Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh điện máy của một số doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.19 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG
KINH DOANH ĐIỆN MÁY CỦA MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRUNG QUỐC
VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

BÙI MINH HẢI

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG
KINH DOANH ĐIỆN MÁY CỦA MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRUNG QUỐC
VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102


Họ và tên học viên: Bùi Minh Hải
Người hướng dẫn: PGS. TS. Hồ Thúy Ngọc

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.
Hồ Thúy Ngọc. Những nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được của luận văn chưa
được công bố trong các nghiên cứu trước đây. Tôi xin cam đoan mọi số liệu sử dụng
đều trung thực, đảm bảo tính đúng đắn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm khi có phát hiện bất kỳ sai sót nào trong
bài Luận văn của mình.
Tác giả

Bùi Minh Hải


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn
tới lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo tại trường Đại học Ngoại thương, gia đình
và bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hồ Thúy Ngọc đã nhiệt tình
hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin cảm ơn các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ là Chủ tịch Hội đồng, Phản
biện, Ủy viên hội đồng đã bớt chút thời gian quý báu để đọc, nhận xét và tham gia
hội đồng đánh giá luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên luận
văn không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của

quý Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Tác giả

Bùi Minh Hải


MỤC LỤC
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................iv
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.........................5
1.1. Khái niệm thương mại điện tử.....................................................................5
1.1.1. Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp...........................................................5
1.1.2. Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng..........................................................6
1.2 Phân loại thương mại điện tử........................................................................8
1.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ TMĐT............................................11
1.3.1. Các phương tiện kĩ thuật sử dụng trong TMĐT...................................11
1.3.2. Khung pháp lý cho TMĐT.....................................................................12
1.4. Các mô hình kinh doanh TMĐT................................................................18
1.4.1. Mô hình phân phối định hướng............................................................21
1.4.2. Mô hình cổng giao dịch.........................................................................22
1.5. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.......................22
1.6. Vai trò và lợi ích của TMĐT đối với nền kinh tế.......................................24
1.6.1. Vai trò của thương mại điện tử..............................................................24
1.6.2. Lợi ích của thương mại điện tử.............................................................24
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG TMĐT TRONG LĨNH VỰC BÁN LẺ ĐIỆN MÁY
CỦA TRUNG QUỐC HIỆN NAY........................................................................28
2.1. Tiềm năng ứng dụng TMĐT ở Trung Quốc..............................................28
2.1.1. Đặc điểm kinh tế Trung Quốc................................................................28
2.1.2. Quá trình phát triển của TMĐT Trung Quốc trong những năm vừa
qua.................................................................................................................... 32

2.1.3. Tiềm năng TMĐT ở Trung Quốc..........................................................33
2.2. Tổng quan về thị trường bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc.....................38
2.3. Thực trạng ứng dụng TMĐT của một số doanh nghiệp bán lẻ điện máy ở
Trung Quốc.........................................................................................................46
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG TMĐT CHO CÁC
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ ĐIỆN MÁY TẠI VIỆT NAM................................60


3.1. Tổng quan ứng dụng TMĐT trong bán lẻ ở Việt Nam hiện nay..............60
3.1.1. Về ứng dụng của TMĐT........................................................................60
3.1.2. Ưu nhược điểm của việc ứng dụng TMĐT tại Việt Nam......................65
3.1.3. Thực trạng ứng dụng của TMĐT trong lĩnh vực bán lẻ điện máy tại
Việt Nam...........................................................................................................66
3.2. Bài học kinh nghiệm ứng dụng TMĐT trong bán lẻ điện máy của các
doanh nghiệp Trung Quốc.................................................................................75
3.2.1. Bài học kinh nghiệm..............................................................................75
3.2.2. Giải pháp đề xuất áp dụng bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
Việt Nam...........................................................................................................77
KẾT LUẬN............................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................88


1

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
BẢNG:
Nội dung
Bảng 1.1: Các loại hình TMĐT chính
Bảng 2.1: Thị trường bán lẻ điện thoại di động của các hãng sản xuất
năm 2014


Trang
9
49

Bảng 2.2: Phân tích sự thành công của JD qua mô hình MSDP

52

Bảng 2.3: Phân tích sự thành công của JD qua mô hình MSDP

58

BIỂU ĐỒ:
Nội dung

Trang

BD 2.1: GDP của Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2015

29

BD 2.2: Tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc

30

BD 2.3: Quy mô thị trường bán lẻ Trung Quốc giai đoạn 2011-2015

31


BD 2.4: The Size of Chinese Internet Users and Internet Penetration

33

Rate
BD 2.5: Số lượng người dùng Mobile Internet và tỉ lệ người dùng

34

Mobile Internet trên tổng số người dùng Internet
BD 2.6: Cấu trúc tuổi của người dùng Internet tại Trung Quốc

35

BD 2.7: Thu nhập cá nhân hàng tháng của người dùng Internet
tại Trung Quốc

35

BD 2.8: Số lượng người mua hàng trực tuyến/ khách hàng mua hàng

37

trên điện thoại và tỉ lệ sử dụng năm 2014 – 2015
BD 2.9: Quy mô giao dịch của thị trường bán lẻ trực tuyến Trung Quốc

39

BD 2.10: Tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ của Trung Quốc và tỉ


40

lệ đóng góp vào tăng trưởng của thị trường bán lẻ trực tuyến
BD 2.11: Tỉ lệ đóng góp vào tăng trưởng của thị trường bán lẻ trực

41

tuyến
BD 2.12: Sự thay đổi của tổng giá trị giao dịch và tỉ lệ tăng trưởng giao

42

dịch trên thiết bị di dộng tại thị trường bán lẻ trực tuyến của Trung
Quốc
BD 2.13: Thời gian sử dụng internet trung bình hàng tuần tại Trung
Quốc

