Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Quan hệ thương mại Việt Nam Australia trong thời gian gần đây Thực trạng và giải pháp (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.27 KB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA
TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

BÙI THU HƯỜNG

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----o0o----

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA
TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 60340121

Họ và tên học viên: Bùi Thu Hường


Người hướng dẫn: TS. Vũ Thành Toàn

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và được
sự hướng dẫn của TS. Vũ Thành Toàn. Các số liệu được sử dụng trong luận văn
phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá do tôi tự tìm hiểu, thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các nội dung nghiên cứu trong
đề tài này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Học viên

Bùi Thu Hường


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý
thầy cô đã giảng dạy, hỗ trợ chương trình đào tạo thạc sĩ Khóa 22 chuyên ngành
Kinh doanh thương mại; những người đã giúp em trang bị tri thức, tạo điều kiện
thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại
học Ngoại thương.
Với lòng kính trọng và biết ơn, em xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Tiến sĩ Vũ
Thành Toàn đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất,
song do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luận
văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các nhà
khoa học, quý thầy cô trong và ngoài trường để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2017
Học viên

Bùi Thu Hường


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA TRONG
THỜI GIAN GẦN ĐÂY:.......................................................................1
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP...........................................................1
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA TRONG
THỜI GIAN GẦN ĐÂY:.......................................................................2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP...........................................................2
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................................... 3
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và được sự hướng dẫn của TS. Vũ
Thành Toàn. Các số liệu được sử dụng trong luận văn phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá do tôi tự
tìm hiểu, thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các nội dung nghiên
cứu trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.....................3
Học viên................................................................................................................................................... 3
Bùi Thu Hường......................................................................................................................................... 3
MỤC LỤC.................................................................................................................................................. 5
................................................................................................................................................................ 6
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................... 9
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AUSTRALIA VÀ SỰ CẦN THIẾT NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG
MẠI GIỮA VIỆT NAM – AUSTRALIA............................................................................................................ 5


1.3. Sự cần thiết nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam Australia...........................................................................................................26
1.3.3. Lợi thế so sánh của mỗi nước.........................................................29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM –AUSTRALIA...........................32

2.1. Thực trạng thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Australia.................35
2.1.1. Tình hình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia..........35
2.1.1.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.....................................................35
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục............................69
3.2.3.2. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu....93
KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. i
I.Tài liệu tiếng Việt..................................................................................................................................... i
1.Ban Quan hệ Quốc tế, VCCI, Hồ sơ thị trường Ô-xtrây-li-a, Hà Nội 2016...................................................i


2.Báo kinh tế Bnews, Lượng du khách đến Australia lập mức cao kỷ lục, tại địa chỉ:
/>
html,

truy

cập

ngày

07/04/2017............................................................................................................................................... i
3.Báo News Việt Úc, Ngành du lịch Úc tăng trưởng kỷ lục trong hai năm qua, tại địa
chỉ: truy
cập ngày 07/04/2017................................................................................................................................. i

4.Báo quốc tế, Tổng quan về 21 nền kinh tế thành viên APEC, tại địa chỉ: http://bao
quocte.vn/preview_article/bWluaHR1YW4=/tong-quan-ve-21-nen-kinh-te-thanh-vien-apec-45907.html,
truy cập ngày 25/03/2017.......................................................................................................................... i
5.Bộ Công thương, Hiệp định thương mại tự do Asean – Australia – Newzealand, Hà Nội 2010..................i
6.Bộ Công thương, Tận dụng ưu đãi trong hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Di Lân để đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, Nhà xuất bản công thương 2015.................................................i
7.Bộ thương mại Việt Nam, Cơ hội đầu tư và thương mại Việt – Úc, Hà Nội 1998......................................i

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................................... 3
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và được sự hướng dẫn của TS. Vũ
Thành Toàn. Các số liệu được sử dụng trong luận văn phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá do tôi tự
tìm hiểu, thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các nội dung nghiên
cứu trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.....................3
Học viên................................................................................................................................................... 3
Bùi Thu Hường......................................................................................................................................... 3
MỤC LỤC.................................................................................................................................................. 5
................................................................................................................................................................ 6
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................... 9
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AUSTRALIA VÀ SỰ CẦN THIẾT NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG
MẠI GIỮA VIỆT NAM – AUSTRALIA............................................................................................................ 5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. i
Tài liệu tiếng Việt....................................................................................................................................... i
Ban Quan hệ Quốc tế, VCCI, Hồ sơ thị trường Ô-xtrây-li-a, Hà Nội 2016......................................................i
Báo kinh tế Bnews, Lượng du khách đến Australia lập mức cao kỷ lục, tại địa chỉ: html, truy cập ngày 07/04/2017...................................i
Báo News Việt Úc, Ngành du lịch Úc tăng trưởng kỷ lục trong hai năm qua, tại địa

