Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NGHIÊN cứu xây DỰNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP MAY mặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.76 KB, 7 trang )

HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ
TRONG DOANH NGHIỆP MAY MẶC
Hồ Thị Minh Hương, Trần Đại Nguyên
Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

TÓM TẮT:
Vai trò của công nghệ trong xã hội loài người
đã được lịch sử thừa nhận. Từ cuối thế kỷ XX, vai
trò đó ngày càng rõ nét, trở thành yếu tố có tính
quyết định cho sự phát triển. Năng lực công nghệ
tốt sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả
công nghệ, cải tiến và sáng tạo công nghệ.
Hiện nay, quản trị công nghệ là một thuật ngữ
còn khá mới mẻ. Các doanh nghiệp rất khó tiếp
cận với hoạt động đặc thù của quản trị công nghệ,
vì công tác này cần phải được xây dựng theo từng
loại hình công nghệ và quy mô tổ chức sản xuất.
Mục tiêu của nghiên cứu là tìm kiếm các giải
pháp làm tăng khả năng cạnh tranh cho các
doanh nghiệp may mặc Việt Nam thông qua việc
nâng cao năng lực quản trị công nghệ. Nội dung
của nghiên cứu là phân tích đặc thù công nghệ

của ngành May Công nghiệp, tổng hợp thông tin
về hoạt động quản trị công nghệ trong doanh
nghiệp may mặc. Trên cơ sở này, nhóm nghiên
cứu sẽ xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả


hoạt động quản trị công nghệ cho các loại hình tổ
chức doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn, doanh
nghiệp vừa và nhỏ).
Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp các doanh
nghiệp may có khả năng áp dụng một cách tích
hợp tri thức khoa học, kỹ thuật và quản lý trong
việc xác định, lựa chọn, đầu tư, phát triển, khai
thác và bảo vệ công nghệ phù hợp cho việc sản
xuất và cung ứng dịch vụ nhằm đạt được lợi thế
cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả mong
muốn.

Từ khóa: quản trị công nghệ, năng lực công nghệ, quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp may
1 GIỚI THIỆU
1.1 “Công nghệ” và “Quản trị công nghệ”
Công nghệ trong sản xuất là một tổ hợp nhiều
loại công nghệ cùng phối hợp trong quá trình biến
đầu vào thành đầu ra của hoạt động sản xuất.
Công nghệ là sản phẩm do con người tạo ra và
sử dụng làm công cụ sản xuất ra của cải vật chất.
Công nghệ còn được hiểu là quá trình để tiến
hành một công đoạn sản xuất, là thiết bị để thực
hiện một công việc. Vì vậy, công nghệ thường
được gắn với:
- Quy trình công nghệ
- Thiết bị công nghệ
- Dây chuyền công nghệ
Mọi công nghệ đều có 4 thành phần cơ bản: kỹ
thuật - con người - thông tin - tổ chức, tác động
qua lại lẫn nhau để thực hiện quá trình biến đổi

mong muốn.
Các thành phần của một công nghệ có quan
hệ mật thiết, bổ sung cho nhau, không thể thiếu
bất cứ thành phần nào. Nếu không hiểu chức
năng và mối tương hỗ giữa các thành phần này,

Trang 238

doanh nghiệp có thể lãng phí trong đầu tư do các
thành phần khác không tương xứng (hay không
đồng bộ) nên không phát huy hết tính năng của
mỗi thành phần:
- Phần kỹ thuật là cốt lõi của bất kỳ công nghệ
nào.
- Con người đóng vai trò chủ động trong công
nghệ với hai chức năng: điều hành và hỗ trợ.
Khi phần kỹ thuật được nâng cấp, thì con
người và thông tin cũng phải được nâng cấp
tương ứng.
- Phần thông tin là các tri thức được tích lũy
trong công nghệ, giúp trả lời câu hỏi “làm cái
gì” và “làm như thế nào”, giúp sản phẩm có các
đặc trưng mà sản phẩm cùng loại từ các công
nghệ khác không thể có được.
- Phần tổ chức điều hòa, phối hợp ba thành
phần trên một cách hiệu quả. Đây là các công
cụ để quản lý: lập kế hoạch, tổ chức bộ máy,
bố trí nhân sự, động viên thúc đẩy và kiểm soát
mọi hoạt động trong công nghệ. Mức độ phức
tạp của phần tổ chức phụ thuộc vào mức độ



HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM

phức tạp ở ba thành phần còn lại của công
nghệ.
Quản trị Công nghệ là sự áp dụng một cách
tích hợp tri thức khoa học, kỹ thuật và quản lý
trong việc xác định, lựa chọn, mua sắm, phát triển,
khai thác và bảo vệ công nghệ trong sản xuất và
cung ứng dịch vụ nhằm đạt được lợi thế cạnh
tranh, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả mong muốn.
Trên nền tảng công nghệ và năng lực triển
khai, các hoạt động cơ bản của quản trị công nghệ
trong doanh nghiệp bao gồm:
- Xác định các công nghệ cần thiết với doanh
nghiệp và tương lai của doanh nghiệp thông
qua các tài liệu, hội thảo, sự kiện, tìm hiểu qua
nhà cung cấp.
- Lựa chọn những công nghệ cần thiết cho sản
phẩm tương lai thông qua nghiên cứu danh
mục công nghệ, ý kiến chuyên gia, các nghiên
cứu thử nghiệm.
- Tiếp nhận công nghệ đã lựa chọn thông qua
hoạt động nghiên cứu phát triển và chuyển
giao công nghệ.
- Khai thác công nghệ trong quá trình sản xuất
sản phẩm và dịch vụ, nhượng quyền khai thác
công nghệ.

- Bảo vệ tài sản công nghệ.
1.2 Vai trò của quản trị công nghệ trong sản
xuất và kinh doanh
Quản trị công nghệ có các vai trò chính:
- Bảo vệ và hỗ trợ các doanh vụ đã có: giúp
doanh nghiệp theo kịp được sự cạnh tranh,
đảm bảo cho các sản phẩm không bị lạc hậu,
đủ sức cạnh tranh được trên thị trường.
- Điều hành các doanh vụ mới: tiếp tục các hoạt
động hiện tại, mở rộng các hoạt động kinh
doanh cũ hay bắt đầu một doanh vụ mới với
một sản phẩm hoàn toàn mới.
- Mở rộng đào sâu năng lực công nghệ: đây là
chiến lược trung và dài hạn, là sự tích lũy kiến
thức không ngừng, không chỉ trong những
chuyên ngành hẹp đang hoạt động mà cả trong
những lĩnh vực có liên quan trong tương lai.
Quản trị công nghệ giúp các nhà quản trị đánh
giá một số vấn đề trong tương lai để hoạt động có
hiệu quả hơn:
- Dự báo về môi trường.
- Dự đoán hiệu quả chi phí tương đối của công
nghệ.
- Giảm rủi ro khi đưa ra quyết định.
- Tự đánh giá đúng năng lực.
1.3 Mục tiêu của quản trị công nghệ
Mục tiệu của quản trị công nghệ là giúp các
nhà quản trị:

- Đưa ra các quyết định phù hợp để tăng cường

hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó tạo lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương
trường.
- Đưa ra các quyết định về sản xuất, chủng loại,
số lượng tối ưu để sản xuất hàng hóa đảm bảo
hàng hóa tồn kho tối thiểu mà vẫn đáp ứng
được yêu cầu của thị trường.
- Đưa ra các quyết định về thị phần mà doanh
nghiệp cần quan tâm: Khách hàng nào là trọng
điểm? Tiếp thị và quảng cáo nào như thế nào?
- Đưa ra các quyết định chính xác về tài chính và
phân phối vốn cho nghiên cứu và triển khai, cải
thiện cơ sở hạ tầng,...
- Đảm bảo các nguồn nhân lực phục vụ cho mọi
hoạt động của doanh nghiệp: sắp xếp bộ máy
tổ chức phù hợp theo từng thời điểm; đào tạo
nâng cao kiến thức hoặc sa thải, tuyển dụng
sao cho phù hợp, tránh khủng hoảng về nhân
lực.
2

HIỆN TRẠNG TRONG DOANH NGHIỆP
MAY MẶC

2.1 Hoạt động quản trị công nghệ trong doanh
nghiệp may mặc
Trong số 34 doanh nghiệp lớn và 42 doanh
nghiệp vừa và nhỏ về may mặc đã khảo sát, nội
dung hoạt động quản trị công nghệ thường được
triển khai là quản lý việc khai thác dây chuyền thiết

bị, quản lý đội ngũ kỹ thuật, quản lý thông tin công
nghệ, tổ chức vận hành công nghệ. Phần lớn
doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề thông tin công
nghệ, xem đây là nội dung chính của hoạt động
quản trị công nghệ. Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn
quan tâm nhiều đến quản lý việc khai thác dây
chuyền thiết bị, các doanh nghiệp nhỏ thì quan tâm
nhiều hơn đến quản lý đội ngũ kỹ thuật (Hình 1).

