Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

DE CUONG NCKH MAU - nghiên cứu khoa học ď 5 TAY CHAN MIENG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.58 KB, 25 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU:

NHẬN XÉT BAN ĐẦU VỀ KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI NGƯỜI CHĂM SÓC
CHÍNH CỦA TRẺ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI KHOA NHIỄM – THẦN
KINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 07/06/2015 ĐẾN 30/06/2015

Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
Lớp QLĐD khóa VI
Nhóm 6


NỘI DUNG

CHƯƠNG I:

Đặt vấn đề

CHƯƠNG II: Tổng quan tài liệu
CHƯƠNG III: Phương pháp nghiên cứu


ĐẶT VẤN ĐỀ

(1)

Bệnh Tay-chân-miệng (TCM) – bệnh truyền nhiễm do virus
đường ruột gây ra. Hiện đang có chiều hướng gia tăng mạnh
đặc biệt trong mùa nắng nóng hiện nay.
Khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 mỗi ngày tiếp
nhận trung bình 180 trẻ nằm điều trị nôi nội trú, khoảng 30
ca rất nặng phải thở máy, mỗi giường bệnh đều có 3 – 4 trẻ


nằm chung, 80 – 90 trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập
viện . [11]


ĐẶT VẤN ĐỀ

(2)

Khoa Nhiễm – Thần kinh là nơi tập trung chăm sóc trẻ mắc
bệnh TCM của toàn bệnh viện. Cho đến nay, chưa có
nghiên cứu nào khảo sát kiến thức và hành vi chăm sóc
của người chăm sóc trẻ bệnh TCM.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định tiến hành nghiên cứu
“Nhận xét ban đầu về kiến thức, hành vi người chăm sóc
chính của trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại khoa Nhiễm –
Thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 07/06/2015 đến
26/06/2015”.


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

(1)

Mục tiêu tổng quát
Nhận xét ban đầu về kiến thức và hành vi người
chăm sóc chính của trẻ mắc bệnh tay chân miệng
tại khoa Nhiễm – Thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 từ
07/06/2015 đến 26/06/2015.



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

(2)

Mục tiêu cụ thể:
Khảo sát đặc điểm người chăm sóc chính của trẻ mắc
bệnh tay chân miệng tại khoa Nhiễm – Thần kinh bệnh
viện Nhi Đồng 1 từ 07/06/2015 đến 26/06/2015.
1.

2. Khảo sát tỉ lệ người chăm sóc chính trẻ bệnh TCM có
kiến thức chăm sóc bệnh đúng tại khoa Nhiễm – Thần
kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 07/06/2015 đến 26/06/2015.
3. Khảo sát mối liên quan giữa kiến thức và hành vi của
người chăm sóc chính của trẻ mắc bệnh tay chân miệng
tại khoa Nhiễm – Thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 1 từ
07/06/2015 đến 26/06/2015.


TỔNG QUAN TÀI LIỆU (1)
ĐẶC ĐIỂM BỆNH TCM
Bệnh TCM là bệnh nhiễm virus rút cấp tính, lây truyền
theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả
năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh
là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ
yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay,
lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều
diễn biến nhẹ..



TỔNG QUAN TÀI LIỆU

(2)

Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến
nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm nãomàng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong
nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời Bệnh
lưu hành ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Tại nước ta, bệnh TCM gặp rải rác
quanh năm ở hầu hết các địa phương trong
nước, số mắc thường tăng từ tháng 3 đến
tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 [5].


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

(3)

TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh TCM gây ra do các virus thuộc nhóm virus đường
ruột. Các virus có khả năng gây bệnh TCM trong nhóm này
gồm virus Coxsackies, Echo và các virus đường ruột khác,
trong đó hay gặp là virus đường ruột type 71 (EV71) và
Coxsackies A16, A6. EV71 có thể gây các biến chứng nặng
và dẫn đến tử vong. Các virus đường ruột khác thường gây
bệnh nhẹ. Virus có thể tồn tại nhiều ngày ở điều kiện bình
thường và nhiều tuần ở nhiệt độ 40C. Tia cực tím, nhiệt độ
cao, các chất diệt trùng như formaldehyt, các dung dịch
khử trùng có chứa Clo hoạt tính có thể diệt virus. [5]



TỔNG QUAN TÀI LIỆU

(4)