chỉ: truy
cập ngày 07/04/2017................................................................................................................................. i
Báo quốc tế, Tổng quan về 21 nền kinh tế thành viên APEC, tại địa chỉ: http://bao
quocte.vn/preview_article/bWluaHR1YW4=/tong-quan-ve-21-nen-kinh-te-thanh-vien-apec-45907.html,
truy cập ngày 25/03/2017.......................................................................................................................... i
Bộ Công thương, Hiệp định thương mại tự do Asean – Australia – Newzealand, Hà Nội 2010.....................i
Bộ Công thương, Tận dụng ưu đãi trong hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc – Niu Di Lân để đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, Nhà xuất bản công thương 2015.................................................i
Bộ thương mại Việt Nam, Cơ hội đầu tư và thương mại Việt – Úc, Hà Nội 1998.........................................i


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh
Agreement Establishing the

Tiếng Việt
Hiệp định thành lập khu vực

AANZFTA

ASEAN - Australia – New

thương mại tự do ASEAN -

ABS


Zealand Free Trade Area
Australian Bureau of Statistics

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Australia – New Zealand
Cơ quan thống kê Australia
Khu vực thương mại tư do

APEC
ASEAN
AUD
CNHT
DFAT
EU
FDI
FTA
GATT
GATS
GDP
HDI
IMF
MFN
OECD
PPP
RCEP
SPS


Asia - Pacific Economic

ASEAN
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Cooperation
Association of South East Asian

châu Á – Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông

Nations
AUSTRALIAN Dollar
Department of foreign affairs

Nam Á
Đồng Đô la Úc
Công nghiệp hỗ trợ
Bộ Ngoại giao và Thương mại

and trade
European Union
Foreign Direct Investment
Free Trade Agreement
General Agreement on Tariffs

Australia
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Hiệp định Thương mại Tự do
Hiệp định Chung về Thuế

and Trade
General Agreement on Trade in

quan và Thương mại
Hiệp định chung về Thương

Services
Gross Domestic Product
Human Development Index
International Monetary Fund
Most Favoured Nation
Organization for Economic Co-

mại Dịch vụ
Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số phát triển con người
Qũy tiền tệ quốc tế
Đãi ngộ tối huệ quốc
Tổ chức Hợp tác và Phát triển

operation and Development
Purchasing Power Parity
Regional Comprehensive

Kinh tế
Ngang giá sức mua
Hiệp định đối tác kinh tế toàn


Economic Partnership
Santitary and Phytosanitary

diện khu vực (ASEAN + 6)
Các biện pháp vệ sinh và kiểm

Measures

dịch
Hàng rào kỹ thuật đối với

TBT

Technical Barriers to Trade

TPP

Trans-Pacific Partnership

thương mại
Hiệp định đối tác xuyên Thái


Agreement
TRA

Tourism research Australia

USD

WTO

UNITED STATES Dollar
World Trade Organization

Bình Dương
Cơ quan nghiên cứu du lịch
Australia
Đồng Đô la Mỹ
Tổ chức thương mại thế giới


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn đi sâu nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam - Australia và
được chia thành 3 chương. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được những
kết quả sau:
Thứ nhất, phân tích được sự cần thiết nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại
song phương giữa Việt Nam và Australia.
Thứ hai, đánh giá thực trạng mối quan hệ thương mại hàng hóa và thương mại
dịch vụ song phương giữa Việt Nam và Australia trong giai đoạn 2006 - 2016; chỉ ra
những thành tựu đạt được, những tồn tại trong mối quan hệ thương mại giữa hai
nước và phân tích những nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục.
Thứ ba, nêu lên những triển vọng phát triển thương mại hàng hóa và thương
mại dịch vụ đồng thời đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy, tăng cường mối
quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Australia trong thời gian tới.
 Nhóm giải pháp về phía Chính phủ bao gồm:
 Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các hệ thống chính sách tạo thuận lợi cho việc
phát triển ngoại thương
 Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu
 Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

 Nâng cao khả năng ứng phó với hàng rào phi thuế quan của Australia và hỗ
trợ thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp
 Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Australia đầu tư








vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Phát triển và hoàn thiện các lĩnh vực thương mại dịch vụ
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại
Nhóm giải pháp về phía Hiệp hội bao gồm:
Đào tạo nguồn nhân lực và hiện đại hóa cơ sở vật chất
Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu và xúc

tiến thương mại
 Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp bao gồm:
 Nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu
lâu dài sang thị trường Australia
 Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu
 Nâng cao chất lượng con người trong hoạt động doanh nghiệp
 Nắm rõ tập quán thị trường và những khó khăn có thể gặp phải tại thị trường
Australia


Với những giải pháp đưa ra, rất mong Việt Nam sẽ có hướng đi đúng đắn
trong thời gian tới để tiếp tục đưa quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Australia

lên một bước phát triển mới.