Lớn
Vừa - Nhỏ

Hình 1. Chức năng quản trị công nghệ theo quy mô
doanh nghiệp

Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp lớn và
doanh nghiệp nhỏ là: đối với các doanh nghiệp
lớn, vai trò của hoạt động quản trị công nghệ là
việc phát triển, đổi mới công nghệ đáp ứng nhu
cầu tương lai; còn đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ vai trò của hoạt động quản trị công nghệ
thiên về thể hiện ở việc quản lý nguồn lực sản
xuất, khai thác hiệu quả công nghệ. Điều này
được giải thích do sự khác nhau giữa tiềm lực của
doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ (Hình 2).

Trang 239


HỘI NGHỊ KH&CN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC

Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM

Lớn
Vừa Nhỏ
Hình 2. Vai trò của hoạt động quản trị công nghệ theo
quy mô doanh nghiệp

Đa số công nghệ đang sử dụng ở các doanh
nghiệp ngành may chỉ ở mức trung bình so với thế
giới. Ở các doanh nghiệp lớn, mức độ công nghệ
mới, tiên tiến có ưu thế hơn so với công nghệ cũ,
lạc hậu hay trung bình. Còn ở các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, mức độ công nghệ ở mức trung bình
chiếm ưu thế hơn (Hình 3).
Mặc dù các doanh nghiệp đều biết rất rõ về lợi
ích khi đầu tư công nghệ mới, nhưng vấn đề còn
nằm ở thị trường, khách hàng, nên doanh nghiệp
chưa xác định được hiệu quả đầu tư đổi mới công
nghệ. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ của cấp quản lý vĩ
mô trong việc đề ra chính sách khuyến khích, hỗ
trợ doanh nghiệp may vừa và nhỏ đầu tư đổi mới
công nghệ.

Hình 3. Mức độ công nghệ theo quy mô doanh nghiệp

Định hướng phát triển công nghệ của các
doanh nghiệp trong ngành may không có sự khác
nhau nhiều, chủ yếu là cải tiến công nghệ đang sử
dụng. Việc duy trì công nghệ hiện tại chiếm tỉ lệ
còn cao trong doanh nghiệp, khoảng 11/50 đối với

các doanh nghiệp lớn và 19/65 đối với các doanh
nghiệp nhỏ (Hình 4).

Hình 4. Định hướng đổi mới công nghệ theo quy mô
doanh nghiệp

Trang 240

2.2 Tổ chức hoạt động quản trị công nghệ
trong doanh nghiệp may mặc
Các hoạt động quản trị công nghệ ở các
doanh nghiệp may thường tập trung vào: theo dõi
công nghệ và thị trường công nghệ; xây dựng kế
hoạch, kinh phí đầu tư cho công nghệ; quản lý
năng suất, chất lượng sản phẩm; đánh giá năng
lực công nghệ. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn
triển khai các hoạt động bảo vệ tài sản công nghệ,
quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao (mua, bán)
công nghệ; liên kết, hợp tác nghiên cứu, đổi mới
công nghệ trong hoạt động quản trị công nghệ của
doanh nghiệp.
Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa
tổ chức quản trị công nghệ chuyên trách. Ở các
doanh nghiệp lớn, hoạt độngg quản trị công nghệ
thường nằm trong phòng nghiên cứu phát triển,
một số ít thuộc phòng đầu tư. Bộ máy quản trị
công nghệ thường hoạt động kiêm nhiệm, điều
này cho thấy nhận thức về vai trò của hoạt động
quản trị công nghệ còn hạn chế.


Hình 5. Bộ máy tổ chức hoạt động quản trị công nghệ
theo quy mô doanh nghiệp

Tiêu chí chọn lựa công nghệ ở các doanh
nghiệp chủ yếu là theo chi phí đầu tư mua công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi
phí sản xuất. Các yếu tố về mức độ tiên tiến của
công nghệ và giảm thiểu tác động môi trường
không là tiêu chí ưu tiên đối với các doanh nghiệp
ngành may khi lựa chọn công nghệ
(Hình 6).

