Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Ảnh hưởng của bức xạ ion hóa đến da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.92 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA SINH HỌC

ẢNH HƯỞNG CỦA BỨC XẠ
ION HÓA ĐẾN DA

Giáo viên hướng dẫn:
Trần Văn Giang

Sinh viên thực hiện:
1.Nguyễn Thị Vân Anh (nhóm trưởng)
2.Phan Đình Minh Ân
3.Hồ Thị Dò
Huế,2017


PHẦN 1:LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển,khoa học công nghệ ngày càng tiên tiến và hiện
đại.Cùng với đó là sự ra đời của hàng loạt nhà máy,xí nghiệp ,các trung tâm
công nghệ sản xuất điện thoại ,máy tính ,tivi,…và nhiều sản phẩm công nghệ
khác.Đồng nghĩa có một lượng lớn bức xạ đang hàng ngày, hàng giờ tác động
ảnh hưởng xấu đến môi trường, xã hội, sức khỏe và đe dọa đến tính mạng của
con người. Chúng ta phải biết rằng không phải chỉ bức xạ hạt nhân mới làm ảnh
hưởng tới con người. Bức xạ ở quanh chúng ta, nó có trong những tia từ mặt trời
hoặc radon từ Trái Đất, nó ở xung quanh chúng ta khi ta chụp X-quang. Bức xạ
điện từ ở trong cộng đồng chúng ta, nó đến từ tháp di động và những đường dây
điện. Nó có ở nhà chúng ta, trong lò vi sóng và xung quanh các thiết bị điện.
Ngày nay, chủ đề bức xạ là một đề tài mang tính thời sự và rõ ràng là nhiều
người thực sự lo lắng, đặc biệt là về ảnh hưởng lâu dài của nó đối với sức khoẻ
của chính họ và con cháu họ. Khả năng sự cố trong các cơ sở hạt nhân, vấn đề


quản lý, vận chuyển và lưu giữ chất thải hạt nhân, ảnh hưởng của rác thải từ các
nhà máy điện hạt nhân ra môi trường và các vụ thử vũ khí hạt nhân là chủ đề lặp
đi lặp lại trong sách vở, tạp chí, trên các chương trình ti vi ,internet và trong câu
chuyện hàng ngày. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh dịch Mỹ
(CDC), chúng ta hàng ngày vẫn phơi nhiễm với các tia bức xạ khoảng 80% từ
nguồn tự nhiên (ánh nắng mặt trời, các chất phóng xạ trong lòng đất...) và 20%
từ các nguồn nhân tạo (các thiết bị điện tử: lò vi ba, ti vi...,các thiết bị chẩn đoán
và điều tri ̣ trong y khoa...). Bức xạ ion hóa tác dụng lên cơ thể sống sẽ gây ra
những tổn thương và các hiệu ứng làm rối loạn chức năng sinh lý của chúng. Từ
năm 1896, người ta đã thấy tình trạng viêm da ở bệnh nhân được chụp X-quang
và những người làm việc có tiếp xúc với tia X. Nhà bác học Marie Curie cũng bị
tổn thương do những mảnh Radi có độ phóng xạ cao. Mặc dù nguy hiểm như
vậy nhưng con người vẫn rất ít chú ý đến chúng ,cho đến khi hậu quả xảy ra.Đặc
biêt là những căn bệnh về da ngày càng phổ biến hơn trên thế giới.
Trên đây là tất cả những lí do mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài
“ẢNH HƯỞNG CỦA BỨC XẠ ION HÓA ĐẾN DA” để tìm hiểu,mong rằng tất
cả mọi người hiểu rõ cơ chế tác động , ảnh hưởng của bức xạ đến da ,từ đó biết
một số cách phòng tránh để giảm mức ảnh hưởng xuống thấp nhất


PHẦN 2:NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BỨC XẠ ION HÓA
1.1.KHÁI NIỆM
Bức xạ ion hóa là gì?
- Là bức xạ có đủ năng lượng cắt đứt các liên kết hóa học, đánh bật các điện tử
ra khỏi các nguyên tử, tạo ra các ion có hoạt tính cao. Bức xạ ion hóa đi qua môi
trường vật chất, làm cho môi trường đó ion hóa trực tiếp hay ion hóa gián tiếp
và làm thay đổi cấu trúc hóa học của các đối tượng vật chất trong môi trường
đó, có thể gây đột biến trong DNA phân tử, gây tổn thương trên tế bào, vi
khuẩn, virus…

- Một số dạng bức xạ ion hóa phổ biến như: hạt beta, tia X, tia gamma. Hạt
alpha là hạt nhân He bị phân rã ở trạng thái kích thích để cho phân rã gamma
nhằm giải phóng năng lượng; hạt beta là tên chung cho các điện tử (e-, β-) và
positron (e+, β+) trong quá trình phân rã beta.