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới ngày càng gia tăng, việc
thúc đẩy mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại đã trở thành xu thế khách quan
của các quốc gia. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Hiện nay, Việt Nam có sự
giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực với hầu hết các nước trên thế giới. Có thể thấy
rằng, quan hệ đối ngoại ngày càng được Việt Nam chú trọng và đang trong thời kỳ
mở rộng hơn bao giờ hết. Bên cạnh việc tham gia các diễn đàn hợp tác quốc tế đa
phương, Việt Nam cũng đã và đang đẩy mạnh những mối quan hệ song phương.
Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt phải kể đến Australia. Việt Nam thiết lập quan
hệ ngoại giao chính thức với Australia từ năm 1973. Hơn 40 năm qua, quan hệ
ngoại giao Việt Nam và Australia đã trải qua nhiều thử thách, thăng trầm trước khi
đi đến giai đoạn ổn định và đạt nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt, khi Hiệp định thành
lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia – New Zealand (AANZFTA)
được kí kết và có hiệu lực từ 1/1/2010, đã mở ra thêm nhiều cơ hội cho hợp tác giữa
hai nước về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, giáo dục,…
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước trong những năm gần đây
đã có những bước tiến quan trọng, tuy nhiên, so với một số quốc gia trong khu vực
ASEAN, trao đổi thương mại của Việt Nam với Australia vẫn còn khiêm tốn. Việt
Nam xếp thứ 5 trong khối ASEAN về kim ngạch xuất nhập khẩu với Australia, sau
Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia với khoảng cách tương đối xa.
Mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam - Australia đang trên đà phát triển và
đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, các công trình nghiên cứu về quan hệ thương
mại song phương giữa hai nước vẫn chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng
vốn có. Do đó việc nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa hai quốc gia là hết sức
cần thiết.

Đề tài: “Quan hệ thương mại Việt Nam- Australia trong thời gian gần đây:
Thực trạng và giải pháp” nghiên cứu về thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam –
Australia giai đoạn 2006 - 2016 để đánh giá những thành tựu đạt được, những tồn tại
cần khắc phục và nguyên nhân, từ đó đề ra các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương
mại song phương giữa hai nước Việt Nam – Australia trong thời gian tới.


2
2. Tình hình nghiên cứu
2.1.
Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong thời gian qua, có một số đề tài nghiên cứu, bài báo, ấn phẩm chuyên
ngành đề cập tới mối quan hệ thương mại Việt Nam – Australia nhưng chỉ đề cập tới
quan hệ thương mại Việt Nam – Australia trên bình diện tổng thể chung hay liên
quan tới quan hệ thương mại Việt Nam – Australia trên các khía cạnh xúc tiến
thương mại và tận dụng những ưu đãi của hiệp định AANZFTA để đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam như:
Bộ Ngoại giao Việt Nam, Giới thiệu quốc gia Australia, Hà Nội 1995. Cuốn
sách giới thiệu sơ lược về đất nước Australia đồng thời khái quát mối quan hệ song
phương Việt Nam - Australia.
Vũ Tuyết Loan, Australia ngày nay, Hà Nội 1998. Cuốn sách đem đến cho
người đọc cái nhìn tổng quan về đất nước, con người, lịch sử, truyền thống, chính
trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế, quan hệ ngoại giao... của Australia. Đồng thời tác giả
cũng tổng kết chặng đường 25 năm mối quan hệ Việt Nam - Australia từ 1973 đến
1998.
Bộ thương mại Việt Nam, Cơ hội đầu tư và thương mại Việt – Úc, Hà Nội
1998. Cuốn sách chỉ tập trung đánh giá, tổng kết thành tựu hợp tác giữa hai nước
trong lĩnh vực thương mại – đầu tư và chỉ rõ những lĩnh vực, các ngành và mặt hàng
là ưu thế của Việt Nam trong quan hệ hợp tác kinh tế với Australia.
Đỗ Thị Hạnh, Quan hệ Australia với Đông Nam Á từ sau Chiến tranh Thế giới

lần hai đến giữa thập niên 90, Luận án Tiến sĩ sử học, Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 1999.
Tác giả đánh giá về quá trình hình thành, phát triển và thay đổi trong chính sách đối
ngoại của Australia. Phần quan hệ Australia – Việt Nam tuy được đề cập nhưng
cũng chỉ chiếm phần nhỏ.
Vũ Tuyết Loan, Chính sách của Australia đối với ASEAN từ 1991 đến nay:
Hiện trạng và triển vọng, Hà Nội 2004. Cuốn sách cung cấp những kiến thức về
chính sách của Australia theo các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh
quốc phòng và những dự báo về xu hướng phát triển trong quan hệ với ASEAN thời kì
đầu thế kỉ XXI. Phần quan hệ Australia với Việt Nam cũng được đề cập tới.
Bộ Công thương, Tận dụng ưu đãi trong hiệp định thương mại tự do ASEAN –
Úc – Niu Di Lân để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, Nhà xuất bản