Hình 6. Tiêu chí lựa chọn công nghệ theo loại hình
doanh nghiệp


HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM

Khả năng vận hành khai thác công nghệ của
các doanh nghiệp đa số đạt mức từ 50%-70%, rất
ít doanh nghiệp ở mức dưới 50%. Đối với các
doanh nghiệp lớn, có khoảng 11/34 doanh nghiệp
khả năng vận hành trên 75%,; trong khi ở các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có 11/42 doanh
nghiệp có khả năng vận hành khai thác công nghệ
trên 75%.

3


GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ TRONG DOANH
NGHIỆP MAY MẶC

3.1 Triển khai hoạt động quản trị công nghệ
Xác định công nghệ
Hoạt động này bao gồm các nội dung chính:
- Thu thập và xem xét một cách hệ thống từ các
nguồn thông tin trong nước và trên thế giới.
- Dự báo hướng phát triển của công nghệ và thị
trường trong tương lai.
- Xem xét các vấn đề khác như dịch vụ hỗ trợ,
tình hình cạnh tranh, các ý tưởng về công nghệ
và sản phẩm, hệ thống các tiêu chuẩn,...
- Tổng hợp thông tin, phân tích, xác định các
công nghệ có thể có được trong tương lai.

Hình 7. Khả năng vận hành khai thác công nghệ theo
quy mô doanh nghiệp

Yếu tố quan trọng được quan tâm trong vận
hành công nghệ là năng lực khai thác công nghệ
của đội ngũ kỹ thuật. Thiết bị phụ trợ và mặt bằng
còn ít được chú trọng. Điều này đúng với thực
trạng nguồn nhân lực kỹ thuật của Việt Nam, vốn
có nền tảng kiến thức rất tốt nhưng còn ít cơ hội
làm quen các thiết bị hiện đại, thiếu kỹ năng thực
hành với các thiết bị tiên tiến, với những thiết bị
tiên tiến được đầu tư với giá trị rất lớn thì chỉ có
một vài người có khả năng sử dụng.


Hình 8. Yếu tố cho vận hành công nghệ theo quy mô
doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động quản trị công nghệ
thường được đánh giá thông qua việc đầu tư công
nghệ phù hợp hoặc khai thác hiệu quả công nghệ
hơn là nghiên cứu tạo ra công nghệ mới.

Lựa chọn công nghệ.
Công nghệ thường được lựa chọn dựa trên các
yếu tố:
(1) nguồn lực của doanh nghiệp về vốn, số lượng
lao động, năng lực nhân sự,...
(2) cơ chế, chính sách phát triển ngành của nhà
nước. Đây là cơ sở để xây dựng hệ thống các tiêu
chuẩn đánh giá công nghệ trong doanh nghiệp.
Lựa chọn công nghệ là quá trình phức tạp
nhằm xác định công nghệ thích hợp. Đây không
phải là lựa chọn bản thân công nghệ, mà trước
hết là chọn một tập hợp các tiêu thức đặc trưng
cho công nghệ:
- Mục tiêu cơ bản: đáp ứng nhu cầu cơ bản của
xã hội, tạo cơ hội phát triển kinh tế của đất
nước.
- Tạo ra khả năng phát triển cho nhóm doanh
nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn hoặc kết
hợp.
- Có khả năng thu hút lao động, có khả năng tạo
ra các ngành nghề mới.

- Bảo đảm chi phí thấp, không đòi hỏi cao về
năng lực vận hành.
- Tiết kiệm tài nguyên, có khả năng tái sử dụng
được phế liệu và không gây ô nhiễm môi
trường, có khả năng thu hút việc sử dụng dịch
vụ và nguyên vật liệu trong nước.
Sở hữu công nghệ
Có thể được thực hiện bằng các phương thức
sau:

Hình 9. Hiệu quả hoạt động quản trị công nghệ theo
quy mô doanh nghiệp

- Triển khai các đề tài nghiên cứu phát triển sản
phẩm, công nghệ mới. Phương pháp này khả
thi nếu có đội ngũ cán bộ có trình độ cao, cơ
sở vật chất đáp ứng được cho hoạt động R&D
và thử nghiệm sản phẩm. Công nghệ sẽ được
nắm vững và kiểm soát được, tính bảo mật

