MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………….
NỘI DUNG………………………………………………………………..
I.
Một số vấn đề lí luận về xung đột pháp luật về thừa kế…….
1. Khái niệm thừa kế và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài……..
1.1. Khái niệm thừa kế………………………………………………..
1.2. Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tế……………………….
2. Phương pháp điều chỉnh……………………………………………
2.1. Phương pháp thực chất…………………………………………
2.2. Phương pháp xung đột…………………………………………..
II. Quy định của pháp luật Việt Nam (BLDS năm 2015) trong việc
giải quyết xung đột pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài…………..
1. Thừa kế theo di chúc………………………………………………..
2. Thừa kế theo pháp luật………………………………………………
3. Vấn đề di sản không người thừa kế trong tư pháp quốc tế………..
KÊT LUẬN………………………………………………………………..
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang
1
1
1
1
2
3
3
4
4
4
6
8
9
MỞ BÀI
Dựa trên chế độ sở hữu khác nhau và ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh
tế,văn hóa, xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo mỗi quốc gia…cho nên quan hệ
thừa có có yếu tố nước ngoài có nhiều cách giải quyết khác nhau. Sự quy định khác
nhau giữa pháp luật các nước dẫn đến xung đột pháp luật trong giải quyết các vụ
0
việc về thừa kế có yếu tố nước ngoài. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này em xin chọn
đề bài số 12: Bình luận những quy định của pháp luật Việt Nam (BLDS năm 2015)
trong việc giải quyết xung đột pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài.
Để làm rõ vấn đề này, bài làm của em tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Một là, tìm hiểu về một số vấn đề lí luận về xung đột pháp luật về thừa kế để trả lòi
cho các câu hỏi thừa kế trong tư pháp quốc tế là gì? Có những phương pháp nào để
giải quyết XĐPL đó? Hai là, tìm hiểu nội dung quy định của BLDS năm 2015 và
đưa ra một số bình luận để tìm hiểu các giải quyết XĐPL đó qua 3 trường hợp là
thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc và trường hợp không có người thừa kế.
Do kiến thức có hạn nên bài làm của em vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô góp
ý để bài làm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I.
Một số vấn đề lí luận về xung đột pháp luật về thừa kế
1. Khái niệm thừa kế và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
I.1. Khái niệm thừa kế
Theo từ điển Luật học định nghĩa: “Thừa kế là sự truyền lại di sản của người đã
chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật”
Một người chỉ có thể để lại thừa kế những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp
của mình. Hay nói cách khác,người hưởng thừa kế chỉ được công nhận quyền sở
hữu tài sản thừa kế với điều kiện tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người
chết. Thông thường, sau khi nhận thừa kế, người hưởng di sản thừa kế phải thực
hiện các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Do đó thừa kế phản ánh sự dịch chuyển tài sản hay cụ thể là sự dịch chuyển các
quyền và nghĩa vụ về tài sản từ người chết sang cho người song dưới các hình thức
khác nhau. Các hình thức dịch chuyển tài sản thừa kế( theo pháp luật hoặc theo di
1
chúc) là sự thể hiện quyền tự định đoạt tài sản của một người, đồng thời lại là biện
pháp xác lập quyền sở hữu tài sản đối với người khác được pháp luật công nhận và
thi hành.
I.2.
Thừa kế trong tư pháp quốc tế
Thừa kế trong tư pháp quốc tế là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được
điều chỉnh theo các nguyên tắc và các quy phạm của tư pháp.
Thừa kế trong tư pháp quốc tế nói chung, trước tiên phải là quan hệ thừa kế điều
chỉnh theo pháp luật quốc gia. Pháp luật quốc gia điều chỉnh vấn đề thừa kế này
trong nhiều trường hợp là bộ phận của pháp luật dân sự, trong trường hợp khác lại
thuộc bộ phận của thực tiễn tư pháp. Thứ hai, thừa kế trong tư pháp quốc tế phải là
quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài thể hiện ở:
- Chủ thể tham gia quan hệ thừa kế phải là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài
- Đối tượng của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là tài sản đang hiện diện
hoặc đang tồn tại và chịu sự chi phối, điều chỉnh chủ yếu của pháp luật nước
sở tại
- Sự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở
nước ngoài
3. Phương pháp điều chỉnh
Pháp luật Việt Nam điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài chủ
yếu bằng các phương pháp cơ bản đã thừa nhận, bao gồm phương pháp thực chất
và phương pháp xung đột.