3
công thương 2015. Cuốn sách đã đề cập tới tình hình thực thi Hiệp định AANZFTA,
bài học kinh nghiệm của một số nước ASEAN tận dụng ưu đãi trong Hiệp định như:
Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia có thể vận dụng cho Việt Nam, phân tích
thực trạng, đưa ra định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang Australia và New Zealand.
Ngoài ra nhiều bài viết về quan hệ thương mại Việt Nam - Australia được đăng
trên báo, tạp chí. Tiêu biểu là bài: “25 năm mối quan hệ sôi động” của Trần Văn
Tùng – Đại sứ Việt Nam tại Australia, “Quan hệ Australia – Việt Nam (1973 –
2002)” của Trịnh Thị Định, “ 30 năm quan hệ Việt Nam – Australia (1973 – 2003)”
của Vũ Tuyết Loan.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tại Australia, quan hệ Australia với Đông Nam Á được chú ý nghiên cứu
trong những thập niên gần đây. Tiêu biểu là bộ: “Australia and the World Affairs”
có nội dung đề cập tới mối quan hệ ngoại giao của Australia với các nước trên thế
giới trong hai thập niên 70 và 80 của thế kỉ XX. Đặc biệt, trong tác phẩm:

“Australian Foreign Relations in the World of the 1990s” của Nguyên Ngoại trưởng
Australia Evans Gareth và nhà nghiên cứu Bruce Grant dành một chương bàn về
chính sách đối với Đông Dương của Australia.
Những công trình khác bàn về quan hệ thương mại Australia – Việt Nam của
Nguyên Ngoại trưởng Australia Evans Gareth khi bàn về các vấn đề có liên quan như:
“Australia, Indochina and the Cambodian Peace Plan” năm 1991, “Australia, Viet
Nam and the Region” năm 1991. Ngoài ra, công trình tiêu biểu nhất có nội dung đề
cập đến quan hệ Australia – Việt Nam là: “Australia and Việt Nam 1950 – 1980” của
Frank Frost và Carlyle. Tác phẩm này dành nhiều thời lượng bàn về chính sách của
Australia đối với Việt Nam hơn là quan hệ thương mại giữa hai nước.
Như vậy, cả Việt Nam và Australia đều có các công trình nghiên cứu về quan
hệ thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên các công trình này đều mang tính tổng
quan, không thực sự đi sâu và nghiên cứu riêng đầy đủ về quan hệ thương mại Việt
Nam – Australia dưới gốc độ phân tích về quy mô, thị phần thương mại cũng như
cơ cấu hàng hóa và dịch vụ song phương giữa hai quốc gia và chỉ ra nguyên nhân
của thành công cũng như hạn chế trong mối quan hệ trên. Do vậy, luận văn góp
phần giải quyết khoảng trống này.


4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
Thứ nhất, chỉ ra sự cần thiết nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại song
phương Việt Nam – Australia.
Thứ hai, phân tích thực trạng mối quan hệ thương mại hàng hóa và thương mại
dịch vụ giữa hai nước trong thời gian 2006 - 2016.
Thứ ba, nêu lên triển vọng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quan
hệ thương mại song phương Việt Nam - Australia trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và

Australia trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.
Phạm vi nghiên cứu:
-

Về nội dung: nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa và thương mại dịch

-

vụ giữa Việt Nam và Australia
Về thời gian: giai đoạn 2006-2016
Về không gian: chỉ đề cập tới quan hệ thương mại hàng hóa và thương mại

dịch vụ giữa hai nước Việt Nam và Australia
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn có sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu như: thống kê, phân
tích và tổng hợp, áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh đối chiếu. Tham khảo và
kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố liên quan tới chủ đề nghiên
cứu của luận văn.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Bằng việc đánh giá thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa và thương mại
dịch vụ song phương giữa hai quốc gia trong giai đoạn 2006-2016, chỉ ra được những
thành tựu và hạn chế trong mối quan hệ trên, luận văn đã nêu lên triển vọng và đề
xuất những giải pháp từ phía Chính phủ, các Hiệp hội và doanh nghiệp nhằm thúc
đẩy tăng cường quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Australia trong thời
gian tới.
7. Kết cấu của luận văn


5
Ngoài mục lục, danh mục cụm từ viết tắt, danh mục bảng biểu, phần mở đầu,

kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung nghiên cứu được kết cấu thành 3
chương như sau:
Chương I: Khái quát chung về Australia và sự cần thiết nhằm thúc đẩy quan
hệ thương mại giữa Việt Nam – Australia
Chương II: Thực trạng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Australia
Chương III: Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt
Nam - Australia

