Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

SKKN LỰA CHỌN BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH NAM LỚP 11TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.54 KB, 10 trang )

SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 3

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2015-2016

Tên SKKN: LỰA CHỌN BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC
SINH NAM LỚP 11TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 3.
Tác giả: Nguyễn Minh Luận Chức vụ: Giáo viên, môn Thể dục
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I.THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN:
1. Thực trạng.
Ngày đầu về trường mới, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, chưa
đồng bộ. Song những năm qua, nhà trường đã khắc phục những khó khăn từng bước phấn
đấu. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đẩy mạnh các hoạt động
giáo dục, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
Năm học 2015 - 2016 nhà trường có 27 lớp với tổng số1063 học sinh trong đó học
sinh lớp 11 là 330 học sinh.
Qua thời gian giảng dạy bộ môn thể dục ở trường, tôi nhận thấy sự phát triển thể
lực nói chung và sức nhanh nói riêng của các em học sinh còn nhiều mặt hạn chế dẫn đến
kết quả của bộ môn chưa thực sự cao.
2. Nguyên nhân của thực trạng trên:
* Đối với giáo viên
- Do bước đầu tiếp cận với đối tượng học sinh nên chưa thực sự hiểu được khả
năng tiếp thu được phương pháp học và hoàn cảnh của học sinh .
- Do phương pháp của giáo viên chưa phù hợp với học sinh, sự kết hợp giữa các
phương pháp giảng dạy chưa thực sự được mềm dẻo, linh hoạt, khoa học.


* Đối với học sinh :
- Do đặc thù bộ môn hoạt động ở ngoài trời, học sinh chưa có ý thức tự giác tích
cực, chủ động trong quá trình lập luyện ở nhà trường và gia đình.


- Tình trạng sức khoẻ của học sinh còn chưa tốt để phát huy hết tính năng, yêu cầu
của bộ môn.
- Điều kiện học về thời gian của các em học sinh ở gia đình còn rất hạn hẹp, do
tình hình kinh tế trên địa bàn còn nhiều khó khăn.
II. BIỆN PHÁP:
1. Biện pháp cụ thể:

+ Bước 1: Thu thập thống kê các chỉ tiêu đã được sử dụng để đánh giá sự phát triển
sức nhanh cho nam học sinh lớp 11 trong các tư liệu hiện có.
+ Bước 2: Dùng phiếu phỏng vấn để lấy ý kiến của các giáo viên thể dục .
Qua đó để tiển chọn những chỉ tiêu có giá trị sử dụng cao và có tính khả thi trong thực
tiển
Với mục đích lựa chọn một cách khách quan, khoa học và chính xác các chỉ tiêu
đánh giá sự phát triển sức nhanh cho nam học sinh trung học phổ thông ở môn nhảy xa,
đề tài tiến hành phỏng vấn bằng phiếu một lần với 30 giáo viên thể dục về các chỉ tiêu đã
được sử dụng để đánh giá sự phát triển sức nhanh cho học sinh nam lớp 11.Trả lời theo 3
mức sau:
- Rất quan trọng :
- Quan trọng

:

- Bình thường
Các chỉ tiêu được đưa ra trong phiếu phỏng vấn là kết quả của việc nghiên cứu các
tài liệu liên quan và sự quan sát sư phạm các buổi tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của

thầy cô giáo đứng lớp. Kết quả phỏng vấn các chỉ tiêu đánh giá sức nhanh cho nam học
sinh lớp 11 được phản ánh ở bảng 3.
Bảng 3.1. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CÁC TEST ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN SỨC
NHANH CHO HỌC SINH NAM LỚP 11 .

TT

TEST

1
2
3
4
5

Chạy 30m xuất phát cao(giây)
Chạy 30m tốc độ cao(giây)
Chạy 30m xuất phát thấp(giây)
Chạy 60m xuất phát thấp(giây)
Chạy 60m tốc độ cao(giây)

Kết quả phỏng
vấn lần 1
(n = 30 )
Điểm Tỷ lệ %
22
73.33
28
93.33
20

67.66
26
83.33
18
60.00

Kết quả phỏng
vấn lần 2
(n = 30 )
Điểm Tỷ lệ %
22
73.33
28
93.33
22
73.33
28
93.33
18
60.00