1.2. Các nguồn phát bức xạ
1.2.1.Bức xạ tự nhiên
1.2.1.1.Bức xạ vũ trụ
-Là các bức xạ proton ,alpha,…năng lượng cao rơi vào khí quyển trái đất từ
không gian bên ngoài.Liều chiếu xạ do bức xạ vũ trụ phụ thuộc vào độ cao và vĩ
độ.
1.2.1.2 Bức xạ từ nền đất đá
- phần lớn do các yếu tố của nhóm bức xạ uranium và thorium, các yếu tố như
Potassium 40 và Rubidium 87 và sau cùng là do các yếu tố được sản sinh từ ảnh
hưởng của các tia bức xạ vũ trụ như Tritium và Carbon 14. Mức độ phát xạ của
vật thể dưới đất thay đổi và tùy thuộc vào loại đất đá và nguồn gốc của nó. Mức
độ phát xạ trung bình trên các mô là 44 milliard/năm và thay đổi tùy từng vùng.
Ví dụ:
– 9 đến 200 mrads/năm ở Ý
– 25 đến 100 mrads/năm ở Mỹ.
Tại một số vùng như Kerala ở Ấn Độ, Guarapari ở Brazil mức độ phát xạ có
thể tăng nhiều rads/năm

1.2.1.3 Bức xạ không khí
- Chủ yếu tạo ra do sự phân rã một số nguyên tố pháng xa tự nhiên có trong đất,
đá.Khí phóng xạ (chủ yếu là Radon)được sinh ra do phân rã của Radium226.Radon xâm nhập vào cơ thể gây chiếu xạ ở phổi và đường hô hấp.
1.2.1.4.Bức xạ từ thức ăn và nước uống


- Do các chất phóng xạ tự nhiên thâm nhập và cây cỏ và động vật.Gồm các chất

như Potassium,Radium,thorium,…Nước có chứa K40 và các chất phóng xạ
khác gây chiêu xạ lên cơ thể trung bình là 0,25 mSv/năm.
BẢNG 1: GIÁ TRỊ HẰNG NĂM DO BỨC XẠ TỰ NHIÊN GÂY RA
Nguồn

Bức xạ
Gamma

14C

Liều
(mVs/ng)

400

10

Radon,thron,sản K40(trong Tia vũ
phẩm phân rã
cơ thể)
trụ
800

200

300

U,Th
trong
cơ thể

170

1.2.2.Bức xạ nhân tạo
Gồm có tia X tạo ra từ các thiết bị phát tia va tia phóng xạ tạo ra từ chất phóng
xạ nhân tạo được điều chế từ lò hạt nhân.Sử dụng trong y học,sinh học ,quân
sự,nghiên cứu,công nghiệpvà nông nghiệp.
BẢNG 2: GIÁ TRỊ HẰNG NĂM DO BỨC XẠ NHÂN TẠO GÂY RA
Nguồn
Liều
(mVs/
ng)

Chẩn
đoán y
học
220

Xạ trị
30

Đồng vị Chất thải Rơi lắng Chiếu
phóng xạ
phóng
phóng
xạ
trong y tế
xạ
xạ
2
2

10
9

Các
nguồn
khác
12

1.3. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA BỨC XẠ ION HÓA LÊN CƠ THỂ
1.4.1.Cơ chế tác dụng trực tiếp
- Năng lượng bức xạ được truyền trực tiếp cho các phân tử sinh học mà chủ yếu
là các đại phân tử hữu cơ, gây nên các tổn thương về cấu trúc, chức năng và tạo
tiền đề cho tổn thương tiếp theo. Sự biến đổi trong cấu trúc của các đại phân tử
sinh học ảnh hưởng tới tốc độ các phản ứng hoá sinh. Các phản ứng hoá học xảy
ra giữa các phân tử bị tổn thương hoặc bị kích thích tạo ra các phân tử mới và lạ
đối với tổ chức sinh học, đa số là chất độc có hại. Các hiệu ứng về nồng độ, tác
dụng của nhiệt độ, cơ chế tác dụng của một số chất bảo vệ đã chứng minh cho
quan điểm tác dụng trực tiếp.
- Bức xạ tác dụng lên protein làm tổn thương cấu trúc và chức năng điều khiển


