Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thi pháp tự sự trong truyện cổ tích tác giả qua sáng tác của l vecenslava và b nemcova

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 101 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

NGUYỄN QUANG QUÂN

THI PHÁP TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH TÁC GIẢ
QUA SÁNG TÁC CỦA L.VECENSLAVA
VÀ B.NEMCOVA

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lí luận văn học

Hà Nội - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------

NGUYỄN QUANG QUÂN

THI PHÁP TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH TÁC GIẢ
QUA SÁNG TÁC CỦA L.VECENSLAVA
VÀ B.NEMCOVA

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60.22.01.20
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thành Hƣng


Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn Hà Nội, cùng các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới PGS.TS.
Phạm Thành Hưng – người thầy đã dẫn dắt, hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình cho
tôi ngay từ những ngày đầu thực hiện đề tài.
Đề tài này hoàn thành không chỉ nhờ sự nỗ lực, cố gắng của bản thân
tôi mà còn có sự tiếp nối, kế thừa, tổng hợp tri thức, thành quả nghiên cứu của
những người đi trước. Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo nên đề tài chắc
chắn vẫn còn có những thiếu sót. Vì thế, tôi mong nhận được những sự đóng
góp của các nhà nghiên cứu văn học cũng như của thầy cô và bạn bè để luận
văn có thể hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 09 năm 2017

Nguyễn Quang Quân


* Do sự thiếu nhất quán trong phiên âm ngôn ngữ Séc ở Việt Nam, từ đây,
trong phần chính văn, chúng tôi xin được ghi tên hai tác giả mà mình nghiên
cứu bằng nguyên gốc văn tự Séc: B.Němcová và Věnceslava


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1

1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................ 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 6
5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 6
CHƢƠNG 1. GIỚI THUYẾT THI PHÁP HỌC VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH
TÁC GIẢ ....................................................................................................................... 8
1.1. Giới thuyết thi pháp học .......................................................................... 8
1.2. Truyện cổ tích tác giả ............................................................................. 11
1.3. B.Němcová và tập Truyện cổ tích dân tộc Séc ...................................... 13
1.4. Věnceslava và Mười hai vụ án của quan tòa Ô-ca ............................... 15
Tiểu kết......................................................................................................................... 18
Chƣơng 2. NGƢỜI KỂ CHUYỆN, ĐIỂM NHÌN VÀ THẾ GIỚI NHÂN
VẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH TÁC GIẢ ................................................... 19
2.1. Ngƣời kể chuyện ..................................................................................... 19
2.1.1. Khái niệm người kể chuyện ................................................................. 19
2.1.2. Người kể chuyện trong truyện cổ tích dân gian ................................. 21
2.1.3. Người kể chuyện trong truyện cổ tích B.Němcová và Věnceslava .... 24
2.2. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................. 28
2.2.1. Khái niệm điểm nhìn trần thuật .......................................................... 28
2.2.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện cổ tích dân gian .......................... 31
2.2.3. Điểm nhìn trần thuật trong truyện cổ tích B.Němcová và Věnceslava .... 32
2.3. Nhân vật .................................................................................................. 40
2.3.1. Khái niệm nhân vật .............................................................................. 40
2.3.2. Nhân vật trong truyện cổ tích dân gian .............................................. 43


2.3.3. Nhân vật trong truyện cổ tích B.Němcová và Věnceslava ................ 44
Tiểu kết ........................................................................................................... 50
Chƣơng 3. THI PHÁP KẾT CẤU VÀ KIẾN TẠO KHÔNG GIAN, THỜI

GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH TÁC GIẢ .................. 51
3.1. Kết cấu..................................................................................................... 51
3.1.1. Khái niệm kết cấu ................................................................................. 51
3.1.2. Kết cấu trong truyện cổ tích dân gian ................................................. 54
3.1.2.1. Kết cấu truyện cổ tích thần kì ........................................................................ 55
3.1.2.2. Kết cấu truyện cổ tích sinh hoạt .................................................................... 57
3.1.2.3. Kết cấu truyện cổ tích B.Němcová và Věnceslava ...................................... 58
3.2. Không gian, thời gian nghệ thuật ......................................................... 72
3.2.1. Khái niệm không gian, thời gian nghệ thuật ...................................... 72
3.2.1.1. Không gian nghệ thuật................................................................................... 72
3.2.1.2. Thời gian nghệ thuật ...................................................................................... 75
3.2.2. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích dân gian ...... 76
3.2.2.1. Không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích dân gian ................................ 76
3.2.2.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích dân gian.................................... 78
3.2.3. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích B.Němcová và
Věnceslava ...................................................................................................... 79
3.2.3.1.Không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích B.Němcová và Věnceslava ... 79
3.2.3.2. Thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích B.Němcová và Věnceslava ....82
Tiểu kết ........................................................................................................... 86
KẾT LUẬN ..............................................................................................................87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 90


