Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Hình tượng zhivago trong tiểu thuyết bác sĩ zhivago

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.67 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
Đối tượng chung của văn chương là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị
trí trung tâm. Mọi biến cố, sự kiện của tác phẩm đều xoay quanh hình tượng nhân vật. Nó
mang bản chất một kí hiệu đặc biệt giúp thúc đẩy cốt truyện, là chủ thể hành đông và mang
những ý nghĩa nhất định. Việc xây dựng một hình tượng nhân vật thành công sẽ giúp
người cầm bút chuyển tải được ý đồ nghệ thuật, đồng thời bộc lộ tài năng sáng tạo của bản
thân.
Chủ yếu được biết đến như “một nhà thơ trữ tình danh tiếng nhất thời đại”, Boris
Pasternak vẫn khẳng định mình được vị thế của mình trên diễn đàng văn xuôi trong nước
và thế giới. Nhà thơ đã để lại một tác phẩm văn xuôi vĩ đại, đó là tiểu thuyết Bác sĩ
Zhivago. Tác phẩm này là thiên tiểu thuyết duy nhất nhưng vừa khi ra đời đã cùng với chủ
nhân của nó đã trở thành nạn nhân của một “vụ án văn chương” nổi tiếng giữa thế kỷ. Từ
đó, cuốn tiểu thuyết được tiếp nhận nhiều hướng khác nhau, trở thành đầu đề của nhiều
cuộc tranh luận lớn. Nghiên cứu hình tượng nhân vật bác sĩ Zhivago trong tiểu thuyết này
sẽ phần nào tiếp cận được tài năng cũng như tư tưởng độc đáo mà Boris Pasternak để lại.
Vấn đề hình tượng nhân vật trong văn học
1.1.1.Khái niệm “nhân vật văn học”

Nhà văn người Đức W. Goethe có nói :“Con người là điểu thú vị nhất đối với con
người, và con người cũng chủ hứng thú với con người”. Con người là nội dung quan trọng
nhất của văn học. Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con
người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các
phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.
Nhân vật văn học là một khái niệm không còn quá xa lạ đối với không chỉ các nhà
nghiên cứu mà với cả bạn đọc. Đã có nhiều quan điểm khác nhau khi nêu lên khái niệm
cho “nhân vật văn học”. Theo quan điểm của Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ
văn học đã cho rằng “Hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về
sự tồn tại trọn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật
văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoan đường được gán cho
những đặc điểm giống con người” [1, tr. 249].
Còn với cuốn Từ điển thuật ngữ văn học được đồng sáng tác của ba tác giả Lê Bá


Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi lại nói "Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật
1


đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống ... Nhân vật
văn học là người dẫn dắt độc giả vào một thế giới khác của đời sống” [2, tr. 202].
1.1.2.Chức năng của nhân vật văn học
Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và
thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích
gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm
hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận
ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện.
Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể
hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn
có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của
mình về con người và cuộc sống.
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Boris Pasternak
1.1.3.Sơ lược về cuộc đời của Boris Pasternak

Boris Pasternak sinh ngày 10 tháng 2 năm 1890 ở Moskva. Ông sinh ra trong một
gia đình gốc Do Thái nổi tiếng tại Moscow, nơi cha ông – giáo sư Leonid Osipovich
Pasternak giảng dạy tại trường mỹ thuật Moscow. Mẹ ông là Rosa Kaufman – một nghệ sĩ
dương cầm nổi tiếng. Khách của gia đình Pasternak là những cái tên nổi tiếng trong làng
nghệ thuật thế giới như Sergei Rachmaninoff, Aleksandr Scriabin, Rainer Maria Rilke và
Tolstoy. Được chính Scriabin khuyến khích, Pasternak đã vào học tại nhạc viện Moscow
nhưng vào năm 1910, ông đột ngột từ bỏ niềm đam mê âm nhạc của mình. Sau đó,
Pasternak học triết tại Đại học Marburg – Đức, dưới sự giảng dạy của giáo sư Herman
Cohen và trở lại Moscow trong mùa đông năm 1913.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, do bị thương ở chân nên Pasternak không phải
phục vụ trong quân ngũ. Ông dạy học trong một nhà máy hóa chất ở vùng núi Uran.

Pasternak luôn ủng hộ cho cách mạng.
Sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, Pasternak trở thành một thủ thư bình
thường. Cho đến năm 1921, Pasternak lập gia đình, vợ ông là Evgen Vladimirovna Lourie.
Họ có một con trai nhưng cuộc hôn nhân tan vỡ năm 1931. Năm 1934, Pasternak tái hôn
với Zinaida Nikolaevna Neigauz. Trong suốt cuộc đời mình Pasternak luôn thể hiện rõ
quan điểm cá nhân về cách mạng, các cuộc chiến tranh và đặc biệt là tinh thần yêu đất
nước của ông. Pasternak mất ngày 30 tháng 5 năm 1960 tại Peredelkino vì bệnh ung thư
phổi.
2


1.1.4.Sự nghiệp sáng tác của Boris Pasternak

Sinh ra trong một gia đình có thiên hướng nghệ thuật và được định hướng ngay từ
thuở thiếu thời ở Pasternak ngay từ trẻ đã bộc lộ năng lực văn chương hơn người. Vào năm
1914, Pasternak xuất bản tập thơ đầu tay mang tên Người anh em sinh đôi trong mây đen
(The twin brother in black cloud). Trong chuyến đi đến nhà máy hóa chất ở Uran,
Pasternak đã thu thập được nhiều tư liệu để viết Bác sĩ Zhivago.
Trong thời gian làm thủ thư Pasternak vẫn tiếp tục sáng tác, ông nhận được sự đón
nhận của đông đảo bạn đọc với các tác phẩm Vượt qua rào cản (Over the barriers, 1917)
và Chị tôi – cuộc sống (My sister – life, 1922), Pasternak được xem là một tài năng mới lúc
bấy giờ. Pasternak trở thành niềm tự nào đối với cha mình.
Trong những năm 1930- 1940, các tác phẩm của Pasternak không nhận được sự
ủng hộ của giới cầm quyền và chúng không được in. Liên hiệp các nhà văn Nga (RAPP)
thực hiện chiến dịch chống lại các thể loại văn chương cũ và phê phán các nhà văn như
Osip Mandel’shtam, Pasternak và Vladimir Mayakovsky. Tác phẩm của Pasternak bị cáo
buộc về tính chủ quan chủ nghĩa và duy mỹ. Không thể in tác phẩm của mình, Pasternak
trở thành dịch giả. Ông dịch các tác phẩm của Shakespeare, Goethe, Paul Verlain, Heinrich
Kleist và Rainer Maria Rilke. Trong bản dịch Hamlet, Pasternak đã diễn giải tác phẩm như
một vở kịch của bổn phận và sự chối bỏ bản thân.

Năm 1945, Pasternak xuất bản một tuyển thơ khác và tiếp đó là tuyển tập những
tác phẩm đã viết trước đó, xuất bản năm 1947. Năm 1954, tờ báo Xô viết Znamya cho
đăng các bài thơ của ông với tiêu đề Những bài thơ từ một cuốn tiểu thuyết( Poems from a
novel). Cuốn tiểu thuyết đó chính là Bác sĩ Zhivago. Tuyển thơ cuối cùng của Pasternak là
Khi tiết trời tươi sáng (When the weather clears, 1960) tập hợp những bài thơ ông viết
trong suốt thập niên 1950. Giống như những bài thơ trước đây, Pasternak gửi vào đó
những môtip tôn giáo và phác họa sự song hành giữa nghệ thuật và cái chết. Pasternak
không viết thơ chính trị, quan điểm của ông là cá nhân, nhưng chúng bị coi là những tuyên
bố chính trị.
1.2. Tác phẩm Bác sĩ Zhivago
1.2.1.Hoàn cảnh ra đời

Bác sĩ Zhivago là tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nga Pasternak. Cuốn tiểu thuyết
đã mang lại cho ông Giải Nobel văn học năm 1958. Tuy nhiên, vì những lí do chính trị,
ông đã từ chối nhận giải.

3


Bối cảnh tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago nằm vào khoảng 1910 – 1920, nhưng
Pasternak hoàn tất tác phẩm vào khoảng năm 1954. Cuốn tiểu thuyết bị cấm in ở Nga.
Năm 1957, bản thảo của truyện được tuồn ra ngoài và in ra sách bằng tiếng Nga tại Ý (nhà
xuất bản Feltrinelli). Năm sau, nó có ấn bản tiếng Ý và tiếng Anh. Mãi đến 1988, Bác sĩ
Zhivago mới được in và xuất bản tại Nga.
Tác phẩm phản ánh một giai đoạn lịch sử rối ren của nước Nga trong những thập
niên đầu thế kỉ XX. Cuộc sống gia đình, xã hội bị chao đảo nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong
khổ đau mất mát vẫn ánh lên tình cảm và khát vọng sống chân chính của con người.
1.2.2.Tóm tắt tác phẩm

Mở đầu cuốn tiểu thuyết là phần giới thiệu Yuri Andreievich Zhivago lúc 10 tuổi tại

