Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC KHAI SAI HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VŨ MẠNH HÀ * CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC KHAI SAI HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU * 2017
NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC KHAI SAI HÓA ĐƠN
THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

VŨ MẠNH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC KHAI SAI HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT
ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC KHAI SAI HÓA ĐƠN
THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

VŨ MẠNH HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC KHAI SAI HÓA ĐƠN
THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế học

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106

Họ và tên học viên: VŨ MẠNH HÀ

Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Vũ Mạnh Hà, là học viên lớp Cao học CH22KTQT01, chuyên
ngành kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 Thành phố Hồ Chí
Minh.
Tơi xin cam đoan Luận văn với đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI VIỆC KHAI SAI HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HĨA CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT
NAM” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà.
Các số liệu, thông tin, tài liệu để thực hiện luận văn là trung thực, chính xác
và có ghi nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn
chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tác giả Luận văn

Vũ Mạnh Hà


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập tại Trường Đại học Ngoại thương, đến nay tác giả
đã nghiên cứu và hồn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình. Trước tiên, tác giả

xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các Thầy Cô trong Ban Lãnh đạo nhà
trường, Q Thầy Cơ khoa sau đại học đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý
báu, luôn động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả cũng như các học viên khác trong
suốt quá trình học tập chương trình cao học tại Nhà trường.
Đặc biệt tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn
Thị Thu Hà, người đã dành nhiều thời gian tâm huyết hướng dẫn trực tiếp luận văn,
đã có những góp ý rất quý giá cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
đề tài được giao một cách tốt nhất.
Cuối cùng tác giả cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã ln ủng hộ, động viên và cỗ vũ tinh thần trong quá trình học tập và hồn
thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu, song luận văn vẫn
khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được được sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 09 năm 2017
Tác giả

Vũ Mạnh Hà


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các sơ đồ, hình vẽ, bảng biểu
Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................1

1.1. Lý do thực hiện đề tài .............................................................................................. 1
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................................... 8
1.2.1. Nghiên cứu trong nước .................................................................................... 8
1.2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................ 8
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................13
1.3.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................13
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................13
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu .........................................................................................13
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................14
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................14
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................14
1.6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................14
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................15
1.8. Kết cấu của luận văn..............................................................................................16
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................17
2.1. Cơ sở lý thuyết về khai sai hóa đơn thương mại trong hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa .......................................................................................................17
2.1.1. Khái niệm về hóa đơn thương mại ...............................................................17
2.1.2. Khái niệm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá ............................................18


2.1.3. Khái niệm về khai báo sai hóa đơn thương mại và các hình thức khai báo
sai hố đơn thương mại.............................................................................................18
2.1.3.1. Khái niệm về khai báo sai hóa đơn thương mại ................................18
2.1.3.2. Các hình thức khai báo sai hóa đơn thương mại ...............................20
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc khai báo sai hóa đơn thương mại ................22
2.2.1. Gánh nặng thuế ...............................................................................................22
2.2.2. Tham nhũng.....................................................................................................25
2.2.3. Khả năng kiểm toán........................................................................................25

2.2.4. Lạm phát ..........................................................................................................26
2.2.5. Ðộ mở thương mại của nền kinh tế ..............................................................26
2.2.6. Thâm hụt tài khoản vãng lai ..........................................................................27
2.2.7. Lãi suất .............................................................................................................28
2.2.8. Tỷ giá hối đoái ................................................................................................29
2.2.9. Độ mở tài khoản vốn ......................................................................................29
2.2.10. Chênh lệch tỷ giá hối đoái thị trường chợ đen ..........................................30
2.2.11. Sự ổn định chính trị ......................................................................................30
2.2.12. Nợ cơng..........................................................................................................31
2.2.13. Các yếu tố khác .............................................................................................31
2.3. Mơ hình nghiên cứu đề nghị .................................................................................32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU ...............35
3.1. Quy trình và phương pháp nghiên cứu ................................................................35
3.2. Mẫu nghiên cứu, mô tả các biến và nguồn dữ liệu ............................................37
3.2.1. Mẫu nghiên cứu ..............................................................................................37
3.2.2. Biến phụ thuộc ................................................................................................38
3.2.3. Biến độc lập .....................................................................................................39
3.2.3.1. Cân bằng tài khoản vãng lai (CAB) ..................................................39
3.2.3.2. Tự do hóa tài chính (FIF) ..................................................................40
3.2.3.3. Thuế đánh vào hàng nhập khẩu (TOI) ..............................................40
3.2.3.4. Thuế đánh vào hàng xuất khẩu (TOE) ..............................................41


3.2.3.5. Lãi suất tiền gửi hay lãi suất huy động .............................................41
3.2.3.6. Ðộ mở thương mại (TRO) ................................................................41
3.2.3.7. Sự ổn định chính trị (POS) ................................................................41
3.2.3.8. Tỷ giá hối đối thực đa phương (REER) ..........................................42
3.3. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................43
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu.............................................................................44

