
x × 2 = 12 : 2
Bước 2 :
x
= 6
Nhận xét: Bước 1, học sinh viết thừa x × 2
Lẽ ra phải viết x = 12 : 2
Tôi hướng dẫn học sinh sửa như sau :
+ Trước hết yêu cầu học sinh tự phát hiện chỗ sai.
+ Nếu học sinh không tự phát hiện được chỗ sai thì có thể hỏi: Phép chia 12 : 2
để tìm gì? (tìm x) vậy tại sao viết x × 2 , viết như vậy có đúng không? Hiện
tượng viết thừa, viết sai như trên tượng đối phổ biến ở một số học sinh, có thể do
một số giáo viên khi xem xét bài làm của học sinh chưa thật kỹ, chỉ lướt qua
phép tính và kết quả. Dẫn đến viết thừa, viết thiếu, mất đi sự chính xác của bài
làm. Việc xem xét kỹ bài làm của học sinh là yếu tố cần thiết của mỗi giáo viên,
giúp giáo viên kịp thời uốn nắn sai sót cho các em.
7. Giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen làm bài tập và trình bày bài toán
dạng tìm thành phần chưa biết của phép tính một cách khoa học
Tôi chú ý hướng dẫn học sinh: Khi giải bài toán dạng tìm thành phần chưa biết,
phải thực hiện theo hai bước sau:
- Bước 1: Nêu tên gọi của các thành phần chưa biết.
- Bước 2: Đọc thuộc quy tắc, sau đó mới vận dụng quy tắc để làm bài.
Tôi đã tiến hành ở tất cả các tiết học khi gặp dạng toán này. Vì được nhắc đi
nhắc lại nhiều lần nên học sinh rất thuộc quy tắc, ghi nhớ cách làm và thực hiện
cách giải đúng.
Qua hai bước giải trên, tôi thấy học sinh đã hiểu được bản chất của phép
tính cộng, trừ thuộc quy tắc để làm bài và tránh được tình trạng vô ý, cẩu thả khi
giải toán của học sinh …
Từ chỗ khắc phục được sai lầm của học sinh khi giải dạng toán này, tôi đã

giúp học sinh nắm chắc được các kiến thức cơ bản. Từ đó học sinh tự tìm cách
giải hay nhằm rèn kĩ năng nâng cao trình độ thông qua các tiết thực hành.
Nhận thấy nếu học sinh hiểu cách làm nhưng trình bày không đúng thì kết
quả học tập cũng không cao. Do đó, ngay từ tiết học đầu tiên về tìm thành phần
chưa biết của phép tính là bài “Tìm một số hạng trong một tổng” tôi đã chú ý

13


hướng dẫn học sinh cách trình bày bài tìm x sao cho đúng, khoa học như: Các
“dấu bằng” cần phải đặt thẳng “cột” với nhau; mỗi bước tính cần phải xuống
dòng; các con số viết ngay ngắn và đúng theo mẫu chữ quy định.
Ví dụ:
x + 8 = 19
x × 3 = 15
y:5=3
x = 19 - 8
x = 15 : 3
y=3× 5
x = 11
x=5
y = 15
8. Giáo viên cần linh hoạt đưa thêm một số bài toán nâng cao dạng tìm thành
phần chưa biết vào các buổi học thứ hai cho học sinh có tư duy nhanh nhạy:
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nhiều học sinh rất thông minh,
các em có tư duy rất nhanh nhạy nhất là trong việc học toán. Đối tượng những
học sinh này trong các buổi học thứ hai ở trường nếu giáo viên chỉ đưa ra những
bài tập đơn thuần, ít đòi hỏi phải suy luận thì dễ dẫn đến các em này nhàm chán
trong quá trình học. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giải toán tìm x trong các
buổi học thứ hai tôi thường linh hoạt lồng ghép, đưa thêm một số bài tập tìm x

như:
Ví dụ 1: x + 26 = 12 + 17
Tôi hỏi học sinh:
- Nêu các thành phần của phép tính?
Tôi thấy học sinh dễ dàng nêu được tên gọi của x; của 26 nhưng các em thường
lúng túng trong khi xác định thành phần của 12 + 17. Do đó, tôi hướng dẫn tiếp:
- Kết quả của phép cộng gọi là gì? (Tổng)
- Vậy 12 + 17 là tổng. Em hãy tính tổng này?
Đến đây học sinh dễ dàng tính được tổng là 29.
Từ đây bài toán chuyển về dạng tìm số hạng chưa biết quen thuộc.
Ví dụ 2: 34 + x = 86 – 21
Đối với dạng bài này tôi thấy học sinh thường nhầm lẫn 86 – 21 là hiệu, từ đó
dẫn đến các em lại quay về tìm số trừ. Do đó tôi lưu ý học sinh 86 – 21 là tổng
của phép cộng 34 + x và yêu cầu các em tính kết quả của tổng.
Ví dụ 3: x – 34 = 67 – 49
Tôi yêu cầu học sinh tính kết quả của vế phải (tính 67 - 49 = 18).
Yêu cầu học sinh chuyển thành: x – 34 = 18
Sau đó hỏi học sinh
- Bài toán yêu cầu tìm thành phần nào của phép tính? (số bị trừ)
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
Đến đây bài toán chuyển về dạng toán cơ bản nên học sinh dễ dàng tìm ra
được kết quả của bài toán.