43


2

BD 2.14: Mức tăng trưởng tổng giá trị giao dịch của Jingdong

50

BD 3.1: Thị phần bán lẻ của một số sàn TMĐT bán lẻ hàng đầu Việt

60


Nam
BD 3.2: Thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2015

67

BD 3.3: Thị trường bán lẻ điện máy giai đoạn 2011 - 2015

73

BD 3.4: Nhu cầu chuyển dịch sang điện thoại thông minh của Việt Nam

74

BD 3.5: Thị trường bán lẻ điện máy Việt Nam

74

HÌNH VẼ
Nội dung

Trang

Hình 2.1: Doanh thu của GOME năm 2016

55

Hình 2.2: Mô hình ứng dụng chăm sóc khách hàng của GOME

58



3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

CEREC

China e-Business Research Centre

CNNIC

China Internet Network Information Center

CNTT

Công nghệ thông tin

B2B

Business to Besiness

B2C

Business to Customer

B2G


Business to Goverment

DN

Doanh nghiệp

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

RMB

Nhân dân tệ

TMĐT

Thương mại điện tử

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TQ

Trung Quốc

UNCITRAL

Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế


VASC

Trung tâm Dịch vụ Gia tăng Giá trị


4

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện máy Việt Nam đang gặp khó khăn
trong việc ứng dụng TMĐT vào kinh doanh. Các doanh nghiệp chưa khai thác hết
được tiềm năng của thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam cũng như chưa có sự
quan tâm đúng mức đối với TMĐT. Trong quá trình tìm hiểu sự thành công khi ứng
dụng TMĐT vào kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ điện máy lớn tại Trung
Quốc, tác giả nhận thấy thị trường Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều nét tương
đồng như cơ cấu dân số, tình hình phát triển hạ tầng Internet, thói quen mua hàng
của người dân… Do đó, kinh nghiệm của các doanh nghiệp Trung Quốc có thể trở
thành bài học đáng giá giúp các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong quá
trình áp dụng TMĐT vào kinh doanh.
Trong luận văn này, tác giả đã phân tích quá trình phát triển của TMĐT tại
Trung Quốc và việc ứng dụng thành công TMĐT của một số doanh nghiệp bán lẻ
điện máy ở Trung Quốc. Từ đó đã tìm ra được một số bài học kinh nghiệm đã tạo
nên sự thành công cho các doanh nghiệp điện máy lớn tại Trung Quốc và đã đề xuất
được một số giải pháp áp dụng các bài học kinh nghiệm đó, nhằm tăng cường ứng
dụng TMĐT vào bán hàng cũng như phát triển TMĐT một cách bên vững cho các
doanh nghiệp Việt Nam.


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tốc độ phát triển Internet và sử dụng smartphone hàng đầu Đông Nam Á,
Việt Nam đang là thị trường màu mỡ cho TMĐT phát triển. Chú trọng đầu tư xây
dựng thương hiệu trực tuyến là bước đi cần thiết đầu tiên để doanh nghiệp Việt Nam
tham gia vào thị trường này nắm bắt cơ hội thành công.
TMĐT giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc mua hàng hóa và doanh
nghiệp cũng tiết kiệm được nhiều chi phí qua các khâu trung gian, đảm bảo uy tín
đối với khách hàng. Khách hàng lựa chọn sản phẩm mà mình định mua, rồi điền
thông tin vào form order của doanh nghiệp bán hàng, còn doanh nghiệp xử lí thông
tin qua hệ thống trung tâm được bảo mật tuyệt đối,quá trình chỉ gói gọn trong vài
giây, hết sức đơn giản. Chính vì vậy TMĐT là sự lựa chọn tối ưu của hầu hết người
tiêu dùng trên thế giới, còn các doanh nghiệp đang dần thương mại hóa việc trao đổi
mua bán hàng hóa bằng điện tử. Trong tương lai TMĐT sẽ trở thành ngành có triển
vọng nhất.
Tại Trung Quốc, TMĐT có vị trí nổi bật trong một nền kinh tế nổi tiếng với
những tăng trưởng đáng kinh ngạc. Thị trường TMĐT tại Trung Quốc bắt đầu phát
triển vào thập niên 90 và tăng trưởng mạnh sau năm 2008. Từ 2008 đến 2015, kim
ngạch TMĐT của Trung Quốc tăng từ 800 tỉ CNY (khoảng 123 tỉ USD) lên 5,2
nghìn tỉ CNY (khoảng 0,8 tỉ USD) và dự kiến sẽ đạt lên 6,5 nghìn tỉ CNY (khoảng 1
nghìn tỉ USD) trong năm 2016 (International Trade Centre 2016, tr. 1). Trong đó,
bán lẻ trực tuyến là một trong những thị trường phát triển mạnh mẽ nhất nhờ ứng
dụng TMĐT, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là hơn 50% trong giao đoạn
2011 – 2015. Các công ty bán lẻ như Tmall, Taobao, Jingdong hay Suning
Appliance của Trung Quốc đã trở thành những công ty bán lẻ hàng đầu trên thế giới
nhờ việc ứng dụng thành công TMĐT trong kinh doanh.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
đường truyền internet, các mạng không dây 3G và 4G cùng với sự phổ biến của các
thiết bị di dộng, thương mại điện tử tại Việt Nam đã có được những điều kiện cơ sở
hạ tầng cơ bản để bùng nổ và trở thành hướng đi mới cho tất cả các doanh nghiệp
Việt Nam. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam

