Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Đạo đức làm việc nơi công sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.57 KB, 2 trang )

Đạo đức làm việc nơi công sở

Trong mỗi nơi, mỗi tập thể đều có những quy định khác nhau về chế độ chính sách thưởng phạt cho nhân
viên nhưng không cơ quan đơn vị nào đưa ra một định nghĩa cụ thể cho đạo đức nghề nghiệp. Nơi công sở
là một tập thể gắn kết với nhau trong công việc và hoạt động chung của công ty đơn vị đó, vì thế sự tôn
trọng lắng inghe nhau là điều hết sức cần thiết mà người ta gọi đó là “ đạo đức nghề nghiệp nơi công sở “.
Vậy phạm trù của định nghĩa này được hiểu như thế nào và nó ở những phương diện nào ? Dưới đây là một
số phương diện cơ bản mang tính chất tham khảo để thể hiện mình là người có đạo đức và có tâm với nghề
nghiệp của mình.

Trung thực
Trung thực luôn là điều tất yếu trong bất kì công việc nào.Trong bất kì mối quan hệ nào, bạn cũng cần phải có tính
trung thực, không nên nói khoát về vị trí của mình, không nói quá khoa trương với đồng nghiệp nhất là trong công
việc, rất có thể bạn sẽ động chạm đến lĩnh vực chuyên môn của họ mà bạn lại nói sai sự thật thì không hay tí nào.
Như vậy sẽ làm cho đồng nghiệp không phục mà càng xa lánh bạn hơn. Hơn nữa, nó lại trái với lương tâm nghề
nghiệp của mình, chữ “tâm” trong nghề của bạn sẽ bị đồng nghiệp chối bỏ và chữ “ không trung thực”.

Mối quan hệ với đồng nghiệp
Trong công việc, mối quan hệ đồng nghiệp là điều quan trọng nhất. Nó chẳng những làm cho mối quan hệ xã hội của
bạn trở nên tốt đẹp hơn mà tình cảm đồng nghiệp cũng sẽ khắn khít hơn. Đạo đức nghề nghiệp ở mối quan hệ đồng
nghiệp ở đây được hiểu theo nghĩa xa hơn. Đó là mối quan hệ với những đồng nghiệp khác giới đã có gia đình.
Trong mối quan hệ này, bạn cần phải thận trọng trong cách cư xử cũng như lời nói hành động. Có thể bạn thì nghĩ
đó là mối quan hệ bình thường nhưng với người khác nhìn vào họ sẽ thấy không phải như vậy. Vì vậy hãy giữ gìn
mối quan hệ đồng nghiệp thật sự trong sáng lành mạnh, nó là thước đo giá trị đạo đức của con người và trong mối
quan hệ với đồng nghiệp trong công sở.

Nguyên tắc trong công việc


Không phải cứ làm theo nguyên tắc, không động chạm đến ai, không hằn học ai thì bạn là người có đức trong nghề
nghiệp đâu nhé. Bạn không thể giữ riêng cho mình một công việc mà không chia sẻ với ai, không thể cứ bảo thủ giữ


ý kiến cho riêng mình là được. Bởi đạo đức trong nghề còn thể hiện qua thái độ làm việc mỗi ngày, đồng nghiệp sẽ
từ đó mà nhìn nhận bạn có phải là người có tâm, có đạo đức nghề nghiệp hay không ? Trong công việc, sự đánh giá
đạo đức của một con người dựa vào sự chấp hành quy định nơi làm việc: đi đúng giờ, làm đúng việc,…không thể lúc
làm lúc nghỉ, muốn đi đâu lúc nào thì đi. Như vậy thì bạn nên xem lại thái độ làm việc của mình có được xem là “đạo
đức” nghề nghiệp không nhé !

Dùng của công làm việc riêng
Nhiều người hay có thói quen mượn đồ của công ty để làm việc riêng, có khi chiếm lĩnh của công đó để đem về nhà
làm của riêng mình. Cho dù những hành vi nhỏ nhặt nhất mọi người cũng sẽ đánh giá bạn là con người như thế nào.
Có nhiều người hay lợi dụng những lúc mọi người đi ăn cơm hay không có ai ở công ty họ lại lấy những thứ như bút
tẩy, những cuốn sổ nhỏ hay máy in…để tranh thủ cho công việc của mình. Có thể bạn sẽ cho rằng những thứ này là
nhỏ nhặt không đáng gì nhưng nếu lặp lại những điều này nhiều lần bạn sẽ nghĩ người đó như thế nào?

Tinh thần trong công việc
Đến công ty, bạn luôn luôn dán mắt vào vi tính để lướt web, chơi game trong khi nhiệm vụ của mình lại chưa hoàn
thành. Bạn lúc nào cũng đi muộn về trễ trong khi công việc lúc nào cũng dồn dập ? Công việc cũ chưa hoàn thành thì
công việc mới lại đến, bạn chỉ làm cho qua loa cho xong công việc cũ để kịp tiến độ và có thời gian để nghỉ. Trong khi
đó đến mỗi lần nhận lương bạn lại luôn muốn được lương cao và có nhiều tiền thưởng, thử hỏi bạn nhận những
đồng lương đó có thật sự xứng đáng với những gì bạn làm được chưa? Nếu cứ tiếp tục tình trạng như vậy, chắc
chắn bạn sẽ không có chỗ đứng nào phù hợp trong công ty đó nữa.Vì vậy hãy chấn chỉnh lại ngay và lấy lại tinh thần
làm việc bạn nhé !
- Đạo đức làm việc nơi công sở -



×