3.4.1. Phân tích thống kê mơ tả ...............................................................................44
3.4.2. Phân tích hồi quy dữ liệu bảng .....................................................................45
3.4.3. Các kiểm định của mơ hình dữ liệu bảng ....................................................46
3.4.3.1. Kiểm định lựa chọn mơ hình.............................................................46
3.4.3.2. Kiểm định sự vi phạm các giả định của mơ hình ..............................47
3.4.4. Hồi quy Robust khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi của mơ
hình ..............................................................................................................................48
3.4.5. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình tổng thể ..............................................48
3.4.5.1. Kiểm định giả thuyết về hệ số hồi qui của các biến giải thích .........48
3.4.5.2. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ..................................................49
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3............................................................................................49
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................50
4.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm .........................................................................50
4.1.1. Thống kê mô tả các biến ................................................................................50
4.1.2. Phân tích ma trận tương quan .......................................................................55
4.1.3. Kiểm định lựa chọn mơ hình hồi quy...........................................................57
4.1.3.1. Mơ hình khai thấp hóa đơn thương mại hàng XK (mơ hình 1) ........58
4.1.3.2. Mơ hình khai cao hóa đơn thương mại hàng XK (mơ hình 3) ..........58
4.1.3.3. Mơ hình khai thấp hóa đơn thương mại hàng NK (mơ hình 2) ........59
4.1.3.4. Mơ hình khai cao hóa đơn thương mại hàng NK (mơ hình 4) ..........59
4.1.4. Kiểm định sự vi phạm các giả định của mơ hình .......................................60
4.1.4.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ................................................60
4.1.4.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ................................................60
4.1.4.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ...............................................60


4.1.5. Hồi quy Robust khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi của mơ
hình ..............................................................................................................................61
4.1.6. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình .............................................................61
4.1.7. Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy 04 mơ hình, kiểm định giả thuyết về

hệ số hồi quy của các biến giải thích ......................................................................62
4.2. Thảo luận kết quả ...................................................................................................64
4.2.1. Cân bằng tài khoản vãng lai ..........................................................................64
4.2.2. Sự tự do tài chính ............................................................................................65
4.2.3. Thuế đánh vào hàng nhập khẩu ....................................................................66
4.2.4. Lãi suất tiền gửi ..............................................................................................67
4.2.5. Tự do hoá thương mại ....................................................................................69
4.2.6. Sự ổn định chính trị ........................................................................................72
4.2.7. Tỷ giá hối đối thực đa phương ....................................................................73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4............................................................................................74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................75
5.1. Khuyến nghị liên quan đến tài khoản vãng lai của Việt Nam ..........................75
5.2. Khuyến nghị liên quan đến nhân tố tự do tài chính ...........................................78
5.3. Khuyến nghị liên quan đến chính sách thuế và chính sách thương mại .........79
5.3.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ, Bộ Tài chính ...........................................79
5.3.2. Khuyến nghị với Tổng Cục Hải quan ..........................................................81
5.4. Khuyến nghị liên quan đến chính sách lãi suất ..................................................91
5.5. Khuyến nghị liên quan đến việc ổn định tình hình chính trị ............................92
5.6. Khuyến nghị liên quan đến chính sách tỷ giá .....................................................94
5.7. Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................94
5.7.1. Một số hạn chế của đề tài ..............................................................................94
5.7.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ..........................................................................95
TIỂU KẾT CHƯƠNG 5............................................................................................95
KẾT LUẬN ...............................................................................................................96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

AANZFTA

Diễn giải từ viết tắt
Hiệp định khu vực thương mại tư do Asean - Úc và Niu Di Lân

ACFTA

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc

ADB
AEC
AFTA

The Asian Development Bank: Ngân hàng Phát triển Châu Á
ASEAN Economic Community: Cộng đồng Kinh tế ASEAN
ASEAN Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AITIG

Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn Độ

AJCEP

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản

AKFTA

ASEM

Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc

Asia-Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương
Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
The Asia-Europe Meeting: Diễn đàn hợp tác Á-Âu

BTA

Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ

CIF

Cost-Insurance and Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

CPI

Consumer Price Index: Chỉ số giá tiêu dùng

DN

Doanh nghiệp

EEU

Hiệp định Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu

EU

European Union: Liên minh châu Âu


FDI

Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEM

Fixed Effect Model: Mơ hình theo phương pháp tác động cố định

FOB
FTA

Free on Board: Giao hàng lên tàu
Free Trade Agreement: Hiệp định khu vực thương mại tự do
General Agreement on Tariffs and Trade: Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại
Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm trong nước
Harmonized Commodity Decription and Coding System: Hệ
thống hài hố mơ tả và mã hố hàng hoá
Identification: Là mã tài khoản để nhận dạng, quản lý
International Monetary Fund: Quỹ Tiền tệ quốc tế
International Trade Centre: Trung tâm Thương mại Quốc tế
Multiple Indicators and Multiple Causes: Mơ hình ngun nhân
và kết quả

APEC
ASEAN

GATT
GDP
HS

ID
IMF
ITC
MIMIC


NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NK
NTB

SEM

Nhập khẩu
Non-Tariff Barrier: Hàng rào phi thuế quan
Organisation for Economic Co-operation and Development: Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Real effective exchange rate: Tỷ giá hối đối thực đa phương
Random Effect Model: Mơ hình theo phương pháp tác động ngẫu
nhiên
Structural Equation Modeling: Mơ hình phương trình cấu trúc

TCHQ
TCT
TCTK

Tổng cục Hải quan
Tổng cục Thuế

Tổng cục Thống kê

OECD
REER
REM

Thương mại
Trans-Pacific Partnership Agreement: Hiệp định Đối tác xuyên
TPP
Thái Bình Dương
UN
United Nations: Liên hiệp quốc
UN
The United Nations Commodity Trade Statistics Database: Cơ sở
COMTRADE dữ liệu thống kê thương mại về hàng hoá của Liên hiệp quốc
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization:
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
United Nations Office on Drugs and Crime: Cơ quan Phòng
UNODC
chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hiệp quốc
USD
United States Dollar: Đồng đô la Mỹ
Vietnam Chamber of Commerce and Industry: Phịng Thương
VCCI
mại và Cơng nghiệp Việt Nam
VCFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile
Vietnam Customs Intelligence Information System: Hệ thống
VCIS

thơng tin tình báo Hải quan Việt nam
VIF
Variance Inflation Factor: Hệ số phóng đại phương sai
TM