tăng dần cũng dẫn tới nhu cầu của của người dùng với các mặt hàng điện máy và


2

điện tử cũng tăng cao. Với những điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như tiềm năng thị
trường nói trên, các doanh nghiệp điện máy Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất tốt
nhằm thâu tóm thị phần cũng như phát triển doanh nghiệp theo hướng đi mới, tận
dụng sự phát triển của trào lưu internet.
Với những nét tương đồng về văn hóa, con người, sự thành công trong phát
triển và ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại Trung Quốc như
Jingdong, Gome, Alibaba…. sẽ là những bài học đáng giá cho các doanh nghiệp
bán lẻ điện máy tại Việt Nam. Nhằm nghiên cứu những kinh nghiệm và thành công
đó, tác giả đã chọn đề tài “Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh điện
máy của một số doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc và bài học cho doanh nghiệp
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu vấn đề nghiên cứu, tác giả đã nhận thấy có rất nhiều
bài báo, báo cáo của các tổ chức uy tín trên thế giới viết và các luận văn thạc sỹ
nghiên cứu về TMĐT tại Trung Quốc như:
-

International Trade Centre, E-commerce in China: Opportunities for Asian
firms, 2016.
Báo cáo nghiên cứu tổng quan thị trường TMĐT tại Trung Quốc giai đoạn
2008 – 2015 và đưa ra giải pháp tăng cường xuất khẩu cho các doanh nghiệp

-

vừa và nhỏ vào thị trường Trung Quốc thông qua TMĐT.

E-commerce foundation, Global B2C E-commerce Report 2016, 2016.
Báo cáo nghiên cứu về thực trạng, diễn biến và xu hướng của thị trường
TMĐT B2C trong năm 2015 và dự báo cho các năm tiếp theo của TMĐT

-

trên toàn thế giới.
McKinsey, How savvy, social shoppers are transforming Chinese Ecommerce, 2016.
Báo cáo nghiên cứu sự tác động của người mua tới thị trường TMĐT tại
Trung Quốc và đưa ra kết luận tại sao Trung Quốc là thị trường TMĐT tiềm

-

năng cho các công ty nhanh nhạy.
Deloitte, China E-Retail Market Report, 2016.
Báo cáo nghiên cứu sự thay đổi của thị trường bán lẻ trực tuyến trong những
năm gần đây, các thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được cũng như đưa ra dự
báo về sự phát triển của TMĐT trong lĩnh vực bán lẻ trong thời gian tới.


3

-

Fung Business Intelligence Centre, Retail Market in China, 2013.
Báo cáo cung cấp các thông tin tổng quan, những điểm nổi bật, đặc trưng và
thách thức của thị trường bán lẻ Trung Quốc. Từ đó, tác giả đưa ra dự báo về
xu hướng biến đổi của thị trường bán lẻ tại Trung Quốc trong các năm tiếp

-


theo.
Nguyễn Thị Kim Oanh (2010), “ Phân tích thực trạng TMĐT Trung Quốc
hiện nay”, Luận văn thạc sỹ, trường ĐH kinh tế
Luận văn nghiên cứu cách thức quản lý nền kinh tế nói chung cũng như
TMĐT nói riêng của Trung Quốc nhằm đưa ra những bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam
Các nghiên cứu trên đều đã phân tích về tổng quan và thực trạng của TMĐT

tại Trung Quốc trong đó có thị trường bán lẻ tuy nhiên lại chưa có đề tài nào nghiên
cứu về hoạt động ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp bán lẻ điện máy tại Trung
Quốc. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của luận văn này không trùng lặp với các
công trình nghiên cứu, luận án hay luận văn đã được công bố trước đó.
3. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu thành công trong ứng dụng TMĐT của một số doanh nghiệp bán
lẻ điện máy lớn của Trung Quốc từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệp có
thể áp dụng cho Việt Nam
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Ứng dụng TMĐT của một số doanh nghiệp bán lẻ điện máy.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: thương mại bán lẻ đã bùng nổ trên thế giới từ rất sớm
với sự thành công của một số doanh nghiệp bán lẻ trên thế giới như Walmart,
Amazon, Metro AG hay Schwarz Unternehmenstreuhand KG. Tuy nhiên,
TMĐT bán lẻ nói chung và TMĐT bán lẻ của ngành điện máy nói riềng chỉ
thực sự bùng nổ khi điện thoại thông minh và các thiết bị di động cầm tay có
thể kết nối inernet được ra mắt. Cột mốc đánh dấu sự ra đời của các sản phẩm
điện tử nói trên là cuối năm 2010 với sự ra mắt của iphone và các sản phẩm sử
dụng hệ điều hành Android. Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn thời
gian tiến hành nghiên cứu cho đề tài là từ năm 2011 – 2015.
- Không gian nghiên cứu: tại Trung Quốc và ứng dụng cho các doanh nghiệp

Việt Nam.


4

6. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập thông tin: để thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho
quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, các
nguồn tài liệu bao gồm: các luận văn thạc sỹ liên quan tới vấn đề nghiên cứu,
các bài báo về TMĐT tại Trung Quốc,…
- Để xử lý thông tin, các phương pháp được sử dụng bao gồm: phương pháp
thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp các số liệu về TMĐT bán lẻ trong
ngành điện máy.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thương mại điện tử
Chương 2: Ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực bán lẻ điện máy của
Trung Quốc hiện nay
Chương 3: Bài học kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh
nghiệp bán lẻ điện máy tại Việt Nam


5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm thương mại điện tử
TMĐT (electronic commerce hay e-commerce) tại Việt Nam đã từng có nhiều
tên gọi như: “thương mại trực tuyến” (online trade), “kinh doanh điện tử”