3.1.
Phương pháp thực chất
Phương pháp này điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thông qua
việc áp dụng các quy phạm thực chất thống nhất trong các ĐƯQT mà Việt Nam kí
2
kết hoặc gia nhập. Lợi thể của phương pháp này là có thể trực tiếp giải quyết XĐPL
liên quan đến dân sự có yếu tố nước ngoài. Khi áp dụng quy phạm thực chất để giải
quyết tranh chấp Tòa án có thể thấy ngay hậu quả của việc áp dụng pháp luật phù
hợp hay trái với nguyên tắc tôn trọng trật tự công cộng quốc gia mình.
Thực tiễn cho thấy phương pháp này chỉ tỏ ra hiệu quả khi điều chỉnh các quan
hệ kinh tế, thương mại, còn đối với nhiều trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài không điều chỉnh được bằng phương pháp này,đặc biệt là quan hệ nhân
thân phi tài sản
3.2.
Phương pháp xung đột
Đây là phương pháp gián tiếp, không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của
các nhóm chủ thể tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, mà chỉ ra việc lựa
chọn một trong các hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ đó. Phương pháp
điều chỉnh này thể hiện thông qua sự dẫn chiếu các quy phạm xung đột đến một hệ
thống pháp luật có liên quan. Nói các khác, giải quyết XĐPL đối với các quan hệ
có yếu tố nước ngoài bằng quy phạm xung đột thông qua việc lựa chọn một hệ
thống pháp luật áp dụng nhất định.
II. Quy định của pháp luật Việt Nam (BLDS năm 2015) trong việc giải quyết
xung đột pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài
1. Thừa kế theo di chúc
Về thừa kế theo di chúc quy định tại khoản 1 Điều 681 BLDS năm 2015: “Năng
lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của
nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di
chúc”. Hình thức của di chúc quy định tại khoản 2 Điều 681 BLDS năm 2015:”
3
Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được
lập”
Việc dịch chuyển di sản cho người thừa kế di chúc là dựa trên ý chí của người
lập di chúc khi còn sống. Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển quyền
sở hữu tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Quan hệ thừa kế theo di chúc
được đặt ra trong trường hợp người chết để lại di chúc và di chúc đó phải hợp pháp.
Di chúc có thể định đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản.
Năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước
mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc.
Khoản 1 Điều 681 BLDS năm 2015 xác định áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để
điều chỉnh vấn đề này. Như vậy, nếu một người là công dân nước ngoài thì năng lực
lập di chúc cũng là một dạng năng lực hành vi nên việc Điều 681 lựa chọn hệ thuộc
quốc tịch để điều chỉnh quan hệ này là hoàn phù hợp với quy định tại Điều 674
BLDS năm 2015 quy định về năng lực hành vi của cá nhân. Sở dĩ quy định như vậy
vì hành vi lập di chúc là hành vi đặc biệt, thiêng liêng đặt trong mối quan hệ với hệ
thống pháp luật gắn bó nhất với họ, khi đó chọn hệ thống pháp luật của nước họ là
công dân là phù hợp nhất. Quy định này cũng phù hợp với các HĐTTTP mà Việt
Nam đã kí kết.
Hình thức của di chúc quy định tại Khoản 2 Điều 681 BLDS năm 2015:
“Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được
lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với
pháp luật của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời
điểm người lập di chúc chết;
4
b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại
thời điểm người lập di chúc chết;
c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.”