14


Ví dụ 4: x – 15 = 21 + 49
Tương tự như các cách làm trên, học sinh dễ dàng chuyển thành bài toán x – 15
= 70 và các em nhanh chóng tìm ra được kết quả.
Sau mỗi dạng ví dụ trên, tôi đều củng cố cho học sinh về các thủ thuật

tính và cách chuyển về các dạng toán cơ bản để làm, sau đó tiếp tục củng cố cho
các em về quy tắc cơ bản. Với cách làm đó, dần dần, mỗi ngày một ít các em
học sinh lớp tôi đã rất tự tin khi làm dạng toán tìm x và không bị nhầm lẫn. Bên
cạnh đó, tôi luôn khuyến khích học sinh biết cách thử lại toán tìm x, vì đây là
khâu khá quan trọng mặc dù chương trình không ỵêu cầu học sinh thực hiện, yêu
cầu học sinh phải thuộc lòng các quy tắc tìm thành phần chưa biết trong 4 phép
tính và trình bày đúng trình tự tối thiểu của loại tìm x này, tránh làm toán theo
cảm tính để nhầm lẫn trong 2 phép tính (Phép trừ và phép chia). Bắt buộc học
sinh phải thử lại để luôn có kết quả tìm x chính xác .
9. Giáo viên cần nghiên cứu đưa một số trò chơi học tập nhằm củng cố kiến
thức trong các tiết học giúp thay đổi không khí lớp học.
Trò chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Có thể nói nó
quan trong như ăn, ngủ, học tập trong đời sống của các em. Chính vì vậy các em
luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để được chơi. Được
tham gia trò chơi có tổ chức các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi
chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như: Vui mừng khi giành chiến thắng và
buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân
các em thấy có lỗi khi không làm tốt nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em
khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại chiến thắng cho tổ,
nhóm của mình. Đây chính là đặc tính rất cao của trò chơi. Tổ chức tốt trò chơi
học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các
em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học
tập. Nhận thấy được điều đó nên trong quá trình dạy học bản thân tôi thường
nghiên cứu, vận dụng một số trò chơi học tập vào củng cố kiến thức. Tuy nhiên
trong quá trình tổ chức trò chơi học tập tôi luôn chú ý sắp xếp các tình huống
chơi sao cho tất cả mọi học sinh của nhóm (hoặc lớp) đều được tham gia.
Ví dụ 1:
Trò chơi Hái nấm
Luyện tập - Bài tập 5 - trang 46
- Mục đích:

+ Luyện tập và củng cố kỹ năng tìm số hạng.
+ Luyện phản xạ nhanh
Chuẩn bị : Giỏ, các cây nấm có các đáp án khác nhau.
Cách chơi :
+ Bước 1: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3 người.
+ Bước 2: Phát cho mỗi nhóm một chiếc giỏ.

15


+ Bước 3: Giáo viên nêu ra phép tính, mỗi 1 bạn của 2 đội cầm giỏ chạy lên nhặt
cây nấm rồi chạy về. Tiếp theo giáo viên đọc phép tính thứ 2, học sinh thứ 2 chạy
lên. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, nhóm nào lấy được nhiều cây nấm đúng thì
nhóm đó chiến thắng.
* Lưu ý :
+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài
+ Trò chơi này gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các
em.
Ví dụ 2:
Trò chơi: Rung chuông vàng
Luyện tập - Bài tập 2 - trang 129
- Mục đích:
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng tìm số bị chia.
+ Luyện phản xạ nhanh.
Chuẩn bị : Bảng con, phấn, các phép tính và đáp án.
Cách chơi :
+ Bước 1: Mỗi bạn chuẩn bị bảng con, phấn.
+ Bước 2: Giáo viên đọc câu hỏi và đáp án của một số bài tập về tìm số bị chia.
Tính thời gian cho mỗi bài là 15 giây.
+ Bước 3: Khi hết thời cả lớp giơ đáp án. Bạn nào trả lời sai thì ngồi sang một