(electronic business hay e-business) hoặc “thương mại không giấy tờ” (paperless
commerce). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được
dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay
chính phủ, dù rằng các tên gọi khác vẫn có thể được sử dụng và được hiểu tương tự.
Tới nay, khái niệm về “thương mại điện tử” cũng rất khác nhau trên phạm vi
quốc tế, rất nhiều tổ chức và cá nhân đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về
“thương mại điện tử” (e-commerce). Các định nghĩa về TMĐT cũng rất đa dạng và
có khá nhiều điểm khác biệt và có thể tạm chia thành hai nhóm khái niệm chính:
TMĐT theo nghĩa hẹp và TMĐT theo nghĩa rộng.
1.1.1. Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, TMĐT là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các
phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và internet.
Cách hiểu này tương tự một số quan điểm như:
"TMĐT, định nghĩa một cách đơn giản, là những giao dịch thương mại trong
lĩnh vực dịch vụ bằng các phương tiện điện tử”. (Transatlantic Business Dialogue
Electronic Commerce White Paper, 2012).
“TMĐT gồm tất cả các hình thức giao dịch thương mại, với chủ thể tham gia
gồm cả các tổ chức và các cá nhân, dựa trên sự xử lý và truyền các dữ liệu số hóa,
bao gồm văn bản, âm thanh, hình ảnh” (OECD, 2016) .
“TMĐT là sự tiến hành các hoạt động thương mại, mà các hoạt động đó dẫn
tới sự trao đổi giá trị thông qua các mạng viễn thông” (European Information
Technology Obervatory 2014).
"TMĐT là việc sử dụng công nghệ có liên quan đến Internet để cải tiến hoạt
động kinh doanh quan trọng. TMĐT là bất kỳ hoạt động nào có thể nối các hệ
thống kinh doanh trực tiếp tới khách hàng, nhân viên, người bán hàng và các nhà
cung cấp thông qua các mạng nhỏ (nội bộ bên trong và bên ngoài) và trên mạng
toàn thế giới" (WTO- e-commerce in developing countries, 2015)


6


Một số định nghĩa xác định phương tiện thực hiện hẹp hơn, chỉ bao gồm
Internet. “TMĐT là thuật ngữ dùng để chỉ mua bán hàng hóa và các dịch vụ trên
mạng Internet, đặc biệt là qua dịch vụ World Wide Web” (Roger LeRoy Miller,
Frank B. Cross, 2015)
Như vậy, theo nghĩa hẹp, TMĐT bắt đầu bằng việc các cá nhân, tổ chức sử
dụng các phương tiện điện tử và mạng internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của
mình hoặc của các nhân, tổ chức khác. Cụ thể, các giao dịch có thể diễn ra giữ
doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với khách hàng cá nhân
(B2C) hoặc các cá nhân với nhau (C2C)…
1.1.2. Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng
Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm theo nghĩa rộng của TMĐT, tiêu
biểu có thể kể tới một số khái nhiệm như:
“TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và
sử dụng phương tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hóa hữu
hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình)” (EU, 2010).
“TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân
dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ liệu được số hóa thông qua các mạng mở
(như AOL)” (OECD, 2016).
Trong định nghĩa này, TMĐT cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử,
bao gồm: mua bán điện tử hàng hóa, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các
nội dung số hóa được như chuyển tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer); mua
bán cổ phiếu điện tử - EST (electronic share trading); vận đơn điện tử - e-B/L
(electronic bill of lading); đấu giá thương mại – Commercial auction; hợp tác thiết
kế và sản xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến – Online
procurement; marketing trực tuyến,…
Khác với OECD, UNCTAD lại nhìn nhận TMĐT dưới hai góc độ: góc độ
doanh nghiệp và góc độ quản lý nhà nước.
Dưới góc độ doanh nghiệp: “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh
doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các

phương tiện điện tử” (UNCTAD, 2000).


7

Khái niệm này của UNCTAD đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh,
chứ không chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh
này đều có thể được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.
Khái niệm này được viết tắt bởi bốn chữ MSDP, trong đó:
M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua internet - SEO)
S – Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng)
D – Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng)
P – Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như ngân
hàng)
Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng
vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối,
thanh toán thì được coi là tham gia TMĐT.
Dưới góc độ quản lý nhà nước, TMĐT bao gồm các lĩnh vực:
I - Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT (Infrastructure)
M - Thông điệp (Message)
B - Các quy tắc cơ bản (Basic Rules)
S - Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực (Sectorial Rules/ Specific Rules)
A - Các ứng dụng (Applications)
Mô hình IMBSA này đề cập đến các lĩnh vực cần xây dựng để phát triển
TMĐT như sau:
I (Infrastructure): Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông. Một ví
dụ điển hình là dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL. Tại nước ta, theo thống kê
năm 2008 của Cục Thương mại điện tử, có đến 99% doanh nghiệp đã kết nối
internet, trong đó 98% doanh nghiệp là sử dụng dịch vụ băng thông rộng ADSL truy
cập Internet với tốc độ đủ cao để giao dịch qua mạng (Báo cáo tình hình phát triển

thương mại điện tử, 2009). Cơ bản của hoạt động TMĐT đều thông qua các thiết bị
điện tử sử dụng Internet. Chính vì vậy, UNCTAD đưa ra lĩnh vực đầu tiên cần phát
triển dưới góc độ nhà nước chính là Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền
thông, tạo nền móng cho việc phát cho TMĐT .
M (Message): Các vấn đề liên quan đến Thông điệp dữ liệu. Thông điệp chính
là tất cả các loại thông tin được truyền tải qua mạng, qua Internet trong thương mại
điện tử. Ví dụ như hợp đồng điện tử, các chào hàng, hỏi hàng qua mạng, các chứng
từ thanh toán điện tử ... đều được coi là thông điệp, chính xác hơn là “thông điệp dữ
liệu”. Tại các nước và tại Việt Nam, những thông điệp dữ liệu khi được sử dụng
trong các giao dịch TMĐT đều được thừa nhận giá trị pháp lý. Điều này được thể


