Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

DE CUONG NCKH MAU - nghiên cứu khoa học ď 4 SOT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.78 KB, 34 trang )

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC
HÀNH CỦA BÀ MẸ KHI CHĂM SÓC TRẺ SỐT
TẠI PHÒNG KHÁM NHI- BỆNH VIỆN QUẬN
THỦ ĐỨC TỪ 11/05/2015 ĐẾN 30/06/2015
GVHD: PGS.TS Cao Văn Thịnh
TS.Đặng Trần Ngọc Thanh
ThS.Hồ Thị Nga
Nhóm 3- Lớp QLĐD khóa VI


ĐẶT VẤN ĐỀ (1)
Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ em.
Khi sốt, nhiệt độ cơ thể > 37.2oC ( đo ở
nách). [15]
Sốt là phản ứng có lợi, <38,5oC không
cần thuốc hạ sốt. Tuy nhiên nếu để trẻ sốt
cao có nguy cơ co giật đe dọa tính mạng
hoặc để lại di chứng não. [6]


ĐẶT VẤN ĐỀ (2)
Sốt ở trẻ em luôn được cha mẹ quan tâm,
là lý do chủ yếu cha mẹ đưa trẻ đi khám
bệnh.
Nếu có kiến thức đúng và cách chăm sóc
phù hợp cha mẹ yên tâm chăm sóc, điều
trị trẻ tại nhà hoặc đưa trẻ đi khám đúng
lúc.


ĐẶT VẤN ĐỀ (3)


Bà mẹ thường là người gần gũi và chăm
sóc chính cho trẻ, đặc biệt là khi trẻ bị sốt.
Theo tổng quan y văn, việc chăm sóc và xử
trí sốt ở các bà mẹ còn hạn chế.
Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi
Trung ương trên 100 bà mẹ, chỉ có
khoảng 37% bà mẹ có kiến thức đúng,
21% có hành vi đúng. [12]


ĐẶT VẤN ĐỀ (4)
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Hà [3] có
35.8% bà mẹ có thái độ xử trí đúng và
chỉ có 17.9% có hành vi xử trí đúng.
Có mối liên hệ giữa kiến thức đúng và
hành vi đúng. [3]


ĐẶT VẤN ĐỀ (5)
Phòng khám Nhi- bệnh viện quận Thủ
Đức có khoảng 300-400 lượt khám/ngày,
trong đó trẻ khám vì sốt chiếm tỉ lệ khoảng
60-70%. Theo nhìn nhận thực tế, vẫn còn
phần lớn bà mẹ có kiến thức và thực hành
không đúng khi chăm sóc trẻ sốt.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (1)
Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành

của bà mẹ khi chăm sóc trẻ sốt tại phòng
khám Nhi - bệnh viện quận Thủ Đức từ
11/05/2015 đến 30/06/2015.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (2)
Mục tiêu cụ thể: (1)
 1. Mô tả một số đặc điểm của bà mẹ có con bị sốt
đến khám tại phòng khám Nhi- Bệnh viện quận Thủ
Đức từ tháng 11/05/2015 đến tháng 30/06/2015.
 2. Xác định tỉ lệ bà mẹ có kiến thức đúng, thái độ
đúng và thực hành đúng khi chăm sóc trẻ bị sốt tại
phòng khám Nhi- Bệnh viện quận Thủ Đức từ tháng
11/05/2015 đến tháng 30/06/2015.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (3)
 Mục tiêu cụ thể: (2)
 4. Tìm ra mối liên hệ giữa kiến thức và

thực hành của bà mẹ khi chăm sóc trẻ bị
sốt tại phòng khám Nhi- Bệnh viện quận
Thủ Đức từ tháng 11/05/2015 đến tháng
30/06/2015.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (4)
Mục tiêu cụ thể: (3)
5. Tìm ra mối liên hệ giữa thái độ và thực
hành của bà mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt tại

phòng khám Nhi- Bệnh viện quận Thủ
Đức từ tháng 11/05/2015 đến tháng
30/06/2015.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU (1)
1. Sốt ở trẻ em:
Định nghĩa sốt.
Cơ chế sinh lý miễn dịch của hiện tượng
sốt.
Phân loại sốt.
Các bất lợi của sốt.
Ý nghĩa sinh học của sốt.
Ảnh hưởng của sốt cao đối với trẻ em.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU (2)
2. Tầm quan trọng trong thực hành chăm sóc
trẻ sốt của bà mẹ

3. Một số nghiên cứu có liên quan
4. Giới thiệu địa điểm nghiên cứu


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU (1)
1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
tiến cứu.
2. Thời gian nghiên cứu: từ 11/05/2015
đến 30/06/2015.