đám tang của mẹ. Sau đó Yuri học y khoa, bắt đầu làm thơ, rồi cưới vợ tên là Tonya.
Truyện sau đó giới thiệu Larisa Fyodorovna (Lara) ở tuổi dậy thì, sống với bà mẹ góa.
Komarovsky vốn được xem là nhân tình của mẹ cô lại có những hành động dụ dỗ Lara.
Trong cơn tủi nhục cuồng nộ, nàng lấy súng bắn Komarovsky tại một buổi tiệc giáng sinh
nhưng không may lại bắn trúng một người khác. Sau đó nàng kết hôn với một người tình
của mình tên là Pavel Pavlovich (Pasha).
Kế đến tác phẩm mở ra thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất. Yuri tòng quân với tư
cách bác sĩ quân y. Pasha rời vợ và con gái (Tanya) theo quân đội và bị mất tích. Lara tình
nguyện làm y tá với hy vọng tìm kiếm tông tích chồng. Khi Yuri trong quá trình được cử
làm bác sĩ ở ngoài khu vực giao tranh đã bị thương và gặp y tá Lara. Hai người có những
tình cảm nhưng không ngỏ lời. Vào lúc này phong trào cách mạng đang nổi dậy tại
Petersburg.
Mùa đông đến, khi bác sĩ Zhivago về nhà, đời sống trở nên chật vật vì thiếu thức
ăn. Giữa các cuộc xung đột chống chủ nghĩa Marx nổ ra, Yuri cùng gia đình dời về Urals.
Trong chuyến đi này, Yuri nhận thức được nỗi khổ của nông dân và tù binh, những nạn
nhân của cuộc chiến cách mạng. Chàng yêu chuộng tự do và bình quyền, nhưng bất mãn
với những hành động hay ý kiến quá cứng rắn và thiếu tình người của những người theo
cách mạng.
Tại Urals, Yuri cùng gia đình khai thác đất làm ruộng. Chàng trở lại sở nguyện làm
thơ. Tại thư viện thành phố Yuratin, chàng gặp lại Lara. Hai người sống cuộc đời vụng
trộm yêu đương say đắm. Lara lúc bấy giờ biết Pasha còn sống và hiện là tay trùm Đỏ khét
4


tiếng với tên mới Strelnikov. Yuri muốn trở về với vợ con để thú tội ngoại tình nhưng
không may bị một nhóm quân cách mạng bắt cóc và phải phục vụ như bác sĩ của nhóm
này. Sau vài năm, Yuri trốn thoát và trở lại với Lara. Trong khi đó có tin vợ Yuri là Tonya
và con gái chàng bị bắt, bị đuổi khỏi Nga. Chẳng bao lâu sau đó, Komarovsky, kẻ đã từng
dụ dỗ Lara khi xưa xuất hiện. Để tránh không bị phát hiện, cặp tình nhân bỏ trốn sang
nông trại khi xưa gia đình Yuri từng canh tác. Yuri tiếp tục làm thơ, bày tỏ tâm sự của

chàng về những thăng trầm của đời sống, những lo sợ và lòng can đảm trong chiến tranh
và hơn hết là tình yêu dành cho Lara. Komarovsky lại tìm đến trang trại và phao tin cho
Lara rằng Pasha đã bị bắt và bị giết quân cách mạng đang truy đuổi Lara và sẽ giết nếu bắt
được. Hắn hứa giúp đưa Yuri và Lara trốn ra nước ngoài. Yuri đắn đo một hồi lâu và kết
cuộc vì vấn đề an toàn cho Lara, chàng quyết định để Lara đi một mình. Yuri ở lại Nga và
bắt đầu say sưa uống rượu giải sầu.
Strelnikov, chồng của Lara lúc bấy giờ đang chạy trốn vì bị chính phủ cách mạng
truy lùng. Anh tìm ra Yuri và sau khi biết chuyện của mẹ con Lara cũng như tình yêu Lara
giành cho chàng, vì day dứt và ân hận suy nghĩ sai lầm của mình mà khiến gia đình tan nát
chàng đã tự sát. Yuri trở lại Moscow và sinh sống cùng một phụ nữ tên Marina và kiếm
sống bằng cách viết sách, họ có thêm hai đứa con gái nữa. Evgraf đã giúp Yuri vào làm bác
sĩ tại một bệnh viện ở thành phố nhưng chàng trốn tránh và chặn mọi tin tức của gia đình
và bạn bè. Một hôm trên đường đi làm, chàng bất ngờ ngã vật ra và ra đi. Lara từ Irkutsk
lên Moscow tìm về lại ngôi nhà cũ của mình và thấy xác Yuri nằm đó. Sau đó vài ngày,
nàng mất tích, có người cho rằng nàng bị bắt đi trại tập trung.

5


CHƯƠNG 2.
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT BÁC SĨ ZHIVAGO TRONG
TÁC PHẨM CÙNG TÊN CỦA BORIS PASTERNAK
2.1. Các khía cạnh xoay quanh con người Zhivago
2.1.1.Bác sĩ Zhivago – ngoại hình và tính cách
Bác sĩ Zhivago xuất hiện đầu tác phẩm là một cậu bé “khuôn mặt với cái mũi hếch”
và ở gần cuối tác phẩm là hình ảnh của một Zhivago “hốc hác, râu tóc bờm xờm”. Tác giả
không khắc họa nhân vật Zhivago nói riêng và các nhân vật trong Bác sĩ Zhivago nói
chung đều chỉ là những nét phác họa mờ nhòa, thoáng qua về ngoại hình. Nhân vật được
hiện lên thông qua hành động, lời nói, tư tưởng và tình cảm của mình.
Yuri trước hết là một cậu bé can đảm và mạnh mẽ, cậu sớm mất mẹ và từ bé cũng

đã thiếu tình cảm của người cha. Song cuộc sống đơn độc đó lại không đánh bại ý chí của
chàng trai này. Được thừa hưởng những tư tưởng từ người cậu là Cha Nicolai cùng với sự
giáo dục của gia đình giáo sư Alexander, Yuri từ một cậu bé nhút nhác, e dè đã trở thành
một vị bác sĩ có tài và có chí hướng. Zhivago cũng là một con người chan chứa tình cảm.
Điều đó được biểu hiện ở nhiều khía cạnh trước là ở gia đình, khi chứng kiến cái chết của
bà Anna, cậu thương xót cho bà, cho Tonya và cậu cũng nhớ về người mẹ quá cố của
mình. Một biểu hiện rõ ràng hơn hẳn là khi Yuri gặp lại Lara tại Varykino và giữa họ có
mối quan hệ không chính đáng, song đứng giữa tình yêu với Lara và tình nghĩa vợ chồng
với Tonya, Yuri đã thấy áy náy, sự day dứt trước người vợ của chàng cho mãi về sau này
khi đã có một người vợ khác thì Yuri vẫn luôn cầu mong cho Lara sẽ hạnh phúc, cậu vui
mừng khi cho rằng Lara ngừng liên lạc với mình là bởi nàng tìm được một bến đậu mới.
Khi ra chiến trận, Yuri không chỉ là một bác sĩ tài năng mà có thể thấy đây là một
người nghĩa hiệp, tấm lòng thương người, đứng về chính nghĩa. Nó được biểu hiện ở câu
chuyện sau khi bị bắt về làm bác sĩ cho Hồng quân, trong trận chiến giữa Hồng quân và
quân đội Kolchak, Seriozha – một binh lính của quân đội Kolchak bị thương và được
Zhivago phát hiện thì chàng đã tìm mọi cách để cứu giúp anh lính ấy dù biết sau khi bình
phục anh ta cũng quay về quân đội của mình. Hay, dù có tư tưởng trái ngược nhau, song
khi phất hiện có kẻ mưu phản Liberius, Zhivago vẫn sẵn lòng báo tin để giúp cho Liberius
thoát khỏi tai nạn.
Không chỉ đơn thuần là một bác sĩ giỏi, một con người có tâm mà Zhivago còn có
một tâm hồn nhạy bén. Có lẽ vì thế chàng thích sáng tác thi ca và cũng dễ rung động với
cái đẹp. Yuri hay Zhivago là một nhân vật với cá tính và suy nghĩ tượng trưng cho một
6


mẫu hình người cách mạng lý tưởng. Cậu ấy là nhân vật đại diện cho tác giả, đứng ra thay
tác giả nói lên những tư tưởng, quan điểm đi ngược với thời đại.
2.1.2.Bác sĩ Zhivago – một người giàu lí tưởng

Yuri Zhivago ngay từ nhỏ đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, tư duy sắc sảo. Cậu bé

có một tâm hồn trong sáng và một tình yêu tha thiết đối với mẹ mình. Lớn lên, những đức
tính ấy vẫn không hề thay đổi trong con người cậu. Dưới ngòi bút tác giả, Yuri đã mang
những nét tính các hết sức độc đáo với một tầm trí tuệ cao. “Trong tâm trí Yuri, mọi thứ
đều xê dịch, lẫn lộn và vô cùng độc đáo, từ các quan điểm, thói quen đến các năng khiếu
bẩm sinh. Chàng có tính mẫn cảm lạ lùng và có lối cảm thụ, tri giác hết sức mới mẻ” [4, tr.
108]. Tài năng của Zhivago khá toàn diện và sâu sắc, với mỗi lĩnh vực khác nhau chàng
luôn có những khả năng nhất định. Không chỉ thế, ta còn thấy ở chàng Zhivago luôn có sự
xác định phương hướng hết sức rõ ràng cho bản thân mình. Ở Zhivago ta thấy được sự
uyên thâm và chín chắn hơn người: “Tuy rất thiên về nghệ thuật và sử học, chàng đã chọn
nghề y một cách dễ dàng. Chàng cho rằng nghệ thuật không phải là một nghề, giống như
chất vui vẻ bẩm sinh hoặc chất đa sầu đa cảm không thể tạo nên nghề nghiệp. Chàng mê
môn vật lý và vạn vật học, và phát hiện rằng trong đời sống thực tế phải làm một nghề
giúp ích cho xã hội. Vì lẽ đó, chàng đã chọn ngành y” [4, tr. 109]. Từ việc Yuri xác định
nghề nghiệp cho bản thân, ta có thể thấy được ở chàng Zhivago là một con người không tự
phụ, không vì bản thân mà những việc chàng làm luôn hướng đến mục đích phục vụ xã
hội. Những sở trường và đam mê của bản thân chàng tạm gác qua một bên để nhường chỗ
cho một mục đích cao cả là cứu giúp con người. Nghệ thuật đối với chàng là những gì
thuộc về thế giới tinh thần và nó không thể giúp ích gì cho xã hội. Tuy vậy, nó vẫn là niềm
đam mê, yêu thích của chàng: “Yuri biết suy tưởng và viết văn, từ dạo còn học trung học
chàng đã mơ ước viết văn xuôi, một cuốn “tiểu sử “ trong đó chàng có thể gửi gắm như
nhét vào đó những gói thuốc nổ được ngụy trang kĩ, những gì kỳ thú nhất tất cả mọi điều
chàng từng được chứng kiến và suy xét. Nhưng chàng còn quá trẻ để viết một tác phẩm
như thế. Chàng bèn làm thơ thay vì viết văn xuôi, tương tự một họa sĩ suốt đời vẽ phác
thảo để chuẩn bị tiến tới bức họa lớn hằng ôm ấp” [4, tr. 110]. Từ tất cả những điều trên ta
thấy được rằng Yuri là một con người có lý tưởng sống rất ý trí và đầy lòng nhân ái. Chàng
biết khả năng, năng lực của bản thân và cao hơn nữa là chàng biết vận dụng những năng
lực ấy để phục vụ cho xã hội, cho những người xung quang chàng. Từ đây, có thể khẳng
định rằng Yuri Zhivago là một chàng trai sôi nổi, đầy nhiệt huyết và lý tưởng, sẳn sàng vì
xã hội mà cống hiến hết mình.
7