8

hiện trong các Luật mẫu của Liên hợp quốc về giao dịch điện tử hay Luật TMĐT
của các nước, cũng như trong Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam.
B (Basic Rules): Các quy tắc cơ bản điều chỉnh chung về TMĐT: chính là các
luật điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến TMĐT trong một nước hoặc khu vực và
quốc tế..Ví dụ: ở Việt Nam hiện nay là Luật Giao dịch điện tử (3/2006), Luật Công
nghệ Thông tin (6/2006). Đối với khu vực có Hiệp định khung về TMĐT của các
khu vực như EU, ASEAN, … Hiệp định về Công nghệ thông tin của WTO, về Bảo
hộ sở hữu trí tuệ, và về việc thừa nhận giá trị pháp lý khi giao dịch xuyên “biên
giới” quốc gia.
S (Sectorial Rules/ Specific Rules): Các quy tắc riêng, điều chỉnh từng lĩnh
vực chuyên sâu của TMĐT như chứng thực điện tử, chữ ký điện tử, ngân hàng điện
tử (thanh toán điện tử). Thể hiện dưới khía cạnh pháp luật ở Việt Nam có thể là các
Nghị định chi tiết về từng lĩnh vực hay các tập quán thương mại quốc tế mới như
Quy tắc về xuất trình chứng từ điện tử trong thanh toán quốc tế (e-UCP), quy tắc sử
dụng vận đơn điện tử (của Bolero).
A (Applications): Được hiểu là các ứng dụng TMĐT , hay các mô hình kinh

doanh TMĐT cần được điều chỉnh, cũng như đầu tư, khuyến khích để phát triển,
trên cơ sở đã giải quyết được 4 vấn đề trên. Ví dụ như: Các mô hình Cổng TMĐT
quốc gia (ECVN.gov), các sàn giao dịch TMĐT B2B (Vnemart) cũng như các mô
hình B2C (golmart, Amazon), mô hình C2C (Ebay), hay các website của các công
ty XNK... đều được coi chung là các ứng dụng TMĐT.
1.2 Phân loại thương mại điện tử
Các giao dịch TMĐT hiện nay được xây dựng dựa trên các mối quan hệ giữa
các chủ thể bao gồm chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Dựa trên các cơ
sở chủ thể đó tác giả Namrata đã phân TMĐT thành các loại như sau:
Chính phủ

Doanh nghiệp

Người tiêu dùng

Chính phủ

G2G

G2B

G2C

Doanh nghiệp

B2G

B2B

B2C


Người tiêu dùng

C2G

C2B

C2C


9

Bảng 1.1: Các loại hình TMĐT chính
Nguồn: Nguyễn Văn Hồng 2012, tr.28
Trong đó một số loại phổ biến như sau:
a) TMĐT giữa các doanh nghiệp (B2B)
TMĐT giữa các doanh nghiệp (Business to Business - B2B) là loại hình hoạt
động TMĐT giữa các doanh nghiệp với nhau. Các doanh nghiệp thương sử dụng
hình thức giao dịch này để trao đổi chứng từ, thanh toán tiền hàng và trao đổi thông
tin. Đặc trưng quan trọng của loại hình hoạt động này là các hàng hóa, dịch vụ trong
giao dịch sẽ được sử dụng làm đầu vào để sản xuất các hàng hóa, dịch vụ khác.
b) TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)
B2C là loại hình hoạt động TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Đặc trưng quan trọng của loại hình hoạt động này là các hàng hóa, dịch vụ trong
giao dịch sẽ được sử dụng để phục vụ các nhu cầu của người tiêu dùng.
Một trong những hoạt động chính của loại hình B2C là bán lẻ các sản phẩm,
dịch vụ (hữu hình và vô hình).
c) TMĐT giữa doanh nghiệp và chính phủ (B2G)
Trên mạng thông tin quốc tế Internet, B2G (Business-to-Government) là thuật
ngữ chung chỉ việc các cơ quan của chính phủ và doanh nghiệp có thể sử dụng các

Website trung ương để trao đổi thông tin và làm việc với nhau có hiệu quả hơn.
Chẳng hạn, các Website của chính phủ có thể cung cấp cho doanh nghiệp các thông
tin về thuế, thủ tục hải quan, thông tin về các mối quan hệ hợp tác, trả lời các câu
hỏi và yêu cầu... Các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ cũng có thể trao đổi
thông tin và hợp tác với nhau khi thực hiện các dự án được ký kết bằng cách sử
dụng một Website chung để tổ chức các cuộc họp trên mạng, đánh giá các kế hoạch
và tổng kết các kết quả đạt được qua mạng.
d) TMĐT giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng (C2C)
Trong C2C, là mối quan hệ thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng
với nhau. Đây cũng được coi là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh
chóng và ngày càng phổ biến. Hình thái dễ nhận ra nhất của mô hình này là các
website bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng. Một trong những thành công
vang dội của mô hình này là trang web đấu giá eBay.
Trong các loại hình giao dịch trên, hai loại hình B2B và B2C là hai dạng giao
dịch phổ biến nhất trong TMĐT đặc biệt là khi xét trên góc độ kinh doanh thuần
túy. Về giao dịch B2B, đây là quan hệ giao dịch chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng số


