Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

5 Thong nhat va dau tranh giưa cac mat doi lap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.57 KB, 3 trang )

Câu 5: Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập và ý nghĩa của vấn
để đối với việc giải quyết mối quan hệ xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với
hội nhập quốc tế ở Việt Nam
a) Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và
quan trọng nhất, hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn
gốc, động lực của sự vận động, phát triển.
Nội dung quy luật:
- Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau,
Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau tạo thành nguồn
gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật.:
+ Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: Đó là sự kết hợp với nhau, nương tựa
vào nhau và bổ sung cho nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau; là sự đồng nhất, phù
hợp, tác động ngang nhau, chuyển hoá lẫn nhau. Sự thống nhất là tương đối
+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập: là sự tác động lẫn nhau, sự bài trừ, phủ
định lẫn nhau, sự triển khai của các mặt đối lập. Sự đấu tranh là tuyệt đối.
- Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động
khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng
bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn
liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với
tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.
- Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát
triển và giải quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu
tranh của các mặt đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm
cho mâu thuẫn phát triển. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện,
chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống
nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời
thay thế.
- Giải quyết mâu thuần thông qua các con đường: Mặt đối lập chuyển hoá
trực tiếp cho nhau; các mặt đối lập dần dần chuyển hoá cho nhau; cả 2 mặt đối lập
cũ bị thủ tiêu hình thành 2 mặt đối lập mới.


- Mâu thuẫn biện chứng có các đặt trưng: tính khách quan, tính phổ biến, tính
đa dạng; tính lịch sử - cụ thể.
b) Ý nghĩa của vấn đề
- Nền kinh tế độc lập, tự chủ là điều kiện vật chất căn bản quyết định tính
chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế và là nền tảng vật chất để củng cố nền độc
lập, tự chủ về chính trị. Vì vậy, cần kết hợp đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế với
đấu tranh giữ vững nền kinh tế độc lập, tự chủ. Để giữ vững nền kinh tế độc lập, tự
chủ, chúng ta cần xác định cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả; nâng cao năng lực cạnh
tranh cho nền kinh tế; coi trọng quan điểm phát triển kinh tế bền vững. Trong các
ngành kinh tế quan trọng, phải giám sát chặt chẽ, đảm bảo cơ cấu đầu tư nước
ngoài ở mức hợp lý; hạn chế hoặc không cho phép đầu tư nước ngoài vào những
ngành kinh tế nhạy cảm.
1


- Kết hợp đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với xây dựng nền kinh tế độc
lập tự chủ trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần thực hiện những nội dung sau:
Một là, cần quán triệt quan điểm hợp tác là tương đối, đấu tranh là tuyệt đối.
Hội nhập kinh tế quốc tế nhưng không được xa rời mục tiêu, lý tưởng và những vấn
đề mang tính nguyên tắc.
Hai là, trong quá trình đẩy mạnh hợp tác, Việt Nam cần giành thế chủ động,
tiến hành từng bước với một lộ trình hợp lý và khả thi. Lộ trình được xây dựng trên
cơ sở sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp. Kiên định đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam
không những “sẵn sàng là bạn” mà còn sẵn sàng là “đối tác tin cậy của các nước
trong cộng đồng thế giới”.
Ba là, tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước
trong cộng đồng quốc tế, các tổ chức quốc tế và khu vực, các trung tâm chính trị,
kinh tế lớn trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
nhau, bình đẳng và cùng có lợi; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau...

Coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước
lớn, các nước có quan hệ bạn bè truyền thống và các tổ chức quốc tế mà nước ta là
thành viên. Thực hiện tốt những thỏa thuận, những dự án hợp tác đã ký kết với các
đối tác, làm cho quan hệ đối ngoại trở nên thiết thực và hữu ích hơn đối với tất cả
các bên liên quan, củng cố sự tin cậy lẫn nhau.
Bốn là, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích dân tộc, đảm bảo an ninh quốc gia, ổn định chính trị - xã hội, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc và môi trường sinh thái. Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau,
giữa hợp tác về kinh tế, an ninh - quốc phòng. Nâng cao năng lực làm chủ khoa học
và công nghệ của đội ngũ các nhà quản lý kinh tế, kinh doanh. Phát triển kinh tế,
nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho toàn dân, thực hiện công bằng xã hội...
là nền tảng vững chắc nhất bảo đảm cho chúng ta vừa hội nhập kinh tế quốc tế vừa
giữ được quyền độc lập, tự chủ.
Năm là, cùng với việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển nguồn
lực trong nước là chính, việc tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài cũng có ý nghĩa
rất quan trọng. Thực tiễn hội nhập quốc tế chứa đựng những thời cơ và thách thức.
Chúng ta có thể tiếp cận được những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại để
vươn lên. Thực tế đó cho thấy, trong hội nhập kinh tế, phải xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ, phát triển bền vững, có sức đề kháng đối với những rủi ro. Nền
kinh tế quốc gia phải phát triển cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Các
nhà kinh tế đã rút ra một nguyên tắc: Mỗi quốc gia chỉ được tiêu những gì sản xuất
ra được và không được vay những khoản nợ không có khả năng chi trả.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định: để hội nhập kinh tế quốc tế
thành công, nhất thiết phải dựa vào sức mình, kết hợp với tranh thủ các nguồn lực
từ bên ngoài. Cần xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới,
hướng về xuất khẩu, đồng thời phải từng bước thay thế nhập khẩu bằng những sản
phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Ở đây, chúng ta cần giải quyết mối quan hệ
biện chứng giữa nội lực và ngoại lực, trong đó, nội lực là chính, là quyết định.
2



- Yêu cầu:
Một là, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng; có sự
phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và toàn
thể nhân dân. Trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh,
không được tách rời đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
và đường lối, chủ trương hội nhập quốc tế.
Hai là, nhận thức rõ bản chất của việc giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác
và đấu tranh là giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích. Trong đó, có những mâu
thuẫn lợi ích cơ bản và không cơ bản, trước mắt và lâu dài, cục bộ và toàn bộ...
Công việc này đòi hỏi phải tiến hành tập trung, kiên trì, có sự phối hợp chặt chẽ của
các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và người lao
động. Đồng thời, cần phát huy tốt nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và có ý nghĩa
quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh chỉ thực sự hiệu quả
trong môi trường chính trị - xã hội ổn định và lành mạnh. Vì vậy, phải làm tốt công
tác tuyên truyền, vận động, làm thay đổi nhận thức, thói quen, nếp nghĩ, tâm lý đến
hành động của từng người, của cả cộng đồng, để mỗi người hiểu rằng, giải quyết
mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Đây là vấn đề quan trọng trong
việc thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong việc thực hiện những nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội.
Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh tế
quốc tế cũng cần nắm vững phương pháp luận duy vật biện chứng; kết hợp hội
nhập kinh tế quốc tế với hội nhập trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục, an
ninh, quốc phòng; bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung
của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại; phối hợp chặt chẽ hoạt động đối
ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao

chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa trên cơ sở bảo đảm lợi ích
quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, tạo
nên sức mạnh tổng hợp đưa nước ta đi lên vượt qua khó khăn, thách thức.

3



×