của tế bào, tác dụng lên lipid làm tổn thương màng tế bào, giảm dẫn truyền xung
động thần kinh, giảm tính thấm, ảnh hưởng màng mitochondrie làm giảm tổng
hợp ATP, còn ảnh hưởng màng lysosom làm giải phóng các enzym phân huỷ
protein nội bào.
1.4.2 Cơ chế tác dụng gián tiếp
-Bức

xạ ion hoá có thể tác dụng trực tiếp lên ADN trong tế bào, nhưng thường
tác dụng gián tiếp bằng con đường hình thành gốc tự do(GTD), đặc biệt là phân

ly phân tử nước. Khi tác dụng lên phân tử nước,gây biến đổi tạo nên các ion âm
hoặc dương và các phân tử ở trạng thái kích thích.Các sản phẩm này phản ứng
với các phân tử hữu cơ và làm biến đổi chúng.
-GTD là nguyên nhân của các quá trình bệnh lý, ung thư, lão hoá và chết theo
chương trình.

Hình 1: Các gốc tự do được hình thành từ phân tử nước
-Có 4 giai đoạn:
1.4.2.1 Giai đoạn vật lý
-Giai đoạn này kéo dài 10-16 giây,các tế bào hấp thụ năng lượng bức xạ dẫn sư
ion hóa. Quá trình này đươc thể hiện qua :
Bức xạ
1.4.2.2 Giai đoạn hóa lý
-kéo dài 10^-6 giây

H2O

H2O+ + e-


-Bức xạ tương tác gián tiếp với AND thông qua việc ion hóa hay kích thích phân
tử nước.Khi đó,các phân tử nước sẽ bị phân ly (sự thủy phân do bức xạ) và
dẫn đến việc hình thành các gốc tự do OH -,H+ (những phân tử trung hòa nhưng
có hoạt tính hóa học rất mạnh) và Hydrogen perocide H2O2, hay các gốc tự do
hữu cơ.Các gốc tự do và Hydroxyl công phá các phân tử AND, bằng các lấy đi
nguyên tử Hydro trong các liên kết của AND.
-Đối với bức xạ có LET bé (electron,tia X),sự có mặt của Oxy trong tế bào làm
tăng tác dụng sinh học của bức xạ có thể đến 3 lần so với khi không có O2.
-Cơ chế tạo gốc tự do:
H2O


H2O+ + e-

e- + H2O

H2O-

H2O+

H+ + OH-

H2OH+ + H-

H+ + OHH2

Hoặc OH- + OH+

H2O2

Hoặc H+ + OH+

H2O

Hoặc H- + H2O

H2 + OH-

1.4.2.3 Giai đọan hóa học
-Kéo dài vài giây,trong giai đoạn nay các sản phẩm phản ứng tương tác với các
phân tử hữu cơ quan trọng của tế bào.Các gốc tự do và các tác nhân oxy hóa có

thể tự dính vào nhau hoặc làm đứt gãy các liên hết hóa học (đứt 1 nhánh hoặc 2
nhánh)
1.4.2.4 Giai đoạn sinh học
-Kéo dài từ vài chục đến hàng trăm phút
-Khi chiếu xạ vào phân tử nước bao quanh AND tạo ra các GTD, trong đó OH
thường gây ra sai lệch cấu trúc phân tử sinh học và phá hủy màng tế bào. GTD
tấn công vào những phân tử sinh học quan trọng nhất, vào vật chất di truyền,
vào màng tế bào và các tế bào miễn dịch. GTD nội sinh (OH) liên tục gây đột
biến gen, sự phân chia tế bào không được kiểm soát, phát sinh ung thư..Tác
động:
+ Ngăn cản phân chia tế bào