Thời gian trôi qua, khi Yuri tốt nghiệp đại học, chàng đi đúng con người mà bản
thân đã chọn lựa – đó là trở thành một bác sĩ. Chàng cưới Tonya như là một định mệnh và
không có gì phải hối tiếc. Chiến tranh nổ ra, trên cương vị là một bác sĩ giỏi, Yuri Zhivago
không ngần ngại cống hiến tài năng và tuổi trẻ của mình để phục vụ đất nước. Là một
chàng trai thành phố, cuộc sống nơi chiến tranh vô cùng khó khăn đối với Yuri nhưng
chàng không ngừng cố gắng để làm quen với nó; “Yuri kể rằng chàng đã phải cố gắng lắm
mới quen dần với thứ logic đẫm máu của sự tiêu diệt lẫn nhau, với hình dạng của các
thương binh nhất là một số vết thương ghê sợ do tiến bộ kỹ thuật quân sự thời nay gây ra,
làm cho những người sống sót bị tàn phế hoặc trở thành một đóng thịt bầy nhầy” [4, tr.
192]. Và cuối cùng chàng cũng tìm được sự đồng điệu và gắn bó với cuộc sống nơi chiến
trận : “...cảnh sống của bọn tôi ngoài mặt trận đúng là cảnh sống lang thang của dân du
mục. Hồi mới dọn đến đây, nhìn cái gì tôi cũng không ưa: nào chỗ đặt bếp lò, nào trần nhà
gác quá thấp, nào bẩn thỉu, ngột ngạt. Thế mà bây giờ có giết tôi cũng không còn nhớ
trước kia mình đã ở đâu. Tôi tưởng chừng đã sống ở đây cả thế kỷ, khi ngắm cái ánh nắng
và bóng cây ngoài đường đang đùa giỡn trên các hòn đá lát ở góc bếp lò kia” [4, tr. 204].
Có thể khẳng định rằng, quãng thời gian không dài kể từ khi còn là một cậu bé đến
khi trưởng thành, Yuri Zhivago đã suy nghĩ và hành động theo tiếng gọi của lý trí. Mục
đích sống và quan niệm sống từ lâu đã hình thành một cách rõ nét trong con người chàng.
Yuri sống và làm theo đúng quan niệm sống ấy, không đánh mất mình, luôn giữ vững lập
trường. Chàng luôn sống có niềm tin và lạc quan. Trong mối quan hệ với bạn bè và xã hội,
Yuri luôn tỏ ra là con người hòa đồng và cư xử đúng mực. Chính vì thế chàng rất được mọi
người quý mến, đặc biệt là bà Anna Ivanôpna – mẹ của Tonya đã đứng ra chủ hôn cho hai
người. Hình tượng bác sĩ Zhivago được khắc họa rõ nét. Trong những năm tháng đầu đời,
chàng là một con người đầy nhiệt huyết và sống lý tưởng. Qua hình tượng nhân vật Yuri
Zhivago ta như thấy phần nào tính cách cũng như quan niệm sống của chính tác giả.
2.1.3.Bác sĩ Zhivago – một người giàu tình cảm

Yuri là một thanh niên đầy nhiệt huyết và giàu lí tưởng sống nhưng cũng rất giàu

tình cảm. Đây chính là nét đa diện trong con người chàng tạo nên một tính cách phức tạp,
đôi khi khó hiểu. Mặc dù mất mẹ và sống xa cha từ nhỏ nhưng Yuri có một người cậu vừa
là triết gia, vừa là linh mục. Cha Nikolai Nikolaevich Vedenyapin đã yêu thương và dạy dỗ
Yuri và ảnh hưởng mạnh mẽ đến những nét tính cách chính trong con người Yuri. “Yuri
hiểu rằng cậu ruột đã có ảnh hưởng đến mức tới việc hình thành các nét tính cách chính
8


của chàng” [4, tr. 110]. Yuri do đó mà suy nghĩ một cách logic và hợp lí, hiểu cặn kẽ những
hiện tượng xã hội song bên cạnh đó chàng lại là một người giàu tình cảm. Ông yêu thương
con người, yêu hết thảy những thứ thuộc về thế giới thiên nhiên. Người đọc nhìn thấy được
nét tính cách độc đáo này qua hành trình tìm kiếm hạnh phúc của nhân vật và tình yêu tha
thiết.
Bác sĩ Zhivago vốn ẩn chứa tấm lòng rung cảm mạnh mẽ. Trước những biểu hiện
của thiên nhiên, làn sóng ấy lại dạt dào. Tuy rằng đôi lúc Zhivago có khước từ cảm giác ấy
nhưng không thể hoàn toàn chối bỏ nó. Chẳng hạn như lúc Zhivago tìm lên phòng cô Lara
để biện giải về nhiều vấn đề, ông đã đứng nhìn cảnh vật ngoài cửa sổ với tất cả những nỗi
niềm rung cảm. “Xung quanh, vạn vật đều nảy chồi, mọc lên, ngoi lên trên lớp men huyền
dịu của sự tồn tại. Sự thán phục cuộc sống, niềm vui sống, như một làn gió nhẹ, cứ tràn đi
như một làn sóng bát ngát, tràn đi mọi phía, qua thành phố và mặt đất, qua các bức tường
và hàng rào, lướt qua các thân cây và thân người, đến đâu cũng làm mọi vật run lên đến
đấy” [5, tr. 151]. Như vậy, tình yêu thiên nhiên sâu sắc là một nhân tố không nhỏ góp phần
nét tính cách đa cảm ở Zhivago. Thiên nhiên trong con mắt Zhivago đẹp lạ lùng. Những sự
vật bình bị nhất cũng như có hồn, thiên nhiên cũng như phối hợp với nhau tạo nét một xã
hội sống động khác bên cạnh xã hội loài người. Trên chuyến tầu đi đến Varưkinô, chàng
nhìn thấy những bãi tuyết bằng phẳng phía trước, cạnh đầu máy được nhuộm hồng bởi ánh
lửa bập bùng trên miệng ống khói và từ đáy lò đốt hắt ra như từ một đống lửa cháy rừng
rực. Thiên nhiên gắn kết người với người, vun đắp thêm tình cảm vợ chồng. “Trước khi
tàu chạy tiếp hai vợ chồng đi ngắm lần cuối vẻ đẹp của tuyến đường vừa được dọn sạch”.
Zhivago từ nhỏ đã yêu thích cảnh rừng buổi chiều tà tràn ngập ánh lửa hoàng hôn. Các

giác quan của chàng nhạy cảm với âm thanh phát ra từ thế giới tự nhiên. Cả những âm
thanh tưởng chừng như bình dị nhất, quen thuộc nhất hòa lẫn với ngàn vạn thứ âm thanh
khác cũng được Zhivago chú ý. Chỉ khi có một sự quan sát tinh tế, một tình cảm đặc biệt
mới nhận ra những nét bình dị mà độc đáo ấy của thiên nhiên. “Ta khép cánh cửa nghe ken
két, ta vô tình hắt hơi hoặc nghe tiếng tuyết lạo xạo dưới chân, và đằng kia, từ một luống
rau có những bắp cải nhô lên từ dưới tuyết, mấy chú thỏ rừng sẽ vọt ra, chạy biến đi, để lại
trên mặt tuyết, khắp xung quanh những vết chân chằng chịt… Vô số những vết chân linh
miêu từng lỗ, từng lỗ nhỏ” [4, tr. 460]. Tình yêu thiên nhiên của Zhivago còn thấm đẫm
trong mỗi vần thơ của chàng, chắp cánh tâm hồn bay bổng của chàng và đưa chàng đến thế
giới của mộng tưởng”
“Như kẻ thích đùa, rừng cây vung vãi
9


Tiếng ồn ào ấy lên vách núi cheo leo”
(Ngày nắng nóng đầu thu)
Zhivago sớm mất đi người mẹ, người gần gũi, yêu thương nhất. Ông cùng cậu ruột
đi đây đó nhiều nơi và cuối cúng đến sống ở nhà giáo sư Gromeko. Ông quen Tonya - con
gái giáo sư và Misa, họ đã trở thành bộ ba rất thân thiết. Vì thông minh học giỏi lại biết lễ
độ nên Yuri Zhivago rất được yêu quý. Chàng và Tonya sớm nảy sinh tình cảm, một thứ
tình cảm hết sức trong sáng và vô tư. “Hai người đã trải qua sáu năm bên nhau từ cuối thời
thơ ấu sang tuổi thanh niên. Họ biết nhau từng ly từng tí. Họ có những thói quen chung, có
lối chao đổi riêng những câu ý vị ngắn ngủi và cách trả lời nhau bằng tiếng khịt mũi nhẹ”
[4, tr.133]. Cái thứ tình cảm ấy giữa Yuri và Tonya chỉ trở thành một thứ tình cảm đặc biệt,
thiêng liêng khi bà Anna Ivanovna Kruger trước khi qua đời gọi hai người tới và tác hợp
cho họ. Kể từ đó, tình cảm cứ lớn dần lên trong mỗi con người. Không còn là thứ tình bạn
ngây thơ trẻ con nữa nó khiến hai người đã tưởng chừng đã hiểu thấu về nhau lại cảm thấy
người kia còn nhiều điều khác lạ. “Tonya, người bạn cố giao, người mà Iuri vẫn tưởng
chừng mình đã hiểu vô cùng tường tận ấy,hóa ra lại là một đối tượng khó hiểu và phức tạp
nhất trong số hết thảy những gì chàng có thể hình dung- Tonya là phụ nữ” [4, tr. 134]. Và

