Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Báo cáo hiện trạng và kế hoạch ứn CNTT trong quản lý và kinh doanh” nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý trong giai đoạn 5 năm từ 2012 – 2016 và tầm nhìn 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.29 KB, 15 trang )

Báo cáo hiện trạng và kế hoạch ứn CNTT trong quản lý và kinh
doanh” nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý trong giai đoạn
5 năm từ 2012 – 2016 và tầm nhìn 2020.
Anh chị lập báo cáo theo các nội dung sau để trình Ban Giám đốc,
xin duyệt các hoạt động Ứng dụng CNTT, kinh phí, nhân sự, thời gian
triển khai và đề xuất các mục tiêu cụ thể.
Các nội dung cơ bản của bản báo cáo:
1- Giới thiệu doanh nghiệp
2- Phân tích thực trạng ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp ( đã chọn)
3- Phân tích SWOT( liên quan đến CNTT, HTTT, TMĐT)
4- So sánh với 2-3 đối thủ cạnh tranh trong ngành
5- Phân tích kinh nghiệm, bài học từ các DN khác trong và ngoài nước
6- Tìm hiểu các giải pháp ứng dụng CNTT trong ngành
10- Chiến lược ứng dụng CNTT và TMĐT đến 2012 - 2020
11- Kế hoạch hành động và các chỉ tiêu cụ thể.

LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu ngày nay mà đại diện tiêu
biểu của nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ
với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia


bị vượt qua chỉ sau một cú nhấp chuột (mouse click). Ảnh hưởng của Internet vì
thế mang tính toàn cầu và nó trở thành một phần của quá trình toàn cầu hoá, vốn
đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt xã hội loài người từ kinh tế, chính trị đến
văn hoá, xã hội. Nghiên cứu, dự đoán nhằm mục đích tìm kiếm các phương thức
thích ứng với những tác động từ diễn biến chóng mặt của quá trình toàn cầu hoá
nói chung và của hệ thống thông tin toàn cầu nói riêng trở thành một đòi hỏi bức
thiết của mọi doanh nghiệp để tồn tại và phát triển.
Từ quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy được những tác động quyết
định, thách thức và cơ hội lớn nhất CNTT đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vực


kinh tế-thương mại. CNTT đặt nền tảng cho sự hình thành của nền kinh tế trực
tuyến (online economy), trong đó con người cũng như phương tiện sản xuất và
sản phẩm hàng hóa, đều có thể liên lạc trực tiếp với nhau, và liên tục, không cần
đến giấy tờ, càng không phải đối mặt thực thể. Dòng lưu chuyển thông tin và
thương mại hàng hoá, dịch vụ trong không gian không có biên giới hay thương
mại điện tử mở ra khả năng giảm chi phí giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc
đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúc của nền kinh tế quốc gia và toàn
cầu. Thương mại điện tử do vậy được nhìn nhận như một lực lượng thúc đẩy tự
do hoá thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, chính tính chất phi biên giới ấy của thương mại điện tử lại đặt ra
những yêu cầu điều chỉnh mới đối với những khuôn khổ thương mại quốc tế hiện
tại (trong tổ chức thương mại quốc tế WTO) cũng như chính sách kinh tế nói
chung và chính sách thương mại nói riêng của từng nước. Những điều chỉnh đó
đến lượt mình lại tác động trực tiếp đến sự phát triển của thương mại điện tử và
viễn cảnh kinh tế quốc gia và toàn cầu cũng như quan hệ giữa các quốc gia trong
những năm tới. Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển nhìn thấy ở
thương mại điện tử cơ hội phát triển cho tương lai, nhưng đồng thời lại phải đối
mặt với thách thức trong hiện tại không dễ vượt qua về công nghệ, về tri thức và
đặc biệt là những thách thức đến từ những đề xuất thương mại điện tử toàn cầu


của các nước phát triển, trong khi vẫn còn đang chật vật tìm cách thoát ra khỏi
vòng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu.
I: THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY
1. Giới thiệu Công ty
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Tổng Công ty Công trình Đường sắt ( RCC).
Địa chỉ: 09 Láng Hạ - TP Hà Nội.
Website
2/ Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty
- Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Tổng Công ty Công trình Đường