10

các giao dịch TMĐT hiện nay. Khi áp dụng B2B, các doanh nghiệp giới thiệu cho
đối tác về thông tin họ, các sản phẩm và dịch vụ đang được cung cấp bởi doanh
nghiệp thông qua Website, dồng thời những đối tác quan tâm đến hàng hóa của
doanh nghiệp cũng có thế tiến hành giao dịch trực tiếp với doanh nghiệp trên
Website này. Cũng trong phương thức B2B, thông qua mạng internet, các doanh
nghiệp có thể theo dõi, quản lý được quá trình cung cấp nguyên liệu, dịch vụ từ phía
nhà cung cấp cũng như việc phân phối hàng hóa tới các đại lý tiêu thụ của doanh
nghiệp. Trong quá trình này, thông tin giữa doanh nghiệp và các đối tác, nhà cung
ứng, nhà phân phối sẽ luôn được cập nhật theo thời gian thực do đó có thể nhanh
chóng nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh cũng như giải quyết được các khó

khăn trong thời gian ngắn nhất từ đó nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Về loại hình giao dịch B2C, đây là phương thức giao dịch ngày càng phổ biến
bởi những tiện ích mà nó đem lại cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Với sự
phát triển của internet và smartphone, người tiêu dùng ngày càng quen với việc đặt
hàng qua mạng. Khi mua hàng trên mạng, hạn chế về khoảng cách địa lý được xóa
bỏ, người tiêu dùng có thể tự do lựa chọn các hàng hóa, dịch vụ từ các nhà cung cấp
khác nhau. Do chi phí marketing, trung gian giảm bớt, người tiêu dùng là người đầu
tiên hưởng lợi khi được sử dụng các sản phẩm và dịch vụ với mức giá thấp hơn,
tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ cũng cao
hơn. Về phía doanh nghiệp, việc trao đổi trực tiếp với khách hàng sẽ giúp doanh
nghiệp nắm được yêu cầu chi tiết của khách hàng, từ đó cung cấp được sản phẩm,
dịch vụ phù hợp nhất. Thêm vào đó, việc nắm bắt được thông tin phản hồi từ khách
hàng không chỉ giúp doanh nghiệp điều chỉnh hàng hóa, dịch vụ của mình kịp thời,
tăng hiệu quả kinh doanh mà còn giảm được chi phí điều tra, khảo sát thị trường
cho doanh nghiệp.
1.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ TMĐT
1.3.1. Các phương tiện kĩ thuật sử dụng trong TMĐT
i. Điện thoại (Feature phone): là một phương tiện phổ thông, dễ sử dụng và
gần như xuất hiện sớm nhất trong các phương tiện kỹ thuật được sử dụng trong
TMĐT. Một số dịch vụ có thể cung cấp trực tiếp cung cấp qua điện thoại như dịch
vụ bưu điện, ngân hàng, hỏi đáp, tư vấn hoặc giải trí… Nhưng hạn chế của điện


11

thoại đó là chỉ truyền tải được âm thanh, mọi giao dịch bằng điện thoại vẫn phải kết
thúc bằng giấy tờ. Ngoài ra, chi phí giao dịch bằng điện thoại, nhất là điện thoại
đường dài, xuyên quốc gia còn khá đắt.
ii. Máy fax: Có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống.
Tuy nhiên hạn chế của máy fax là chỉ truyền được văn bản viết, thông thể truyền tải

được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều. Fax qua Internet là một dịch vụ
mới được ứng dụng khá rộng rãi để giảm chi phí trong giao dịch điện tử. Hiện nay,
thiết bị fax không chỉ giới hạn trong máy fax truyền thống mà đã mở rộng ra máy vi
tính và các thiết bị điện tử khác sử dụng các phần mềm cho phép gửi và nhận văn
bản fax.
iii. Truyền hình: là một trong những công cụ phổ biến nhất hiện trong các
phương tiện kĩ thuật của TMĐT nhất là trong việc quảng cáo hàng hóa, dịch vụ.Tuy
nhiên, truyền hình mới chỉ là công cụ truyền thông một chiều, khách hàng chỉ tiếp
nhận thông tin một cách thụ động. Khi muốn tìm kiếm thêm thông tin về hàng hóa,
yêu cầu báo giá và đàm phán với người bán về các điều khoản mua hàng cụ thể,
người bán lại cần sử dụng một phương tiện thứ ba để tiến hành công việc.
iv. Máy tính và mạng Internet: TMĐT chỉ thực sự có vị trí quan trọng khi có
sự bùng nổ về máy tính và mạng internet vào những năm 90 của thế kỉ 20. Nhờ máy
tính và internet, doanh nghiệp có thể tiến hành giao dịch, mua bán, hợp tác trong
sản xuất, cung ứng dịch vụ, quản lý các hoạt động nội bộ doanh nghiệp, liên kết
cùng các đối tác trên toàn cầu và hình thành các mô hình kinh doanh mới. Việc tiến
hành giao dịch giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng sẽ diễn ra một cách
nhanh chóng và thuận tiện hơn.
v. Smartphone, tablet và công nghệ thực thực tế ảo (VR): Smart phone và
tablet có thể coi là cuộc cách mạng của TMĐT trong thế kỉ 21. Mang ưu điểm của
cả điện thoại, máy tính và Internet, smartphone, tablet hiện đã trở thành một trong
những công cụ chính của TMĐT khi vừa có thể truyền tải hình ảnh, âm thanh, file
dữ liệu mà còn có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi thông qua mạng viễn thông. Cùng
với sự phát triển của công nghệ điện tử, các smartphone và tablet ngày càng thông
minh hơn, xử lý tốt hơn và càng ngày càng tiệm cận với máy tính, hơn thế nữa lại
có ưu điểm về sự tiện dụng và khả năng di động. Một trong những phát minh mới
của thế kỉ 21 hứa hẹn sẽ đem đến bước tiến mới cho TMĐT và đang được rất nhiều