đối với Tonya cũng vậy, Yuri là cả một thế giới lạ lẫm đối với nàng. Một lẽ dĩ nhiên tưởng
chừng tất yếu sẽ xảy ra đó là lễ cưới của Yuri và Tônia. Chàng yêu Tonya, lo lắng cho nàng
và quan trọng hơn cả đó là tính mạng của nàng. Khi Tonya đến ngày sinh nở, “chàng đâm
bổ tới bệnh viên phụ sản”. Đối với ông tính mạng của nàng là quan trọng hơn bất cứ điều
gì, quan trọng hơn cả đứa con vừa mới chào đời. Trong ông ý thức làm cha vẫn còn xa vời
và dường như chàng không quan tâm đến điều đó. Mối quan tâm duy nhất của nhân vật là
Tonya. “Tình phụ tử vừa từ trên trời rơi xuống. Tất cả những cái đó ở ngoài ý thức của
chàng. Điều chủ yếu là Tonya, Tonya bị lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, song
đã may mắn thoát nạn” [5, tr. 114]. Sau ba năm trong chiến trận, Yuri được trở về nhà. Cái
cảm giác ấy làm chàng sung sướng và hứng khởi khiến chàng phải thốt lên: “Đấy, cuộc
sống là ở đó, xúc cảm là ở đó, mục tiêu săn đuổi của những kẻ tìm truyện phiêu lưu là ở
đó, cái mà nghệ thuật muốn nói tới cũng là ở đó: trở về với người thân trở về với chính
mình, hồi phục sự tồn tại” [5, tr. 176]. Tình cảm của Zhivago đối với vợ mình còn có lúc
được tác giả khẳng định trên mức thông thường mà đã trở thành một kiểu tôn thờ: “Chàng
yêu vợ tới độ sùng bái” [5, tr. 329]. Ngoài tình yêu đối với Tonya, bác sĩ Zhivago còn nảy
sinh tình cảm với Lara và Marina. Nhân vật đã trải qua những cung bậc cảm xúc khác
nhau thể hiện một tấm lòng đa cảm.
10


2.1.4.Bác sĩ Zhivago – một triết gia và một nhà thơ tài năng

Bác sĩ Zhivago hiện lên trong tiểu thuyết là một nhân vật thuộc tầng lớp có học và
một con người thông minh. Trong những lời ăn tiếng nói, những suy nghĩ của cậu ấy phần
lớn đều thể hiện tư tưởng của bản thân hay mang nhiều tính triết lý. Từ khi là một cậu bé
Yuri đứng trước sự lựa chọn sự nghiệp cho bản thân mình thì khả năng tư duy của cậu ấy
đã thể hiện rõ: “Chàng cho rằng nghệ thuật không phải là một nghề, giống như tính vui vẻ
bẩm sinh hoặc chất đa sầu đa cảm không thể tạo nên nghề nghiệp. Chàng mê môn vật lý và
vạn vật học, phát hiện ra rằng trong đời sống thực tế phải là một nghề giúp ích cho xã hội.
Vì lẽ đó, chàng đã chọn ngành y” [6, tr. 77].

Chàng có các quan điểm rõ ràng và các năng khiếu bẩm sinh. Zhivago chịu ảnh
hưởng rất lớn từ cậu của chàng - Nikolai một linh mục và cũng là một triết gia. Chàng luôn
có cách cảm nhận về cuộc sống theo cách của riêng mình. Quan niệm về sự sống và cái
chết của chàng khác với tất cả mọi người khác, chàng cho rằng “người ta sẽ xếp đâu cho
hết cái số cơ man bao nhiêu là người dồn lại từ bao nhiêu thiên niên kỉ? Cả vũ trụ cũng
chẳng có đủ chỗ chứa họ, khiến Chúa Trời, cái Thiện và Lý trí hẳn sẽ phải cuốn gói rút lui,
nếu không muốn bị đè bẹp trong cảnh chen chúc tham lam của loài vật.” và “ Không hề có
cái chết. Cái chết khoogn phải việc của chúng ta” [6, tr. 80-81]. Chàng coi ý thức con
người “là một độc dược, một phương tiện tự đầu độc với những ai đem áp dụng nó cho bản
thân mình. Ý thức là thứ ánh sáng tỏa ra bên ngoài, ý thức soi sáng con đường trước mặt
để ta khỏi vấp ngã” [6, tr. 80]. Để chứng minh cho luận điểm này của mình Zhivago có
cách lý giải hết sức thông minh và dễ hiểu. Chàng coi ý thức là chiếc đèn pha đặt trước đầu
máy xe lửa đang chạy, nếu ai đang quay nó vào trong, tai nạn ắt xảy ra. Chúng ta thử suy
ngẫm điều này vào cuộc sống con người sẽ thấy tính đúng dắn của nó. Khi ta bị đau trong
người, nếu ta cứ ý thức về nỗi đau ấy, ta sẽ càng cảm thấy vô cùng đau đớn. Nếu như để ý
thức của mình hướng về những gì xung quanh, ta sẽ quên đi rằng mình đang đau. Như vậy,
cảm giác đau đớn sinh ra là do con người luôn ý thức về sự đau đớn ấy trong cơ thể mình.
Nghĩ về cái chết, sau những mất mát trong đời mình, suy nghiệm về cái chết của
mẹ của bà Anna, khi đã trải qua hết những thăng trầm trong cuộc sống, trải qua những giây
phút thăng hoa của tình yêu và nghệ thuật, qua những giây phút ăn năn tội lỗi nhất thì khi
đứng gần với cái chết chàng đã nghĩ về một số cuộc đời đang tiếp diễn bên nhau và chàng
cho rằng những cuộc đời đó “vận động với tốc độ khác nhau và cuộc đời người này bên
cạnh cuộc đời người kia, đến một ngày nào đó số phận người này vượt qua số phận người
11


kia và ai là kẻ sống lâu hơn” [6, tr. 556]. Có thể thấy đó là một cái nhìn về cuộc đời và số
phận mỗi con người. Con người gặp nhau ở đời vô số kể song mấy người đi với ta đến
cuối chặng đường và ở cuối con đường đó, có kẻ sẽ phải bỏ lại người kia để mà đi tiếp bởi
đó là kẻ sống lâu hơn. Nhìn lại với chính cuộc sống của mình thì chúng ta có thể thấy

được, mỗi người đều có một số mệnh và vận mệnh của mình sẽ dường như đã được đặt
sẵn, sẽ có người này trở nên không thể thiếu trong cuộc sống của mình mà cũng có người
chỉ lướt ngang qua rồi không bao giờ gặp lại. Song không phải cứ đồng hành cùng nhau
một chặng đường dài thì sẽ cứ mãi bên nhau, đến một lúc nào đó khi người kia buộc phải
nằm lại với đất thì người còn lại cũng chỉ là “kẻ sống lâu hơn” chứ không có nghĩa sẽ
chấm dứt cùng nhau.
Triết lý của Yuri không chỉ thể hiện ở các vấn đề đời sống, sự sống và cái chết mà
trong văn chương hay nghệ thuật, bác sĩ Zhivago cũng có một lối suy nghĩ độc đáo, khác lạ
nhưng lại khiến cho người nghe, người phải suy ngẫm rất lâu:“ giờ đây chàng hiểu rõ rằng
nghệ thuật bao giờ cũng theo đuổi hai mục đích. Nó luôn luôn suy ngẫm về cái chết và qua
đó, luôn luôn sáng tạo ra sự sống. Nghệ thuật cao cả, nghệ thuật chân chính, cái được gọi
là sách Khải thị của Thánh John, cà cái đang viết cuốn sách đó cho trọn ven” [6, tr. 106]
Hay: “nghệ thuật không phải là tên gọi của một loại hình hay một lĩnh vực bao gồm hằng
hà sa số các khái niệm và các hiện tượng được phân nhánh tỉ mỉ. Trái lại, nghệ thuật là một
các gì rất thu hẹp, rất tập trung, biểu thị cái khởi nguyên nằm trong thành phần của tác
phẩm nghệ thuật, nó là tên gọi của sức mạnh được vận dụng hoặc của chân lý được khai
thác trong tác phẩm ấy” [6, tr. 323]. Với Zhivago thì nghệ thuật là một điều gì đó gắn liền
với đời sống con người, cái chết và sự sống là ranh giới phân định sự hiện tồn của con
người, đó là đề tài và cũng là mục đích nghệ thuật hướng tới. Đồng thời, Zhivago cũng nói
rằng nghệ thuật không nằm ở bề mặt hình thức mà thực chất nó là phần ẩn ở trong nội
dung, nó được đề tài, hoàn cảnh, cốt truyện, nhân vật bộ lộ ra. Quan điểm nghệ thuật của
Zhivago nhưng cũng chính là quan điểm nghệ thuật của tác giả bằng hình tượng Zhivago,
tác giả qua đó phát ngôn lên tiếng nói của chính mình. Nhân vật được tác giả sáng tạo và
nhân vật ấy cũng có tâm hồn, tình cảm và những quan niệm. Nhân vật có thể là người phát
ngôn của tác giả và Zhivago là một nhân vật như thế.
Bên cạnh những quan điểm nghệ thuật, những triết lý nhân sinh cao quý, Zhivago
còn là một nhà thơ dạt dào cảm xúc. Yuri biết suy tưởng và viết văn. Chàng sớm cho rằng
“khí phách” và “độc đáo” là hai phẩm chất đại diện chân chính cho chết hiện thực trong
các tác phẩm nghệ thuật, còn lại đều là chung chung, hão huyền và vô ích. Mỗi vần thơ của
12