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ AUSTRALIA VÀ SỰ CẦN THIẾT
NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM –
AUSTRALIA
1.1. Khái quát chung về Australia
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Australia là một đất nước nằm ở Nam bán cầu thuộc Châu Đại Dương, được
bao bọc bởi Ấn Độ Dương ở phía Tây, Thái Bình Dương ở phía Đông, biển Arafura
ở phía Bắc, Nam Đại Dương ở phía Nam. Tổng diện tích của Australia là 7692024
km2, trong đó diện tích đất là 7659861 km 2, diện tích đảo là 32163 km2. Australia là
đất nước rộng lớn thứ sáu trên thế giới sau Nga, Canada, Trung Quốc, Mỹ và Braxin
và cũng là nước duy nhất chiếm toàn bộ một lục địa.
Khí hậu Australia thay đổi từ nhiệt đới ở miền Bắc đến ôn đới ở miền Nam. Gần
một phần ba nước Australia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, phần còn lại có khí
hậu ôn đới. Mặc dù gần 20% lãnh thổ của Australia thuộc loại hoang mạc hoặc bán


6
hoang mạc, nước này vẫn sở hữu nhiều loại môi trường sống phong phú. Ở cấp độ về
loài, có khoảng 85% thực vật cây có hoa, 84% động vật có vú, hơn 45% các loài chim
và khoảng 89% loài cá vùng ôn đới chỉ được tìm thấy ở Australia.
Ngoài ra, đất nước này cũng được ưu đãi rất nhiều tài nguyên khoáng sản như
than đá, quặng sắt, bauxite, uranium, chì, kẽm, kim cương, khí đốt tự nhiên và dầu

lửa. Khoáng sản như bôxit (phân bố chủ yếu ở phía Bắc bán đảo Arnhem và phía
Bắc bán đảo York), than (tập trung ở phía Đông Australia), sắt (tập trung thành các
mỏ lớn chạy dọc từ cao nguyên Kimberley xuống phía Tây Nam Australia), đồng
(phân bố tập trung ở phía Nam đồng bằng Carpentaria), vàng (tập trung chủ yếu ở
phía Tây Nam với hai vùng mỏ quan trọng nhất là Coolgardie và Kalgoorlie), bạc
(phân bố nhiều ở phía Đông Nam đồng bằng Carpentaria), dầu mỏ và khí đốt (tập
trung chủ yếu ở phía Đông Australia và thềm lục địa thuộc eo Bass).
1.1.2. Điều kiện xã hội
Về dân số: Tổng dân số của Australia tính tới tháng 4 năm 2017 là 24,56 triệu
người. Tỷ lệ giới tính: 0,99 nam/ nữ (tính trên tổng dân số). Tỷ lệ dân cư biết đọc,
biết viết là 100%, chỉ số HDI: 0,939 (năm 2015) cao thứ hai thế giới. Con số này
chứng tỏ người dân Australia có mức sống cao, con người phát triển tốt, qua đó
cũng thể hiện Australia là một quốc gia rất phát triển.
Về lực lượng lao động: Australia có nền giáo dục toàn diện với chất lượng cao
đứng đầu trong nhóm các nước OECD. Năm 2016, Australia có 12,63 triệu lao
động. Người lao động của Australia được đào tạo tốt và có chất lượng cao, nhiều
cán bộ quản lý cấp cao và nhân viên có kinh nghiệm quốc tế, gần một nửa lao động
của Australia có bằng đại học, chứng chỉ hoặc văn bằng nghề nghiệp. Mặc dù
Australia là nước nói tiếng Anh nhưng hơn 4,1 triệu người nước này biết ngôn ngữ
thứ hai, điều này là do sự di cư từ hơn 200 quốc gia đến Australia. Chính những ưu
điểm này của người lao động Australia đã thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài
đến đầu tư vào nước này.
Về dân tộc: Australia là một trong những nước đa sắc tộc lớn nhất trên thế
giới, trong đó gần một phần tư dân số là dân nhập cư. Theo thống kê vào tháng 6
năm 2015, 5 nước có số người sinh sống đông nhất tại Australia là: Anh, New
Zealand, Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines. Nhóm người Việt Nam đứng thứ sáu,


7
chiếm gần 1% dân số cả nước Australia. Australia không có ngôn ngữ chính thức.

Tiếng Anh được sử dụng như tiếng mẹ đẻ bởi hơn 81% dân số Australia. Ngoài ra,
ngôn ngữ thông dụng thứ hai là tiếng Hán, tiếng Italia và tiếng Ả Rập. Australia
được coi là một xã hội đa ngôn ngữ, đa văn hóa với lực lượng lao động dồi dào,
được đào tạo đầy đủ, có tay nghề cao và biết nhiều loại ngôn ngữ.
Về văn hóa: Từ năm 1788, nền tảng chính của văn hóa Australia là Anglo Celtic mặc dù các đặc thù riêng của nước này cũng sớm xuất hiện từ môi trường tự
nhiên và nền văn hóa của thổ dân. Đến giữa thế kỷ 20, văn hóa Australia chịu ảnh
hưởng mạnh do văn hóa đại chúng của Mỹ, chủ yếu là truyền hình và điện ảnh, do
các quốc gia láng giềng và một tỉ lệ lớn người nhập cư từ các nước không nói tiếng
Anh. Dân chúng Australia có đầu óc cải tiến, hiếu khách và văn hoá đa dạng. Với
dân số có nguồn gốc từ hơn 140 quốc gia, Australia là một trong những nước có nền
văn hoá đa dạng nhất trên thế giới.