WB
WCO
WDI

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc
Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated System: Hệ
thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam
World Bank: Ngân hàng Thế giới
World Customs Organization: Tổ chức Hải quan thế giới
World Development Indicators: Các chỉ số phát triển thế giới

WTO

World Trade Organization: Tổ chức thương mại thế giới

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

VJEPA

VKFTA
VNACCS


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Số hiệu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 3.1
Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12
Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3

Hình 1.4
Hình 2.1
Sơ đồ 3.1

Tên các hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu
Trang
Trị giá khai sai hoá đơn TM tại Việt Nam giai đoạn 20042
2013
Khai báo sai hóa đơn TM theo mức độ tổng kim ngạch XNK
3
theo quốc gia từ năm 2011-2016
Mô tả các biến được sử dụng trong mơ hình hồi quy
42-43
Thống kê mơ tả mẫu quan sát mơ hình 1
51
Thống kê mơ tả mẫu quan sát mơ hình 3
52
Thống kê mơ tả mẫu quan sát mơ hình 2
53
Thống kê mơ tả mẫu quan sát mơ hình 4
54
Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình 1
55
Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình 3
55
Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình 2
56
Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình 4
57
Kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy cho mơ

58
hình 1
Kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy cho mơ
58
hình 3
Kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy cho mơ
59
hình 2
Kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy cho mơ
59
hình 4
Hệ số VIF của 04 mơ hình khai sai hóa đơn TM hàng hóa
60
XK, NK
Kết quả kiểm định qua chỉ số Durbin-Watson
60
Kết quả kiểm định qua mơ hình hồi quy phụ
60
Kết quả hồi quy Robust
61
Kết quả kiểm định sự phù hợp của mơ hình
61
Kết quả hồi quy bằng phương pháp REM và ROBUST
62
Biểu đồ minh họa việc khai thấp hóa đơn TM đối với hàng
4
NK
Biểu đồ minh họa việc khai cao hóa đơn TM đối với hàng
5
NK

Biểu đồ minh họa việc khai thấp hóa đơn TM đối với hàng
5
XK
Biểu đồ minh họa việc khai cao hóa đơn TM đối với hàng
6
XK
Mơ hình nghiên cứu
33
Sơ đồ quy trình nghiên cứu
35


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Báo cáo của Tổ chức Liêm chính Tài chính tồn cầu về “Dịng chảy tài chính
bất hợp pháp từ các nước đang phát triển giai đoạn 2004 - 2013” đã cho thấy việc
khai báo sai hoá đơn thương mại trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tại
các quốc gia đang phát triển trên toàn thế giới ngày càng nghiêm trọng, đã đặt ra rất
nhiều thách thức cho các nhà làm chính sách tại các quốc gia này và đây cũng là
vấn đề nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế trong thời gian
qua. Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn đề này chưa được nghiên cứu và xem xét một
cách đầy đủ.
Mục tiêu của tác giả trong nghiên cứu này là nhằm ước lượng mức độ khai báo
sai hố đơn thương mại và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc khai báo sai
hoá đơn thương mại trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam
với 91 quốc gia trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2016. Nghiên cứu được thực hiện
trên cả 04 mơ hình là khai thấp và khai cao hố đơn thương mại đối với hàng xuất
khẩu, khai thấp và khai cao hoá đơn thương mại đối với hàng nhập khẩu. Dữ liệu
thương mại được sử dụng để phân tích, ước lượng, kiểm định là dữ liệu kim ngạch
xuất khẩu, nhập khẩu cộng gộp hàng năm và dữ liệu kim ngạch xuất khẩu, nhập
khẩu của một số mặt hàng lớn giữa Việt Nam và 91 nước đối tác. Kết quả ước

lượng cho thấy tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu khai báo sai hóa đơn thương
mại ở Việt Nam 16 năm từ năm 2001 - 2016 là 620,2 tỷ USD, trung bình mỗi năm
là 38,7 tỷ USD. Tổng tổn thất thuế gộp do hành vi khai báo sai hoá đơn thương mại
trong giai đoạn trên là 40,09 tỷ USD, tổng tổn thất thuế dòng do trốn thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp trong cùng giai đoạn là 27,9 tỷ
USD.
Kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy có ba yếu tố ảnh hưởng tới việc khai thấp
hóa đơn thương mại hàng xuất khẩu là: độ mở thương mại của nền kinh tế, sự ổn
định chính trị, tỷ giá hối đối thực đa phương; có năm yếu tố ảnh hưởng tới việc
khai cao hóa đơn thương mại hàng xuất khẩu là: thâm hụt tài khoản vãng lai, tự do
tài chính, lãi suất huy động của ngân hàng, độ mở thương mại của nền kinh tế và tỷ


giá hối đối thực đa phương; có sáu yếu tố ảnh hưởng tới việc khai thấp hóa đơn
thương mại hàng nhập khẩu là: thâm hụt tài khoản vãng lai, tự do tài chính, thuế
đánh vào hàng NK, lãi suất huy động của ngân hàng, độ mở thương mại của nền
kinh tế và sự ổn định chính trị; có hai yếu tố ảnh hưởng tới việc khai cao hóa đơn
thương mại hàng nhập khẩu là: lãi suất huy động của ngân hàng và tỷ giá hối đoái
thực đa phương.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị về chính sách và
biện pháp cho các cơ quan hữu quan trong việc quản lý nhằm phòng ngừa, ngăn
chặn các hành vi khai báo sai hoá đơn thương mại trong hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hoá của doanh nghiệp tại Việt Nam.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do thực hiện đề tài
Trong nhiều năm qua, để thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế quốc