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển của văn học là một dòng chảy liên tục và bất tận. Trong
dòng chảy ấy, chúng ta phân chia thành các thời kì văn học dựa trên những
đặc trưng riêng. Tuy nhiên, ta cũng không thể phủ nhận giữa các thời kì văn
học, giai đoạn văn học, thể loại văn học có sự giao thoa, chuyển tiếp vi tế,

phức tạp.
Quá trình phát triển của văn học dân gian là một minh chứng. Giữa các
thể loại văn học dân gian có sự kế thừa và phát triển dẫn đến việc xác định thể
loại của một văn bản văn học dân gian chỉ mang tính chất tương đối. Một tác
phẩm thuộc thể loại truyền thuyết có thể mang những đặc điểm của thần thoại
– thể loại xuất hiện trước đó hoặc một câu chuyện cổ tích về loài vật lại thể
hiện tư duy ngây thơ của con người nguyên thủy, lại chứa ý nghĩa giáo dục
với những bài học đạo lí nhân sinh sâu sắc – một đặc điểm cơ bản của truyện
ngụ ngôn. Cũng không khó để tìm ra yếu tố gây cười – một yếu tố không thể
thiếu của truyện cười trong các câu chuyện ngụ ngôn đầy ý tứ.
Ở một góc nhìn rộng hơn, giữa các thời kì, giai đoạn phát triển của văn
học cũng có những sự kế thừa rõ rệt. Văn học dân gian (hiểu theo nghĩa hẹp
của khái niệm này) vẫn luôn được tái sinh với một diện mạo mới, sinh thể
mới trong văn học viết – bộ phận văn học xuất hiện sau, khi con người có chữ
viết, bằng hình thức mô phỏng. Rất nhiều sáng tác văn học viết mang dáng
dấp của văn học dân gian.
Sự mô phỏng văn học dân gian tiêu biểu nhất xảy ra ở tất cả các nền
văn học trên thế giới là các trường hợp nhà văn viết truyện cổ tích. Từ những
sáng tác tập thể mang đặc trưng của một thể loại văn học dân gian, giờ đây,
truyện cổ tích lại mang đặc trưng của một thể loại văn học viết, được sáng tác

1


do một tác giả cụ thể. Loại truyện cổ tích như thế chúng tôi gọi là truyện cổ
tích tác giả.
Viết truyện cổ tích, trên thế giới có rất nhiều nhà văn như Bồ Tùng
Linh của Trung Quốc, L.Tonxtoi của Nga, C.Andersen của Đan Mạch,
Hermann Hesse của Đức… Số lượng tác phẩm cổ tích tác giả lớn nhưng số
lượng công trình nghiên cứu về thể loại này, đặc biệt ở góc nhìn thi pháp tự

sự – một hướng nghiên cứu khá mới mẻ ở nước ta, còn rất ít ỏi. Vậy nên, thi
pháp tự sự trong truyện cổ tích tác giả nói riêng và thi pháp tự sự nói chung
vẫn là một vấn đề thú vị.
Bên cạnh những nhà văn viết truyện cổ tích nổi tiếng thế giới nói trên,
ta còn cần nhắc tới Věnceslava và B.Němcová - hai nữ nhà văn viết truyện cổ
tích của Cộng hòa Séc. Hai nhà văn, hai số phận, hai quan niệm nghệ thuật về
con người tạo nên hai phong cách văn chương, hai thi pháp tự sự khác biệt.
Tất cả được thể hiện rõ trong những sáng tác văn chương, mà ở đây chúng tôi
xét đơn cử là những câu chuyện cổ tích của hai bà trong những tuyển tập đã
được chuyển ngữ sang tiếng Việt: Truyện cổ tích dân tộc Séc của B.Němcová
do Nguyễn Thị Mùi dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành và Mười hai
vụ án của quan tòa Ô-ca của Věnceslava do Phạm Thành Hưng dịch, Nxb
Kim Đồng ấn hành. Tính đến hiện tại, hai nữ nhà văn cùng tác phẩm của họ
được rất ít bạn đọc Việt Nam biết đến và cũng không nhiều nhà nghiên cứu
tập trung tìm hiểu. Vì thế, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu này để bước
đầu đưa những tác phẩm ấy cũng như văn hóa, văn học Séc đến gần hơn với
độc giả Việt Nam. Hơn thế nữa, thông qua đó, chúng tôi cũng muốn làm rõ
một số đặc trưng thi pháp tự sự của truyện cổ tích tác giả.
2. Lịch sử vấn đề
Với vai trò là một bộ phận của thi pháp học, tự sự học đang ngày càng
được quan tâm, chú ý. Và thực sự nó đã và đang mở ra những hướng đi mới
cho công tác nghiên cứu văn học. Hàng loạt các bài viết nghiên cứu tự sự học
2


được tập hợp trong Tự sự học – lí luận và lịch sử (Trần Đình Sử chủ biên) do
Nxb Đại học Sư phạm xuất bản. Trong hai tập sách này, các tác giả đã đề cập,
đi sâu nghiên cứu những vấn đề của tự sự học từ khái quát đến cụ thể. Một số
bài viết có tính chất định hướng, xác lập vị trí vai trò của tự sự học trong các
khoa nghiên cứu văn học, một số bài viết bàn về cách gọi tự sự học hay trần