1.1.3. Thể chế chính trị
Australia có 6 tiểu bang: Queensland, New South Wales, Victoria, South
Australia, Tasmania, Western Australia và 2 vùng lãnh thổ trực thuộc Chính phủ liên
bang: Lãnh thổ phía Bắc (Northern Capital Territory) và Lãnh thổ thủ đô
(Australian Capital Territory hay ACT, thủ đô là Canberra).
Liên bang Australia là một nhà nước theo thể chế quân chủ lập hiến, là quốc
gia độc lập, thành viên khối Liên hiệp Anh. Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc
Anh cũng là Nữ hoàng của Australia. Đại diện của Nữ hoàng trên toàn bộ lãnh thổ
Australia là Toàn quyền tại cấp liên bang và Thống đốc tại cấp bang, theo quy ước
thì họ hành động theo cố vấn của các bộ trưởng. Hiến pháp Australia trao cho quân
chủ quyền hành pháp tối cao, song quyền thi hành nó được Hiến pháp ban cho riêng
Toàn quyền. Chính phủ liên bang được phân thành ba nhánh:
• Cơ quan lập pháp: lưỡng viện Quốc hội, gồm có Nữ vương (đại diện là Toàn
quyền), Thượng nghị viện, và Hạ nghị viện;
• Cơ quan hành pháp: Hội đồng Hành pháp Liên bang, thi hành theo Toàn
quyền với cố vấn của Thủ tướng và các bộ trưởng;
• Cơ quan tư pháp: Tòa Cao đẳng Australia và các tòa án liên bang khác, các
thẩm phán do Toàn quyền bổ nhiệm theo cố vấn của Hội đồng.



8
1.1.4. Khái quát nền kinh tế Australia
1.1.4.1. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô
Nền kinh tế Australia có mức tăng trưởng nhanh và tỷ lệ thất nghiệp rơi xuống
mức thấp nhất trong suốt hai thập kỷ vừa qua. Đây chính là kết quả của gần ba thập
kỷ cải cách cơ cấu kinh tế và cải cách chính trị hợp lý. Khu vực kinh tế tư nhân của
Australia có vai trò quan trọng trong nền kinh tế với sức cạnh tranh cao, năng động
và có lực lượng lao động lành nghề và linh hoạt. Kể từ năm 2006 tới năm 2016, nền
kinh tế Australia tăng trưởng trung bình 2,7% mỗi năm. Theo báo cáo của quỹ tiền
tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính
theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP: Purchasing Power Parity) năm 2016
của Australia đạt gần 1188,764 tỷ USD, đứng thứ 19 trên toàn thế giới.
Bảng 1.1: Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Australia giai đoạn 2006- 2016
Tỷ lệ
GDP tính theo PP
Năm

ngang giá sức mua
(tỷ USD)

Tỷ lệ

Tỷ lệ thất

tăng

GDP/người


lạm

trưởng

(USD)

phát

37869,649

(%)
3,554

4,775

nghiệp
(%)

2006

771,942

GDP (%)
2,694

2007

828,048

4,488


45127,396

2,356

4,35

2008

866,465

2,626

49190,014

4,348

4,242

2009

888,426

1,762

45584,234

1,770

5,567


2010

919,934

2,297

56330,164

2,863

5,208

2011

964,058

2,677

66769,419

3,356

5,067

2012

1016,724

3,555


68028,935

1,686

5,217

2013

1053,864

2,006

64664,264

2,475

5,650

2014

1101,559

2,687

61165,629

2,464

6,067


2015

1140,619

2,444

51180,949

1,532

6,075

2016

1188,764

2,870

51592,914

1, 310

5,712

Nguồn: Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), tại địa chỉ:
/>

9
Từ bảng 1.1 có thể thấy tổng sản phẩm trong nước GDP của Australia nhìn

chung có xu hướng tăng từ năm 2006 đến năm 2016. GDP có mức tăng đáng kể, năm
sau cao hơn năm liền kề trước, tỉ lệ tăng trưởng GDP giai đoạn này trong khoảng từ
1,7% đến 4,5%. Tỷ lệ lạm phát cũng luôn ổn định và ở mức thấp. Nguyên nhân đóng
góp vào sự thành công của Australia trong việc duy trì lạm phát ở mức từ 1,3% tới
4,3% cùng với mức tăng trưởng kinh tế khá cao chính là sức sản xuất cao của nền
kinh tế. Song song với tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thất nghiệp cũng được duy trì ở mức
4% tới 6%.