và tự do hóa thương mại Việt Nam đã khơng ngừng mở rộng quan hệ kinh tế với
các nước, tiến hành gia nhập nhiều tổ chức quốc tế, ký kết nhiều hiệp định thương
mại song phương và đa phương. Gần đây nhất Việt Nam đã tham gia vào cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC), ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Nhờ việc tích cực, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế nên kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa của nước
ta tăng trưởng liên tục, đóng vai trị quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2001 tổng trị giá hàng hóa XNK của
Việt Nam đạt 31,24 tỷ USD, thì đến năm 2016 tổng trị giá hàng hóa XNK đã đạt
con số 351,38 tỷ USD, cao gấp hơn 11,24 lần so với năm 2001. Kim ngạch xuất
khẩu (XK), nhập khẩu (NK) năm 2009, có giảm so với năm 2008 nguyên nhân là do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng đã tăng vào các năm sau
đó khi tình hình kinh tế thế giới và trong nước phục hồi (Xem kim ngạch XNK của
Việt Nam tại phụ lục 1).
Bên cạnh cơ hội thì xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm
gia tăng các loại tội phạm, hành vi gian lận có yếu tố nước ngồi như: bn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, tham nhũng, trốn thuế, chuyển giá, khai
báo sai hóa đơn thương mại (TM) khi xuất trình, làm thủ tục hải quan (Nguyễn Mại,
tr. 257-258; Nguyễn Xuân Trường, tr. 59-60). Tháng 12/2015, Tổ chức Liêm chính
Tài chính tồn cầu (Global Financial Integrity, gọi tắt là GFI) đã công bố báo cáo
“Illicit Financial Flows from Developing Countries: 2004 - 2013” (Dịng chảy tài
chính bất hợp pháp từ các nước đang phát triển giai đoạn 2004 - 2013”. Báo cáo cho
thấy lượng tiền thất thoát của Việt Nam ra nước ngoài trong một thập kỷ vừa qua
(2004 - 2013) là 92,9 tỷ USD, trung bình mỗi năm là 9,29 tỷ USD. Tổng trị giá khai
báo sai hóa đơn thương mại qua hoạt động XK, NK hàng hóa tại Việt Nam khi so


2

sánh với dữ liệu thương mại của các nước phát triển trong giai đoạn từ 2004 - 2013

là 225.149 triệu USD, cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Trị giá khai sai hoá đơn TM tại Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013
Đơn vị tính: triệu USD
NK sai hóa đơn
Quốc gia

Việt
Nam

Khai vượt
hóa đơn
(a)

Khai thấp
hóa đơn
(b)

22.497

141.047

XK sai hóa đơn
Khai
Khai vượt thấp hóa
hóa đơn
đơn
(c)
(d)
26.521


35.084

Tổng dịng
vào khai
sai hóa
đơn
(b+c)

Tổng dịng
ra khai sai
hóa đơn
(a+d)

Tổng gộp
chung
khai sai
hóa đơn
(a+b+c+d)

167.568

57.581

225.149

Nguồn: Illicit Financial Flows from Developing Countries: 2004 - 2013
Cuối tháng 01/2016, các lực lượng chức năng Việt Nam phát hiện một vụ gian
lận 7.502 tấn xăng do Công ty Cổ phần Dương Đơng Hịa Phú thực hiện trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận thơng qua thủ đoạn khai báo trên tờ khai hải quan và các
chứng từ thương mại số lượng hàng hoá thấp hơn lượng hàng thực tế NK về (Tổng

cục Hải quan, Báo cáo cơng tác kiểm sốt hải quan năm 2016, tr. 7). Doanh nghiệp
khai thấp trị giá hàng NK là xe ơ tơ dưới hình thức q biếu tặng: Tính từ ngày
01/01/2016 đến 30/09/2016, đã phát sinh 1.072 xe ô tô nhập khẩu qua các cửa khẩu
của Việt Nam dưới dạng quà biếu, quà tặng, số thuế doanh nghiệp khai báo là
1.576,9 tỷ đồng, trong đó: thuế nhập khẩu 492 tỷ đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt 856,2
tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng 228,7 tỷ đồng. Nhận thấy giá khai báo của doanh
nghiệp bất hợp lý, thấp hơn giá thực tế giao dịch trên thị trường cơ quan Hải quan
đã tiến hành xác định lại trị giá tính thuế tăng so với trị giá khai báo đối với 871 xe
ôtô, số thuế tăng thêm so với số thuế khai báo của doanh nghiệp là 887,9 tỷ đồng,
trong đó thuế NK: 277,5 tỷ đồng, thuế tiêu thụ đặc biệt là 481,8 tỷ đồng, thuế giá trị
gia tăng 128,6 tỷ đồng (Minh Phương, 871 ô tô NK bị tăng thu thuế gần 888 tỷ
đồng).
Để thấy được thực trạng mức độ khai báo sai hoá đơn thương mại theo đối tác
và mặt hàng, tác giả dựa trên phương pháp của Tehseen Ahmed Qureshi và Zafar
Mahmood; Léonce Ndikumana và James K. Boyce; Ila Patnaik, Abhijit Sen Gupta
và Ajay Shah, qua tính tốn cho thấy tổng trị giá hàng hóa XNK khai sai hóa đơn
TM trong giai đoạn 16 năm từ năm 2001 - 2016 gộp chung của tất cả sản phẩm tại
Việt Nam khi so sánh với dữ liệu TM của 91 nước đối tác là 620,3 tỷ USD, trung


3

bình mỗi năm là 38,8 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 30,1% GDP hàng năm, chiếm 21% kim
ngạch XNK hàng hóa hàng năm.
Bảng 1.2: Khai báo sai hóa đơn TM theo mức độ tổng kim ngạch XNK theo
quốc gia từ năm 2001 - 2016
Đơn vị tính: triệu USD
Nhập khẩu