6
7
8
9

Chạy 80m tốc độ cao(giây)
19
63.33

19
63.33
Chạy 100m( sử dụng)
19
63.33
19
63.33
Nhảy dây nhanh 30 giây( lần)
18
60.00
19
63.33
Chạy tại chổ trong vòng 10 23
76.66
24
80.00
giây( lần)
Cho thấy kết quả phỏng vấn có sự tương đồng của các ý kiến trả lời. những chỉ
tiêu nào trong lần phỏng vấn thứ nhất được đánh giá cao thì hầu như ở lần thứ hai cũng
được đánh giá cao. Trái lại những chỉ tiêu nào được đánh giá thấp trong lần phỏng vấn
thứ nhất thì cũng không được tán đồng trong lần phỏng vấn thứ hai.
Vấn đề đặt ra là lựa chọn những chỉ tiêu nào qua kết quả hai lần phỏng vấn? Theo
những tác giả đi trước những chỉ tiêu được lựa chọn là những chỉ tiêu có sự tán đồng ít
nhất từ 70% ý kiến trở lên ở mức rất quan trọng cả hai lần phỏng vấn.Thống nhất với
quan điểm đó ở mức tán đồng rất quan trọng (Bảng 3.1). Đề tài chọn được 3 chỉ tiêu đánh
giá sức nhanh cho nam học sinh lớp 11, có tỷ lệ % đồng ý chiếm trên 70% số người được
phỏng vấn (30 người) qua hai lần phỏng vấn đủ điều kiện đưa vào sử dụng trong thực
tiển, đó là:
1.- Chạy 30m tốc độ cao (giây). – tương ứng 93.33% và 93.33%
2.- Chạy 60m xuất phát thấp(giây). – tương ứng 83.33% và 93.33%

3.- Chạy tại chổ trong vòng 10 giây( lần) – tương ứng 76.66% và 80.00%
Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan, cũng nhằm tránh nhữnh sai sót của bản
thân khi tuyển chọn các chỉ tiêu , ở mỗi phiếu phỏng vấn đề tài thêm một câu hỏi bỏ
trống, để các nhà chuyên môn, giáo viên ở môn Điền kinh có thể bổ sung các chỉ tiêu mà
theo họ là cần thiết khi đánh giá sức nhanh cho nam học sinh. Kết quả đề tài không bổ
sung thêm được chỉ tiêu nào vào 3 chỉ tiêu được chọn trên, vì ý kiến tán đồng sử dụng
quá ít
2. Giải pháp thực hiện:

Để thực hiện nhiệm vụ đặt ra đề tài cần giải quyết 2 vấn đề sau:
+ Vấn đề 1: Định hướng lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh cho nam học
sinh lớp 11 trường THPT Hồng Ngự 3 .
+ Vấn đề 2: Xác định cụ thể các bài tập phát triển sức nhanh cho nam học sinh
lớp 11 trường THPT Hồng Ngự 3.
2.1. Định hướng lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh cho nam học sinh
lớp 11 trường THPT Hồng Ngự 3 :
Để lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh một cách chặt chẻ và khoa học, đề tài
định hướng những yêu cầu của quá trình lựa chọn bài tập, đó là :


1. Các bài tập phải có tác dụng trực tiếp đến đối tượng tập luyện.
2. Các bài tập phải phù hợp với tâm sinh lí tuổi cũng như quá trình phát triển thể
lực của học sinh
3. Các bài tập phải hình thành được kỹ năng, kỹ xão vận động.
4. Các bài tập phải đa dạng hoá các hình thức và tập luyện., đơn giản dụng cụ hổ
trợ.
5. Các bài tập phải hợp lí vừa sức và nâng dần độ khó, khối lượng tập luyện, đảm
bảo an toàn tránh xảy ra chấn thương.
2.2 Lựa chọn các bài tập phát triển sức nhanh cho học sinh nam lớp 11
trường THPT Hồng Ngự 3:

Để có cơ sở cho việc lựa chọn các bài tập cụ thể nhầm mục đích phát triển sức
mạnh - tốc độ nâng cao thành tích nhảy xa cho học sinh nam lớp 11, bằng phương pháp
đọc, tham khảo tài liệu cũng như quan sát các buổi lên lớp của các giáo viên và qua thực
tiển giảng dạy, đề tài đã tổng hợp được 9 bài tập có liên quan đến việc phát triển sức
nhanh cho nam học sinh, đó là: Chạy 30m xuất phát cao(giây), Chạy 30m tốc độ
cao(giây), Chạy 30m xuất phát thấp(giây), Chạy 60m xuất phát thấp(giây), Chạy 60m
tốc độ cao(giây), Chạy 80m tốc độ cao(giây), Chạy 100m( sử dụng), Nhảy dây nhanh 30
giây( lần), Chạy tại chổ trong vòng 10 giây( lần)
Song, 9 bài tập trên được đề tài soạn thảo thành phiếu và tiến hành phỏng vấn 30
giáo viên thể dục ở huyện Hồng Ngự. Để bảo đảm tính khách quan của các ý kiến trả lời,
đề tài đã tiến hành phỏng vấn hai lần. Theo nguyên tắc đề ra ở mục ( 2.2.1 ),chỉ chọn
những bài tập có mức tán đồng “ Thường xuyên sử dụng “ chiếm 70% ý kiến trở lên