sắt:
Xuất nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng như phụ tùng, phụ kiện, vật tư
chuyên dùng của nghành Đường sắt, nguyên liệu, thiết bị công nghiệp.
- Lĩnh vực sản xuất của Công ty Cổ phần Tổng Công ty Công trình Đường
sắt:
Sản xuất hàng quy chế: Bu lông, đai ốc, vít, các chi tiết lắp xiết, tiêu chuẩn
dùng trong ngành đường sắt, công nghiệp dân dụng, công nghiệp xây dựng, chế
tạo máy...Bu lông đai ốc từ M5 – M42 theo các tiêu chuẩn JIS ( Nhật ), DIN
( Đức ), ASTM/ASME ( Mỹ ), ISO và TCVN ( Việt nam ).., bu lông móng các
loại theo tiêu chuẩn JIS, ASTM, TCVN. ngoài các tiêu chuẩn trên Công ty còn
sản xuất các loại sản phẩm đặc chủng theo yêu cầu của khách hàng.
- Lĩnh vực xây dựng: Xây dựng các công trình cầu đường bộ, đường sắt.
3. Tầm nhìn và sứ mệnh
- Tầm nhìn: Chúng tôi sẽ trở thành công ty thành công nhất tại Việt Nam.
- Sứ mệnh: Phấn đấu trở thành một bộ phận hữu cơ CNTT của nền kinh tế
Việt Nam. Mong muốn trở thành một công ty lớn mạnh tại Việt Nam với:
* Đội ngũ nhân viên kỹ thuật chất lượng cao.


* Khả năng sản xuất tại địa phương với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cao
nhất.
* Quan hệ hợp tác thân thiết và tin cậy với các đối tác và nhà cung cấp
trong và ngoài nước.
II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÔNG TY
Trong những năm gần đây Công ty Cổ phần Tổng Công ty Công trình Đường
sắt đã bắt đầu chú trọng đầu tư cho các phần mềm ứng dụng để triển khai thương
mại điện tử ứng dụng CNTT sau khi ổn định hạ tầng công nghệ thông tin. Doanh
thu từ việc ứng dụng CNTT vào sản xuất kinh doanh đạt được kết quả và có xu
hướng tăng đều qua các năm. Công ty đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về
CNTT vì nhận thức rõ về tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với hoạt

động sản xuất kinh doanh và sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao
hơn trong thời gian tới.
Hiện tại một số ứng dụng công nghệ thông tin đa được ứng dụng tại Công ty có
thể kể đến như:
- Mạng internet tốc độ cao.
- Trang web công ty và trang web của Tổng Công ty.
- Phần mềm kế toán, quản lý tồn kho, quản lý dự án công trình.

- Phần mềm khai báo điện tử Hải quan
- Phần mềm chấm công
- Phần mềm quản lý khách hàng


Trang web của Công ty có địa chỉ: được xây dựng
như một kênh để giới thiệu về công ty, sản phẩm, dịch vụ,...cũng như là một kênh
để quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty.

Về mặt nhân sự quản lý mảng công nghệ thông tin:
Công ty thành lập riêng phòng Thiết bị công nghệ thông tin dành cho các hoạt
động công nghệ thông tin. Về mặt nhân sự gồm có Trưởng phòng và 03 nhân viên
Chức năng và nhiệm vụ của phòng Thiết bị Công nghệ thông tin là tham mưu,
giúp việc trong việc xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch về công nghệ
thông tin của toàn Công ty. Tham mưu, đề xuất giải pháp quản trị và phát triển
từng giai đoạn, từng dự án theo mục tiêu của phòng CNTT được Tổng giám đốc
phê duyệt trong từng giai đoạn hàng năm.


Xây dựng chiến lược CNTT phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty
và lập kế hoạch, mục tiêu hàng năm.




Tổ chức nghiên cứu, quản lý và thực hiện các đề án ứng dụng hệ thống
phát triển phần mềm lõi; Xây dựng các ứng dụng báo cáo đa chiều;



Tổ chức nghiên cứu, quản lý và thực hiện các biện pháp truyền thông, lưu
trữ, an ninh, bảo mật, an toàn cho kho dữ liệu thông tin của Công ty để việc
trao đổi thông tin trong Công ty được kịp thời, chính xác với độ an toàn và
bảo mật cao.