3. Địa điểm nghiên cứu: phòng khám Nhi
(phòng khám Nhi và phòng khám Nhi- dịch
vụ),bệnh viện Quận Thủ Đức, TP.HCM.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU (2)
 4. Đối tượng nghiên cứu: (1)
 4.1. Dân số mục tiêu: bà mẹ có con bị
sốt đến khám tại phòng khám Nhi và
phòng khám Nhi- dịch vụ, bệnh viện
quận Thủ Đức, TP.HCM.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU (3)
 4. Đối tượng nghiên cứu: (2)
 4.2. Dân số chọn mẫu: bà mẹ có con bị
sốt đến khám tại phòng khám Nhi và
phòng khám Nhi- dịch vụ, bệnh viện
quận Thủ Đức, TP.HCM từ ngày
11/05/2015 đến 30/06/2015.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU (4)
 4. Đối tượng nghiên cứu: (3)
 4.3. Tiêu chí chọn mẫu:
 Bà mẹ có con bị sốt đến khám tại phòng
khám Nhi và phòng khám Nhi- dịch vụ,

bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM.
 Bà mẹ hoàn toàn tỉnh táo, có đủ năng lực
hành vi trả lời bảng câu hỏi khảo sát.
 Bà mẹ đồng ý tham gia nghiên cứu.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU (5)
 4. Đối tượng nghiên cứu: (4)
 4.4. Tiêu chí loại trừ:
 Không thỏa tiêu chí chọn.
 Không hoàn tất bộ câu hỏi.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU (6)
5. Cỡ mẫu nghiên cứu: (1)
 Công thức tính :
Z(1-α/2): trị số của phân phối chuẩn (với
độ tin cậy 95%, Z(1-α/2)=1,96).
d: độ chính xác hay sai số cho phép,
chọn d = 0,05


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU (7)
5. Cỡ mẫu nghiên cứu: (2)
n: là cỡ mẫu ước lượng
α: xác xuất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05 bởi
vậy Z(1-α/2) = 1,96

p: tỉ lệ bà mẹ có thực hành đúng khi chăm
sóc trẻ sốt, dựa theo kết quả một nghiên cứu
trước đó, chọn p=0.349, làm tròn lấy p=0.35


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU (8)
5. Cỡ mẫu nghiên cứu: (2)
Tính được n=350.
Nhóm nghiên cứu quyết định chọn cỡ
mẫu là: 350.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU (9)
6. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu
ngẫu nhiên hệ thống.
7. Công cụ thu thập số liệu:

(1)

Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn
dạng nghiên cứu viên phỏng vấn, thời
gian phỏng vấn khoảng 15 phút.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU (10)
7. Công cụ thu thập số liệu: (2)
Cấu trúc bộ câu hỏi gồm 4 phần:

Phần 1: gồm các câu hỏi để đánh giá
đặc tính dân số mẫu gồm các thông tin
như: tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo,
trình độ học vấn... (6 câu).


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU (11)
7. Công cụ thu thập số liệu: (3)
Phần 2: gồm các câu hỏi khảo sát về kiến thức
khi chăm sóc trẻ sốt. (11 câu)
Do nhóm tự phát triển dựa vào nghiên cứu của
Trần Thị Khánh Linh [12], cải tiến cho phù hợp với
mục tiêu và đối tượng nghiên cứu. Bộ câu hỏi có
CVI>80%, độ tin cậy KR/20>.7.
Cách đánh giá: nhóm quy định trả lời đúng ≥80%
các câu hỏi: có kiến thức đúng.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU (12)
7. Công cụ thu thập số liệu: (4)
Phần 3: gồm các câu hỏi khảo sát về thái độ
khi chăm sóc trẻ sốt (9 câu).
Sử dụng bộ câu hỏi có sẵn từ nghiên cứu của
Trần Thị Khánh Linh. [12] Sử dụng thang đo
Likert gồm 5 cấp độ: 1: Rất đồng ý, 2: Đồng ý,
3: Không chắc, 4: Không đồng ý, 5: Rất không
đồng ý.
Bộ câu hỏi có độ tin cậy CRONCH’s Alpha>.8.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU (13)
7. Công cụ thu thập số liệu: (5)
Phần 4: gồm các câu hỏi khảo sát về thực hành
chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ (14 câu).
Dùng thang đo gồm 5 cấp độ:1: Luôn luôn, 2: Hầu
như, 3: Thỉnh thoảng, 4: Hiếm khi, 5: Không bao giờ.
Do nhóm tự phát triển dựa vào nghiên cứu của Trần
Thị Khánh Linh [12], cải tiến cho phù hợp với mục tiêu
và đối tượng nghiên cứu. Bộ câu hỏi có CVI>80%,
có độ tin cậy CRONCH’s Alpha=.712.


×