Trang 241


HỘI NGHỊ KH&CN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM

cao. Tuy nhiên, phải có chi phí cho hoạt động
R&D, thời gian có được công nghệ kéo dài, rủi
ro cao, dễ thất bại.
- Phối hợp với các tổ chức R&D, Trường Viện,

chuyên gia để triển khai các đề tài R&D. Doanh
nghiệp chỉ thực hiện việc quản lý, tiếp nhận và
định hướng kết quả cần đạt được theo kế
hoạch đã thống nhất với tổ chức nghiên cứu.
Phương án này có tính khả thi cao hơn, nhưng
bảo mật thấp hơn.
- Mua công nghệ có sẵn để khai thác (chuyển
giao công nghệ). Theo phương án này, thời
gian có được công nghệ nhanh, chỉ trả một lần
chi phí chuyển giao. Tuy nhiên, cần lựa chọn
nhà cung cấp công nghệ đảm bảo uy tín, chuẩn
bị cơ sở hạ tầng đủ mạnh để tiếp nhận và kiểm
soát công nghệ, nhanh chóng khai thác tối đa
công nghệ vì tính bảo mật là rất thấp. Thực tế
các công nghệ được chuyển giao thường
không phải là công nghệ tiên tiến nhất.
Hoạt động chuyển giao công nghệ thường
được thực hiện bằng hai phương thức:
- Trực tiếp: thông qua các công ty xuyên quốc
gia; licence công nghệ; các công ty tư vấn về
công nghệ và chuyển giao công nghệ,…
- Gián tiếp: thông qua các đại lý bán máy, thiết bị
ở địa phương; hội nghị, hội thảo quốc tế; hội
chợ, triển lãm thương mại.
Khai thác công nghệ
Nội dung của khai thác công nghệ bao gồm:
- Bán bản quyền công nghệ. Đây là phương án
đơn giản và nhanh nhất. Sau khi tính toán chi
phí đầu tư và giá, công nghệ có thể được bán
ngay để thu lợi nhuận. Với phương thức này,

doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề sở hữu
trí tuệ.
- Khai thác công nghệ. Sản xuất ngay sản phẩm
mới, thu lợi nhuận ngay khi mà các đối thủ
cạnh tranh chưa có sản phẩm với đặc tính
tương tự. Khi có dấu hiệu bão hòa hoặc đối thủ
sắp cho ra đời sản phẩm mới có đặc tính
tương tự thì doanh nghiệp lựa chọn khu vực có
trình độ công nghệ thấp hơn để bán hoặc
chuyển giao.
- Lập dự án liên doanh. Sử dụng khi doanh
nghiệp chưa đủ điều kiện về tài chính, năng lực
sản xuất, kinh nghiệm, thị trường để triển khai
công nghệ, hoặc đơn giản là muốn chia sẻ rủi
ro.
Bảo vệ công nghệ
Công nghệ có thể được bảo vệ thông qua việc
sử dụng luật bản quyền, chính sách bảo mật
thông tin công nghệ trong doanh nghiệp, chế độ
và chính sách để giữ nguồn nhân lực chủ chốt.
Có thể áp dụng các biện pháp pháp lý như hợp

Trang 242

đồng, thương hiệu, bằng sáng chế, bản quyền,
bảo mật, giữ cán bộ chủ chốt.
3.2 Nâng cao năng lực quản trị công nghệ
Xây dựng chiến lược công nghệ
Trong nhiều trường hợp, giá cả không hoàn
toàn là yếu tố quyết định, mà còn các yếu tố khác

như độ tin cậy, tính bền vững, chất lượng, mẫu
mã,... Xây dựng chiến lược công nghệ là nhằm
tạo kiểu bí quyết riêng cho doanh nghiệp, hướng
đến các giá trị và hiệu quả khác biệt.
Quy trình xây dựng chiến lược công nghệ ở
doanh nghiệp gồm 3 bước cơ bản: đánh giá công
nghệ; đánh giá năng lực công nghệ; xác định
danh mục các dự án đầu tư công nghệ.
Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu thông tin công nghệ
Thông tin công nghệ được thu thập từ các sự
kiện, hội thảo, đối tác, nhà cung cấp, khách
hàng,... được lưu trữ theo hệ cơ sở dữ liệu và
quản lý bằng các phần mềm chuyên ngành. Hệ cơ
sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xác định công
nghệ và lựa chọn công nghệ, có thể tổng hợp
theo các tiêu chí như: hàm lượng công nghệ,
công suất, chỉ tiêu tổng hợp, nguồn lực đầu vào,...
Tổ chức đơn vị R&D và bộ phận chuyên trách
quản trị công nghệ
Bộ phận R&D có các nhiệm vụ như: cải tiến và
nội địa hóa công nghệ sản xuất; nghiên cứu từng
bước thay thế các vật liệu và cải tiến công nghệ
nhằm nâng cao hàm lượng công nghệ trên các
sản phẩm; nghiên cứu nội địa hóa một số công
đoạn trong qui trình công nghệ nhằm tăng sự chủ
động trong sản xuất với chi phí hợp lý, đáp ứng
nhu cầu khách hàng.
Thành lập và sử dụng hiệu quả Quỹ Phát triển
Khoa học Công nghệ
Quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp được