Xuất khẩu

Tổng trị giá
khai sai hóa
đơn thương
mại/GDP
(%)

Tổng trị giá
khai sai hóa
đơn thương
mại/kim
ngạch XNK
(%)

Khai
thấp hóa
đơn

Khai cao
hóa đơn

Khai
thấp hóa
đơn

Khai cao
hóa đơn

Tổng trị giá
khai sai hóa
đơn thương

mại

2001

(a)
1.113

(b)
868

(c)
1.377

(d)
2.346

(a+b+c+d)
5.704

17,56

18,25

2002

1.144

803

1.632


2.431

6.009

17,13

16,48

2003

1.534

1.120

2.609

2.190

7.452

18,73

16,41

2004

2.429

1.168


2.698

2.766

9.061

19,98

15,50

2005

2.571

1.360

3.523

3.630

11.084

19,23

16,02

2006

3.997


2.347

3.696

3.861

13.901

22,85

16,41

2007

5.618

2.474

4.192

4.431

16.715

23,54

15,01

2008


5.741

3.141

5.816

5.723

20.421

20,96

14,24

2009

11.207

2.032

5.483

4.924

23.646

23,69

18,61


2010

19.645

2.490

5.999

6.916

35.051

31,67

22,31

2011

26.739

4.645

6.456

10.967

48.807

36,62


23,97

2012

30.085

4.143

14.106

7.559

55.893

36,00

24,48

2013

46.732

3.868

20.082

8.670

79.352


46,35

30,05

2014

55.349

3.389

21.466

9.806

90.010

48,35

30,20

2015

53.687

4.913

27.927

13.016


99.543

51,47

30,39

2016
Tổng
cộng
Trung
bình
năm

53.577

4.251

35.213

4.591

97.633

48,19

27,79

321.168


43.011

162.276

93.828

620.283

36,66

24,45

20.073

2.688

10.142

5.864

38.768

30,14

21,01

Năm

Nguồn: Tính tốn dựa trên dữ liệu của UN Comtrade, IMF (DOTS), dữ liệu TM của
ITC, dữ liệu của WB (WDI), TCTK và TCHQ; phương pháp tính theo phụ lục 2

Trị giá hàng NK khai thấp hóa đơn thương mại là 321,2 tỷ USD, chiếm tỷ lệ
51,7% tổng trị giá hàng hóa XNK khai báo sai hóa đơn thương mại. Trị giá hàng
NK thấp hóa đơn thương mại liên tục tăng qua các năm, bắt đầu tăng mạnh từ năm
2007. Trong khi đó trị giá hàng NK vượt hóa đơn chỉ chiếm tỷ lệ 6,9% (tương
đương 43 tỷ USD). Điều này chứng tỏ rằng việc doanh nghiệp khai báo sai hóa đơn
thương mại đối với hàng NK ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc khai thấp hóa
đơn thương mại hàng NK nhằm mục đích trốn thuế đánh vào hàng NK. Trị giá hàng


4

XK khai báo thấp hóa đơn thương mại là 162,3 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 26,2% tổng trị
giá hàng hóa XNK khai báo sai hóa đơn thương mại. Trong khi đó trị giá hàng XK
khai báo cao hóa đơn thương mại là 93,8 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 15,1% tổng trị giá
hàng hóa XNK khai báo sai hóa đơn thương mại. Như vậy, việc doanh nghiệp khai
thấp hóa đơn thương mại đối với hàng XK sẽ làm giảm doanh thu phải nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp, giảm số tiền thuế XK phải nộp. Việc doanh nghiệp khai báo trị
giá hàng XK cao hơn trên hóa đơn thương mại so với thực tế XK doanh nghiệp sẽ
đạt được mục đích được hồn số tiền thuế NK đã tạm nộp hoặc khơng thu số tiền
thuế NK phải nộp, hợp thức hóa số nguyên liệu đầu vào NK ưu đãi, miễn thuế do
tiêu thụ nội địa khi doanh nghiệp mở tờ khai đăng ký theo loại hình nhập sản xuất
XK, khi doanh nghiệp hoạt động theo loại hình nhập gia cơng.

Hình 1.1: Biểu đồ minh họa việc khai thấp hóa đơn TM đối với hàng NK
Nguồn: Tính từ dữ liệu của UN Comtrade, IMF (DOTS), ITC, TCTK và TCHQ
Biểu đồ trên cho biết 10 quốc gia lớn nhất là các đối tác Việt Nam NK hàng
hóa có trị giá khai thấp hóa đơn thương mại hàng NK lớn nhất. Trong đó Trung
quốc là quốc gia có lượng hàng hóa NK khai thấp trị giá nhiều nhất, chiếm tỷ lệ
8,35% tổng kim ngạch NK. Việc này hồn tồn có thể lý giải được là hiện nay
Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp chủ yếu cho Việt Nam các mặt hàng nguyên

phụ liệu, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.


5

Trong năm 2016 kim ngạch NK hàng hóa của Việt Nam từ Trung Quốc đạt 50,02 tỷ
USD, chiếm tỷ trọng 28,6% trong tổng kim ngạch NK. Các đối tác còn lại cũng là
những thị trường chính cung cấp hàng hố cho Việt Nam.

Hình 1.2: Biểu đồ minh họa việc khai cao hóa đơn TM đối với hàng NK
Nguồn: Tính từ dữ liệu của UN Comtrade, IMF (DOTS), ITC, TCTK và TCHQ
Thụy sỹ, Cô Oét, Campuchia là 03 quốc gia Việt Nam NK hàng hóa có trị
giá khai cao hóa đơn lớn nhất.