chàng đều trĩu nặng suy tư. Zhivago đã sống và ghi chép những trải nghiệm, những cảm
xúc của mình. Những bài thơ của Zhivago xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết không nằm
trong dòng chảy liên tục của chuyện mà nó được đặt ở phần riêng, đó như là một phần di
sản Zhivago để lại. Những bài thơ ấy có thể chia thành ba nhóm với những chủ đề khác
nhau. Trước tiên là những bài thơ ca ngợi Chúa, cầu xin Chúa để được giải thoát. Ở nhóm
này với các bài thơ như: Trong tuần lễ thánh, Ngôi sao giáng sinh, Những ngày tệ hại,
Mađơlen (I), Mađơlen (II):
“Tuần lễ cuối cùng,
Khi người tới Jerusalem.
Dân Do thái hò reo, nghênh đón.
Mang các cành lá chạy theo sau Người…
Và cuộc tụ họp của đám dân nghèo trong căn nhà lụp xụp,
Và họ càm nến kéo xuống tầng hầm,
Nơi ngọn nến tắt phụt vì kinh hãi,
Khi Người hồi sinh đứng dậy…”
(Những ngày tệ hại)
Sự vui mừng, niềm tin và hi vọng của con người đặt vào Chúa, những cảm xúc đó
được Zhivago viết ra nhưng khiến người đọc cảm thấy được như mình đang sống trong đó,
như là cảm xúc hiện tại mình đang trải qua.
Tiếp theo có thể kể đến những bài thơ chán chứa tình cảm, tâm trạng nhân vật trữ
tình về tình yêu và cuộc đời. Một số bài như Hamlet, Đêm trắng, Giãi bày, Gió, Cây hoa
bia, Đám cưới, Truyện cổ tích, Tháng tám, Biệt ly, Hẹn hò, Bình minh, Phép lạ.
Thơ Zhivago là nỗi bất bình về thói đạo dức giả của xã hội. Con người chỉ là một
vai diễn trong xã hội và không còn cách nào khác để chế ngự lại xã hội ấy. Họ cứ chìm
đắm ngày càng sâu và cuối cùng đánh mất chính mình. Tâm sự này được tác giả ghi lại
trong bài thơ Hamlet:

“Những việc dàn cảnh đã được tính kĩ

13


Và không đưa ngược được cuối chặng đường
Tôi một mình, tất cả chìm trong thói đạo đức giả
Sống trọn cuộc đời đau phải chuyện chơi.”
Các bài thơ còn lại chủ yếu miêu tả thiên nhiên: Mùa hè ở thành phố, Tuyết tan
mùa xuân, Ngày nắng nóng đầu thu… Thực ra sự phân chia này chỉ là tương đối vì bao giờ
cũng vậy, làm thơ để truyền tải tâm trạng của mình. Dù cho trên bề nổi, những bài thơ đơn
thuần viết về thiên nhiên hay về tấm lòng với Chúa nhưng thực ra, bị khuất đi đó chính là
nỗi lòng sầu muộn của bác sĩ Zhivago:
“Mặt trời gắng sức say sưởi ấm
Và dòng mương mê mẩn sục sôi”
(Tháng ba)
Tình yêu đến rồi đi, hạnh phúc rồi đau khổ, đó là những phức điệu cho cuộc đời,
Zhivago cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
“Sóng đưa nàng, đưa nàng
Và đẩy nàng đến sát chàng
Còn bây giờ nàng đã ra đi
Có lẽ vì sự ép buộc
Sự chia ly hẳn sẽ ăn thịt cả hai
Nỗi buồn sẽ gặm cả xương.”
(Biệt ly)
Zhivago là một nhân vật trong tiểu thuyết song thông qua Zhivago tác giả lại thể
hiện tư tưởng và quan điểm của mình về cuộc đời, con người và những triết lý về nghệ
thuật. Những điều Zhivago nói lên cũng là những điều mà Boris đi tìm con đường nghệ
thuật và con đường sống của mình. Điều đó được thể hiện ở chính tác phẩm này của ông,
ông đặt nghệ thuật vào bên trong nội dung, để nhân vật và cốt truyện lột tả ý nghĩa và giá
trị của tác phẩm.
2.1.5.Nhận xét

14


Từ ngoại hình – tính cách cho đến những tư tưởng, tình cảm nhân vật Yuri Zhivago
hiện lên là một con người có cá tính vô cùng khác biệt. Chàng mạnh mẽ trong tính cách,
nghĩa hiệp trong hành động, là một bác sĩ tài năng và luôn muốn cống hiến cái tài đó cho
xã hội. Với tài năng thiên bẩm, tư duy sắc sảo và khả năng ý thức rõ ràng những điều mình
cần làm, nên làm nên ở Zhivago ta luôn thấy toát lên một phong thái đỉnh đạt, mạnh mẽ
nhưng vẫn rất trữ tình, đa cảm. Cùng với đó, ở chàng ta còn thấy được một tư duy triết
luận hơn người, tính triết luận ở chàng được bộc lộ rõ nét từ lời ăn tiếng nói cho đến cách
nhìn đối với những vấn đề xã hội, đặc biệt là quan niệm về sự sống và cái chết trong ý thức
của chàng. Đọc Bác sĩ Zhivago ta như thấy được chính tác giả, Yuri Zhivago là nhân vật
đại diện để thay người sáng tác nói lên những tư tưởng thời đại.
2.2. Tư tưởng của nhân vật Zhivago
2.2.1.Quan niệm nghệ thuật của Zhivago

Từ khi còn là một đứa trẻ Yuri đã có lối thụ cảm cùng khả năng tri giác hết sức độc
đáo. Chàng luôn có quan điểm rõ ràng về khả năng của bản thân và những điều xã hội
mong đợi. Yuri Zhivago chịu ảnh hưởng khá lớn từ người cậu là linh mục Nicôlai
Nicôlaiêvich Vêđeniapin, cũng đồng thời là một triết gia lỗi lac. Yuri luôn có những cảm
nhận rất riêng về cuộc sống. Không chỉ vậy, chàng còn có những quan niệm rất rõ ràng đối
với nghệ thuật. Đối với Yuri Zhivago “nghệ thuật là một cái gì rất thu hẹp, rất tập trung,
biểu thị cái khởi nguyên nằm trong thành phần của tác phẩm nghệ thuật. Nó là tên gọi của
cái sức mạnh được vận dụng hoặc của cái chân lý được khái quát trong tác phẩm ấy và tôi
không bao giờ cảm thấy nghệ thuật là đối tượng hoặc là một phương diện hình thức, mà
đúng ra nó là cái bộ phận bí ẩn và ẩn tàng của nội dung.” [4, tr. 463 - 464]. Quan điểm
nghệ thuật của Zhivago cũng chính là quan điểm nghệ thuật của chính tác giả, chính xác
đó là những gì Pasternak có để tạo nên hình tượng Yuri Zhivago.
Từ quan điểm nghệ thuật, Zhivago còn nói lên quan điểm về tác phẩm: “Các tác
phẩm nói bằng nhiều cách, bằng các đề tài,bằng các hoàn cảnh, bằng cốt truyện, bằng nhân

vật. Nhưng trên tất cả nó hấp dẫn ta bởi sự hiện diện của nghệ thuật chứa đựng trong tác
phẩm” [4, tr. 464]. Với Zhivago, yếu tố quan trọng nhất để thu hút bạn đọc đó chính là
nghệ thuật, nghệ thuật đóng vai trò quan trọng làm nên thành công của một tác phẩm. Do
vậy, suốt cả cuộc đời mình Zhivago luôn cố gắng tì kiếm những sự độc đáo thầm lặng
những lại khó nhận ra vì bị che giấy bởi lớp vỏ hình thức thông dụng, quen thuộc.

15


Zhivago luôn có ý thức cao về vị trí, vai trò của một nhà thơ. Chàng luôn đắm chìm
trong việc sáng tạo nghệ thuật, với chàng “nghệ thuật không phải là một nghề cũng như
tính vui vẻ bẩm sinh đa sầu đa cảm”... Luôn có những tư tưởng khác với những con người
cùng thời, theo Zhivago thì không có nhà văn còn nghệ thuật thực ra là để thực hiện mục
đích “suy ngẫm về cái chết và sáng tạo ra sự sống”.
Bên cạnh những quan niệm cá nhân, Zhivago còn nhìn nhận nghệ thuật dưới tư duy
của những tác gia văn chương lớn trên thế giới: “Hệ như cái loại thơ bốn âm tiết ấy của
Puskin, sau này trở nên lừng danh, là một thứ đơn vị đo lường của cuộc sống Nga, một thứ
thước đo cuộc sống được rút ra từ toàn bộ đời sống Nga” [4, tr. 468]. Hay “Sinh ra đời,
mỗi người đều là một Phaostơ để ôm lấy hết thảy, cảm nhận hết thảy, diễn tả hết thảy mọi
điều. Biến Phaostơ thành một học giả là lỗi lầm của những người sống trước và cùng thời
với Phaostơ” [4, tr. 468].
2.2.2.Tư tưởng của Zhivago về cách mạng

Bối cảnh tiểu thuyết xoanh quanh cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga 1917. Người
đọc không thể phủ nhận những đóng góp lớn lao của cách mạng vào lịch sử nước Nga và
lịch sử toàn thế giới song cái gì cũng có hai mặt của nó. Trong những cái tốt đẹp vẫn có thể
tồn tại những cái xấu. Đôi lúc, con người chỉ nhìn thấy những cái hào nhoáng bên ngoài
mà quên đi những đau thương, mất mát. Việc xây dựng hình tượng bác sĩ Zhivago là một
thành công lớn của Boris Pasternak giúp cho con người không ngủ quên trên đỉnh vinh
quang, buộc họ phải nhìn nhận lại thực tế.