thuật học. Bên cạnh những bài viết bàn tới những vấn đề chung của tự sự học,
còn có hàng loạt những trang viết về người kể chuyện, người nghe chuyện,
điểm nhìn, ngôi kể… - những yếu tố quan thiết khi nghiên cứu tự sự học.
Một số công trình khác đi sâu khai thác những vấn đề liên quan đến tự sự
học có thể kể đến như chuyên luận Điểm nhìn và ngôn ngữ trong truyện kể
của Nguyễn Thị Thu Thủy (2016) do Nxb Đại học Quốc gia ấn hành. Tuy
chuyên luận này thuộc ngôn ngữ học song nó cũng đã đem đến những tri thức
quan trọng phục vụ cho nghiên cứu tự sự học về điểm nhìn trần thuật. Tác giả
đã đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu điểm nhìn trong mối quan hệ với các
phương thức kể chuyện theo điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài.
Bên cạnh đó, tác giả còn hướng vào tìm hiểu điểm nhìn trong thoại dẫn trực
tiếp và thoại dẫn gián tiếp trong truyện kể.
Bên cạnh đó, cũng có một số luận văn thạc sĩ tập trung đi sâu khai thác tác
phẩm văn học dưới góc nhìn thi pháp tự sự như Nguyễn Thị Tố Ngân (2015),
Thi pháp tự sự trong truyện cổ Tày – Nùng, Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn. Trong luận văn này, tác giả đã tìm hiểu thi pháp truyện cổ
Tày – Nùng trên hầu hết các bình diện của tự sự học như cốt truyện, nghệ
thuật xây dựng nhân vật đến kết cấu, công thức, giọng điệu. Tác giả nhắc tới
khái niệm kĩ thuật kể chuyện. Bám vào khái niệm đó, tác giả đã đi sâu phân
tích những công thức truyện kể và kiểu kết cấu trong mở đầu, phát triển và kết
thúc. Ở mỗi mỗi kiểu công thức, luận văn đều đưa ra những ý kiến phân tích,
chứng minh và những đánh giá nhất định. Về thế giới nhân vật, tác giả cũng
khẳng định điểm tương đồng giữa cổ tích Tày – Nùng với cổ tích của các dân
3


tộc khác. Chúng có sự phân chia tuyến rõ rệt thành phản diện và chính diện,
không có nhân vật hai mặt phức tạp. Nguyễn Thị Tố Ngân cũng đã nhận thấy
được những nét riêng trong cách xây dựng nhân vật khi tác giả dân gian đưa
vào đó những lối sống, tư duy, tâm lí của dân tộc Tày – Nùng. Đặc biệt, tác

giả cũng khai thác giọng điệu của những câu truyện kể dân gian Tày – Nùng.
Ở đó, tác giả thấy được sự đa giọng điệu của các câu truyện kể. Từ đó cho
thấy được sức hấp dẫn của những câu chuyện cổ tích Tày – Nùng.
Hướng nghiên cứu thi pháp tự sự trong truyện cổ tích tác giả mà chúng tôi
thực hiện trong đề tài này, cũng đã có tác giả và Bùi Thị Thanh Loan tiến
hành trong luận văn Đinh Thị Hương trong luận văn “Truyền kì tân phả” của
Đoàn Thị Điểm từ góc nhìn thi pháp tự sự (2016), Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội II. Ngay từ những trang đầu tiên, luận văn đã đề cập tới quan niệm
nghệ thuật của tác giả Đoàn Thị Điểm về thế giới và con người. Từ góc nhìn
đó, tác giả soi chiếu tới những yếu tố của tự sự học như người kể chuyện,
điểm nhìn trần thuật, hệ thống motif trong “Truyền kì tân phả”. Điểm đặc biệt
trong luận văn là tác giả đã đề cập và nghiên cứu những điểm cố trong từng
sáng tác của “Truyền kì tân phả”. Điều này đã tạo ra sự khác biệt giữa cách kể
chuyện dân gian và cách kể chuyện trung đại.
Luận văn Thi pháp tự sự trong truyện cổ tích của C.Andersen,
Věnceslava của Bùi Thị Thanh Loan có lẽ gần gũi nhất với hướng đi của
chúng tôi. Ở đó, tác giả đã có cái nhìn bao quát những vấn đề thi pháp truyện
cổ tích tác giả (truyện cổ tích chuyên nghiệp – từ dùng của tác giả) như người
kể chuyện, giọng điệu, kết cấu, tổ chức cốt truyện, và nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong sự so sánh với truyện cổ tích dân gian. Từ đó, tác giả đi đến
những kết luận về thi pháp tự sự thể loại cổ tích chuyên nghiệp. Bên cạnh đó,
tác giả Thanh Loan cũng so sánh thi pháp tự sự của hai nhà văn C.Andersen
và Věnceslava để thấy được những điểm độc đáo trong phong cách tự sự của
họ. Cổ tích Andersen tựa như một thế giới nghệ thuật ngọt ngào cuốn hút
4


bằng giọng điệu giàu chất thơ, chất trữ tình hòa quyện với chất hiện thực giàu
giá trị nhân văn. Còn cổ tích Věncenslava lại cuốn hút người đọc bằng sự kết
hợp giữa phương thức tự sự của cổ tích châu Âu với lối viết hàm sú, triết lí

của văn chương Đông Á.
Kế thừa và phát huy những thành quả của các công trình, bài viết nghiên
cứu cũng nhưng những luận văn trên đây, chúng tôi mong rằng luận văn Thi
pháp tự sự trong truyện cổ tích tác giả qua sáng tác của L.Vecenslava và
B.Nemcova của chúng tôi sẽ đóng góp một phần nhất định vào việc tìm hiểu
thi pháp tự sự trong một thể loại đặc biệt vừa có đặc điểm của văn học dân
gian, vừa có đặc điểm của văn học viết, và phổ biến trên thế giới – truyện cổ
tích tác giả.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những sáng tác cổ tích của B.Němcová và Věnceslava
trong hai tập truyện Truyện cổ tích dân tộc Séc và Mười hai vụ án của quan
tòa Ô-ca, chúng tôi tập trung tìm hiểu đặc điểm thi pháp tự sự của hai nhà
văn. Từ đó, thấy được phần nào sự khác biệt trong phong cách tự sự của mỗi
tác giả. Hơn thế nữa, chúng tôi muốn từ một lát cắt để thấy một đời cây, từ
những sáng tác cổ tích của hai nhà văn cụ thể để có thể nhận thức rõ hơn về
thi pháp tự sự thể loại truyện cổ tích tác giả.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, B.Němcová và Věnceslava cùng những
sáng tác của họ chưa được nhiều độc giả Việt Nam biết đến cho dù họ là
những nhà văn có đóng góp không nhỏ đối với nền văn học Séc. Trong xu thế
hội nhập, tìm hiểu những sáng tác cổ tích nói riêng và di sản văn chương nói
chung của hai nhà văn B.Němcová và Věnceslava, chúng tôi cho là một điều
cần thiết để tăng cường sự giao lưu văn hóa. Điều này còn trở nên quan trọng
hơn khi giữa Cộng hòa Séc và Việt Nam có truyền thống quan hệ ngoại giao
tốt đẹp.