III. PHÂN TÍCH SWOT VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TẠI CÔNG TY CP TCT CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT
1. Điểm mạnh:
Công ty đã được trang bị hệ thống công nghệ máy tính, các phần mềm chuyên
ngành.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên sử dụng thành thạo các chương trình trên máy
tính đáp ứng được công việc của Công ty.
Việc ứng dụng thông tin điện tử đã giúp quản lý kho hàng, Hải quan, tài chính,
thuế, nhân sự nhanh tróng chính xác.
Đã thiết lập được mạng thông tin nội bộ kết nối với Sever ( máy chủ ), chia sẻ
thông tin, giao nhiệm vụ, thông báo tới các phòng ban trong nội bộ của Công ty.
2. Điểm yếu
Công ty Cổ phần Tổng Công ty Công trình Đường sắt là một đơn vị chuyên
xây dựng cầu đường bộ và cầu đường sắt là ngành ít khi quảng bá trên các công
nghệ thông tin đại chúng.
Công ty chưa có một chiến lược, tầm nhìn cho một kế hoạch phát triển công
nghệ thông tin ngắn hạn và dài hạn.

Các phần mềm ứng dụng thường được nâng cấp chậm nhất là phần mềm kế
toán.
Hàng năm Công ty chưa có chương trình đào tạo nâng cao chất lượng quản lý
CNTT

3. Cơ hội
Công nghệ thông tin và thương mại điện tử hiện nay đang trong thời kỳ có sức
lan tỏa mạnh nên đây là cơ hội để Công ty quảng bá hình ảnh và xây dựng TMĐT
trong nước và vươn ra trường quốc tế.
4.Thách thức:


Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng đòi hỏi Công ty phải có sự nâng
cấp hệ thống thường xuyên để theo kịp với xu thế hiện nay. Là một nghành có sự
cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc ứng dụng công nghệ thông tin không kịp
thời, lạc hậu với các đối thủ dẫn đến không thể phát triển ngang bằng hoặc hơn
các đối thủ từ đó dẫn đến sự tụt hậu về CNTT.
Sự cạnh tranh mạnh mẽ với các đối tác về lĩnh vực công nghệ, về thương
mại điện tử do Công ty không theo kịp với xu thế chung của xã hội, sự cạnh tranh
thiếu thốn về nguồn lực cán bộ về quản lý và hiểu biết về công nghệ thông tin và
thương mại điện tử.
IV. SO SÁNH VỚI 2-3 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGHÀNH
Hiện nay Công ty đều hướng những điểm mạnh của mình vào những đối thủ
cạnh tranh yếu. Nhưng trong quá trình này công ty đó có thể đạt được ít kết quả
trong việc nâng cao năng lực của mình. Công ty cũng cần phải cạnh tranh với cả
những đối thủ mạnh để bắt kịp với trình độ CNTT tiên tiến. Hơn nữa ngay cả
những đối thủ cạnh tranh mạnh cũng có những mặt yếu và công ty có thể được
xem là một đối thủ ngang sức.

Lấy bối cảnh các đối thủ cạnh tranh hiện nay của Công ty Cổ phần Công

trình Đường sắt với Cienco 5 ( ) và


Công ty Thông tin Tín hiệu Đường sắt Sài gòn () được
so sánh thông qua một số yếu tố sau đây:

Đối tượng so sánh
Chính sách và chỉ đạo về CNTT

RCC

Cty TTTH

Cienco 5

Đường sắt SG
Cụ thể hóa bằng Cụ thể hóa bằng Cụ thể hóa
các

văn

quyết

bản, các

văn

bản, bằng các văn

định, quyết


định, bản,

chính sách, kế chính sách, kế định,

quyết
chính

hoạch phát triển hoạch phát triển sách, kế hoạch
CNTT

CNTT

phát



CNTT
Không

triển

Nguồn nhân lực



Giải pháp CNTT

phát triển những triển khai ứng Kế thừa những
ngành


công dụng

nghiệp

công mang sắc thái

nghệ

cao

dụng
Hạ tầng CNTT-TT

CNTT gì đã có

ứng văn hóa riêng
trong cho

doanh

doanh nghiệp
nghiệp
Có Mạng MAN Mạng MAN kết Mạng
kết nối bằng cáp nối

bằng

MAN


cáp kết nối bằng

quang tất cả các quang tất cả các cáp quang tất
mạng LAN
Phong trào ứng dụng CNTT