NGUỒN BỆNH, THỜI KỲ Ủ BỆNH VÀ THỜI KỲ LÂY TRUYỀN
Nguồn bệnh: là người mắc bệnh, người mang virus không
triệu chứng.
Thời kỳ ủ bệnh: từ 3 đến 7 ngày.
Thời kỳ lây truyền: vài ngày trước khi phát bệnh, mạnh nhất
trong tuần đầu của bệnh và có thể kéo dài vài tuần sau đó,
thậm chí sau khi bệnh nhân hết triệu chứng. Virus có thể thải
qua phân trong vòng từ 2 - 4 tuần, cá biệt có thể tới 12 tuần
sau khi nhiễm. Virus cũng tồn tại, nhân lên ở đường hô hấp
trên và đào thải qua dịch tiết từ hầu họng trong vòng 2 tuần.
Virus cũng có nhiều trong dịch tiết từ các nốt phỏng nước,
vết loét của bệnh nhân. [5]


TỔNG QUAN TÀI LIỆU

(5)

TÍNH CẢM NHIỄM
Mọi người đều có thể cảm nhiễm với virus gây bệnh nhưng
không phải tất cả những người nhiễm virus đều có biểu
hiện bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường
gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở nhóm dưới 3 tuổi. Người
lớn ít bị mắc bệnh có thể do đã có kháng thể từ những lần
bị nhiễm hoặc mắc bệnh trước đây.[5]



Phương pháp nghiên
cứu (1)
1. Thiết kế nghiên cứu:


Mô tả cắt ngang tiến cứu.



Thời gian nghiên cứu: từ 07/06/2015 - 26/06/2015.



Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nhiễm – Thần kinh bệnh viện

Nhi Đồng I


Phương pháp nghiên
2. Đối tượng NC:
cứu (2)

Dân số mục tiêu: Người chăm sóc chính của trẻ được chẩn đoán Tay
chân miệng hiện đang điều trị tại Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi
Đồng 1.
Dân số chọn mẫu: Người chăm sóc chính được nhóm định nghĩa là
người có thời gian chăm sóc trẻ đang mắc bệnh TCM điều trị tại khoa
Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 07/06/2015 đến 26/06/2015

≥ 50 % tổng thời gian chăm sóc. Ngày nhập viện phù hợp yêu cầu nghiên
cứu được nhóm chọn là ngày thứ 4 sau nhập viện – đây là thời gian điều
trị trung bình bệnh TCM tại khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng
1


Phương pháp nghiên
cứu (3)

Cỡ mẫu được tính theo công thức

n= Z2(1-α/2) pq/∆2 ∆=0,05 (ứng với sai lệch 5%)
α=0,05 (ứng với độ tin cậy là 95%) Z(1-α/2)=1,96
 n=

369

 Nhóm

quyết định chọn cỡ mẫu là 400


Phương pháp nghiên
cứu (4)
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí chọn vào:


Người chăm sóc chính của trẻ được chẩn đoán Tay chân
miệng có ngày nhập viện phù hợp yêu cầu nghiên cứu tại

Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1.



Người chăm sóc chính đồng ý tham gia nghiên cứu.



Trẻ không có dấu hiệu nặng, hoặc không trong tình trạng xử trí
cấp cứu, hồi sức.


Phương pháp nghiên
cứu (5)
Tiêu chí loại trừ:
 Không thỏa tiêu chí chọn.
 Không hoàn tất bộ câu hỏi.

Phương pháp chọn mẫu:


Chọn mẫu lấy trọn tất cả người chăm sóc chính của trẻ
được chẩn đoán Tay chân miệng hiện đang điều trị tại
Khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 7g ngày
07/06/2015 đến 7g ngày 26/06/2015.


Phương pháp nghiên
cứu (6)
3. Công cụ thu thập số liệu

Nhóm nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi đã được thiết kế và có
chỉnh sửa phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Bộ câu hỏi gồm 2 phần:
Phần 1: đặc tính đối tượng tham gia nghiên cứu
Phần 2: Khảo sát kiến thức, thực hành chăm sóc bệnh TCM


Phương pháp nghiên
cứu (7)
4. Quy trình thu thập số liệu


Trong thời gian nghiên cứu, nghiên cứu viên sẽ đến khoa
Nhiễm – thần kinh xem hồ sơ và mời người chăm sóc chính
thỏa đủ các tiêu chí chọn mẫu ngồi vào bàn, giải thích mục
đích nghiên cứu sau đó mời người chăm sóc chính tham gia.