Hình 1.3: Biểu đồ minh họa việc khai thấp hóa đơn TM đối với hàng XK
Nguồn: Tính từ dữ liệu của UN Comtrade, IMF (DOTS), ITC, TCTK và TCHQ


6

Trung Quốc, Đức, Pháp là 03 quốc gia nơi đến của hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam có trị giá khai thấp hóa đơn lớn nhất.

Hình 1.4: Biểu đồ minh họa việc khai cao hóa đơn TM đối với hàng XK
Nguồn: Tính từ dữ liệu của UN Comtrade, IMF (DOTS), ITC, TCTK và TCHQ
Campuchia, Trung Quốc, Hà Lan là 03 quốc gia nơi đến của hàng hóa XK của
Việt Nam có trị giá khai cao hóa đơn lớn nhất.
Trong giai đoạn từ năm 2001 - 2015, các mặt hàng NK khai báo trị giá hóa
đơn thấp hơn thực tế lớn nhất gồm có: mặt hàng xăng dầu (mã HS 271011, 271012,
271019) có tổng trị giá khai báo sai là 13.754 triệu USD; bộ phận của điện thoại,

thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh (mã HS 851770) có tổng trị giá
khai báo sai là 6.322 triệu USD; xe ô tô các loại (mã HS 870321, 870322, 870323)
có tổng trị giá khai báo sai là 2.467 triệu USD; vải dệt kim hoặc dệt móc (mã HS
600622) có tổng trị giá khai báo sai là 3.310 triệu USD. Các mặt hàng NK khai báo
cao trị giá hóa đơn chủ yếu tập trung vào nhóm mặt hàng: bộ phận của điện thoại,
thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh (mã HS 851770) có tổng trị giá
khai báo sai là 7.931 triệu USD; Polypropylen (mã HS 390210) có tổng trị giá khai
báo sai là 1.808 USD; thuốc phòng bệnh (mã HS 300490) có tổng trị giá khai báo
sai là 1.189 USD (Chi tiết tại phụ lục 3).
Các mặt hàng XK khai báo trị giá hóa đơn thấp hơn thực tế lớn nhất gồm có:
giày dép (mã HS 640399), điện thoại di động (mã HS 851712), đồ nội thất bằng gỗ


7

(mã HS 940360), áo các loại (mã HS 611020), với trị giá khai thấp hóa đơn lần lượt
là 9.706 triệu USD, 9.650 triệu USD, 3.745 triệu USD và 3.039 triệu USD. 03 mặt
hàng XK khai cao hóa đơn thương mại lớn nhất gồm điện thoại di động (mã HS
851712), dầu thơ (mã HS 270900), hạt điều đã bóc vỏ (mã HS 080132), với trị giá
khai thấp hóa đơn lần lượt là 10.155 triệu USD, 8.459 triệu USD và 3.353 triệu
USD (Chi tiết tại phụ lục 3).
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng khai báo sai hóa đơn TM hàng hóa
XNK, trong đó chủ yếu xuất phát từ yêu cầu đổi mới, hội nhập trong lĩnh vực hải
quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư; năng lực quản lý của cơ quan
Thuế, Hải quan còn hạn chế trong khi các thủ đoạn khai báo sai hóa đơn thương mại
của doanh nghiệp ngày càng tinh vi, phức tạp; thơng tin phục vụ quản lý doanh
nghiệp cịn bất cập và chưa đầy đủ; chính sách ưu đãi về thuế của Nhà nước; tính
tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp cịn thấp; kinh tế thế giới có nhiều bất ổn,
nhiều giai đoạn khó khăn khiến doanh nghiệp phải tìm đến các phương thức khai
báo sai hóa đơn thương mại để gia tăng lợi nhuận hoặc giảm thiệt hại,…

Việc khai sai hoá đơn thương mại đã gây tổn thất thuế thực đối với ngân sách
nhà nước từ năm 2001 - 2016 trong hình thức thuế XK, thuế NK và thuế thu
nhập/lợi nhuận doanh nghiệp là 27,94 tỷ USD, trung bình hàng năm là 1,75 tỷ USD
(Tác giả tính theo phương pháp của Tehseen Ahmed Qureshi and Zafar Mahmood;
Dev Kar and Brian LeBlanc, chi tiết tại phụ lục 4). Ngoài ra, khai sai hóa đơn TM
cịn tạo ra mơi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tạo ra
cơn sốt về giá cả, hàng hóa, gây mất ổn định cho nền kinh tế, làm cạn kiệt dần
nguồn tài nguyên trong nước, tạo ra giá trị ảo về vốn đầu tư của các doanh nghiệp
FDI. Đặc biệt nguy hiểm khi các hành vi khai sai hóa đơn thương mại đi kèm với
hành vi tiêu cực, tham nhũng, sẽ làm giảm sút lịng tin chính trị của nhân dân đối
với Đảng, đe doạ chủ quyền và an quốc gia, thể hiện sự bất lực của các cơ quan
quản lý nhà nước trong quá trình thực thi pháp luật, đồng thời cũng làm tăng
khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân.
Trước tình hình đó tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng tới việc khai
sai hóa đơn thương mại trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của