mạng LAN

cả các mạng

LAN
Hàng năm Công Tổ chức tra cứu Hàng năm phát
ty tổ chức các thông

tin

cần động triển khai

cuộc thi tìm hiểu thiết cho doanh các ứng dụng
hay kỹ năng về nghiệp

mới

trong

CNTT

doanh nghiệp



V. PHÂN TÍCH KINH NGHIỆM, BÀI HỌC TỪ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG
VÀ NGOÀI NƯỚC

Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đang hiện diện và đóng vai trò quan
trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng của CNTT đã làm
thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc
chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến
vị trí, vai trò và cả nhu cầu của các bên hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà
đầu tư…) của doanh nghiệp.
Các hoạt động đầu tư CNTT trong doanh nghiệp, do đó, nhằm phục vụ cho
các mục tiêu của doanh nghiệp như hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho
việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi
thế cạnh tranh,…Có nhiều mô hình đầu tư CNTT trong doanh nghiệp, mỗi mô
hình có cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung mục đích là giúp doanh
nghiệp xác định được lộ trình đầu tư và mối quan hệ giữa các thành phần trong
bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp
cần phải chọn cho mình mô hình đầu tư CNTT cho phù hợp để phát huy hiệu quả
các khoản đầu tư, phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và phù hợp với năng lực
khai thác công nghệ của doanh nghiệp mình.
Tính chất cạnh tranh trên thị trường một phần tùy thuộc vào số lượng đối thủ
cạnh tranh có mặt trên thị trường đó. TMĐT không chỉ tạo điều kiện gia nhập thị
trường dễ dàng mà còn tạo áp lực cho mọi doanh nghiệp phải “hiện hữu trực
tuyến” (online presence). Tuy nhiên, khác với thị trường truyền thống, cạnh tranh
trên thị trường TMĐT chủ yếu là cạnh tranh ở khả năng thông tin nhanh chóng và
hiệu quả. Điều này tạo cơ hội đồng đều cho các thành phần tham gia cạnh
tranh. Mặc dù trong môi trường mới, các doanh nghiệp lớn và danh tiếng có thể
có một khởi đầu thuận lợi hơn so với những doanh nghiệp “sinh sau đẻ muộn”



nhưng điều đó không có nghĩa là họ có lợi thế hơn trong việc nắm bắt thông tin
để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Thương mại điện tử giúp tiết kiệm chi phí: Nhờ có công nghệ thông tin mà
các giao dịch giữa các đối tác cách nhau nửa vòng trái đất có thể được thực hiện
dễ dàng và nhanh chóng. Nhờ có thương mại điện tử và mạng internet mà việc
mua bán hàng hóa thuận tiện hơn do việc quảng bá hình ảnh của sản phẩm được
đưa lên mạng với mẫu mã được cập nhật liên tục để khách hàng có thể mua ngay
sản phẩm mình mong muốn với thời gian nhanh nhất.
- Từ những kinh nghiệm của các doanh nghiệp nhận biết được tầm quan
trọng của CNTT-TMĐT Công ty Cổ phần Công trình Đường sắt đã và đang có
đầu tư vào phát triển về nhân lực cũng như vật lực vào công nghệ thông tin cho
doanh nghiệp nhằm giảm được chi phí thấp nhất cho doanh nghiệp trong công tác
quản lý, giao dịch, quảng bá sản phẩm...