Với nhân vật Zhivago, giai đoạn đầu cuộc cách mạng, ông tham gia dưới cương vị
là một bác sĩ, đóng góp sức mình vào sự nghiệp cứu người. Ông coi “chiến tranh là sự gián
đoạn cuộc sống một cách giả tạo tựa hồ làm cho sự tồn tại lùi lại. Cách mạng đã bùng nổ
ngoài ý muốn như một tiếng thở dù bị kìm giữu từ lâu” [4, tr. 238]. Cách mạng lúc này là
điều tất yếu, chiến tranh đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc. Một thanh niên đầy nhiệt huyết
như Zhivago không thể không dự phần mình vào công việc giải phóng dân tộc. “Lúc này ta
tha thiết được sống một cách trung thực và có tác dụng, được dự phần nào vào niềm hứng
khởi của toàn dân” [4, tr. 238]. Trên đường về nhà, Zhivago đã suy nghĩ rất nhiều. “Bao
nhiêu tư tưởng chen chúc trong tâm trí chàng suốt mấy tiếng đồng hồ ròng rã ấy là một mớ
lộn xộn, song như người ta thường nói, vẫn có thể sắp xếp thành hai vòng tròn, hoặc hai
mớ dây lúc cuốn vào, lúc bị bung ra” [4, tr. 259]. Zhivago suy tư về lòng trung thành và sự
thán phục của ông đối với cách mạng. Ở lần này còn có cả những dấu hiệu của cái mới,
16


những lời hứa hẹn và những điềm báo từng xuất hiện ở chân trời dạo trước chiến tranh,
giữa khoảng 1912 và 1914, trong lĩnh vực tư tưởng, nghệ thuật và vận mệnh của nước
Nga, trong vận mệnh của toàn thể dân tộc Nga và trong số phận của riêng Zhivago.
Khi khác ông cũng nghĩ về cái mới nhưng là cái mới về chiến tranh, với máu lửa và
những nỗi kinh hoàng, cảnh bơ vơ và sự man rợ của nó. Đó là những thử thách của chiến
tranh, cuộc cách mạng nảy sinh từ chiến tranh đẫm máu, một cuộc cách mạng của binh
lính, bất chấp mọi sự do những người am hiểu tình thế này, những người Bônsêvich lãnh
đạo.
Thực tế cách mạng đã cho Zhivago thấy những mặt trái mà chiến tranh mang tới.
Tính mạng con người phải luôn nằm trong vòng nguy hiểm không thể tránh khỏi đổ máu.
Cuộc sống con người bị dồn ép vào đường cùng. Không thể sống trụ lại thành phố vì thiếu
ăn, cả gia đình chàng phải về khu điền trang Varưkinô để kiếm kế sinh nhai nhưng ở đây
cũng đâu có yên ổn. Zhivago bị bắt theo quân du kích để làm phục vụ cho quân đội. Với
Zhivago thì ai ai cũng đều là con người, ai cũng chỉ có một mạng sống và mạng sống nào
cũng quan trọng như mạng sống nào. Mạng sống của quân bạch vệ cũng chẳng khác gì

mạng sống của quân du kích. “Toàn bộ sự thông cảm của chàng dành cho các bạn trẻ đang
chết một cách anh dũng kia. Chàng thật tâm mong cho chúng thắng trận. Đó là con em
những gia đình rõ ràng rất gần gũi về tinh thần với chàng, có cùng nền giáo dục, cùng nề
nếp, luân lý, cùng những quan niệm như chàng”.
Zhivago đồng tình với Lara ở quan điểm: “Bây giờ sự dối trá tràn vào nước Nga.
Tai họa chủ yếu, nguồn gốc của cái ác sau này là sự mất tin tưởng vào giá trị ý kiến cá
nhân mình. Sự lầm lạc ấy của xã hội mang tính rộng khắp, lây lan. Mọi thứ đều rơi vào
ảnh hưởng của nó”. Cách mạng bùng nổ, người ta đua nhau làm cách mạng, đua nhau học
tập, áp dụng chủ nghĩa Mác nhưng chưa hiểu rõ bản chất của nó mà chỉ áp dụng một cách
máy móc. Dựa trên thực tế xã hội, Zhivago đã kết luận: “Mỗi người chỉ lo kiểm tra bản
thân mình qua kinh nghiệm, còn những người nắm quyền hành thì tìm mọi cách né tránh
sự thật. Vì cái câu chuyện hõa huyền là cá nhân họ không bao giờ sai lầm. Tôi không thích
những người thờ ơ với chân lý” [4, tr. 427].
Một xã hội giả dối, con người sống trong cái xã hội này lại chìm đắm, mù quáng
bước chân theo xã hội đó. “Đó là căn bệnh của thời đại mới. Tôi cho rằng nó phát sinh từ
các nguyên nhân tinh thần. Người ta cứ đòi hỏi tuyệt đại bộ phận chúng ta phải thường
xuyên giả dối, coi giả dối là một hệ thống đáng đề cao”. Một người sống hết mình vì lý
17


tưởng, vì xã hội nhưng luôn luôn bị xã hội ấy đầy đọa vùi dập để rồi cuối cùng Zhivago đã
kiệt sức và gục ngã trên con đường mà mình đang đi. Đây chính là số phận bi đát của
người trí thức cách mạng tiến bộ trong xã hội nước Nga đương thời.
2.2.3.Tư tưởng của Zhivago trong mối tương quan với hệ tư tưởng Nga đương thời

Bác sĩ Zhivago là cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh là cuộc nội chiến nước Nga. Trong
xã hội lúc bấy giờ với nhiều phái đảng khác nhau, con người mất định hướng xã hội và họ
trở nên đa nghi hơn, những luồng tư tưởng cũ mới đan xen nhau. Ở trong tác phẩm để thể
hiện nổi bật được tư tưởng của Zhivago thì Boris đã đặt tư tưởng đó vào hệ tư tưởng đối
lập với nó. Hệ tư tưởng đối lập đó cũng là tư tưởng chiếm phần đa trong thời nội chiến ấy.

Đại diện cho hệ tư tưởng Nga đó là tư tưởng của Pasha, Misha, Nika. Cả Pasha,
Misha, Nika và Zhivago đều là những người tham gia vào chiến trận song nếu với Pasha
sự ra trận là vì giải thoát cho bản thân và gia đình, là để lập chiến công là để xây dựng một
cuộc sống mới thì Misha và Nika lại ra trận với một ý chí chưa đủ tầm thực tế. Nói về
Pasha thì Lara có những nhận xét rất đúng với tư tưởng của chàng, chàng ấy cho rằng đổ
vỡ của gia đình mình là do chiến tranh gây ra và muốn gia nhập quân ngũ chỉ để giải thoát
cho vợ và con mình khỏi cái đau khổ của xã hội. Nhưng tư tưởng của Pasa về cách mạng
vẫn còn cổ hủ. Chàng chiến đấu vì vợ con, hết lòng vì vợ con. Chàng có thể hi sinh tất cả
vì Lara. Khi chàng là Strelnikov, chàng đã dằn vặt trong lòng. Khi quyết định tìm lại mẹ
con Lara thì mẹ con nàng đã đi xa. Khi biết Lara yêu chàng đến mức nào, biết mình hiểu
lầm tình cảm của Lara, Pasa quyết định tự tử. Chàng chết không phải vì lý tưởng xã hội mà
là vì tình yêu với vợ. Cũng vậy, Nika và Misha dưới sự giáo dục trong môi trường tốt, họ
được nhận những luồng tư tưởng hay ho, đọc những loại sách tốt song họ là những con
người thiếu thực tế. Họ chỉ biết cần đấu tranh nhưng đấu tranh ở đâu và vì điều gì họ lại
không xác định rõ ràng được, những tư tưởng và hiểu biết của họ chú yếu được cảm thụ
thông qua sách vở và vì vậy họ làm cách mạng cũng chỉ trên sách vở.
Trái ngược lại, Zhivago, với một đầu óc nhanh nhạy, sự ảnh hưởng của Nikolai là
một phần và một phần khác là sự tận chứng của cậu ở chiến trường đã giúp cho Zhivago
tìm ra được tư tưởng đúng đắn. Zhivago nhận định về chủ nghĩa Marx: “Chủ nghĩa Marx
làm chủ bản thân nó còn quá kém, chưa đến mức để trở thành một khoa học… trào lưu nào
biệt lập mình và xa rời các sự kiện thực tế như chủ nghĩa Marx. Mỗi người chỉ lo kiểm tra
bản thân mình qua kinh nghiệm, còn những người nắm quyền hành thì tìm mọi cách tránh
né sự thật, vì cái câu chuyện hão huyền là các nhân họ không bao giờ phạm sai lầm” [6, tr.
18


298] Có thể thấy được Zhivago hiểu khá rõ về Dân chủ và phải có một tư duy và tư tưởng
vững chắc mới có thể tìm ra những điểm còn chưa được của một hệ tư tưởng đối lập.
Trong cuộc trao đổi với Liberius, Zhivago cũng đã thể hiện rõ quan điểm của mình về chủ
nghĩa xã hội: “… Nhưng trước hết, những tư tưởng về sự hoàn thiện toàn bộ, theo như