5


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ

bản sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp phân tích được dùng
để đi sâu tìm hiểu, chỉ ra những yếu tố cụ thể trong thi pháp tự sự của mỗi tác
phẩm, mỗi nhà văn. Sau khi phân tích, phương pháp tổng hợp cho ta cái nhìn
khái quát về đối tượng. Từ đó rút ra được những kết luận về thi pháp tự sự
truyện cổ tích tác giả.
- Phương pháp hệ thống: Truyện cổ tích tác giả vốn là sản phẩm của văn
học viết, thể hiện dấu ấn cá nhân của nhà văn song lại sử dụng rất nhiều
những motif của văn học dân gian. Hơn thế, giữa những tác phẩm truyện cổ
tích tác giả lại có sự lặp lại những chi tiết, những hình ảnh, những kiểu kết
cấu, những kiểu nhân vật một cách có ý thức. Vì thế, phương pháp thống kê
cho ta những số liệu rõ ràng để có cái nhìn minh xác hơn về đối tượng nghiên
cứu trong mối tương quan với truyện cổ tích dân gian.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này cho ta thấy được những điểm
khác biệt cơ bản giữa cổ tích dân gian và cổ tích tác giả. Từ đó cho ta thấy rõ
hơn những đặc điểm thi pháp tự sự của truyện cổ tích tác giả. Bên cạnh đó,
phương pháp này cũng phát huy hiệu quả khi tìm hiểu sự khác nhau trong
phong cách tự sự của mỗi nhà văn.
Trong đề tài, những phương pháp trên được sử dụng linh hoạt và đan
xen với nhau, đôi khi không có sự phân biệt rõ ràng. Bên cạnh đó, cũng cần
nói thêm rằng ngoài những phương pháp cơ bản ấy, chúng tôi còn sử dụng
nhiều phương pháp khác mang tính liên ngành để đạt được mục đích nghiên cứu.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
của chúng tôi gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thuyết thi pháp học và truyện cổ tích tác giả
6


- Chương 2: Người kể chuyện, điểm nhìn và thế giới nhân vật trong truyện

cổ tích tác giả
- Chương 3: Thi pháp kết cấu và kiến tạo không gian, thời gian nghệ thuật
trong truyện cổ tích tác giả

7


Chƣơng 1
GIỚI THUYẾT THI PHÁP HỌC VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH TÁC GIẢ
1.1. Giới thuyết thi pháp học
Như chúng ta đã biết, khoa nghiên cứu văn học bao gồm ba phân môn
đặc thù, đó là lí luận văn học, lịch sử văn học và phê bình văn học. Thi pháp
học truyền thống được xem như một chuyên ngành nghiên cứu nằm trong lý
luận văn học. Hiện nay, thi pháp học hiện đại đã trở thành một phân môn của
nghiên cứu văn học, có vị thế bình đẳng bên ba bộ môn khoa học kể trên. Tuy
vậy, thi pháp học không tồn tại một cách cô lập, khép kín trong bình diện lý
thuyết, mà thâm nhập vào mọi hoạt động nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu
văn học sử và phê bình văn học. Khi phê bình, phân tích tác phẩm, thi pháp
học hướng đến tính văn học, cấu trúc biểu hiện nghệ thuật trên các cấp độ
khác nhau. Dưới góc nhìn lịch sử, thi pháp học lại tập trung nghiên cứu sự
vận động, tiến hóa của các phương thức, phương tiện và hình thức nghệ thuật
trong trong một thời kì văn học, hay một trào lưu văn học, rộng ra là cả nền
văn học của một dân tộc. Khi nghiên cứu lí luận văn học, thi pháp học lại
hướng đến tìm hiểu các cấu trúc thể hiện bản chất nghệ thuật của văn học.
Vậy thi pháp học là gì? Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa, khái niệm
về thi pháp học. Nhà lí luận văn học Nga V.Girmunxki định nghĩa: “Thi pháp
học là khoa học nghiên cứu thi ca (văn học) với tư cách là một nghệ thuật”
[dẫn theo Trần Đình Sử, 41, tr 10]. Từ định nghĩa này, viện sĩ V.Vinôgrađốp
phát biểu cụ thể hơn: “Thi pháp học là khoa học về các hình thức, các dạng
thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác phẩm của sáng tác ngôn từ,

về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm văn học” [dẫn theo Trần Đình
Sử, 41,tr 10]. Và còn nhiều định nghĩa khác của các nhà nghiên cứu văn học
trên thế giới khác. Tiếp thu những quan điểm đó, các tác giả từ điển thuật ngữ
văn học (Nxb Giáo dục, 2007) cho rằng: “Thi pháp học là khoa học nghiên
cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương thức, phương tiện, thủ pháp biểu
8


hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích
của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ
thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và
chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”. [12, tr 304]
Như vậy, từ tất cả những khái niệm, định nghĩa trên, có thể hiểu đơn
giản thi pháp học là khoa học nghiên cứu hình thức nghệ thuật trong khoa
nghiên cứu văn học. Nhưng cũng cần hiểu rằng, thi pháp học không đơn giản
là kĩ thuật học văn học, mà nó đi sâu vào hoạt động sáng tạo, tư duy nghệ
thuật của chủ thể, tức là gắn bó chặt chẽ với mĩ học văn học và triết học nghệ
thuật bởi mọi hình thức nghệ thuật bao giờ cũng có cội rễ sâu xa ở truyền
thống văn hóa của nơi mà chủ thể sáng tạo được sinh ra và trưởng thành.
Có rất nhiều cách để phân chia thi pháp học thành các bộ phận nhỏ hơn,
song cách thức cơ bản thường được sử dụng là dựa trên tiêu chí hướng tiếp
cận. Từ đó, thi pháp học có thể được chia ra thành thi pháp học đại cương (thi
pháp học lí thuyết), thi pháp học chuyên biệt (thi pháp học miêu tả) và thi
pháp học lịch sử.
Thi pháp học đại cương nhằm mục đích xây dựng một hệ thống trọn
vẹn các thủ pháp, bao quát cả ba phạm vi ngữ âm, từ vựng và hình tượng. Ở
khía cạnh này, thi pháp học đồng nhất với lí luận văn học.
Thi pháp học chuyên biệt hướng đến miêu tả tất cả các phương diện
ngữ âm, từ vựng và hình tượng của sáng tác văn học để xây dựng mô hình –
hệ thống cá biệt của các thuộc tính tác động thẩm mĩ của tác phẩm hay nói

khác đi là kết cấu. Đây cũng chính là hướng đi chúng tôi nghiên cứu và vận
dụng trong luận văn này để có thể thấy được không gian, thời gian nghệ thuật,
hệ thống hình tượng nhân vật…
Thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự tiến hóa của các biện pháp nghệ
thuật cũng như hệ thống các biện pháp ấy bằng phương pháp so sánh lịch sử
nhằm chỉ ra những đặc điểm chung của hệ thống văn học thuộc các nền văn
9


hóa khác nhau, xác định cội nguồn của chúng cũng như quy luật chung của ý
thức nhân loại.
Bên cạnh cách phân loại trên, thi pháp học còn có thể chia thành thi
pháp học truyền thống và thi pháp học hiện đại. Thi pháp học truyền thống mà
điển hình như các công trình Nghệ thuật thi ca của Aristote, Văn tâm điêu
long của Lưu Hiệp… thiên về nghiên cứu thể loại, ngôn từ để đưa ra những
lời khuyên, lời dạy cho người viết về cách viết. Còn thi pháp học hiện đại,
xuất hiện vào nửa đầu thế kỉ XX, chủ yếu nghiên cứu về đặc trưng văn học và
hệ thống các nguyên tắc, biện pháp văn học cụ thể trong lịch sử bao gồm cả
phương pháp, phong cách nghệ thuật và thể loại văn học, đặc điểm văn học
dân tộc. Thi pháp học hiện đại chia thành rất nhiều trường phái khác nhau,
trong đó có thể kể đến trường phái Hình thức Nga; trường phái Phê bình mới
Anh, Mĩ; trường phái Phân tích hình ảnh khách thể; trường phái Phân tâm
học; trường phái Hiện tượng học; trường phái Thi pháp học cấu trúc – ký hiệu
học; trường phái Thi pháp học lịch sử. Những trường phái nghiên cứu này đã
giúp tái sinh thi pháp học – bộ môn cổ xưa nhất, trở nên mới mẻ nhất trong
khoa nghiên cứu văn học.
Nhắc đến thi pháp học hiện đại sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến
tự sự học – phân nhánh chủ yếu của nó. Ngành khoa học này mới chính thức
xuất hiện vào những năm 70 của thế kỉ XX song nó đã trở thành niềm hứng
thú lớn đối với những nhà nghiên cứu văn học. Có thể nhắc đến một số tên

tuổi sau đây như R.Barthes với Dẫn luận phân tích cấu trúc tự sự, G.Genette
với Ngôn ngữ trần thuật, T.Todorov với Ngữ pháp “Câu chuyện mười
ngày”… Tự sự học tập trung khai thác cấu trúc của văn bản trần thuật và các
vấn đề hữu quan như điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện, giọng điệu trần
thuật… hay nói cách khác là nghệ thuật tự sự của văn bản tác phẩm.
Vận dụng những lí thuyết và thành tựu của thi pháp học nói chung và
tự sự học nói riêng, luận văn của chúng tôi nghiên cứu những sáng tác cổ tích
10