10
1.1.4.2. Cơ cấu nền kinh tế
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu nền kinh tế Australia năm 2016

Nguồn: Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ, tại địa chỉ:
/library/publications/resources/the-world-factbook/geos/as.html
Australia là một trong những nền kinh tế tư bản phương tây phát triển hiện đại,
có sức cạnh tranh và là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Australia có một cơ cấu kinh tế
hợp lý, ổn định và hiện đại tạo sự an toàn cho hoạt động kinh doanh. Theo như biểu
đồ 1.1, trong năm 2016, dịch vụ là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu nền
kinh tế Australia, doanh thu từ ngành này đóng góp tới 68,2% trong cơ cấu GDP, thu
hút 75,3% lao động. Khu vực công nghiệp đứng thứ hai với 28,2% GDP và thu hút
21,1% lao động, còn nông nghiệp chỉ chiếm 3,6% GDP với 3,6% lao động tham gia
vào khu vực này. Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhờ có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú, khí hậu đa dạng, Australia là một nước có nền kinh tế công,
nông nghiệp phát triển. Hai ngành chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi với các sản
phẩm nông nghiệp chính như: len, lúa mì, lúa mạch, ngô, nho, khoai tây, táo và chuối.
Tuy nhiên, từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Australia thay đổi cơ cấu kinh tế
theo các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trong đó dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng
lớn nhất, công nghiệp cũng phát triển mạnh, còn nông nghiệp giảm dần tỷ trọng.
 Dịch vụ



11
Ngành dịch vụ là ngành tăng trưởng và phát triển mạnh nhất trong những năm
gần đây ở Australia, chiếm tới 68,2% GDP của nền kinh tế trong năm 2016. Các ngành
dịch vụ bao gồm: du lịch, tài chính, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, tư vấn,
các dịch vụ công (được cung cấp bởi chính phủ Australia như là giáo dục hoặc y tế) và
một số dịch vụ tư nhân khác. Sự tăng trưởng liên tục của lĩnh vực này đã tạo thêm sức
mạnh và sự đa dạng của nền kinh tế Australia.
Du lịch là ngành mũi nhọn trong lĩnh vực dịch vụ ở Australia, góp phần đáng
kể trong việc tạo việc làm, thúc đẩy xuất khẩu và phát triển kinh tế. Kể từ năm
2013, ngành du lịch Australia đã tăng trưởng mạnh mẽ với lượng du khách quốc tế
hàng năm liên tục phá vỡ kỷ lục từ 6 triệu, 7 triệu và trong năm 2016 là 8 triệu du
khách. Sự bùng nổ của ngành du lịch xuất phát từ chủ trương và giải pháp đúng đắn
của Chính phủ Liên minh Tự do - Quốc gia cầm quyền như: xóa bỏ thuế carbon của
Chính phủ Công đảng trước đó buộc ngành du lịch nộp hơn 115 triệu AUD/mỗi
năm; ngừng cắt giảm ngân sách của Chính phủ Công đảng đối với ngành du lịch
đầu tư 639 triệu AUD để quảng bá cho ngành du lịch Australia. Cơ quan Nghiên
cứu du lịch Australia (TRA) công bố báo cáo cho thấy khách quốc tế và khách nội
địa đã đóng góp mức kỷ lục gần 117 tỷ AUD vào nền kinh tế nước này trong năm
2015-2016 tạo việc làm cho gần 929000 người. Ngành này sẽ tiếp tục phát triển với
dự báo chi tiêu du lịch vào năm 2020-2021 sẽ đạt 162 tỷ AUD, cao hơn mục tiêu
của Chính phủ đề ra trước đó ở mức 115-140 tỷ AUD.
Xuất khẩu dịch vụ giáo dục cũng đóng góp một phần quan trọng trong tăng
trưởng chung của dịch vụ. Chất lương giáo dục tốt cùng với giá trị bằng cấp được
công nhận tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đã chứng minh cho điều này. Số sinh
viên quốc tế đến từ 200 quốc gia du học tại Australia trong năm 2016 đã tăng 10% và
đạt trên 554000 sinh viên - mức cao nhất từ trước đến nay. Thống kê sơ bộ do Cơ
quan Thống kê Australia (ABS) cho thấy kim ngạch xuất khẩu ngành dịch vụ giáo
dục quốc tế của Australia đạt 18,1 tỷ AUD trong năm 2014. So với kim ngạch 15,9 tỷ

AUD ghi nhận được trong năm 2013, thì kim ngạch đạt được năm 2014 tăng
13,8%. Trong năm 2016, ngành xuất khẩu giáo dục tại chỗ của Australia đã đem lại
doanh thu hơn 21 tỷ AUD cho nền kinh tế nước này, trở thành ngành xuất khẩu có
kim ngạch đứng thứ ba của Australia chỉ sau xuất khẩu quặng sắt và than đá.