+ Sai sót nhiễm sắc thể (bức xạ có thể phá hủy NST,một số trường hợp làm mất
hoặc sắp xếp lại vật chất di truyền)
+ Đột biến gen
+ Làm chết tế bào(khi tiến hành chiếu xạ)
- Tác động của GTD lên hệ miễn dịch:khi GTD bắt đầu hủy hoại màng tế bào,
các chất của quá trình viêm như prostaglandin được giải phóng,những chất này
áp chế hệ miễn dịch,giảm đề kháng với nhiễm trùng,…Trong khi bảo vệ cơ
thể,bạch cầu cũng bi chết tạo ra các GTD ,làm suy giảm,sai lệch hệ miễn dịch.
- Gốc tự do hình thành do tác động của môi trường sống bởi sự ô nhiễm của:
kim loại nặng, thuốc trừ sâu, hóa chất, thuốc diệt cỏ, độc tố gây ung thư, các tia
năng lượng cao (phóng xạ)…

CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA BỨC XẠ ION HÓA ĐẾN
DA
2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA BỨC XẠ ĐẾN DA
Các hiệu ứng của bức xạ tử ngoại (mặt trời) đã được nhiều người biết. Nếu
như với liều lượng nhỏ thì chúng gần như vô hại, nhưng nếu với liều lượng lớn,

chúng có thể gây nguy hiểm.
Ví dụ: phơi nắng quá lâu có thể gây nên hiện tượng cảm nắng, cháy da do tác
dụng của các tia tử ngoại, nếu lâu ngày có thể gây nên ung thư da.Các bức xạ
ion hóa góp phần vào việc ion hóa các phần tử trong cơ thể sống, tùy theo liều
lượng nhận được và loại bức xạ, hiệu ứng của chúng có thể gây hại ít nhiều cho
cơ thể.

BẢNG PHỔ ĐIỆN TỪ


Tia UV và ánh sáng nhìn thấy đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng quang
sinh học.

2.1.1 Tia cực tím
Bức xạ cực tím (UV) chỉ gồm một lượng nhỏ trong phổ điện từ. Bức xạ UV
chiếm khoảng 5% bức xạ mặt trời chiếu tới trái đất. Trong đó, 95 – 98% là UVA
và 2 – 5% là UVB.Tia cực tím được chia thành:
+ UVC: 290 nm – 200 nm
+ UVB: 320 nm – 290 nm
+ UVA: 400 nm – 320 nm
-Tia UV trong ánh sáng mặt trời có thể phá hủy các tế bào da. Sự phá hủy này có
thể dẫn đến bệnh dày sừng ánh nắng và tiến triển thành ung thư tế bào gai.
Khoảng hơn 90% các dấu hiệu ung thư da xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh
nắng như đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay, bàn tay và cẳng chân ở phụ nữ.

2.1.1.1

UVC

●UVC (200nm – 290nm): UVC không được phát hiện trong ánh nắng mặt trời

chiếu xuống trái đất là vì chúng đã được tầng ozon và hạt nước trong khí quyển
lọc. Ngoài ra, UVC còn được gọi với cái tên “bức xạ tiệt trùng”, được dùng
diệt các vi sinh vật, hoặc có tên là “tia cực tím bước sóng ngắn”, do là tia có
bước sóng ngắn nhất trong bức xạ cực tím.
● Tác động:
+ Phản ứng đỏ da, liều đỏ da tối thiểu (MED) khoảng 15 – 20 mJ/cm2.
+ Tăng tổng hợp melanin (ít tác động bằng UVA và UVB)
+ Phản ứng đỏ da xuất hiện tối đa 6 – 8 giờ sau chiếu tia.
+ Hấp thụ bởi lớp tế bào sừng và hạt của thượng bì, không đâm xuyên xuống
trung bì.
2.1.1.2. UVB
● UVB (290nm – 320nm): UVB là bức xạ cực tím có tác dụng sinh học lớn
nhất. Khi da chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì UVB là bức xạ chủ yếu
gây phản ứng đỏ da. Ngoài ra, UVB còn được gọi với các tên là “tia cực tím
bước sóng trung bình” hay “bức xạ cực tím gây bỏng da”
● Tác động:
+ Phản ứng bỏng da.
+ Tăng sắc tố da (tăng tổng hợp melanin và thâm da)
+ Liều đỏ da tối thiểu (MED) khoảng 20 – 60 mJ/cm2. Cường độ UVB giảm ở vĩ
tuyến 0 – 90 độ bắc và nam.
+ Đối với những người da sáng, MED khác biệt ở từng vùng, như 10 phút ở
vùng xích đạo; 10 – 15 phút ở cùng ôn đới và 15 – 20 phút ở vĩ độ 25 – 30 cực
bắc và nam.