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên bài tập
Chạy 30m xuất phát cao(giây)
Chạy 30m tốc độ cao(giây)
Chạy 30m xuất phát thấp(giây)
Chạy 60m xuất phát thấp(giây)
Chạy 60m tốc độ cao(giây)

Chạy 80m tốc độ cao(giây)
Chạy 100m( sử dụng)
Nhảy dây nhanh 30 giây( lần)
Chạy tại chổ trong vòng
giây( lần)

Kết quả phỏng vấn Kết quả phỏng vấn
lần 2
lần 2
( n = 30)
( n = 30 )
Số
Tỷ lệ %
Số
Tỷ lệ %
người
người
28
93.33
29
96.66
26
86.66
27
90.00
21
70.00
22
73.33
22

73.33
22
73.33
24
80.00
24
80.00
23
76.66
23
76.66
23
76.66
24
80.00
22
73.33
22
73.33
10 27
90.00
28
93.33


Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển sức nhanh của học sinh nam lớp 11
trường THPT Hồng Ngự 3 .
Như vậy, chỉ có 9 bài tập dưới đây chứa các điều kiện cần và đủ được lựa chọn để
sử dụng trong huấn luyện nhằm phát trểin sức nhanh cho học sinh nam lớp 11 như: Chạy
30m xuất phát cao(giây): 96.66%, Chạy 30m tốc độ cao(giây): 90.00%, Chạy 30m xuất

phát thấp(giây): 73.33%, Chạy 60m xuất phát thấp(giây): 73.33%/, Chạy 60m tốc độ
cao(giây): 80.00%, Chạy 80m tốc độ cao(giây): 76.66%, Chạy 100m( sử dụng): 80.00%,
Nhảy dây nhanh 30 giây( lần): 73.33%, Chạy tại chổ trong vòng 10 giây( lần): 93.33%.
2.2.1. Kế hoạch tiến hành thực nghiệm.
Để kiểm nghiệm tính hiệu quả của các bài tập phát triển sức nhanh vừa được lựa
chọn qua kết quả phỏng vấn, chúng tôi tiến hành quá trình thực nghiệm như sau . Đối
tượng thực nghiệm được chia thành 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
- Nhóm thực nghiệm: Được nhóm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên gồm 40 nam học
sinh đang học lớp 11, thời gian tập luyện mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 tiết nội dung tập
luyện sức nhanh do nhóm nghiên cứu biên soạn, dựa theo các bài tập nâng cao sức nhanh
đã được xác định ở mục (2.2 ) .
- Nhóm đối chứng: Cũng gồm 40 nam học sinh đang học lớp 11 cùng Trường,
nhóm này cũng được đề tài chọn ngẫu nhiên , thời gian tập luyện giống nhóm thực
nghiệm, mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 tiết, nội dung tập luyện theo chương trình qui định.
- Thời gian từ 31/01/ 02/2015 đến 07 /04/2016 học kì II năm học 2015 – 2016.
Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra các
đối tượng tham gia thực nghiệm 2 lần vào thời điểm:
- Trước khi tiến hành thực nghiệm . (lần 1)
- Sau khi kết thúc giai đoạn thực nghiệm . (lần 2)
Cách tiến hành kiểm tra, chấm kỹ thuật, công nhận thành tích giữa 2 nhóm là như
nhau. Các chỉ tiêu kiểm tra ở nhóm thực nghiệm là những test được nghiên cứu đánh giá
sức mạnh – tốc độ. Đó là các test được xác định ở mục (2.2.1)
1.- Chạy 30m tốc độ cao (giây).
2.- Chạy 60m xuất phát thấp(giây).
3.- Chạy tại chổ trong vòng 10 giây( lần)
2.2.2. So sánh thành tích thực hiện các test đánh giá sức nhanh của 2 nhóm
thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm :


Trước khi đi vào thực nghiệm, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra thành tích

của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm để đánh giá tố chất sức nhanh ban đầu của 2
nhóm. Sau đó kết quả kiểm tra sẽ được xử lý bằng phương pháp toán học thống kê để so
sánh trình độ ban đầu của 2 nhóm. Cụ thể kết quả xử lý số liệu được trình bài ở bảng (3.3)
Bảng 3.3: TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ CHẠY 30M TỐC ĐỘ CAO, CHẠY 60M XUẤT
PHÁT THẤP VÀ CHẠY TẠI CHỔ TRONG 10 GIÂY NHẦM PHÁT TRIỂN SỨC
NHANH CHO NAM HỌC SINH LỚP 11 TRƯỚC THỰC NGHIỆM.