hình thành chủ yếu từ nguồn lực tài chính của
doanh nghiệp, sự hỗ trợ của nhà nước, các khoản
tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước,... Quỹ được thành lập để tạo nguồn tài
chính đầu tư cho hoạt động R&D, đổi mới công
nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất
nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Xây dựng chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Ngày nay, việc xây dựng chính sách bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành yếu tố quan
trọng trong hệ thống quản trị công nghệ, do sự gia
tăng tài sản trí tuệ từ kết quả đầu tư cho R&D
trong doanh nghiệp, có nhiều đối thủ cạnh tranh
chống lại các chủ sở hữu trí tuệ được bảo hộ.
Mở rộng mạng lưới liên kết với trường, viện để
hợp tác nghiên cứu


HỘI NGHỊ KHCN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC NĂM 2017
Ngày 14 tháng 10 năm 2017 tại Trường ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP HCM

Doanh nghiệp cần chủ động đề xuất các nội
dung nghiên cứu theo định hướng phát triển công
nghệ và sản phẩm để phối hợp với các trường,
viện trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp vừa
và nhỏ có thể sử dụng công nghệ mới thông qua
việc hợp tác cùng nghiên cứu các dự án R&D,
cùng chia sẻ chi phí cũng như rủi ro. Hoạt động
hợp tác có thể triển khai theo hình thức liên minh
chiến lược hoặc nghiên cứu theo hợp đồng.

Tham gia các chương trình hỗ trợ đầu tư đổi mới
công nghệ của nhà nước
Các chương trình đổi mới công nghệ quốc gia,
chương trình ưu tiên phát triển của thành phố
luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với
các nguồn vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng để
đầu tư thiết bị, công nghệ. Ngoài ra, các chương
trình còn hỗ trợ lãi vay, kinh phí cho hoạt động
nghiên cứu, tiếp nhận, thử nghiệm công nghệ
mới.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công
nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao
động, duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Chiến lược đào tạo được xây dựng phù hợp
với những thay đổi về quy trình công nghệ, kỹ
thuật và môi trường kinh doanh, giúp cho
nhân viên kỹ thuật sử dụng và khai thác hiệu quả
các thiết bị và quy trình công nghệ. Chương trình
đào tạo cần cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới
cho nhân viên đảm bảo áp dụng thành công các
thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp,
kích thích nhân viên làm việc tốt hơn, phát huy
tính sáng tạo của người lao động trong hoạt động
cải tiến và phát triển sản phẩm.
Tổ chức đội ngũ tư vấn
Doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và
nhỏ, cần xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn
công nghệ. Thành phần của đội ngũ chuyên gia tư

vấn là nhà khoa học từ các Trường Viện, chuyên
gia độc lập, đội ngũ kỹ thuật trong sản xuất.
Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

Doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp tổ
chức, quản lý sản xuất tiên tiến để nâng cao năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm. Từng bước
tổ chức áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng
quốc tế để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
4

KẾT LUẬN

Quản trị công nghệ là một thuật ngữ chưa quen
thuộc, nhưng các thành phần và hoạt động liên
quan đã được triển khai trong các doanh nghiệp.
Để đảm bảo tính hệ thống, từ đó nâng cao hiệu
quả của hoạt động quản trị công nghệ, cần có
những giải pháp cụ thể, cùng với sự phối hợp
đồng bộ từ các cơ quan quản lý nhà nước cho
đến từng bộ phận từ quản lý, thiết kế đến sản
xuất trong mỗi doanh nghiệp.
Nghiên cứu này đã bước đầu đưa ra một số
giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị công nghệ từ
những kết quả khảo sát tại một số doanh nghiệp
may mặc.
Dựa trên kết quả khảo sát tổng hợp từ các
doanh nghiệp may, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra
mức độ ảnh hưởng của 4 nhóm yếu tố trong hoạt
động quản trị công nghệ của các loại hình doanh