12


doanh nghiệp lớn chú ý đó là công nghệ thực tế ảo (VR). Thông qua môi trường
thực tế ảo, người sử dụng có thể quan sát được sản phẩm dưới nhiều góc nhìn (ví dụ
khách hàng mua nhà có thể xem trước thiết kế nội thất trong không gian 3 chiều
trước khi ra quyết định mua) hoặc trải nghiệm thử dịch vụ (ví dụ du lịch từ xa thông
qua thực tế ảo). Việc ra quyết định mua hàng và sử dụng dịch vụ đối với khách hàng
sẽ không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi các quảng cáo và tiếp thị của doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp, việc cung cấp các trải nghiệm thử cho khách thông qua công
nghệ thực tế ảo sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí thuê showroom, quảng cáo
và xúc tiến thương mại. Doanh nghiệp cũng có thể áp dụng công nghệ này để tiết
kiệm chi phí trong quá trình phát triển sản phẩm, sản xuất thử sản phẩm mẫu thông
qua việc nhận đóng góp từ khách hàng dùng thử qua thực tế ảo.
1.3.2. Khung pháp lý cho TMĐT
1.3.2.1. Ở bình diện quốc tế
a) Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL
Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL (Model Law on Electronic Commerce)
được UNCITRAL thông qua ngày 12/06/1996 và được chính thức công bố trong
báo cáo của Hội nghị lần thứ 6 của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 12/12/1996.
Đạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với những mối quan hệ phát sinh khi áp dụng
phương thức kinh doanh TMĐT. Mục tiêu của luật này là đưa ra một hệ thống các
quy tắc được thừa nhận trên phạm vi quốc tế về việc loại bỏ các trở ngại trong việc
công nhận giá trị pháp lý của thông điệp được lưu chuyển bằng phương tiện điện tử,
tạo sự bình đẳng giữa những người sử dụng tài liệu trên cơ sở giấy tờ và những
người sử dụng thông tin trên cơ sở các dữ liệu điện tử trên phạm vi quốc tế. Luật
mẫu này là cơ sở định hướng giúp các nước thành viên của Liện hợp quốc tham
khảo khi xây dựng một đạo luật của mình với ý nghĩa là khung pháp lý cơ bản cho
TMĐT ( Nguyễn Văn Thoan 2012, tr. 395).
Kết cấu của luật mẫu được chia làm hai phần với 17 điều khoản:
- Phần I: Giới thiệu khái quát về TMĐT, gồm 3 chương. Chương I đề cập đến
các quy định chung bao gồm 4 điều khoản về phạm vi điều chỉnh, giải thích các từ

ngữ có liên quan, giải thích luật và các trường hợp ngoại lệ theo thoả thuận giữa các
bên. Chương II quy định các điều kiện luật định đối với các thông tin số hoá, gồm 6
điều khoản (Điều 5 đến điều 10) công nhận giá trị pháp lý của các thông tin số hoá,


13

về văn bản viết, chữ ký, bản gốc, tính xác thực và khả năng được chấp nhận của
thông tin số, việc lưu giữ thông tin số. Chương III nói đến thông tin liên lạc bằng
thông tin số hoá, bao gồm 5 điều khoản (điều 11 đến điều 15) quy định về hình thức
của hợp đồng và giá trị pháp lý của hợp đồng, các bên ký kết hợp đồng phải công
nhận giá trị pháp ỉý của các thông tin số hoá, xuất xứ của thông tin số hoá, việc xác
nhận đã nhận được thông tin, thời gian, địa điểm gừi và nhận thông tin số hoá.
- Phần II quy định các giao dịch TMĐT trong một số lĩnh vực hoạt động gồm
2 điều khoản liên quan đến vận tải hàng hoá. Điều 16 quy định các hành vi liên
quan đến hợp đồng vận tải hàng hoá, điều 17 quy định về hồ sơ vận tải hàng hoá.
Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL là cơ sở giúp đỡ tất cả các quốc gia trên
thế giới kể cả các quốc gia chưa gia nhập Liên hợp quốc hoàn thiện hệ thống pháp
luật của mình về sử dụng các phương tiện truyền và lưu giữ thông tin mới thay thế
cho các tài liệu bằng giấy. UNCITRAL cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn việc
chuyển hoá các quy định của Đạo luật mẫu vào hệ thống nội dung luật của các quốc
gia.
b) Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL
Luật mẫu về chữ ký điện tử chính thức được thông qua vào ngày 29/09/2000.
Mục đích của luật này là hướng dẫn các quốc gia thành viên trong việc xây dựng
khung pháp lý thống nhất và công bằng để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề
về chữ ký điện tử, yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong các giao dịch
TMĐT.
Đạo luật này đưa ra những vấn đề cơ bản của chữ ký điện tử, chữ ký số hóa và
các vấn đề về người ký, bên thứ ba và chứng nhận chữ ký số. Đặc biệt, nhằm đưa ra

các hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng luật này, UNCITRAL đã đưa ra một bản
hướng dẫn thi hành chi tiết, trong đó có phân tích và hướng dẫn cách áp dụng từng
điều khoản của luật mẫu. Luật mẫu đã góp phần loại bỏ những cản trở trong việc sử
dụng chữ ký điện tử trong các giao dịch TMĐT ở phạm vi quốc tế.
c) Công ước của Liên họp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng
thương mại quốc tế
Công ước Liên Hợp Quốc về Sừ dụng Chứng từ điện tử trong Hợp đồng
thương mại quốc tế (UN Convention on the Use of Electronic Communications in
International Contracts) đã được thông qua tại phiên họp lần thứ 60 của Đại hội
đồng Liên hợp quốc theo Nghị quyết số A/RES/60/21 ngày 9/11/2005. Mục đích