quan niệm từ sau Cách mạng tháng Mười đến nay, không khích lệ được tôi. Thứ đến, tất cả
những chuyện đó còn lâu mới được thjwc hiện, và mới chỉ là những lời nói suông về
chuyện đó mà người ta đã phải trả giá bằng hàng biển máu, khiến tôi thấy có lẽ mục tiêu
không biện minh được cho phương tiện. Cuối cùng, và cũng là điểm chủ yếu, khi tôi nghe
nhắc đến việc cải tạo đời sống thì tôi không còn làm chủ bản thân được nữa và đâm ra thất
vọng.” Chàng cho rằng nó sẽ rất khó được hiện thực hóa, đó là tư tưởng sách vở mà Misha
và Nika cũng vấp phải. Thay vào đó, Zhivago đã mạnh dạn đề cập đến trực giác, Zhivago
cho rằng: “Chiến tranh đã làm xong một nửa công việc. Nửa còn lại cách mạng cũng đã
hoàn tất. Chiến tranh là sự gián đoạn cuộc sống một cách giả tạo, tựa hồ có thể làm cho sự
tồn tại lùi lại (thật vô nghĩa!).”
Cuối cùng, điều tất yếu phải đến cũng đã đến. Sau khi trải qua chiến tranh khắc
nghiệt, trải qua thân phận tù khổ sai, Nika mới nhận ra “không chỉ nguyên với thân phận tù
khổ sai của cậu, mà còn đối với cuộc sống trước đó, trong những năm 30, kể cả khi được
tự do, được yên ổn dậy đại học, có tiền tiêu, luồng không khí trong lành, một cơn gió giải
thoát. Mình cho rằng công cuộc tập thể hóa là một biện pháp sai lầm, thất bại mà họ không
dám thừa nhận. Để che dấu thất bại, họ đã sử dụng mọi phương tiện đe dọa khiến mọi
người hoảng sợ làm cho ta phải nhìn thấy những cái không hề có và chứng minh những cái
trái ngược với sự thật hiển nhiên” [6, tr. 574].
Và Misa cũng đã hiểu rõ “Chiến tranh là một mắt xích đặc biệt trong chuỗi các thập
niên cách mạng. Tác động của những nguyên nhân trực tiếp nằm trong bản chất của cách
mạng đã không còn nữa. Những kết quả gián tiếp, những kết quả của kết quả, hậu quả của
hậu quả bắt đầu phát huy tác dụng. Những tai họa đã rèn luyện nên tính cách, làm cho các
thế hệ có sức chịu đựng, lòng dũng cảm và sự sẵn sàng thực hiện một sự nghiệp lớn lao,
phi thường liều lĩnh. Các phẩm chất kì lạ chưa từng thấy ấy hợp thành tinh thần của thế
hệ” [6, tr. 575].
Cuối cùng phải đến mãi những năm 1943, tư tưởng của Zhivago mới được nhận
thức. Tính đúng đắn của nó đã được chứng minh. Tư tưởng của xã hội cũng đã chuyển

19



biến theo chiều hướng tích cực. Zhivago đã đạt được một bước tiến lớn vượt qua thời đại
ông đang sống. Đây cũng chính là tầm nhìn sáng suốt của chính tác giả.
2.2.4.Nhận xét

Là một con người bẩm sinh tài năng cùng với những ảnh hưởng tích cực từ người
Cậu đồng thời là một triết gia, trong tư tưởng Zhivago luôn có những định hướng, định
nghĩa khá tân thời.Chàng nhận thức rõ về nghề thuật, về cách mạng và những cuộc chiến
tranh. Với chàng nghệ thuật phải luôn gắn liền với đời sống do vậy chàng ý thức được vị
trí của một nhà thơ là ở đâu và họ có những nhiệm vụ gì. Xây dựng hình tượng Zhvago,
tác giả rung lên hồi chuông cảnh tỉnh với cả nước Nga về thực tại của chiến tranh, những
mặt trái luôn bị che đậy. Đứng trước hệ tư tưởng nhà nước Nga đương thời, Zhivago thể
hiện một hệ tư tưởng hoàn toàn đối lập, thông qua những quan điểm cá nhân về chủ nghĩa
Marx ta thấy được sự thấu hiểu của chàng về quyền Dân chủ. Dành cả cuộc đời để đấu
tranh vì những lý tưởng của mình, vì xã hội, nhân dân nhưng chính xã hội đó lại quay lại
vùi dập, xô ngã chàng. Yuri Zhivago chính là đại diện của tầng lớp trí thức tiến bộ đương
thời.

20


CHƯƠNG 3.
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT BÁC SĨ ZHIVAGO TRONG TÁC
PHẨM CÙNG TÊN CỦA BORIS PASTERNAK
3.1. Chân dung nhân vật

Khi bàn về khía cạnh nhân vật trong văn chương, Trần Đình Sử đã đưa ra nhận
định: “Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng phương diện nghệ
thuật” [3, tr. 139]. Và các phương tiện nghệ thuật ấy là cách thức giúp người sáng tạo khái
quát và xây dựng nên chân dung nhân vật của mình. Việc khám phá nghệ thuật xây dựng

hình tượng nhân vật sẽ góp phần kiến giải sự thành công của hình tượng nhân vật cũng
như tài năng sáng tạo của tác giả.
Trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, Boris Pasternak xây dựng rất nhiều nhân vật, có
thể kể đến cả trăm. Tuy vậy, người đọc dễ dàng nhận ra Yuri chính là nhân vật trung tâm và
có mặt trong xuyên suốt toàn bộ câu chuyện. Toàn bộ những tính cách, hành động, tư
tưởng đều được nhà văn khéo léo nhắc đến trong toàn bộ tiểu thuyết. Dòng chảy cuộc đời
từ khi Zhivago mất mẹ lúc còn nhỏ cho đến lúc chết đi đã được tác giả tái hiện đầy đủ.
Người đọc không cảm thấy xa lạ mà gần gũi và thấu hiểu nhân vật.
Nhân vật Zhivago còn được chú trọng miêu tả những diễn biến nội tâm phong phú.
Nội tâm của chàng được dấu kín đối với các nhân vật trong tác phẩm xong nhà văn lại
phơi bày những suy tư, tư tưởng đó với bạn đọc. Điều đó không chỉ giúp người đọc hiểu rõ
nhân vật mà còn khiến cho người đọc đồng cảm và có cái nhìn chính xác về nhân vật. Nội
tâm nhân vật Zhivago còn được khắc họa dưới hình thức độc đáo đó là thông qua những
giấc mơ để thể hiện những lo sợ, sự mất mát, niềm khát khao của nhân vật. Yếu tố giấc mơ
được lặp lại nhiều lần trong tác phẩm và mỗi giấc mơ đều mang những giá trị và ý nghĩa
riêng.
Ở lời thoại của Zhivago, nhà văn cũng chú ý đến giọng điệu, lời nói, các ngôn từ để
thể hiện được tâm trạng và tính cách của chàng trai ấy. Một con người thẳng thắn, can đảm
nói lên chính kiến của bản thân. Song cũng là một người khéo léo trong các mối quan hệ
tình cảm và gia đình. Có thể thấy, thông qua lời nói của Yuri người đọc cũng cảm nhận
được sự thông minh và chín chắn của nhân vật.
Điểm nhìn của nhà văn có khi đã ẩn tàng trong điểm nhìn của nhân vật. Mượn lời
của nhân vật để nói về tư tưởng, thế giới quan của bản thân. Những tư tưởng của Yuri đối
lập với tư tưởng thời đại trong tác phẩm cũng như tư tưởng mới lạ, khác biệt của nhà văn
21


trong hệ tư tưởng của đại đa số tầng lớp tri thức Nga lúc bấy giờ. Nhân vật từ đó mà thêm
sống động và có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là nhân vật tư tưởng đại diện
cho thế giới quan của chủ thể sáng tạo.

3.2. Giấc mơ – biểu trưng của dòng chảy tâm trạng

Trong Bác sĩ Zhivago, tâm trạng của nhân vật trung tâm và một số nhân vật chính
chủ yếu được thể hiện bằng những giấc mơ. Sau khi từ chiến trường trở về, Yuri mắc một
cơn cảm lạnh và trong cơn mơ chàng đã viết nên bản trường ca Xao xuyến: “Chàng mê
man suốt hai tuần lễ với đôi lúc nguôi cơn sốt. Chàng mơ thấy Tonya đặt lên bàn viết của
chàng hai đường phố, đường Sadovaia – Karetnaia ở bên trái, đường Sadovaia –
Triumfanaia ở bên phải… Và thế là chàng viết… Chàng viết bản trường ca không phải về
sự phục sinh hay về sự táng xác, mà là về những ngày nằm giữa hai việc đó. Chàng viết
bản trường ca Xao xuyến”; giấc mơ như một thế giới riêng của chàng, là thế giới để Yuri
sống với niềm đam mê nghệ thuật và thỏa sức sáng tác thi ca, cũng chính bởi thi ca như
mùa xuân khơi dậy sức sống của Yuri.
Hay khi trên chuyến tàu cùng gia đình về Varykino, Zhivago đã mơ thấy “hoa anh
đào”, một giấc mơ khiến chàng sung sướng và như được giải phóng. Hay một giọng nói đi
vào giấc mơ của Zhivago mà mãi sau này cậu ấy mới có thể xác định được giọng nói ấy là
của ai: “Đó là tiếng nói của một người phụ nữ mà tôi đã nghe thấy trong mơ và tiếng vang
vọng của nó. Tôi nhớ rõ giọng nói ấy…” [6, tr. 325] và sau này khi gặp lại Lara thì Yuri
mới xác định được rằng giọng người phụ nữ cậu nghe thấy là giọng của nàng. Có thể thấy
Lara đã có một vị trí trong tâm trí của vị bác sĩ ấy, một dự báo cho tình cảm sau này của
Yuri.
Giấc mơ về bé Sasha bị ngăn cách với chàng qua cửa kính và “một thác nước ầm
ầm xối thẳng vào cậu bé và cửa kính” báo trước về sự xa cách mãi mãi của cha con bác sĩ.
Và những giấc mơ về thời ấu thơ, giấc mơ về bức tranh thuốc nước của mẹ đang treo ở
tường thì rơi xuống sàn. Những giấc mơ đó vừa phản ánh tư duy của Yuri nhưng cũng như
những dự báo không lành trong câu chuyện.
Bên cạnh đó, tâm trạng nhân vật còn là những “dòng ý thức bột phát”, “những cơn
mơ sảng ban ngày”, “các ý nghĩ, cảm giác, liên tưởng bất chợt thường xuyên chen nhau,
thay nhau và đan bện vào một cách lạ lùng, phi lôgíc”. Ví như Lara sau khi bị Cômarôpxki
cướp đi vẻ đẹp trong trắng của đời nàng, “nàng rơi vào trạng thái sững sờ, bối rối”, “như
kẻ mất hồn” “nỗi đau khổ nhức nhối và nỗi hoảng loạn trước chính bản thân mình thì