8

doanh nghiệp ở Việt Nam” với mong muốn tìm hiểu, làm sáng tỏ những nguyên
nhân, những nhân tố ảnh hưởng dẫn đến việc khai báo sai hóa đơn thương mại của
doanh nghiệp để có giải pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu tình trạng gian lận
qua việc khai báo sai hóa đơn thương mại, hỗ trợ hoạt động ngoại thương phát triển
đúng hướng, cơng bằng.
1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2.1. Nghiên cứu trong nước
Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Thùy Giang (2009) phân tích gian lận
thương mại qua trị giá tính thuế đối với hàng NK tại Cục Hải quan thành phố Hồ
Chí Minh. Căn cứ số liệu thống kê của Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và
khảo sát quy trình NK từ các doanh nghiệp tác giả đã xác định các biện pháp nghiệp

vụ: kiểm tra giá tính thuế, kiểm tra sau thơng quan và kiểm sốt hải quan cịn sơ hở,
thiếu sót, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác phịng chống
gian lận thương mại qua giá. Đề tài nghiên cứu cấp học viện của Nguyễn Thị Lan
Hương, Phạm Thị Bích Ngọc (2013) về “Cơng tác chống gian lận thương mại qua
trị giá hải quan của hải quan Việt Nam”. Đề tài đã đưa một số giải pháp chống gian
lận thương mại qua giá trên cơ sở phân tích các nguyên nhân làm phát sinh hành vi
gian lận của người NK là do: những kẽ hở của cơ chế, chính sách; từ sự quản lý,
điều hành, năng lực kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực thuế, hải
quan chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; chưa có sự phối hợp đồng bộ và có hiệu
quả giữa khâu trong thơng quan và sau thông quan trong việc cung cấp thông tin,...
1.2.2. Nghiên cứu ở nước ngồi
Ở nước ngồi có nhiều nghiên cứu về khai sai hoá đơn thương mại đối với
hàng hố XNK, trong đó nổi bật là: Nghiên cứu về thuế suất và gian lận thuế của
Fisman và Wei (2004) tại Trung Quốc, của Manamba Epaphra (2015) ở Tanzania,
kết quả phân tích hồi quy cho thấy thuế suất có ảnh hưởng cùng chiều đến gian lận
thuế thông qua việc báo cáo sai hóa đơn TM hàng NK. Nghiên cứu của Mohammad
Reza Farzanegan (2008) về dòng TM bất hợp pháp tại Iran (biến không thể quan
sát được) qua hồi quy bằng mơ hình cấu trúc MIMIC. Ngun nhân ảnh hưởng lên
dịng thương mại bất hợp pháp gồm các nhân tố: hình phạt, chênh lệch tỷ giá hối


9

đoái thị trường chợ đen, thuế quan NK, GDP đầu người, độ mở TM, giáo dục. Hậu
quả do dòng thương mại bất hợp pháp gây ra gồm các nhân tố: thu nhập của chính
phủ, chỉ số giá NK, tiêu thụ xăng. Dịng thương mại bất hợp pháp có tương quan
dương với thuế quan NK, tương quan âm với hình phạt và sự giáo dục. Fisman and
Wei (2007) cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan dương giữa tham
nhũng và khai báo sai hoá đơn thương mại đối với mặt hàng có giá trị cao, đó là
mặt hàng văn hoá phẩm và đồ cổ được xuất khẩu từ Ai Cập tới Mỹ từ năm 1996 2005. Helge Berger, Volker Nitsch (2008) sử dụng chênh lệch dữ liệu thương mại

song phương của 1.200 sản phẩm ở cấp độ HS 4 chữ số của gần 200 quốc gia XK
tới 05 nước: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Anh và Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 2002
đến năm 2006 làm biến phụ thuộc để đo lường hiện tượng buôn lậu trong thương
mại quốc tế; biến độc lập gồm các nhân tố sau: tham nhũng, khoảng cách giữa các
nước, tổng sản phẩm quốc nội bình qn đầu người, biến giả hai nước có chung
đường biên giới đất liền, biến giả hai nước sử dụng chung ngơn ngữ, diện tích của
các nước; kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất cho thấy: tham
nhũng tại nước XK có tương quan âm với chênh lệch thương mại trong 05 mơ
hình, tham nhũng tại nước NK có tương quan dương với chênh lệch thương mại
trong 02 mơ hình, khoảng cách giữa các nước có tương quan dương với chênh lệch
thương mại, tổng sản phẩm quốc nội bình qn đầu người và diện tích của các
nước XK có tương quan âm với chênh lệch thương mại trong 03 mơ hình, tổng sản
phẩm quốc nội bình qn đầu người của các nước NK có tương quan âm với chênh
lệch thương mại trong 03 mơ hình, các nhân tố khác hầu như khơng có ý nghĩa. A.
Yasemin Yalta và Ishak Demir (2010) thực hiện việc nghiên cứu việc XK, NK
hàng hoá của Thổ Nhĩ Kỳ tới/từ 10 đối tác thương mại lớn để kiểm tra mức độ khai
báo sai hoá đơn thương mại trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2007. Kết quả
nghiên cứu cho thấy Trung Quốc, Đức, Nga, Thụy Sĩ và Hà Lan được xem là các
đối tác chính mà Thổ Nhĩ Kỳ khai sai hóa đơn thương mại. XK vượt hóa đơn
thương mại tới các đối tác vẫn là khuynh hướng chính ngoại trừ trường hợp của
Trung Quốc là XK dưới hóa đơn thương mại. Hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ được NK
từ Trung Quốc và Thụy sĩ là NK vượt hóa đơn thương mại. Các tác giả cũng phân