2.1.1.3. UVA


● UVA (320nm – 400m): là bức xạ cực tím có bước sóng dài nhất và có tác
động sinh học ít hơn UVB, nhưng UVA cũng gây một phần phản ứng đỏ da do
ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, UVA còn được gọi là “bức xạ cực tím bước sóng

dài”, hay “bức xạ cực tím gần”, hay “ánh sáng đen”.
● Tác động:
+ Phản ứng tăng sắc tố tức thì (IPD: immediate pigmented reaction), xuất hiện
trong quá trình chiếu tia.
+ Phản ứng tăng sắc tố chậm: xuất hiện 2 -3 ngày sau chiếu tia.
+ Phản ứng bỏng da: ít hơn 1000 lần so với tác động của UVB.
+ Liều đỏ da tiếu thiểu (MED: minimal erythema dose): khoảng 20 – 60 J/cm2.
+ Làm biến đổi DNA (hình thành thymidine dimers) và protein (phản ứng tạo
cầu nối).

2.1.2 Ánh sáng nhìn thấy
- Về ngôn ngữ học: “ánh sáng” có nghĩa là bức xạ nhìn thấy, hoặc bức xạ mà

bằng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy. Dải ánh sáng nhìn thấy thường được
tính từ 400 nm đến 760 nm; mặc dù võng mặc của chúng ta có thể cảm nhận
được bước sóng ngắn tới 350 nm.
- Dải ánh sáng nhìn thấy được chia là 6 vùng màu khác nhau là :
Màu

Tím

Xanh lục

Xanh lá cây

Dải
bước
sóng

400-440


440-500

500-550

Vàng

Da cam

Đỏ

550-590 590-650 650-760

- Tác động
+ Gây bệnh lý da tăng nhạy cảm ánh nắng
+ Viêm da khi có mặt của các chất hoá học cụ thể (ví dụ: porphyrin, hoặc một số
chất màu)

2.1.3 Ánh sáng hồng ngoại
- Bước sóng > 760 nm
- Tác động
+ Ở liều cao, ánh sáng nhìn thầy có thể gây bỏng nắng và thoái hóa da
+ Phối hợp cùng với tia cực tím gây ung thư da.

2.1.4 Biến đổi của da với tia cực tím
2.1.4.1 Đáp ứng sinh học với ánh sáng
Tất cả các quá trình sinh học đều liên quan đến biến đổi hóa học trước đó. Do
vậy, phản ứng quang hóa phải xảy ra trước phản ứng quang sinh học. Ánh sáng
khi chiếu vào da có thể được hấp thụ, tán xạ, khúc xạ. Nhưng chỉ có ánh sáng
nào được hấp thu thì mới gây biến đổi quang sinh học. Quá trình đáp ứng quang

sinh học của ánh sáng đối với da được trình bày qua sơ đồ sau:


Hình 2:Sơ đồ quá trình đáp ứng quang sinh học của ánh sáng đối với da

2.1.4.2 Biến đổi cấp tính
- Tổng hợp Vitamin D
- Phản ứng bỏng nắng (sunburn): da sẽ đỏ, phồng rộp, gây cảm giác khó chịu
- Xạm nắng, tăng sắc tố
+ Thâm sắc tố tức thì (Immediate pigment darkening)
+ Xạm da chậm (delay tanning)
- Dày lớp sừng, thượng bì, trung bì
- Giảm miễn dịch tại chỗ và toàn thân
- Tách móng do ánh nắng

2.1.4.3 Biến đổi mạn tính
- hắc tố (Melanome),
- Ung thư da
- Lão hóa da do ánh sáng
-Suy giảm thị lực

2.2. Biện pháp phòng tránh
- Sử dụng các loại thực phẩm có thể giúp giảm thiểu những ảnh hưởng của bức
xạ:
+ Rong biển, đặc biệt là rong wakame và kombu (phổ tai) chứa sodium alginate
(NaC6H7O6) có thể loại bỏ bức xạ Strontium ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, kombu
đặc biệt giàu I-ốt; nếu cơ thể có đủ lượng I-ốt tự nhiên, chúng ta sẽ không nhiễm
bức xạ Iodine.
( Rong biển có khả năng tập hợp những kim loại nặng rồi gắn liền với các kim
loại ấy trong hệ thống tiêu hóa, sau đó kéo chúng ra theo đường đại tiện.)