22


đọng lại ở nàng rất lâu; “Giữa lúc đang đau nhói lại cười ha hả”… Ở mỗi giấc mơ đều thể
hiện một trạng thái cảm xúc và phản ánh được tâm trạng hiện thời của Yuri, như Yuri cũng
nói, thực chất giấc mơ chỉ là những góc tư duy buộc mình phải suy nghĩ trong lúc ngủ bởi
lúc thức mình đã bỏ sót nó. Thế nhưng đó là biểu hiện cho những điều Yuri quan tâm
nhưng được ẩn sâu trong một góc của tâm trí. Thông qua giấc mơ, tâm trạng của nhân vật
và suy tư của nhân vật được thể hiện rõ hơn.
3.3. Thiên nhiên và những dấu ấn tâm hồn
3.3.1.Dấu ấn màu sắc

Trong tác phẩm Bác sĩ Zhivago là sự tổng hòa của cả một thế giới màu sắc, có 232
đoạn tả thiên nhiên trong ấn tượng tâm hồn nhân vật và B. Pasternak đã sử dụng rất nhiều
màu sắc tương phản nhau để có thể ghi lại dấu ấn tâm hồn nhân vật. Nhưng nổi bật hơn cả
là những không gian tương phản tranh sáng - tranh tối, của hai gam màu đen – trắng mang
ý nghĩa biểu tượng cao: “trong ngôi nhà ấy đã lên đèn. Bóng tối buông xuống.” [4, tr. 15]
hay “ Họ ngồi làm việc trong bóng tranh tối tranh sáng của gian thềm lợp kính” [4, tr. 19].
Trong các đoạn tả màu sắc, có nhiều đoạn tả về sự tương phản đen – trắng và sáng – tối
của màu sắc thiên nhiên. Hiệu quả của việc phối màu đen – trắng, sáng – tối như vậy đã
bộc lộ những trạng thái nặng nề ảm đạm, nổi đau âm ỉ trong tâm hồn nhân vật. Đó là nổi
đau đầu đời của cậu bé Yuri mất mẹ...
Ấn tượng hơn cả đó là khi nhà văn dùng nền màu đen để diễn tả nỗi đau trong tâm
hồn nhân vật trước những hiện thực xảy ra trong cuộc nội chiến bằng màu trắng “tang tóc”
phủ kín tâm hồn. Đó là những nổi đau, sự xót xa trước hiện thực tàn khốc của chiến tranh.
Sau chiến tranh, đặc biệt là sau cuộc nội chiến, dư âm của những sự mất mát và tàn
phá vẫn còn in dấu trên cảnh vật rồi từ đó khúc xạ, khắc sâu vào lòng người.
3.3.2.Dấu ấn hương vị

Trong Bác sĩ Zhivago có nhiều đoạn nói về hương thơm và hương thơm được nhà

văn miêu tả rất phong phú: có thể là hương ban mai, hương không khí, hương đất đai,
hương hoa ban đêm, hương hoa đoạn, hương nước, mùi cây gai, mùi cây bạch dương…
Mỗi nhân vật có những cảm giác riêng về hương thơm thiên nhiên khác nhau. Bởi vậy,
hương thơm cũng là nơi in đậm dấu ấn tâm hồn nhân vật. Nhân vật của B. Pasternak không
chỉ cảm nhận hương vị bằng khứu giác mà còn bằng toàn bộ tâm hồn tràn đầy cảm giác,
cảm xúc của mình. Các nhân vật trong tiểu thuyết cực kỳ nhạy cảm với những hương vị
của thiên nhiên, của làng quê Nga, của đất đai Nga. Đó có thể là những ấn tượng về
23


“không khí” của một vùng đất nào đó, và vùng đất đó giúp con người được hòa mình với
thế giới của thiên nhiên. Lara, sau những chấn động và vấp ngã đầu đời, nàng tìm đến
Đuplianca để thả hồn mình với không khí nơi đây và nàng coi thiên nhiên của vùng này
như người bạn, là tình yêu và sự vĩnh hằng…
Nhưng có lẽ ấn tượng nhất là khi nhà văn miêu tả những ấn tượng trong tâm hồn
nhân vật về mùi hương hoa đoạn. Mùi hương hoa đoạn có thể là những ấn tượng về tình
yêu hé nở nơi chiến trường. Đối với nhân vật bác sĩ Zhivago thì là những nỗi lòng thầm
với Lara, về tình yêu ở Menliulep; là tin mừng chiến thắng của Cách mạng trào dâng trong
tâm hồn con người: “Suốt dọc đường cứ tiếp tục như thế. Chỗ nào cũng những cây đoạn
đang ra hoa”…
Nhân vật của B.Pasternak cảm nhận hương vị thiên nhiên bằng nhiều cảm giác,
cảm xúc khác nhau tại một thời điểm…Ấn tượng về hương thơm còn là cảm giác những
nỗi đau trong tâm hồn nhân vật… Ở chiến trường, Zhivago cảm nhận “mùi cây gai” như
mùi xác chết, dai dẳng khó chịu”… Hương vị không chỉ mang đến những xúc cảm mà còn
để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về những suy nghĩ, diễn biến trong các nhân
vật được xây dựng.
3.3.3.Dấu ấn âm thanh

Âm thanh thiên nhiên trong tiểu thuyết của B.Pasternak rất phong phú. Có nhiều
đoạn tả về những ấn tượng của âm thanh: tiếng chim hót, quạ kêu, tiếng sói tru, tiếng muỗi

vo ve, tiếng lạc ngựa… Nhưng có lẽ dấu ấn tâm hồn nhân vật in đậm hơn cả khi gắn với
những tiếng hót của chim họa mi, tiếng tuyết lạo xạo, tiếng gió và sấm… Yuri nhận thấy
tiếng hót nhộn nhịp của chim Vàng anh: “Cảnh vật chốn này mới đẹp làm sao! Chốc chốc
lại vang lên tiếng hót ba giọng lanh lảnh của chim Vàng anh”; Ở Varưkinô, Zhivago say
sưa với những âm thanh của họa mi hót: “Đầu tiên là “Chiốc! Chiốc! Chiốc!” dồn dập,
khát khao và lộng lẫy thì nhịp ba, đôi khi kéo dài liên tiếp không đếm xuể”.
Nhưng bên cạnh đó, âm thanh của thiên còn là những dấu ấn về nỗi đau, những dự
báo về điềm chẳng lành trong tâm hồn con người. Tiếng tuyết tan, tiếng sói tru, tiếng sấm,
tiếng mưa tuyết, tiếng thác đổ… gợi những ám ảnh, những dự cảm về sự mất mát chia ly
và những hành trình bất định của cuộc đời con người. Điển hình như tiếng kính vỡ dù là
trong giấc mơ xong sau đó là cái chết của Pasha. “Tiếng chim chóc líu lo chàng từng như
nghe văng vẳng tiếng người mẹ đã qua đời gọi chàng”, âm thanh của tiếng chim gắn với
hình ảnh của người mẹ, nó là nỗi đau mất mát của Yuri. Tuyết trắng gắn với hình ảnh cô
24


quặn của chàng sau đêm mẹ chàng mất và tiếng cũng lạo xạo vào lúc bà Anna mất, có lẽ
đó như một âm thanh của cái chết, âm thanh lạnh rợn người. Hay tiếng chó soi rú, những
âm thanh đó đã khiến cho Lara lo sợ: Anh có nghe thấy không? Một con chó đang trú.
Thậm chí hai con cũng nên. Ôi, kinh khủng quá, đó là một điềm gở vô cùng! Ta ráng chịu
đựng đến sáng, rồi ta sẽ ra đi, sẽ ra đi. Em sẽ không ở lại thêm một phút nào nữa” [6, tr.
502]. Chính đó là điềm gỡ báo hiệu cho Yuri sự chia lìa, một cuộc chia tay với Lara mà
mãi đến khi cậu đã qua thế giới bên kia Lara mới quay trở về gặp cậu. Âm thanh thiên
nhiên là một yếu tố xuất hiện quanh chúng ta hằng ngày, nó là một phần của cuộc sống con
người, thông qua âm thanh thiên nhiên ta nhận thấy đó như là những mách bảo tâm linh
cho Zhivago, như dự cảm của chàng về cuộc sống của chính mình.
3.4. Đàm thoại – phương tiện bộc lộ tư tưởng

Đàm thoại là hình thức đặc biệt chiếm dung lượng lớn trong tiểu thuyết. Đó là thời
của nhân vật được thể hiện trực tiếp qua nhiều cuộc nói chuyện, đối thoại giữa các nhân

vật với nhau. Với hình thức này, Pasternak đã tạo nên bầu không khí hiện thực cho tác
phẩm của mình, bộc lộ trực tiếp quan điểm tư tưởng của tác giả.
Khảo sát trong tiểu thuyết có 122 cuộc đàm thoại. Các cuộc đàm thoại xuất hiện ở
hầu hết các nhân vật trong tác phẩm, song xuất hiện với tần xuất thường xuyên nhất chính
là bác sĩ Zhivago (hơn 60 cuộc đàm thoại).
Hình thức đàm thoại hết sức tự do, thường ở ngôi thứ ba ( thiếu vắng lời của người
dẫn truyện), không xác định rõ chủ thể, hay có thể đặt bất kì nhân vật nào không phân biệt
chính, phụ. Mục đích của đàm thoại là thể hiện điểm nhìn, quan điểm thành thực về các
vấn đề mà tác giả muốn đề cập đến. Giải mã được nó cũng là khám phá được những bí ẩn
nghệ thuật của B. Pasternak.
Phần lớn các cuộc đối thoại nói về đề tài sinh hoạt đời thường gắn liền với cuộc
sống thường nhật của các nhân vật. Đặc biệt là những đối thoại bộc lộ trực tiếp quan điểm
của các nhân vật về lịch sử, chiến tranh – cách mạng, về sự sống và cái chết hay sứ mệnh
của nghệ thuật.
Khảo sát hình thức đối thoại trong tác phẩm, chúng tôi nhận thấy dạng đàm thoại
độc đáo của tiểu thuyết là đối thoại – độc thoại. Thực chất đây là lời “bộc bạch” của tác giả
nhưng lại thể hiện dưới hình thức câu chuyện kéo dài giữa các nhân vật. Các nhân vật đối
thoại với nhau nhưng dường như đó là lời độc thoại nhằm nên bật tư tưởng của mình.
25


×