THỰCNGHIỆMNHÓM CHỨNGNHÓM ĐỐI

PL

Đơn vị
Các test kiểm tra
Chạy 30m tốc độ cao

X
S
5.13 0.28

V%
5.45

E
0.02

Chạy 60m xuất phát Giây
thấp
Chạy tại chổ trong Lần
vòng 10 giây


39.9 2.63

6.60

0.02

10.1 0.42

4.14

0.01

Chạy 30m tốc độ cao

Giây

5.14 0.35

6.80

0.02

Chạy 60m xuất phát Giây
thấp
Chạy tại chổ trong Lần
vòng 10 giây

38.6 3.26
5
10.1 0.46

6

8.43

0.03

4.55

0.01

Giây

* Kết quả:
Diễn biến nhịp độ tăng trưởng của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều tăng
sau 8 tuần tập luyện. Kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng cao, đồng đều
và ổn định hơn so với nhóm đối chứng.
Tóm lại: từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy qua 2 nội dung kiểm tra, nhóm thực
nghiệm đều phát triển hơn nhóm đối chứng, đạt sự khác biệt.
Từ kết quả nghiên cứu cho phép nhận xét:
Qua nghiên cứu đã chọn được 3 bài tập phát triển sức nhanh cho học sinh nam lớp
11 trường THPT. .
Qua kiểm tra diễn biến nhịp tăng trưởng thành tích của học sinh ở 2 nhóm thực
nghiệm và đối chứng đều tăng, nhưng nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng cao, đồng đều
và ổn định hơn nhóm đối chứng. Sau 8 tuần thực nghiệm sư phạm ở học sinh nam lớp 11
trường .Các bài tập huấn luyện phát triển sức nhanh có hiệu quả và độ tin cậy.


III. HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
1.Hiệu quả:
+ Kết quả nghiên cứu đã xác định được 03 chỉ tiêu đánh giá sức nhanh cho nam

học sinh lớp 11 Trường THPT Hồng Ngự 3 , bảo đảm đủ độ tin cậy, đó là:
1.- Chạy 30m tốc độ cao (giây).
2.- Chạy 60m xuất phát thấp(giây).
3.- Chạy tại chổ trong vòng 10 giây( lần)
+ Kết quả nghiên cứu đã chọn được 09 bài tập: Chạy 30m xuất phát
cao(giây), Chạy 30m tốc độ cao(giây), Chạy 30m xuất phát thấp(giây), Chạy 60m xuất
phát thấp(giây), Chạy 60m tốc độ cao(giây), Chạy 80m tốc độ cao(giây), Chạy 100m( sử
dụng), Nhảy dây nhanh 30 giây( lần), Chạy tại chổ trong vòng 10 giây( lần) để huấn
luyện phát triển sức nhanh cho học sinh nam lớp 11 . Kiểm chứng trong thực tiển chứng
tỏ tính ưu việt của hệ thống các bài tập được lựa chọn trước những bài tập hiện hành
trong việc phát triển sức nhanh cho nam học sinh lớp 11, với mức tăng trưởng của nhóm
thực nghiệm (W %) cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng (W % ) sau 8 tuần thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm
T
T
1
2
3

Nhóm đối chứng

Test kiểm tra
W%
Chạy 30m tốc độ cao 6.80
(giây).
Chạy 60m xuất phát 8.43
thấp(giây).
Chạy tại chổ trong 4.55
vòng 10 giây( lần).
2. Khả năng áp dụng:


P

W%

P

>0.05

5.45

>0.05

>0.05

6.60

>0.05

>0.05

4.14

>0.05

+ Ứng dụng 09 bài tập đã được đề xuất trong đề tài trong quá trình giảng
dạy để phát triển sức nhanh cho học sinh nam THPT. Qua kết quả nghiên cứu đề tài nhận
thấy phát triển sức nhanh cho học sinh nam do nhiều yếu tố tạo nên như: Tố chất thể lực,
đặc điểm về hình thái cũng như đặc điểm tâm sinh lí. Do đó cần nghiên cưu sâu hơn và
tổng quát hơn về tất cả các yếu tố cấu phát triển sức nhanh để có một hệ thống bài tập

hoàn chỉnh nhằm phát triển sức nhanh cho học sinh Trung học Phổ Thông.
+ Sáng kiến kinh nghiệm của tôi, sử dụng một số bài tập phát triển sức
nhanh cho học sinh nam lớp 11. SKKN đã đạt được những kết quả nhất định và tôi đang
áp dụng giảng dạy vào các ở lớp trong năm học 2015 -206.






×