VI. CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÔNG TY


Trước hết, chúng ta cần nhận thức CNTT là công nghệ, hệ thống cơ sở
hạ tầng chứ không phải là công cụ. Rất nhiều người có quan điểm coi CNTT
là các thiết bị, các mô đun phần mềm và do đó coi nó là công cụ thực hiện
một công việc cụ thể nào đó. Khi tách rời CNTT thành từng mảnh như vậy
và nhìn nhận nó dưới con mắt của người dùng đơn lẻ, chúng ta đã mắc sai
lầm nghiêm trọng, dẫn đến việc trang bị thiết bị, phần mềm trong doanh
nghiệp một cách rời rạc, cốt để “trang sức hóa” cho các qui trình làm việc cổ
điển, truyền thống chứ không phải để tiếp nhận qui trình công nghệ làm việc
mới, tiên tiến. Chính vì vậy mà doanh nghiệp đã chọn “may đo” phần mềm
quản trị công việc theo cách đang làm, với cơ cấu tổ chức hiện hành thay vì
mua phần mềm quản trị của nước ngoài. Đầu tư thiết bị cũng như vậy.
Doanh nghiệp khi ấy sẽ cần đâu mua đấy, hỏng đâu sửa đấy. Điều này cần
xem xét lại. Nếu chúng ta coi CNTT là cái bút (công cụ) để viết thì chúng ta

sẽ mua sắm và thay thế theo ý thích. Nếu chúng ta coi CNTT là một tòa nhà
trụ sở làm việc hiện đại (cơ sở hạ tầng) thì chúng ta sẽ phải mặc quần áo, đi
lại, vệ sinh, sử dụng tiện nghi... khác với khi ở trong một căn nhà lá nền
đất….”
Phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, đây là yếu tố đòi hỏi cần có
một khoản đầu từ tương xứng. Để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ thông
tin và thương mại điện tử thì không thể không có hệ thống máy tính cá nhân
kêt nối internet; hệ thống máy chủ, các phương tiện điện tử khác.
Giải pháp quản lý nhân sự: Giúp việc quản lý hồ sơ nhân sự, quá trình
học tập công tác, khen thưởng, kỷ luật, hồ sơ bảo hiểm, kết xuất bảng công
từ máy chấm công cho nhân viên, quản lý hệ thống quyết định được dễ dàng,
chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Giải pháp quảng bá thương hiệu ( sản phẩm) online – E Marketing:


Giải pháp thông tin liên lạc: Đối với Công ty hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng công trình. Thị trường trải rộng trên nhiều vùng miền khác nhau
phương pháp thông tin liên lạc trong quản lý, kinh doanh, chỉ đạo, phối hợp
giải quyết công việc hợp lý là chìa khóa dẫn đến thành công của Công ty.
VII. CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG CNTT VÀ TMĐT ĐẾN NĂM 2020
- Phải có sự quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền trong
chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, tạo điều kiện cho việc triển khai ứng dụng CNTT.
- Ứng dụng CNTT phải đi đôi với cải cách hành chính, quá trình cải cách
hành chính đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ứng dụng CNTT phải giải quyết, vì vậy
thủ tục hành chính phải ổn định thì ứng dụng CNTT mới đạt hiệu quả tốt; tăng
cường công tác cải tiến, thực hiện chuẩn hóa nghiệp vụ, sơ đồ hóa quy trình
nghiệp vụ để công tác triển khai ứng dụng CNTT được thuận lợi, hiệu quả hơn và
giám sát được tiến độ, chất lượng thực thi công việc; xây dựng và sử dụng thống
nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch với khách hàng, đáp ứng yêu cầu đơn giản
và cải cách thủ tục hành chính.

- Cần phải ban hành các quy chế, quy định về quản lý, vận hành và sử dụng
các hệ thống thông tin đã được triển khai; xây dựng quy trình trao đổi, lưu trữ, xử
lý văn bản điện tử; quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; xây dựng đội ngũ
CBCC có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, ổn định trong công tác,
nhằm đảm bảo các hệ thống thông tin đã đầu tư được hoạt động liên tục, hiệu
quả, đảm bảo an toàn thông tin, phục vụ tốt cho công tác.
- Phải có cơ chế duy trì, bảo dưỡng hạ tầng CNTT đã đầu tư, thường xuyên
rà soát, đầu tư nâng cấp, nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển ứng dụng
CNTT; phải có đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tiếp nhận
mã nguồn các phân hệ phần mềm đã triển khai để kịp thời hỗ trợ người dùng
trong quá trình cập nhật, chỉnh sửa, thay đổi theo quy định mới.
- Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận


thức về các lợi ích trong việc ứng dụng CNTT trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty trong thời đại mới.
VIII. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU CỤ THỂ CỦA
CÔNG TY
1. Phát triển, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật
- Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật mạng LAN, củng cố, trang bị một số thiết bị
hiện đại nhằm đáp ứng khả năng kết nối với các đơn vị trong Tổng Công ty.
- Sử dụng dịch vụ INTERNET không dây (dịch vụ 3G) và các thiết bị chuyên
dùng nhằm đảm bảo 100% số máy tính của các đơn vị ngoài hiện trường được kết
nối mạng INTERNET.
2. Ứng dụng CNTT
-100% CBVC trong cơ quan đều có hòm thư điện tử, phấn đấu đạt trên 85%
cán bộ viên chức sử dụng hòm thư trong công việc.
-Tiếp tục tìm hiểu, cập nhật và khai thác một số phần mềm mã nguồn mở phổ
biến ứng dụng vào hoạt động của Công ty. Đề xuất một số giải pháp phần mềm
trong các hoạt động nghiên cứu, tra kiểm, kiểm soát chất lượng các hạng mục công

trình.
3. Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT
- Nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo về CNTT, mục tiêu khai thác, sử
dụng hiệu quả các chương trình ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ CNTT, cần xây dựng hoặc kết hợp với các cơ quan
chuyên môn để xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo cụ thể, nội dung đào tạo
phù hợp với từng đối tượng như:
- Tổ chức đào tạo phổ cập và nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán
bộ, viên chức trong toàn Công ty.


- Đào tạo chuyên sâu về CNTT cho một số chuyên viên chuyên ngành
CNTT để có đủ năng lực quản lý, điều hành các dự án mà Công ty thực hiện.
4. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện (có giải trình chi tiết kèm theo) năm 2013:
142.750.000 đồng.
Nội dung

Số

Đơn giá

Thành

Ghi chú

lượng
tiền
Nâng cấp website, đào tạo cán
1

80,000,000 80,000,000
bộ quản trị website
Trang bị mới máy tính bàn
Dây mạng

5
50m

5,000,000 25,000,000
15,000/m
750,000 Thay đường
dây cũ

Bộ phát sóng wifi
Phần mềm Kế toán, hải quan,

1
1

2,000,000 2,000,000
35,000,00 35,000,000 Thuê ngoài

quản lý dự án

0

Phòng Thiết bị Công nghệ chủ trì tham mưu, xây dựng, đề xuất các giải
pháp ứng dụng CNTT trong năm 2013. Đồng thời, phối hợp với các phòng ban
trong Công ty vị tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao khả năng ứng dụng CNTT
vào trong một số hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.


Kết luận
Đối với các công ty sản xuất kinh doanh, CNTT - TMĐT tạo ra động lực kinh
tế, tác động đến môi trường kinh doanh, cách thức kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp. Các chức năng trung gian truyền thống được thay thế, các sản phẩm và
thị trường mới đang phát triển, các quan hệ mới chặt chẽ hơn được tạo ra giữa các
doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa khách hàng với nhau.
TMĐT đóng vai trò như một chất xúc tác thúc đẩy nhanh và làm lan toả rộng rãi
hơn các thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế như các quá trình cải cách về mặt
pháp lý, thiết lập các kết nối điện tử giữa các doanh nghiệp, toàn cầu hoá các hoạt


động kinh tế, đặt ra nhu cầu về người lao động có trí tuệ cao, các khuynh hướng
phân ngành mới (ngân hàng điện tử, đặt chỗ trực tiếp trong du lịch, marketing
đến từng khách hàng…).
Trong TMĐT, yếu tố không gian có thể coi là đã bị loại bỏ một cách tương
đối, vì vậy yếu tố thời gian đã gây sức ép đáng kể lên thái độ và hành vi của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ cần thông tin mà cần thông tin một cách
nhanh chóng, tức thời. Internet đã tạo cho các doanh nghiệp cơ hội ấy nhưng
không vì thế mà cho phép doanh nghiệp vượt qua ngưỡng an toàn và bỏ qua tính
chính xác, hay độ tin cậy của thông tin. Thông tin qua internet đem lại càng thực
sự hữu ích đối với kinh doanh khi nó được tiếp cận và xử lý trên quan điểm kinh
doanh hiện đại.
Các tài liệu tham khảo:

- Website




×