+Các loại thực phẩm lên men: Miso, dưa chua, dưa chuột, và dưa bắp cải lên
men tự nhiên có tác dụng tương tự như rau lá xanh. Nó cũng hỗ trợ tiêu hóa và
cung cấp lợi khuẩn probiotics. Dưa chua chất lượng tốt nhất là tự làm hoặc mua
tại cửa hàng có uy tín, trong thành phần không có giấm.


+Rau cải xanh : cải xoăn, cải bẹ xanh và củ cải trắng kích thích đại tràng và giúp
gan loại bỏ bức xạ ra khỏi cơ thể.
Tránh những thực phẫm sau đây vì nó có thể gây cản trở việc loại bỏ bức xạ:
đường tinh chế sẽ lên men trong ruột, tránh sử dụng bột mì quá mức, tránh dùng
hạt granola và ngũ cốc sấy khô vì tạo ra vi khuẩn có hại, tránh dùng thực phẩm
thô xơ khó tiêu hóa.
Hãy vệ sinh sạch sẽ trong trường hợp tiếp xúc với bức xạ. Da hấp thụ bức xạ.
Nếu tiếp xúc với các hạt bức xạ, hãy rửa sạch để loại bỏ các chất ô nhiễm,
không chà xát mạnh. Các công nhân tại khu nhà máy ở Nhật Bản mặc đồ bảo hộ
đầy đủ. Sau giờ làm việc, thiết bị bảo hộ được lấy ra. Một cách khác để thải độc
là thêm baking soda vào bồn tắm.
-

+ Giảm tiếp xúc với các nguồn gây ra bức xạ liều thấp: Điện thoại di động,máy
tình,...
+ Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, đặc biệt vào thời điểm mà nhiều ánh
nắng nhất trong ngày (từ 10h-16h).
- Mặc quần áo dài tay, váy dài che kín cơ thể, chọn chất liệu vải dệt khít nhau,
màu sáng để tránh bắt nắng.
- Đội mũ rộng vành để che mặt và cổ,đeo kính khi ra đường.
- Sử dụng chất chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 15 trở lên. Bôi chất
chống nắng ít nhất 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau 2 giờ, cả khi
trời có mây.
- Trẻ em chỉ nên tắm nắng trong khoảng thời gian trước 8h và sau 17h. Hạn chế

cho trẻ ra ngoài. Khi buộc phải ra ngoài, cần che chắn, bảo hộ, thoa kem chống
nắng như người lớn…
-Liều lượng bức xạ quy định:
+Đối với công nhân: Theo khuyến cáo của ICRP, thì mức liều đối với công nhân
không nên vượt quá 50 mSv/năm và liều trung bình cho 5 năm không được vượt
quá 20 mSv. Nếu một phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện bức xạ, thì giới
hạn liều nghiêm ngặt hơn cần được áp dụng là 2 mSv. Giới hạn liều được chọn
để bảo đảm rằng, rủi ro nghề nghiệp đối với công nhân bức xạ không cao hơn
rủi ro nghề nghiệp trong các ngành công nghiệp khác được xem là an toàn nói
chung.
+Đối với công chúng: Giới hạn liều đối với công chúng nói chung thấp hơn đối
với công nhân. ICRP khuyến cáo rằng giới hạn liều đối với công chúng không
nên vượt quá 1 mSv/1 năm.
+Đối với bệnh nhân: ICRP không có khuyến cáo giới hạn liều đối với bệnh
nhân. Ở nhiều cuộc chụp X quang, bệnh nhân phải chiếu liều cao hơn nhiều lần
so với giới hạn liều cho công chúng. Trong xạ trị, liều chiếu có thể tăng gấp
hàng trăm lần so với giới hạn liều đối với công nhân. Bởi vì liều xạ được dùng


là để xác định bệnh và để chữa bệnh, nên hiệu quả của điều trị được xem là cần
thiết hơn ngay cả khi phải dùng đến liều cao.

2.3 ĐIỀU TRỊ BỆNH DA BẰNG ÁNH SÁNG
- Điều trị bệnh da bằng ánh sáng là phương pháp sử dụng ánh sáng (chủ yếu là

tia cực tím) để điều trị bệnh da
- Quang trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng tương tác với chất
/phân tử nội sinh nhạy cảm ánh sáng
- Quang hóa trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng ánh sáng tương tác với
chất/phân tử ngoại sinh nhạy cảm ánh sáng

- Quang động lực là phương pháp sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng, oxy và ánh
sáng để gây nên phản ứng quang hóa phá hủy tế bào ung thư.