14

của Công ước này đưa ra một khung quy định chung cho những vấn đề cơ bản nhất
của giao kết và thực hiện hợp đồng thông qua phương tiện điện tử.
Công ước khẳng định các tiêu chuẩn để đảm bảo giá trị pháp lý, hiệu lực thi
hành ngang nhau giữa văn bản giấy và văn bản điện tử trong các giao dịch quốc tế.
Dựa trên nền tảng đó, công ước là một công cụ pháp lý quan trọng nhằm tăng
cường buôn bán quốc tế trên cơ sở tận dụng ưu thế mạng Internet toàn cầu.
Việc áp dụng rộng rãi và đồng nhất những quy định này giữa các quốc gia sẽ
góp phần xóa bỏ trở ngại đổi với việc sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch
thương mại quốc tế, nâng cao tính chắc chắn về phương diện pháp lý cũng như tính
ổn định về phương diện thương mại của hợp đồng điện tử. Qua đó đã giúp doanh
nghiệp giảm thiểu được các rủi ro pháp lý trong quá trình tiếp cận và ứng dụng
TMĐT trên quy mô toàn cầu..
Công ước này đã được ký kết chính thức ngày 06/07/2006, tại trụ sở Liên Hợp
Quốc ở New York, Hoa Kỳ với sự tham gia của 60 quốc gia thành viên LHQ, hơn
10 nước quan sát viên, trong đó Việt Nam tham gia với tư cách quan sát viên.
1.3.2.1. Ở bình diện quốc gia

Xây dựng khung pháp lý cho TMĐT là việc rất cấp thiết và đều được các nước
trên thế giới quan tâm ngay trong thời kỳ đầu phát triển TMĐT. Một số nước lớn,
nền TMĐT phát triển từ rất sớm như Mỹ, Canada, Anh,... đã tự ấn định ra các
nguyên tắc cơ bản của mình và ban hành rất nhiều điều luật, công ước bổ sung để
hoàn thiện khung pháp lý nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giao dịch và phát triển
TMĐT. Một số nước khác lại xây dựng khung pháp lý dựa trên những nguyên tắc
cơ bản của luật mẫu về TMĐT của Ủy Ban Pháp luật thương mại quốc tế - Liên hợp
quốc, có thể kể tới như Singapore, Australia, Việt Nam,...
Về cơ bản, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã có khung pháp lý để điều
chỉnh các phương diện chính của giao dịch TMĐT như hợp đồng điện tử, chữ ký số,
bảo mật thông tin,... Có thể thấy rõ điều này qua khung pháp lý của một số quốc gia
như:
a) Khung pháp lý về thương mại điện tử của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nước đi đầu trong lĩnh vực TMĐT trên thế giới. Sau nhiều năm phát
triển, Hoa Kỳ đã ấn định ra các nguyên tắc cơ bản cho TMĐT của riêng mình, đồng
thời kiến nghị cho nền TMĐT toàn cầu.


15

Quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý cho TMĐT của Hoa Kỳ
dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản là:
- Các bên được tự do xác lập quan hệ hợp đồng với nhau khi thấy phù hợp.
- Các quy định phải có tính chất trung lập về mặt công nghệ và phải có tính
mở cho tương lai, có nghĩa là không được quy định về một loại công nghệ cụ thể
nào đó và không được hạn chế việc sử dụng hay phát triển của các công nghệ tương
lai.
- Các quy định hiện hành cần được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới trong
trường hợp cần thiết để hỗ trợ cho việc sử dụng công nghệ điện tử.
- Các quy định phải công bằng cho cả các doanh nghiệp đã áp dụng rộng rãi

các công nghệ mới và các doanh nghiệp còn chưa áp dụng.
Trong thời gian qua, chính quyền Liên bang và chính quyền các bang tại Hoa
Kỳ đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định hiện hành và ban hành một số quy định mới,
đáp ứng được yêu cầu của các giao dịch TMĐT, nhất là các quy định về luật hợp
đồng, bảo vệ người tiêu dùng, thẩm quyền tài phán, chứng cứ pháp lý… Có thể kể
đến một số mốc quan trọng như:
- Năm 1996, Bộ tài chính Hoa Kỳ cho ra mắt cuốn sách “Chính sách thuế đối
với thương mại điện tử toàn cầu” nhằm trung hoà về thuế giữa giao dịch điện tử và
phi điện tử.
- Năm 1997, cùng với sự hợp tác của các nhà khoa học, Hoa Kỳ đã thông qua
đề án “Khung kết cấu thương mại điện tử toàn cầu”, dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản:
Doanh nghiệp tư nhân giữ vai trò chủ đạo; Hạn chế những yêu cầu không cần thiết
của Chính phủ đối với TMĐT; Chính phủ tham gia TMĐT nhằm tạo lập môi trường
luật pháp TMĐT hợp lý, đơn giản, ngắn gọn; Chính phủ phải thừa nhận tính độc
đáo riêng của mạng Internet; Thúc đẩy TMĐT trên cơ sở toàn cầu.
- Ngày 14/05/1998, Uỷ ban thương mại nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua các dự
luật miễn thuế Internet, từ đó đã tạo điều kiện phát triển tự do hoá cho các công ty,
xí nghiệp trên toàn Hoa Kỳ.
- Tháng 3/1999, công ước thương mại số của kỷ nguyên (HR 1320) cho phép
đồng thời thúc đẩy sự mở rộng hơn nữa của TMĐT dựa vào lực lượng thị trường tự
do được thông qua. HR1320 thừa nhận giá trị pháp lý của các thoả thuận điện tử
như hợp đồng điện tử… Đây là bước trung gian trong việc thừa nhận giá trị pháp lý
của các chứng cứ điện tử.


×