bên. Bạn nào trả lời đúng thi tiếp tục sang phép tính khác. Cứ như vậy cho đến
bạn cuối cùng trả lời đúng thì bạn ấy là bạn chiến thắng.
Ví dụ 3:
Trò chơi: Ong tìm hoa
Luyện tập - Bài tập 1 - trang 117
- Mục đích :
+ Rèn tính tập thể
+ Giúp cho học sinh nhớ cách tìm thừa số
- Chuẩn bị :
+ Các bông hoa có ghi cách làm cho 4 đội tham gia, các chú ong mật
có ghi phép tính.
+ Hai chậu cây xanh gắn các bông hoa
- Cách chơi: Chọn 4 đội, mỗi đội 2 em
4 đội tham gia chơi. Giáo viên phát cho các đội chơi mỗi người một con
ong. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì các đội lên bắt những bong hoa có kết quả
tương ứng với phép tính tìm thừa số ở con ong. Đội nào bắt được nhiều chú ong
và nhụy đúng nhất đội đó sẽ thắng cuộc.
* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu
hỏi để khắc sâu bài học như:
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
16


- Hãy nêu các thành phần của phép tính nhân?
- Kết quả của phép nhân được gọi là gì?
- ….
10. Phối hợp mối quan hệ giữa Nhà trường – Gia đình:
Nhận thấy tầm quan trọng đóng góp vào kết quả học tập của học sinh
không nhỏ của gia đình các em nên tôi luôn chú trọng phối hợp với phụ huynh
học sinh. Trong các kì họp phụ huynh học sinh đầu năm, giữa năm, cuối năm tôi

đều trao đổi kĩ lưỡng về tình hình học tập của từng học sinh với phụ huynh và
thống nhất với phụ huynh về thời gian học ở nhà, quan điểm dạy học của nhà
trường để phụ huynh phối hợp trong việc giáo dục học sinh. Thường xuyên
thông tin với gia đình học sinh những thay đổi của các em (dù là nhỏ) để tạo mối
quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
Với những biện pháp thực hiện trên, kiểm nghiệm sau 2 năm học học sinh
lớp tôi phụ trách đã nắm cách làm bài tập dạng tìm thành phần chưa biết của
phép tính tương đối tốt. Các em làm bài nhanh hơn và chính xác hơn. Kết quả
cụ thể kiểm tra giữa học kì 2 như sau:
- Năm học: 2015-2016:
Sĩ số học sinh HS biết cách làm bài HS biết cách làm HS chưa nắm
dạng tìm x, cho kết nhưng kết quả được cách làm,
quả đúng, trình bày chưa đúng
cách trình bày
khoa học
25
20
5
0
Năm học 2016-2017:
HS biết cách làm bài HS biết cách làm HS chưa nắm
dạng tìm x, cho kết nhưng kết quả được cách làm,
Sĩ số học sinh
quả đúng, trình bày chưa đúng
cách trình bày
khoa học
27
24
3

0
Điều đáng mừng là học sinh lớp tôi phụ trách tất cả các em đều nắm được
các thành phần của phép tính và đều biết cách tìm các thành phần chưa biết của
phép tính như số hạng, thừa số, số bị chia. Điều đó cho thấy các biện pháp thực
hiện của bản thân đã áp dụng thành công.
III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Để thành công trong việc giúp học sinh lớp 2 làm tốt dạng bài tập Tìm thành
phần chưa biết của phép tính người giáo viên cần:

17


1. Muốn dạy tốt cho học sinh thực hiện dạng bài toán tìm x thì trước hết
giáo viên phải tận tâm với nghề. Có tận tâm thì giáo viên sẽ tìm tòi học hỏi để
đưa ra cách dạy tốt nhất, dễ hiếu nhất. Ngoài tận tâm ra thì trình độ chuyên môn
là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong công tác giảng dạy. Muốn
có được chuyên môn giỏi thì giáo viên phải không ngừng học hỏi các đồng
nghiệp. Chú ý lắng nghe những góp ý từ phía ban giám hiệu và các giáo viên
trong trường. Phải luôn luôn tự trau dồi cho mình vốn kiến thức qua sách báo,
các loại truyền thông. Linh hoạt vận dụng các biện pháp dạy học, các phương
tiện dạy học một cách hiệu quả, tránh lạm dụng hay dập khuôn máy móc. Trong
quá trình giảng dạy phải luôn nắm bắt, đúc rút những vướng mắc, khó khăn thực
tế ở lớp mình dạy để từ đó tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.
2. Giáo viên phải tìm ra và thống kê được những sai lầm và những khó
khăn của học sinh, cần thống kê các lỗi học sinh thường mắc trong dạng toán
tìm thành phần chưa biết của phép tính để tìm cách khắc phục, hướng dẫn học
sinh thoát khỏi những khó khăn đó.
3. Tăng cường luyện tập, tạo thành kĩ năng trong việc giải toán tìm X cho
học sinh. Sau bài tập mẫu, nên ra một số bài tập kiểu tương tự cho học sinh tự