của hai nhà văn B.Němcová và Věnceslava dưới góc nhìn thi pháp tự sự. Điều
đó cũng có nghĩa rằng chúng tôi tìm hiểu, khai thác nghệ thuật tự sự của các
tác phẩm đó, hướng tới làm rõ một vài đặc điểm thi pháp tự sự cổ tích tác giả
- một thể loại phổ biến trong văn chương thế giới.
1.2. Truyện cổ tích tác giả
Với tư cách là nghệ thuật ngôn từ, văn học là một phương tiện vạn năng
để phản ánh đời sống hiện thực của con người, cả đời sống vật chất và đời
sống tinh thần trong trạng thái phức tạp, vô thường của nó. Theo đó, dù là văn
học dân gian (văn học truyền miệng) hay văn học viết, cái đích phản ánh cuối
cùng cũng là hiện thực xã hội và lịch sử. Vì thế mối quan hệ tương tác giữa
hai loại nghệ thuật ngôn từ này là một tất yếu khách quan. Văn học dân gian
và văn học viết có thể thâm nhập lẫn nhau về chất liệu, phong cách hoặc có
thể mô phỏng, nhại. Trong số những hướng thâm nhập, tương tác đó, mô
phỏng là hiện tượng xảy ra phổ biến trong văn học thế giới. Hiện tượng này
được thấy ở các nhà văn viết truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn dựa trên thi
pháp của truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn dân gian.
Trong luận văn này, chúng tôi quan tâm tới những truyện cổ tích do
nhà văn sáng tạo. Để gọi tên thể loại của những sáng tác như vậy, ở Nga, một
thuật ngữ thống nhất được đưa ra là truyện cổ tích văn học để phân biệt với
truyện cổ tích dân gian. Còn ở Việt Nam, cho đến nay, chưa có một định

nghĩa nào nhận được sự đồng thuận của toàn bộ giới nghiên cứu. GS.TS Lê
Chí Quế gọi những tác phẩm như thế là truyện cổ tích mới để phân biệt với
những câu chuyện cổ tích “cũ”. Nhà nghiên cứu văn học dân gian Chu Xuân
Diên gọi đó là truyện cổ tích của văn học thành văn để phân biệt với truyện
cổ tích của văn học dân gian. Một số khác lại gọi truyện cổ tích chuyên
nghiệp để khẳng định tính chất có ý thức nghệ thuật trong việc sáng tác.
Mỗi định nghĩa trên đều ít nhiều nói lên đặc trưng của những câu
chuyện cổ tích – sản phẩm sáng tạo của những nhà văn chuyên nghiệp. Không
11


phủ nhận cách những cách gọi đó và cũng không nhằm đưa ra một định nghĩa
hoàn hảo, trong luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm truyện cổ tích tác giả
để định danh thể loại cho những câu chuyện cổ tích do nhà văn sáng tác. Khái
niệm này, trước hết, đã khẳng định những câu chuyện cổ tích ấy là một sáng
tác nghệ thuật thực sự, chứa trong mình phong cách cá nhân, thể hiện những
quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Hơn nữa, nó được định hình và “lưu
truyền” bằng chữ viết, văn bản. Những điều này là những điểm khác biệt hoàn
toàn với truyện cổ tích dân gian – loại truyện do “tập thể” sáng tác và được
lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Đó chính là những đặc trưng cơ bản
của thể loại này.
Với sự ra đời, tồn tại và phát triển của mình, có thể nói, những câu
chuyện cổ tích tác giả đã chứng tỏ mối quan hệ bền chặt giữa văn học dân
gian và văn học viết, đồng thời cũng cho thấy được sức sống mãnh liệt của
truyện cổ tích dân gian – những sáng tác một đi không trở lại trong lịch sử
văn học nhân loại. Bằng việc dựa trên những motif cổ tích dân gian, hoặc sử
dụng thi pháp cổ tích dân gian, các nhà văn đã đem lại cho những sáng tác cổ
tích dân tộc mình một diện mạo, hình thể mới mà vẫn mang đậm dấu ấn cá nhân.
Viết truyện cổ tích, trên thế giới, ta có thể kể tới không ít tên tuổi như
A.X.Puskin ở Nga với Ông lão đánh cá và con cá vàng, C.Andersen ở Đan

Mạch với Cô bé bán diêm, với Bà chúa tuyết, Nàng tiên cá…, Hermann
Hesse ở Đức với Huệ tím, Bích Thảo hóa thân, Bồ Tùng Linh ở Trung Quốc
với Liêu Trai chí dị… Trong nền văn học Việt Nam, không thể không nhắc
tới Đoàn Thị Điểm với Truyền kì tân phả, Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục,
hay Phạm Hổ với Chuyện hoa chuyện quả, Tô Hoài với Chuyện nỏ thần…
Viết truyện cổ tích, các nhà văn sử dụng thi pháp của dân gian, nhưng
không nhằm mục đích tái hiện những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc của cha ông
thuở trước mà hướng tới thể hiện cuộc sống hiện tại, thể hiện sức sáng tạo cá
nhân của mình. Mục đích đó đã chi phối tới những yếu tố trong thế giới nghệ
12


thuật của những câu chuyện cổ tích tác giả. Nhà văn phải kể như thế nào để
dưới ngôn từ, hình ảnh của truyện cổ dân gian mà vẫn thể hiện được chất hiện
đại, kể như thế nào để hấp dẫn người đọc chứ không phải người nghe như
truyện cổ tích dân gian… Khi những câu hỏi trên đặt ra và được giải quyết thì
cũng là lúc các nhà văn kể chuyện cổ tích đã có đóng góp lớn cho nghệ thuật
tự sự trong văn chương thế giới.
1.3. B.Němcová và tập Truyện cổ tích dân tộc Séc