Khác với nguyên tắc áp dụng luật đối với việc xác định năng lực lập, thay đổi,
hủy bỏ di chúc. Hình thức của di chúc trong trường hợp có yếu tố nước ngoài ưu
tiên áp dụng hệ thuộc luật của nước nơi lập di chúc. Như vậy, giả sử, nếu công dân
Việt Nam lập di chúc tại Pháp thì phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật
Pháp về hình thức, ngược lại nếu công dân Pháp lập di chúc tại Việt Nam thì hình
thức của di chúc cũng phải tuân theo các quy định về hình thức theo pháp luật Việt
Nam. Quy định này là hoàn toàn hợp lí, bởi lẽ nhiều quốc gia quy định di chúc có
hiệu lực khi được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền, do đó cần phải tuân thủ
theo hình thức của quốc gia lập di chúc thì mới có thể thực hiện thủ tục công chứng
tại cơ quan có thẩm quyền nước đó.Khi đó, di chúc mới hợp pháp không chỉ về
hình thức, mà còn cả nội dung, tránh trường hợp di chúc không hợp pháp.
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào pháp luật nước nơi di chúc được lập thì di chúc
không phù hợp về hình thức, trường hợp này các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem
xét đến các hệ thống pháp luật liên quan khác. Nếu như thỏa mãn được một trong
ba hình thức khác được nêu trên thì di chúc vẫn được công nhận. Đây là một quy
định mềm dẻo hơn so với BLDS năm 2005 khi xem xét tính hợp pháp của hình
thức di chúc theo duy nhất một hệ thuộc là luật nước nơi lập di chúc. Quy định này
còn gần hơn với quy định của quốc tế, cụ thể là công ước La Haye 1961 về xung
đột pháp luật liên quan đến hình thức định đoạt tài sản bằng di chúc.
2. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là trường hợp người chết không để lại di chúc, di chúc
không hợp pháp, không để lại di chúc với một phần tài sản hoặc di chúc không hợp
5
pháp một phần, việc thừa ké theo pháp luật áp dụng theo quy định tại điều 680
BLDS năm 2015 : “Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để
lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.” Như vậy, việc xác định thừa
kế, hàng thừa kế, thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của
người thừa kế, người quản lí tài sản thừa kế được thực hiện theo pháp luật của nước
mà người đó để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. Quy định này
mở ra nhiều khả năng áp dụng pháp luật Việt Nam trong trường hợp người Việt
Nam đang cư trú ở nước ngoài (chưa nhập quốc tich nước ngoài).
Ví dụ: Anh Sakido là người Nhật Bản sang Việt Nam kết hôn với chị Hòa là
người Việt Nam, sau đó sinh sống và có một số tài sản là tiền và vật dụng sinh hoạt
vật dụng sinh hoạt ở Việt Nam. Nhưng chẳng may bị tai nạn nghề nghiệp không kịp
để lại di chúc. Chị Hòa yêu cầu Tòa án phân chia tài sản của anh Sakido. Khi đó
Tòa án Việt Nam tiến hành chia di sản thừa kế theo quy định tại BLTTDS năm
2015 nhưng các vấn đề về hàng thừa kế, thời điểm mở thừa kế… phải áp dụng theo
pháp luật Nhật Bản.
Về thừa kế đối với bất động sản, pháp luật Việt Nam quy định phù hợp với
thông lệ quốc tế, cụ thể tại khoản 2 Điều 658 BLDS năm 2015: “Việc thực hiện
quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có
bất động sản đó”. Việc lựa chọn công thức trên là có lợi cho công dân nước ta khi
để lại di sản thừa kế là bất động sản ở nước ngoài. Quy phạm xung đột này có nội
dung cụ thể là quyền thừa kế đối với bất động sản được điều chỉnh theo pháp luật
của nước mà bất động sản ở nước này. Điều này có nghĩa là người hưởng di sản
thừa kế hoặc người có quyền hưởng di sản thừa kế thực hiện quyền thừa kế với bất
động sản như thế nào, có được sở hữu không… hoàn toàn do pháp luật của nước
nơi có bất động sản quy định, nếu bất động sản ở Việt Nam thì phải tuân theo pháp
luật Việt Nam. Trường hợp pháp luật Việt Nam hạn chế người nước ngoài sở hữu
6
bất dộng sản hoặc họ chỉ có quyền sở hữu nước ngoài với các điều kiện nhất định
thì quy định đó phải được tôn trọng. Việc xác định một di sản là bất động sản hay
động sản đều được các định theo quy định tại điều 667 BLDS năm 2015 phù hợp
với nước nơi có di sản thừa kế đó. Quy định này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tham khảo kinh nghiệm quốc tế thì thấy rằng, án lệ của nước Cộng hòa Pháp luôn
căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 2 BLDS Pháp năm 1804 đế áp dụng hệ thuộc
nơi có tài sản đối với trường hợp thừa kế là bất động sản. Hệ thuộc luật nơi có bất
động sản có ưu điểm là áp dụng một hệ thuộc thống nhất để điều chỉnh quan hệ sở
hữu bất động sản và chế độ thừa kế bất động sản. Với giải pháp này, chúng ta đã
tôn trọng bản chất tài sản thừa kế, điều đó có thể tránh được những phản ứng không
tốt của nước nơi có di sản cho những biện pháp ủy thác cũng như việc thừa nhận
bản án của Tòa án Việt Nam đối với tài sản này.