giải. Những bài tập ra cho học sinh phải có hệ thống, tức là những bài tập phải
được nâng cao, mở rộng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bài tập sau
phải dựa trên cơ sở bài tập trước để phát huy được tính sáng tạo, bồi dưỡng năng
lực tư duy cho học sinh.
4. Với học sinh tiểu học thì sự gần gũi, nhẹ nhàng quan tâm đến các em là
vô cùng cần thiết để học sinh ham học hơn. Trong khi dạy nên tổ chức thi đua
đọc gây hứng thú cho học sinh. Nên đưa ra nhiều hình thức khen thưởng kịp thời
đối với mỗi học sinh dù học sinh tiến bộ nhiều hay ít. Phải có sự quan tâm đặc
biệt đến những học sinh chưa hoàn thành và đề ra những cách dạy riêng để các
em có thể tiếp thu được. Việc giúp đỡ cho những học sinh chưa hoàn thành phải
được giáo viên thực hiện một cách liên tục, kiên trì, sáng tạo thì mới đạt kết quả.
Trong quá trình dạy cần phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh luôn
tìm ra những điều hay, cách tính nhanh nhất.
5. Việc giúp học sinh lớp 2 làm tốt dạng bài tập tìm thành phần chưa biết
của phép tính cần phải được giáo viên thường xuyên củng cố kiến thức, cần rèn
luyện, hình thành kĩ năng để từ đó giúp các em học tiếp được các kiến thức cao
hơn. Việc rèn kĩ năng này phải diễn ra liên tục, có hệ thống như vậy mới đảm
bảo tính khoa học trong quá trình dạy học nhưng cũng lưu ý tránh sự quá tải cho
học sinh.
6. Trong từng tiết học giá viên cần tìm ra nhiều biện pháp, nhiều hình thức
hoạt động học tập như: Làm việc chung cả lớp, làm việc cá nhân, làm việc theo
nhóm… và tập trung chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh. Giáo viên cần chú
ý khắc phục sai lầm của học sinh trong mỗi bài, mỗi phần, mỗi dạng toán, tránh
để các sai lầm dồn lại sẽ khó giải quyết.

18


7. Người giáo viên phải luôn có ý thức học hỏi và trau dồi kiến thức để
đáp ứng yêu cầu ngày một đổi mới của xã hội. Muốn thế người giáo viên phải

dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tự tìm tòi các tài liệu liên quan, tham gia tích
cực vào các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các chuyên đề do ngành tổ
chức. Điều quan trọng nhất trong dạy học đó là: Lòng yêu nghề và trình độ
chuyên môn của giáo viên
Như vậy: Việc giúp cho học sinh thực hiện tốt các dạng bài toán tìm x lớp 2 là rất
quan trọng và cần thiết. Tính toán đúng không những giúp các em chiếm lĩnh
được kiến thức mới và tự tin, hứng thú trong học tập mà còn giúp các em học tốt
các môn học khác. Ở độ tuổi này các em cần phải được giáo viên quan tâm để
uốn nắn cho các em, tạo cho các em có một thái độ học tập nghiêm túc. Có như
vậy những chủ nhân tương lai của đất nước mai sau sẽ là những con người phát
triểu toàn diện góp phần xây dựng đất nước trong tương lai ngày càng giàu đẹp
hơn.
2. KIẾN NGHỊ:
- Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tập huấn chuyên đề, xây dựng
các tiết dạy mẫu theo phương pháp đổi mới để giáo viên toàn trường được học
tập, rút kinh nghiệm.
Trên đây là kinh nghiệm của bản thân mặc dù đã đầu tư tìm tòi, nghiên
cứu và áp dụng thành công nhưng không tránh khỏi hạn chế, bản thân tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp để kinh
nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan SKKN này do bản thân tự viết, không
sao chép của người khác.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Xuân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT
1
2

SÁCH THAM KHẢO
Sách giáo khoa Toán 2
Sách giáo viên Toán 2

19


3
4
5
6

Thiết kế Toán 2
Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học
Phương pháp tổ chức trò chơi Toán học ở Tiểu học
Tạp chí Giáo dục Tiểu học

20



×