Người chăm sóc chính đồng ý tham gia ký vào bản đồng
thuận, nghiên cứu viên phát bộ câu hỏi tự điền, sau khi người
chăm sóc chính trả lời xong thu lại, nghiên cứu viên cảm ơn
người tham gia, cất giữ bộ câu hỏi cẩn thận.


Phương pháp nghiên
cứu (8)
5. Đạo đức trong nghiện cứu
Đề cương được thông qua hội đồng đạo đức của bệnh viện.
6. Xử lý và trình bày số liệu



Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0,



Thống kê mô tả tần số (n) và tỷ lệ phần trăm (%) của các
biến số được sử dụng để phân tích số liệu, dùng Pearson R
để khảo sát sự liên quan giữa biến kiến thức và hành vi
chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng.


Phương pháp nghiên cứu
7. Tính khả thi củ đề tài.


Đề tài được sự hỗ trợ từ phía bệnh viện.



Nhóm có khả năng thực hiện nghiên cứu.



Kinh phí được đảm bảo.

(9)


TÀI LIỆU THAM KHẢO


(1)

1. Bệnh viện Nhi Đồng 1, Giới thiệu bệnh viện, truy cập 09/08/2006,
.
2. Bệnh viện Nhi Đồng 1, Giới thiệu các chuyên khoa tại bệnh viện, truy cập
25/03/2013, .
3. Bộ Y Tế, (2012), Cẩm nang chẩn đoán và xử trí bệnh tay chân miệng ở trẻ
em,
truy cập ngày 01/06/2012, .
4. Bộ Y tế, Hướng dẫn Giám sát và phòng chống, bệnh TCM (Ban hành
kèm theo
Quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế),
truy cập ngày 02/05/2012,
/>

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(2)

5. Đinh T.D.T., Phan T.T, Nguyễn T.N. (2012), Khảo sát hiệu quả
khả năng phát hiện bệnh Tay Chân miệng diễn tiến nặng bằng
tờ theo dõi mỗi giờ được sử dụng cho thân nhân bệnh nhi tại
khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2, Y học TP.Hồ Chí Minh, tập
16, phụ bản số 4 chuyên đề Điều Dưỡng Nhi khoa.
6. Đoàn, T.N.D., Bạch,V.C., Trương, H.K., (2008), Nhận xét đặc
điểm bệnh nhi Tay chân miệng tử vong Bệnh viện Nhi Đồng 1
TPHCM, Tạp chí Y học TPHCM tập 12 số 1, truy cập năm
2008
/>7. Đỗ, C. V. (2012), Kinh nghiệm từ các trường hợp bệnh Tay chân

miệng tử vong năm 2012, truy cập ngày 05/11/2012,
.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

(3)

8. Nga, H.(2015), Sốt xuất huyết, tay chân miệng đang vào
mùa dịch, truy cập ngày 06/05/2015,
/>9. Ngoc D. (2014), Bệnh Tay chân miệng bùng phát. Truy cập
ngày 19/5/2014. />10. Nguyễn, T., (2015), TPHCM: bệnh viện nhi quá tải, truy
cập ngày 17/04/2015,
/>11. Phạm, Đ.M. (2012), Nghiên cứu Điều Dưỡng (tái bản lần
thứ 2), Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 30-38.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

(4)

12. Thu P., (2014), Cả nước có 20.500 trường hợp mắc bệnh
tay chân miệng, truy cập ngày 18/5/2014,
/>
13. Trần Đ.H., Dương T.T.T (2013), Khảo sát về kiến thức
chăm sóc bệnh nhi tay chân miệng của các bà mẹ tại
Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ, Y học thực hành (837) –
số 6/2013.
14. Võ T.T., Tạ V.T. (2012), Kiến thức, thái độ, hành vi của các
bà mẹ về phòng chống bệnh tay chân miệng, Y Học TP.

Hồ Chí Minh, tập 16, phụ bản số 4 chuyên đề Điều
Dưỡng Nhi khoa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

(5)

15. Vân S., (2015), Bệnh tay chân miệng vào mùa, nhiều ca
biến chứng, truy cập ngày 25/04/2015
/>16. WHO (2011), A Guide to Clinical Management and Public
Health Response for Hand, Foot and Mouth Disease
(HFMD), truy cập 2011
/>FMDGuidance/en/.
17. WHO (2015), Surveillance summary in the Western Pacific
Region, truy cập 17/05/2015,
/>DGuidance/en/


×