nghiệp. T y theo từng loại hình doanh nghiệp lớn
hy nhỏ mà lựa chọn hoạt động quản trị công nghệ
cho phù hợp.
Những doanh nghiệp nhỏ, chiếm số đông ở
Việt Nam, thường chọn hoạt động quản trị xoay
quanh việc tổ chức và quản lý đội ngũ kỹ thuật,
cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng các cữ gá
cho công đoạn may,… Với doanh nghiệp lớn, hoạt
động quản trị công nghệ thường nghiêng về sự
phát triển về R&D, nghiên cứu tạo công nghệ mới
hoặc đầu tư bản quyền công nghệ,…
Trong tương lai, với sự phát triển vũ bão của
khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp may
mặc cũng như cho các hoạt động sản xuất cần
thêm nhiều giải pháp hơn nữa để đảm bảo cho sự
phát triển bền vững của doanh nghiệp, đồng thời
với việc đóng góp cho sự phát triển chung của cả
cộng đồng.

Trang 243


HỘI NGHỊ KH&CN TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC
Ngày 14, tháng 10, 2017 tại ĐH Bách Khoa – ĐHQG Tp.HCM

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đánh giá trình độ công nghệ một số ngành
chủ lực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở KH&CN TPHCM, 2004.
[2]. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động

nghiên cứu phát triển và quản trị công nghệ
trong doanh nghiệp. Trung tâm Thiết kế Chế
tạo Thiết bị mới, 2015.
[3]. Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ
thông qua chuyển giao công nghệ và R&D ở
các doanh nghiệp ngành dược và thực phẩm
tại TP HCM. Trường Đại học Quốc tế, 2014.
[4]. Khánh Băng. Khuyến khích thúc đẩy chuyển
giao và đổi mới công nghệ. Báo Nhân Dân
16/3/2017.
[5]. Nguyễn Hùng. Đổi mới công nghệ: Lối thoát
cho các doanh nghiệp trong nước. Báo Dân
Trí 02/09/2015.

[6]. Phong Vũ. Doanh nghiệp với vấn đề đổi mới
công nghệ. Vietnam Federation of UNESCO
Association 20/7/2010.
[7]. Xây dựng hệ thống chuyển giao công nghệ
phục vụ đổi mới công nghệ cho các ngành
công nghiệp chủ lực trên địa bàn TP HCM.
ĐHQG TP HCM, 2009.
[8]. Nguyễn Đăng Dậu, Nguyễn Xuân Tài. Quản
trị công nghệ. NXB Thống kê, 2003.
[9]. Trần Thanh Lâm, Đoàn Thanh Hải. Quản trị
công nghệ. NXB Lao động, 2009.
[10]. Lý Tiến Dũng. Giáo trình Quản lý công nghệ.
NXB Thống Kê, 2006.
[11]. Phan Quốc Nguyên. Sổ tay Quản trị công
nghệ và đổi mới sáng tạo. IPP – Topica,
2012.

[12]. Nguyễn Đình Bình & Nguyễn Hữu Xuyên.
Đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp
hỗ trợ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2015.

DEVELOPMENT AND IMPROVEMENT OF TECHNOLOGY
IN OPERATIONAL MANAGEMENT
OF TEXTILE AND GARMENT INDUSTRY

ABSTRACT:
Technology has played an important role in
the development of human society. Starting at the
end of 20th century, this role has been strongly
defined and sharpened through many remarkable
technological innovation such as the use of
information technology in the management and
operation of large corporations. Unfortunately, this
application has not been introduced widely and
employed effectively yet. Each different type of
business or company has specialized type of
operational management, thus it is difficult for
them to find suitable ones.

This article focuses on the development of the
information technology to improve the competitive
advantage of textile and garment companies in
Vietnam. By exploring the broad wide knowledge
and actively looking for effective management in
the textile industry, the objective is to create
specialized IT management for different sizes of
businesses, ranging from big, medium to small

size. The result of this research will faciliate any
business corporation in terms of exploring,
defining, selecting, and developing the right
product for its company.

Keywords: information technology management, resource management in textile industry, effective
operational management

Trang 244



×