Người để lại di sản thừa kế là người không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều
quốc tịch thì việc xác định pháp luật áp dụng theo quy định tại Điều 672 BLDS
năm 2015. Theo đó trong trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật
nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không có quốc tịch thì
pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát
sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc
không xác định được nới cư trú thì pháp luật áp dụng pháp luật của nước nơi người
đó có mối liên hệ gắn bó nhất. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp
luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc
tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú
vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có
nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có
quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối
7
liên hệ gắn bó nhất.Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước
mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có
quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.
3. Vấn đề di sản không người thừa kế trong tư pháp quốc tế
Khi đề cập đến quyền hưởng di sản của cá nhân thì trước hết chúng ta sẽ đặt ra
câu hỏi ai là người được hưởng di sản. Câu trả lời sẽ phụ thuộc nội dung pháp luật
từng nước và từng thời điểm. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp sẽ không tìm
được con người cụ thể để thực hiện quyền nhận thừa kế. Vấn đề di sản không có
người thừa kế này đối với nhiều quốc gia thì tài sản đó sẽ thuộc về Nhà nước.
Ở Việt Nam, quan điểm thống nhất cho rằng, quyền của Nhà nước hưởng số di
sản vì lí do nào đó không có người nhận thừa kế do công dân Việt Nam để lại là
quyền dân sự, quyền thừa kế của Nhà nước Việt Nam. Theo quy định tại điều 622
BLDS năm 2015: “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo
pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di
sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người
nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Căn cứ vào nội dung quy định trên thì quyền
thừa kế của Nhà nước Việt Nam không chỉ giới hạn đối với các di sản không có
người nhận thừa kế là người Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, mà còn áp dụng đối
với tài sản của người Việt Nam ở nước ngoài. Căn cứ thêm vào khoản 1 Điều 680
sẽ áp dụng pháp luật nước người để lại di sản thừa kế công dân. Khi đó, động sản
thuộc về nhà nước Việt Nam nếu người đó là công dân Việt Nam, bất động sản
thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản.
KẾT LUẬN
Trên đây là một số phân tích, bình luận về quy định của BLDS năm 2015 về giải
quyết xung đột pháp luật thừa kế. BLDS năm 2015 đã có nhiều thay đổi tiến bộ hơn
8
BLDS năm 2005 về các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Các quy định phù
hợp với các quy định của quốc tế, các HĐTTTP mà Việt Nam đã kí kết, tham gia,
giúp cho việc giải quyết xung đột pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài được hiệu
quả, nhanh chóng hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội, 2017, tr.298-308
2. PGS.TS.Nguyễn Văn Cừ-PGS.TS Trần Thị Huệ, Bình luận khoa học BLDS
năm 2015 của nước CHXHCN Việt Nam, Nxb.CAND,Hà Nội, 2016,tr.10741078
9
3. Trịnh Thị Ngọc Dự , Luận văn thạc sĩ Luật học: Giải quyết xung đột pháp
luật về thừa kế - lý luận và thực tiễn tại Việt Nam, Hà Nội, 2012.
4. Bộ luật dân sự năm 2015, năm 2005.
5. />option=com_content&view=article&catid=92:ctc20032&id=220:tc2003so2g
qxdvtkpl&Itemid=106
10