10

tích ảnh hưởng của liên minh thuế quan và chính sách tự do hóa thương mại đến
việc khai báo sai hóa đơn thương mại. Qua nghiên cứu các tác giả tìm thấy chính
sách tự do hóa thương mại, việc cắt giảm thuế quan hàng NK có tác động làm giảm
việc khai thấp hóa đơn thương mại hàng NK ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trợ cấp hàng XK, nền

kinh tế bất ổn, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2001 là nguyên nhân dẫn
đến việc khai báo sai hóa đơn thương mại hàng hàng XK (khai báo cao hóa đơn
thương mại để hưởng tiền trợ cấp hàng XK và khai báo thấp hóa đơn thương mại để
chuyển vốn ra nước ngoài).
Nghiên cứu của tác giả Andreas Buehn, Stefan Eichler (2011) với mẫu dữ liệu
là 86 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1980 - 2005. Kết quả hồi quy cho thấy hai
nhân tố: tỷ giá hối đoái thị trường chợ đen, thuế quan có ảnh hưởng thúc đẩy việc
khai sai hóa đơn thương mại hàng hóa XK, NK; nhân tố tiền phạt càng cao có hiệu
quả tích cực để ngăn chặn các hoạt động thương mại bất hợp pháp này. Biến thuế
đánh vào thu nhập, lợi nhuận hầu như không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của
tác giả Ila Patnaik, Abhijit Sen Gupta, Ajay Shah (2012) về việc khai sai hoá đơn
TM với dữ liệu tại 53 nước từ năm 1980 - 2005 với giả định có 11 yếu tố ảnh hưởng
đến việc khai sai hoá đơn thương mại. Kết quả hồi quy cho thấy ba nhân tố: thâm
hụt tài khoản vãng lai, thuế hải quan và sự định giá cao tiền tệ là những nhân tố
chính ảnh hưởng đến việc NK vượt hóa đơn TM. XK dưới hóa đơn TM bị ảnh
hưởng bởi năm nhân tố: sự ổn định chính trị, độ mở tài khoản vốn, thâm hụt tài
khoản vãng lai, độ mở TM và nợ nước ngoài. Raymond Baker, Christine Clough,
Dev Kar, Brian LeBlanc, Joshua Simmons (2014) đã sử dụng cơ sở dữ liệu thống kê
thương mại về hàng hoá của Liên hiệp quốc để ước lượng việc khai báo sai hoá đơn
thương mại hàng hoá XNK ở 05 nước Châu Phi trong giai đoạn từ năm 2002 đến
năm 2011. Trung bình hàng năm thì Tanzania có mức độ khai báo sai hoá đơn
thương mại lớn nhất là 1,87 tỷ USD, tiếp đó là Kenya (1,51 tỷ USD), Ghana (1,44
tỷ USD), Mozambique và Uganda có mức độ khai báo sai hoá đơn thương mại thấp
nhất lần lượt là 585 triệu USD và 884 triệu USD. Các tác giả cho rằng động cơ khai
báo sai hoá đơn thương mại hàng hoá XK, NK rất phức tạp phụ thuộc vào quy định
kiểm soát tỷ giá, cấu trúc của thuế suất, sự kiểm soát giá cả hàng hoá NK, cũng như


11


một số yếu tố khác nữa. Các doanh nghiệp khai thấp hoá đơn thương mại hàng XK,
khai cao hoá đơn thương mại hàng NK chủ yếu làm giảm lợi nhuận phải chịu thuế
thu nhập doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận; các doanh nghiệp cũng có thể khai
thấp hố đơn thương mại hàng NK để trốn thuế NK và thuế giá trị gia tăng hoặc
khai cao hoá đơn thương mại hàng XK để nhận được trợ cấp hoặc tín dụng cho
hàng XK. Các công ty và cá nhân cũng có thể lợi dụng việc khai sai hố đơn thương
mại nhằm tránh việc kiểm soát vốn, hợp thức hoá việc chuyển ra/chuyển vào một
quốc gia nguồn vốn dưới lớp vỏ bọc là các hoạt động thanh toán thương mại hợp
pháp. Tại một quốc gia việc thực thi luật phòng chống rửa tiền hoặc triển khai thực
hiện văn bản pháp luật yếu kém cũng thúc đẩy việc doanh nghiệp khai báo sai hố
đơn thương mại, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển và sử dụng số tiền thu được
từ các giao dịch bất hợp pháp.
Dev Kar and Brian LeBlanc (2014) nghiên cứu dịng tài chính bất hợp pháp tới
và từ Philippines trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2011, bằng cách sử dụng mơ
hình phương trình cấu trúc SEM (Structural Equation Modeling) tác giả đã xây
dựng 10 phương trình để tiến hành hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu
hai giai đoạn nhằm đánh giá tác động đến dòng tài chính bất hợp pháp và nền kinh
tế ngầm ở Philippines. Kết quả hồi quy cho thấy dòng tiền vào bất hợp pháp (bao
gồm các giá trị khai cao hoá đơn thương mại hàng XK, khai thấp hoá đơn thương
mại hàng NK và dịng tài chính được tính tốn từ phương pháp dịng tiền nóng hẹp Hot Money Narrow Method) làm giảm tổng số thuế trực thu và gián thu thu được;
thuế đánh vào hàng NK tăng (gồm thuế NK và thuế giá trị gia tăng) tương ứng với
sự tăng lên của việc trốn thuế hàng NK; dòng tiền ra bất hợp pháp (bao gồm các giá
trị khai thấp hoá đơn thương mại hàng XK, khai cao hoá đơn thương mại hàng NK
và dịng tài chính được tính tốn từ phương pháp dịng tiền nóng hẹp - Hot Money
Narrow Method) làm giảm tiết kiệm trong nước, làm tăng dòng vốn vào bất hợp
pháp; dòng tiền vào bất hợp pháp cũng như tổng số thuế trực thu và gián thu thu
được làm tăng quy mô nền kinh tế ngầm, trong khi lãi suất có tương quan âm với
nền kinh tế ngầm bởi vì khi lãi suất tiền gửi tăng nguồn vốn sẽ chảy vào nền kinh tế
chính thức nhiều hơn trong tài sản bất hợp pháp. Kết quả ước lượng của các tác giả



×