Hình 3:Chữa da bằng phương pháp chiếu xạ

2.3.1 Quang trị liệu và quang hóa trị liệu
a. Chỉ định
Vảy nến, Bạch biến, Viêm da cơ địa, Sẩn cục, Xơ cứng bì khu trú
Ung thư lympho T ở da
Bệnh tế bào mastocyte (Mày đay sắc tố…), da ánh sáng (PMLE, mày đay
ánh nắng, …)
Rụng tóc thể mảng
Á vảy nến thể giọt (Pityriasis Lichenoides Chronica), Lichen phẳng
b.Chống chỉ định
* Tuyệt đối


- Phụ nữ có thai và cho con bú (phương pháp PUVA), không có chống chỉ định
ở phương pháp UVB.
- Tiền sử u da, điều trị trước đó bằng tia xạ, arsenic
- Bệnh có rối loạn sửa chữa DNA (xeroderma pigmentosum, hội chứng
Cockayne), Lupus ban đỏ hệ thống
* Tương đối
- Một số bệnh có thể bị nặng lên khi chiếu UV, như: Pemphigus và
pemphigoid…
- Đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch.
- Bệnh Porphyrie, dày sừng ánh sáng, Bệnh lý gan thận nặng
- Đục nhân mắt
- Điều trị quá 2000J hoặc 250 lần chiếu.
c. Tác dụng phụ

* Cấp tính
- Đỏ da, dát bỏng, bọng nước,ngứa; viêm da đầu,trứng cá.
- Nôn, buồn nôn (đối với Psoralen dạng uống),chóng mặt ,đau đầu.
* Mãn tính
- Thoái hóa da: teo da, rối loạn sắc tố, dày sừng ánh sáng.
- Ung thư da hắc tố và không hắc tố
- Đục thuỷ tinh thể
2.3.1.1.UVB dải rộng (BBUVB)
- Phương pháp sử dụng tia tử ngoại bước sóng trung bình 290 – 320 nm
- Khả năng đâm xuyên của UVB ít, do vậy chủ yếu tác động vào lớp thượng bì.
- Tác dụng đỏ da nhiều, dễ có tác dụng phụ
2.3.1.2.UVB dải hẹp (NBUVB)
- Phương pháp sử dụng tia tử ngoại ở bước sóng 311 ± 1nm
- So sánh UVB dải hẹp với phương pháp UVB dải rộng trong điều trị vảy nến
+ Hiệu quả điều trị cao hơn, với tỷ lệ sạch tổn thương là 70-80%
+ Liều điều trị khởi đầu thấp hơn
+ Thời gian chiếu hàng tuần ít hơn
+ Hạn chế tác dụng phụ
2.3.1.2.UVA1
- Sử dụng bức xạ cực tím có bước sóng là 340 – 400nm
- Khả năng xâm nhập sâu xuống trung bì và tác động đến tế bào sợi, lympho T
- Không gây phản ứng đỏ da

2.3.1.3.Quang hóa trị liệu PUVA
- Phương pháp điều trị sử dụng chất nhạy cảm ánh sáng (Psoralen) và tia bức xạ
không ion hóa có bước sóng dài (UVA)
- Các dạng Psoralen:
+ 8-MOP (8-Methoxypsoralen)



+ 5-MOP (5-Methoxypsoralen)
+ TMP (4,5’,8-trimethylpsoralen)