Hình 1 – Chân dung Božena Němcová (1820 – 1861)
Božena Němcová (1820 – 1861) là nhà văn đặt nền móng cho văn học
hiện đại Séc đồng thời bà cũng là một thành viên nổi bật trong phong trào
Phục hưng Dân tộc Séc (Những năm 80 của thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ
XIX).
Božena Němcová xuất thân trong một gia đình nghèo. Cha làm xà ích
còn mẹ làm hầu gái trong lâu đài của một công tước thành phố Viên. Ngay từ
nhỏ, Němcová đã phải sống xa cha mẹ, ở với bà ngoại là Magdalena Novotná
ở ngôi làng nhỏ Ratibořice. Chính bà ngoại đã cho Němcová niềm say mê với
những câu chuyện cổ tích mang đậm tính nhân văn, và cũng chính bà ngoại đã

13


trở thành nguồn cảm hứng cho Němcová viết nên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng
nhất của mình – Người bà (1855).
Thời niên thiếu, Němcová tiếp xúc với văn học lãng mạn Đức và bén
duyên với văn chương từ đó. Năm 18 tuổi, bà bị ép gả cho một người đàn ông
gốc Đức, làm nghề kiểm toán, hơn bà tới 15 tuổi, tên là Josefa Němce. Cuộc
sống hôn nhân không hạnh phúc, chịu cảnh đói nghèo, bệnh tật, Němcová
trông cậy vào văn chương như một sự cứu rỗi.
Năm 1861, Němcová qua đời trong hoàn cảnh thiếu thốn đến cùng cực
và sức khỏe suy kiệt.
Tác phẩm chính: Cổ tích và truyền thuyết dân tộc (1845 – 1847);
Những bức tranh đời sống vùng Đômadơlixky (1845 – 1846), Người bà
(1855), Cổ tích và truyền thuyết Slôvaky (1857 – 1858), cùng nhiều tập tiểu
luận, tùy bút.
Về văn chương của B. Němcová, nhà lí luận – tư tưởng Séc F.X. Sanđa (1867 – 1937) nhận định: “Văn chương của Němcová là tiếng nói trái tim
của bà. Trái tim đó có những nhầm lẫn, ngây ngô, mệt mỏi của nó, giống như
tất cả những trái tim người. Nhưng bù lại, nó có niềm nhiệt tình lớn lao, niềm
tin và khát vọng lớn lao, nỗi cay đắng lớn cùng niềm say mê lớn. Và vượt lên
tất cả, đó là tình yêu bao la đối với con người. Nhờ tình yêu ấy mà trái tim
tìm được con đường của mình ngay trong bóng tối và băng giá. Các tác phẩm
của bà lập tiền đề cho một thế giới trong sạch, tự do và tốt đẹp hơn nhiều thế
giới hôm nay. Tác phẩm của bà vừa mô tả cuộc sống vừa biến đổi cuộc sống.
Bà đã thi vị hóa trật tự xã hội và trật tự thế giới trong một hòa điệu đáng
yêu”. [dẫn theo Phạm Thành Hưng, 28, tr 13]
Cho đến nay, tập Truyện cổ tích dân tộc Séc là sáng tác duy nhất của
Němcová được dịch giả Nguyễn Thị Mùi dịch sang tiếng Việt. Tập truyện
gồm 18 tác phẩm cổ tích thể hiện rõ thi pháp tự sự cũng như quan niệm nghệ
thuật về con người của tác giả. Dưới đây là nhan đề của 18 tác phẩm: Vua

14


Mặt Trời, Vua Gió, Vua Trăng; Ba chị em; Nàng công chúa thông minh; Con
chim biết nói, nước trường sinh và ba cây táo vàng; Con thiên nga; Những
lâu đài vàng; Ba chiếc lông vàng; Hoàng tử Ba-ia-ia; Người thợ kim hoàn
thông minh; Bô-hu-min công minh; Những bà mụ tốt bụng; Nàng công chúa
đen đủi; Con mèo, con gà trống và cái lưỡi hái; Cái đầu và quả tim chim; Nàng
công chúa kiêu ngạo; Bà chúa thủy cung; Vich-to-rơ-ca và Cô bé Lọ Lem.
1.4. Věnceslava và Mười hai vụ án của quan tòa Ô-ca

Hình 2 – Chân dung Věnceslava Hrdličková (1924 – 2016)
Věnceslava Hrdličková (tên thật là Věna Hrdličková) sinh năm 1924,
tại Praha, trong một gia đình có truyền thống dạy học. Ngay từ thuở nhỏ, bà
đã tỏ ra có năng khiếu văn chương và đặc biệt yêu thích văn học phương Đông.
Với năng khiếu và niềm hứng thú sẵn có, cùng với điều kiện được theo
chồng làm công tác ngoại giao tại Trung Quốc và Nhật Bản mà bà đã tích lũy
cho bản thân một vốn liếng không nhỏ hiểu biết văn hóa phương Đông, đặc
biệt là văn hóa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản. Những vốn liếng ấy được
thể hiện rất rõ trong các công trình nghiên cứu văn hóa của bà như: Lịch sử
văn học Trung Quốc trung đại (1980), Nghệ thuật làm vườn Nhật Bản (1996);
Thế giới Bonsaj (2008)… Và cũng nhờ những gì tích lũy được mà bà có
15


những sáng tác cổ tích hiện đại độc đáo như Mười hai vụ án của quan tòa Ôca (1984), Tiếng sáo quỷ thần (1989), Nghề của tôi là cười (1997, viết chung
với chồng Zdeněk Hrdlička), Triết lý Trung Quốc cổ (2002), Những câu
chuyện Trung Quốc lý thú (2005).
Ghi nhận công lao nghiên cứu và quảng bá văn hóa Nhật Bản tại Cộng
hòa Séc, Nhật Hoàng đã tặng bà Huân chương Mặt trời mọc năm 2006.

