Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

7 kỹ năng hữu ích giúp bạn giải quyết xung đột nơi làm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.71 KB, 6 trang )

7 kỹ năng hữu ích giúp bạn giải quyết xung đột nơi làm việc



Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công việc sẽ không thể tránh được những ý kiến
trái chiều. Việc cần làm là tìm cách để giải quyết xung đột kịp thời, liên kết mọi người lại để
hướng về mục tiêu chung. Vậy xung đột là gì và những kỹ năng giải quyết xung đột ?

1. Xác định nguồn gốc xung đột
Có vô vàng lý do dẫn tới xung đột, để có kỹ năng giải quyết xung đột thì trước tiên bạn phải tìm ra
nguyên nhân chính dẫn đến xung đột. Xác định nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn là việc vô cùng quan
trọng mà bạn phải làm, vì nếu không xác định được nguyên nhân thì sẽ không biết giải quyết từ đâu,
giải quyết những gì và làm sao để các bên đều cảm thấy công bằng.

2. Nút thắt của vấn đề
Khi xác định được nguyên nhân xung đột, tiếp theo bạn cần tìm ra người gây ra mâu thuẩn tại nơi làm
việc. Nguyên nhân xung đột là do mâu thuẩn cá nhân hoặc tập thể về vấn đề nào đó và không tìm
được tiếng nói chung, lâu dài mối quan hệ giữa mọi người càng bị rạn nứt, sinh ra hiểu lầm giữa người
này với người kia, nhóm này với nhóm kia. Để giải quyết được xung đột bạn phải tìm ra nút thắt
chính của nó rồi tìm cách tháo gỡ.


3. Biết lắng nghe
Dù bạn đã tìm ra nguyên nhân, người gây ra cuộc tranh cãi nhưng chớ vội vàng kết luận hay tìm cách
giải quyết ngay mà trước tiên bạn hãy lắng nghe ý kiến của người trong cuộc. Nếu bạn hiểu được mong
muốn của họ thì mới bắt đầu tìm cách giải quyết xung đột, giải tỏa sự hiểu lầm để các thành viên xích
lại gần nhau hơn.

4. Có nhiều sự lựa chọn



Khi có sự mâu thuẫn tức là do các bên không đồng nhất quan điểm. Để giải quyết được vấn đề này bạn
không nên đưa ra một lựa chọn duy nhất và buộc các bên làm theo mà hãy đưa ra nhiều lựa chọn để
họ thảo luận rồi cùng chọn được giải pháp tốt nhất, không đưa các bên vào thế bị ép buộc, vì như thế
chẳng những không giải quyết được vấn đề mà sẽ còn làm cho xung đột lên cao.

5. Công bằng là kỹ năng giải quyết xung đột

Để có kỹ năng giải quyết xung đột bạn phải đặt mình vào vị trí người trọng tài, phân xử công bằng,
không thiên vị cho bên nào. Vì lúc này các bên đều muốn họ đúng và được người khác ủng hộ. Nếu như
vô tình bạn đứng về bên nào sẽ làm bên còn lại nghĩ bạn là người không công bằng và mâu thuẫn sẽ
vẫn cứ tiếp diễn.

6. Nhìn nhận lại vấn đề


Khi tìm ra nguyên nhân chính của vấn đề và hiểu rõ mấu chốt cuộc xung đột, thì cẩn thận nhìn nhận lại
vấn đề để chắc rằng mọi điều bạn biết là đúng với sự thật, bạn có cái nhìn khách quan. Chỉ khi đó bạn
mới giải quyết vấn đề công bằng được.

7. Gác cái tôi cá nhân sang một bên
Khi bạn là người đứng ra phân xử, bạn cần tạm gác cái tôi cá nhân sang một bên. Bạn nên hiểu rằng
khi vấn đề nào đó trở nên căng thẳng dẫn tới xung đột nghĩa là do cái tôi cá nhân của mỗi người quá
lớn, không ai muốn nhường ai. Cho nên nếu lúc đó bạn cũng đề cao cái tôi cá nhân thì chắc chắn bạn
sẽ bị thất bại ê chề. Hãy suy nghĩ theo hướng mình vì mọi người có như thế bạn mới giải quyết được
xung đột một cách ổn thỏa nhất.
Tranh cãi trong môi trường làm việc không phải luôn luôn xấu, nhưng cho dù sự xung đột có đem lại lợi
ích cho cá nhân, tập thể thì cũng cần được tháo gỡ. Vì nếu để lâu ngày xung đột sẽ trở nên lớn hơn và
sẽ không hề tốt cho cá nhân và tập thể.
Chia sẻ và đóng góp ý kiến cùng VIECOI.VN nhé!
Tìm hiểu BÍ QUYẾT GIÚP BẠN TẠO ẤN TƯỢNG TỐT NƠI LÀM VIỆC MỚI.

Mai Ly



×