- Các dạng điều trị PUVA:
- PUVA sử dụng uống Psoralen
Uống Methoxsalen (8-MOP; Oxsoralen-Ultra; Puvasoralen) với liều 0,4 mg/kg
trong bữa ăn, trước khi chiếu 1,5 – 2 giờ
+ Tác dụng phụ là buồn nôn và nôn, đau đầu, chóng mặt, viêm gan nhiễm độc,
sốt, ban đỏ dị ứng.
- PUVA sử dụng bôi Psoralen
+ Chỉ định cho trẻ < 10 tuổi
+ Trong trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định với Psoralen đường uống
+ Thuốc bôi: Ultrameladinin 0,3%, Khellin 2%, dầu Bergamote 25%.
- PUVA sử dụng tắm Psoralen
+ Sử dụng 8-MOP hoặc TMP
+ Tắm trước khi chiếu 15 – 20 phút
+ Ưu điểm là thời gian chiếu ngắn và không tác dụng phụ dạ dày ruột, gan…
- Số lần chiếu trong tuần: 2, 3 hoặc 4 lần/tuần.
4.3 Điều trị quang động lực (Photodynamic therapy)
- Chất nhạy cảm ánh sáng là thuốc được sử dụng ở dạng bôi tại chỗ, uống hoặc
tiêm tĩnh mạch như Aminolevulinic acid (ALA)…
- Trong cơ thể, các chất này tập trung với nồng độ cao ở tế bào ung thư và chỉ
gây nên phản ứng khi có ánh sáng với bước sóng phù hợp chiếu trực tiếp lên
vùng da mà ở đó có tổn thương ung thư.
- Phản ứng quang động lực giữa chất nhạy cảm ánh sáng, ánh sáng, và oxy có
tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.
- Chỉ định
+ Dày sừng ánh nắng ở mặt và da đầu, Vảy nến
+ Ung thư tế bào đáy
+ Bệnh Bowen, Sarcome Kaposi, Mycosis fungoides



PHẦN III: KẾT LUẬN
Như vậy chúng ta biết rằng , bức xạ có ở xung quanh chúng ta, đang hàng ngày
hàng giờ tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường, xã hội, sức khỏe và đe dọa
đến tính mạng của mỗi người chúng ta và cả thế hệ tương lai. Nó ảnh hưởng đến
toàn bộ cơ thể con người, gây ra rất nhiều bệnh tật nguy hiểm như ung thư, mù
lòa, suy giảm miễn dịch. Đặc biệt như chúng tôi đã trình bày ở trên, bức xạ gây
ra tác động vô cùng xấu đến da của con người. Nó không chỉ gây bỏng da, xạm
da, hắc tố da, sừng dày mà nghiêm trọng hơn còn gây ung thư da, suy giảm hệ
miễn dịch toàn thân…Vì vậy mà chúng ta cần phải thực hiện những biện pháp
phòng chống thích hợp.Mỗi người hãy cố gắng thực hiện những giải pháp mà
nhóm chúng tôi đã đưa ra để có thể giảm thiểu thấp nhất hậu quả của bức xạ ion
đến da về ăn uống, sinh hoạt.Đặc biệt trong mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng
cao thì việc cần thiết nhất là bạn phải tránh tia cực tím tác dụng lên da.
Bạn phải :
- Mặc quần áo dài tay, váy dài che kín cơ thể, chọn chất liệu vải dệt khít nhau,
màu sáng để tránh bắt nắng.
- Đội mũ rộng vành để che mặt và cổ, luôn đeo kính khi ra đường.
- Sử dụng chất chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 15 trở lên. Bôi chất
chống nắng ít nhất 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài và bôi lại sau 2 giờ, cả khi
trời có mây.
- Trẻ em chỉ nên tắm nắng trong khoảng thời gian trước 8h và sau 17h. Hạn chế
cho trẻ ra ngoài. Khi buộc phải ra ngoài, cần che chắn, bảo hộ, thoa kem chống
nắng như người lớn…
Đối với những người hay dùng điện thoại,máy tính,nhất là các bạn sinh viên
hay thức khuya thì nên hạn chế sử dụng, ngủ sớm (nhớ tắt hết các nguồn mạng
di động,wife trước khi ngủ và để cách xa giường ) và các bạn nên để cạnh bàn
học cây hoa thủy tiên hoặc quả chuối,cam…vì như thế sẽ giảm được lượng bức
xạ tác dụng lên cơ thể. Bên cạnh đó, những người da bị nhiễm xa ,có thể đến

bệnh viện và tham khảo những phương pháp điều trị trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS Trần Văn Giang (2017), Bài giảng lý sinh học, Trường Đại học Sư Phạm
Huế.
2. Pgs.TS Trần Đại Nghiệp (2002), An toàn bức xạ, Nhà xuất bản khoa học và kĩ
thuật Hà Nội
3.www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh-y-hoc-hatnhan/795
4.123.doc.org/638459.buc-xa-ion-hoa.htm
5. www.varans.vn/tintuc/219.mot-so-van-de-lien-quan-den-an-toan-buc-xa.html



×