Věnceslava qua đời tại Praha, ngày 20 tháng 01 năm 2016.
Cũng giống như Truyện cổ tích dân tộc Séc, Mười hai vụ án của quan
tòa Ô-ca là tác phẩm duy nhất của Věnceslava được dịch ra tiếng Việt.
Cuốn sách dựa trên những câu chuyện cổ dân gian về một nhân vật có
thật trong lịch sử của Nhật Bản – Ooka Tadasuke (1677 – 1751) (từ sau dùng
Ô-ca). Ông là tỉnh trưởng Yamada sau đó là thẩm phán thành phố Edo phục
vụ cho Nhật hoàng Tokugawa Yushimone. Ông được nhân dân kính trọng bởi
ông là một thẩm phán thông minh và liêm khiết. Hai câu chuyện xử án nổi
tiếng nhất của ông đó là Học trò trả nợ (The Case of the Stolen Smell) và Pho
tượng bị trói (The Case of the Bound Jizō or Suspect Statue). Hơn thế nữa, Ôca cũng là người lập ra đoàn cứu hỏa đầu tiên của Edo và những người lính
cứu hỏa trong đoàn ấy không ai khác là những thường dân. Cho đến tận ngày
nay, người dân Nhật Bản vẫn tổ chức lễ hội để tưởng nhớ ông. Hình ảnh của
ông cũng được đưa vào điện ảnh và truyện tranh manga – một sản phẩm văn
hóa đặc trưng của Nhật Bản…

16


Hình 3 – Chân dung Ooka Tadasuke (1677 – 1751)
Cuốn sách kể về 12 vụ án xét xử tài tình của Ô-ca: Tên trộm quý tộc,
Người nô bộc trung thành, Vụ án con vịt giời, Vụ trộm thanh gươm báu,
Những người tử tế, Học trò trả nợ, Pho tượng bị trói, Gã thợ cạo và bác tiều
phu, Pháp thuật chống đãng trí, Chiếc kiệu gia truyền, Những tên kẻ cắp và
Người nào tốt nhất. Cuốn sách đã thể hiện được cách kể chuyện hấp dẫn cũng
như tình cảm của tác giả đối với vị danh nhân lịch sử Nhật Bản nói riêng và
văn hóa Nhật Bản nói chung.
***

17



Tiểu kết
Thi pháp học là một bộ môn trong khoa nghiên cứu văn học. Đối tượng
nghiên cứu của nó là hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Nhưng nó không
giản đơn là một kĩ thuật học văn học mà nó còn đi sâu vào hoạt động sáng tạo,
tư duy nghệ thuật của người sáng tác. Thi pháp học có thể chia thành nhiều bộ
phận khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Dựa trên cách tiếp cận, thi
pháp học chia thành thi pháp học đại cương, thi pháp học chuyên biệt và thi
pháp học lịch sử. Dựa trên thời gian ra đời, thi pháp học được chia thành thi
pháp học truyền thống và thi pháp học hiện đại. Trong thi pháp học hiện đại,
phân ngành chủ yếu là tự sự học. Khoa học này tập trung nghiên cứu nghệ
thuật tự sự và những vấn đề liên quan của tác phẩm. Những tiền đề lí luận đó
tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu truyện cổ tích tác giả nói chung và
nghiên cứu truyện cổ tích của Němcová và Věnceslava nói riêng dưới góc
nhìn thi pháp tự sự - nghệ thuật tự sự. Hai nhà văn với cuộc đời, hai quan
niệm nghệ thuật, hai bút pháp tự sự khác nhau tạo nên sức hấp dẫn khác nhau
cho những sáng tác của mình.

18


Chƣơng 2
NGƢỜI KỂ CHUYỆN, ĐIỂM NHÌN VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH TÁC GIẢ
2.1. Ngƣời kể chuyện
2.1.1. Khái niệm người kể chuyện
Người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác
phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ
thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không
nên đồng nhất hoàn toàn với tác giả ngoài đời; có thể là một nhân vật đặc biệt

do nhà văn sáng tạo ra; có thể là một người biết một câu chuyện nào đó. Một
tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện. Hình tượng người kể
chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt
tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự
trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú,
nhiều phối cảnh.
Người kể chuyện có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Lí luận văn học trước đây và hiện nay ở một số tài liệu lí luận hiện hành vẫn
sử dụng cách phân loại người kể chuyện ở ngôi kể thứ nhất và người kể
chuyện ở ngôi kể thứ ba dựa vào tính chất tồn tại hay không tồn tại đại từ
nhân xưng “tôi”, “chúng tôi” trong tác phẩm tự sự. Dựa vào vai trò của người
kể chuyện trong tác phẩm tự sự, W.C.Booth đưa ra cách phân loại người kể
chuyện đáng tin cậy và người kể chuyện không đáng tin cậy. Người kể
chuyện trở nên đáng tin cậy khi lời kể của anh ta phù hợp với những quan
niệm giá trị mà tác giả hàm ẩn thể hiện trong tác phẩm. Loại hình người kể
chuyện này có thể thấy ở các tác phẩm truyện cổ dân gian khi thái độ của
người kể chuyện trùng với thái độ, tình cảm của tác giả. Ngược lại, người kể
chuyện trở nên không đáng tin cậy khi lời kể của anh ta có khả năng “đánh
lừa độc giả”. Thái độ, tình cảm của loại người kể chuyện này không đồng
19


×