12
Ngoài ra, Australia là thị trường hấp dẫn để các nhà quản lý vốn mở rộng hoạt
động. Australia đã xây dựng được tiếng tăm là trung tâm dịch vụ tài chính trong khu
vực châu Á – Thái Bình Dương. Một trong những nét hấp dẫn nhất đó là khu vực
quản lý vốn của Australia lớn thứ tư trên thế giới. Khối lượng lớn tài sản đó đã hấp
dẫn nhiều công ty toàn cầu như Allianz, AXA, Credit Suisse, Fidelity, HSBC,
Invesco, Schroders, State Street và Vanguard xây dựng hoặc mở rộng hoạt động ở
Australia. Sự trỗi dậy của Australia như một trung tâm tài chính trong khu vực châu
Á – Thái Bình Dương đang thu hút sự chú ý. Bốn ngân hàng lớn của Australia gồm:
Commonwealth Bank of Australia, Westpac Banking Corp., National Australia
Bank Ltd và Australia and New Zealand Banking Group Ltd (ANZ). Australia được
lựa chọn bởi vì có lực lượng lao động có tay nghề cao, chi phí cơ sở hạ tầng thấp và
môi trường IT tốt. Bằng việc xây dựng sức mạnh trong lĩnh vực dịch vụ và ngành
dịch vụ tài chính, Australia đang hấp dẫn các tên tuổi lớn nhất trong nền tài chính
toàn cầu.
 Công nghiệp
Ngành công nghiệp của Australia chiếm 28,2% GDP của nền kinh tế trong
năm 2016. Các ngành công nghiệp chính bao gồm: công nghiệp khai khoáng, công
nghiệp chế biến, công nghiệp hàng không, sản xuất ô tô, sản xuất thuốc và thiết bị y
tế, công nghệ viễn thông.
Công nghiệp khai khoáng là ngành công nghiệp lớn nhất và xuất hiện sớm nhất
ở Australia. Australia là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về than đá, quặng sắt, chì,
kim cương, titan, thiếc; đứng thứ hai về vàng và uranium; đứng thứ ba thế giới về
xuất khẩu nhôm. Than được khai thác ở tất cả các bang của Australia, được dùng để

sản xuất nhiệt điện và xuất khẩu. 75% sản lượng than được xuất khẩu, chủ yếu là tới
thị trường Đông Á. Than cung cấp 85% sản lượng điện tiêu thụ cho quốc gia này.
Những công ty khai khoáng đa quốc gia lớn nhất ở Australia phải kể tới BHP Billiton,
Newcrest, Rio Tinto, Alcoa, Chalco, Alcan và Xstrata. Khai khoáng đóng góp 5,6%
vào GDP, nhưng lại chiếm tới 35% kim ngạch xuất khẩu của Australia.


13
Công nghiệp chế biến đạt tiêu chuẩn quốc tế, chiếm 20% giá trị xuất khẩu.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: thịt gia súc, thủy hải sản, hoa quả đóng hộp,
rượu vang, phomat, …
Australia là một trong những nền kinh tế hiện đại, dựa trên kinh tế tri thức,
được vận hành bởi các hoạt động sản xuất, phân phối sử dụng tri thức và công nghệ
thông tin. Để giành được lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế, cần chú trọng
vai trò của kĩ năng, tri thức, đổi mới các doanh nghiệp cũng như mạng thông tin
trong nước và quốc tế. Thị trường viễn thông và công nghệ thông tin của Australia
là thị trường lớn thứ ba ở Châu Á - Thái Bình Dương và là một trong mười thị
trường lớn nhất thế giới; đồng thời là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt
đem lại sự tăng trưởng kinh tế cho Australia.
Công nghiệp sản xuất các sản phẩm tinh chế gồm có: thiết bị tin học, thiết bị
vận tải, máy móc nông nghiệp, thủy tinh và đồ gốm, thiết bị chuyên dụng và khoa
học, dược phẩm và thuốc nhuộm. Công nghiệp thực phẩm và nước giải khát trong
những năm gần đây có những bước tiến quan trọng. Australia có khoảng 3.500 công
ty hoạt động trong lĩnh vực này, bao gồm các công ty gia công nhỏ đến các tập đoàn
sản xuất lớn xuyên quốc gia.
 Nông nghiệp
Australia nằm ở nam bán cầu và có các vùng khí hậu đa dạng, từ nhiệt đới đến
ôn đới và hàn đới. Nhờ đó, nông nghiệp Australia có lợi thế trong sản xuất những
loại nông sản trái vụ. Sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi của Australia rất phong phú
về chủng loại. Chỉ 20% sản lượng được tiêu thụ trong nước, còn lại đáp ứng cho

nhu cầu xuất khẩu.
Các sản phẩm nông nghiệp chính của Australia bao gồm: thịt bò, lúa mì, sữa,
trái cây, rau, len, lúa mạch, thịt gia cầm, thịt cừu, mía. Trong đó các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Australia là: len, hạt có dầu, thịt.


×