Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phân tích báo cáo tài chính phát hiện các vấn đề liên quan mà tập đoàn HAGL đang phải đối mặt và đề xuất các giải pháp cho HAGL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.03 KB, 23 trang )

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI (HAGL)
Qua:
- Phân tích báo cáo tài chính phát hiện các vấn đề liên quan mà tập đoàn
HAGL đang phải đối mặt và đề xuất các giải pháp cho HAGL.
- Chiến lược mở rộng kinh doanh tại Lào của HAGL (cơ hội và thách
thức)
- Phân tích khuôn khổ pháp lý và thể chế về đầu tư tại Lào đề xuất các
giải pháp cho HAGL.
- Phân tích rủi ro và những tác động có thể của nó tới hoạt động tài chính
trong kế hoạch mở rộng của HAGL.


Mục lục
Stt
Nội dung
1
Chương I: giới thiệu về tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL)
2 1.1Giới thiệu về Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
3 1.2 Tầm nhìn của HAGL
4
1.3 Sứ mệnh của HAGL
5
1.4 Chiến lược kinh doanh
6
Chương II: Phân tích báo cáo tài chính
7
2.1 Về các chỉ tiêu thanh khoản
8
2.2 Các chỉ tiêu họat động:
9
2.3 Chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn


10
2.4 Các chỉ tiêu về thu nhập:
11
2.5 /Đối với nợ phải trả:
12
2.6 Đối với dòng tiền
13
2.7 Nợ ngắn hạn và khả năng trả nợ:
14
2.8 Dòng tiền tương lai và doanh thu từ quặng sắt
15
Chương III: Chiến lược mở rộng kinh doanh tại Lào của tập đoàn
HAGL
3.1.Đánh giá môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến chiến lược
kinh doanh
3.1.1 Môi trường trong nước
16
3.1.2 Môi trường nước ngoài
17
3.2 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
18
3.3/ Phân tích các chiến lược HAGL đã hoạch định cho tầm nhìn năm
2020
19
3.4 Các giải pháp đề xuất
20
Chương IV: Khuôn khổ pháp lý và thể chế về đầu tư nước ngoài tại
Lào
4.1 Luật đầu tư tại Lào:
21

4.2 Một vài chính sách ưu đãi đầu tư:
22
Chương V: Phân tích rủi ro và những tác động có thể của nó tới hoạt
23
24
25
26

4
4
4
4-5
7
7-8
8
8
8-9
9
9-10
10

10
11
11-12
13-14
14-15
15-16
15-16
16-17


động tài chính trong kế hoạch mở rộng hoạt động của tập đoàn HAGL
5.1 Lạc quan một cách thận trọng
18-19
5.2 Lưu ý về môi trường đầu tư tại Lào
19
5.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng, nghành công nghiệp phụ trợ yếu kém:
19-20
Chương VI: Các khuyến nghị và đề xuất
6.1 Về công tác quản trị tài chính

27
28

Trang

6.2 Về công tác quản trị rủi ro
6.3 Về nguồn nhân lực

19
19-20
20


29

Nguồn tham khảo

20



Chương I
1.1 Giới thiệu về Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tiền thân của công ty là xí nghiệp tư
doanh Hoàng Anh Pleiku do ông Đoàn Nguyên Đức sáng lập năm 1993 và
được chuyển đổi thành công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (CTCP HAGL)
năm 2006. Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE) năm 2008 với mã chứng khoáng là HAG.
Tiền thân là một nhà máy nhỏ sản xuất gỗ và bây giờ thành một tập đoàn đa
nghành, đa lĩnh cực với tổng tài sản lên đến 25.577 nghìn tỷ đồng (nguồn:
www.hagl.com.vn).
1.2 Tầm nhìn của HAGL
Là thành tập đoàn hàng đầu Việt Nam hoạt động đa nghành đa lĩnh vực, trong
đó lấy cao su, thủy điện, khoáng sản và bất động sản làm nghành chủ lực, tạo
thế phát triển vững (nguồn: www.hagl.com.vn).
1.3 Sứ mệnh của HAGL:
Là không ngừng sáng tạo, phấn đấu tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất
lượng cao với giá hợp lý. Thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và
tinh thần nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên tạo ra giá trị mới cho
khách hàng cổ đông và toàn xã hội.
1.4 Chiến lược kinh doanh:
Các mục tiêu chủ yếu của công ty:
- Phát triển nhanh và bền vững, đến năm 2012 nghành cao su, thủy điện và
khai thác khoáng sản sẽ đóng vai trò chủ lực.
- Trở thành công ty bất động sản số 1 tại Việt Nam


Chiến lược phát triển trung hạn
Công ty sẽ tập trung nguồn lực vào kinh doanh bất động sản, sản xuất và phân phối
đồ gỗ nhằm đẩy nhanh tốc độ tích tụ vốn bởi các nghành này có tỷ suất lợi nhuận
cao.

Chiến lược phát triển dài hạn
Tập trung vào kinh doanh cao su và thủy điện với quy mô 51.000 ha cao su và 420
MW thủy điện. Đây là hai lĩnh vực được kỳ vọng tạo ra sự phát triển bền vững và
lâu dài. Nghành khai thác khoáng sản sẽ được chú trọng với tốc độ phát triển phù
hợp.
Chương II
Phân tích báo cáo tài chính
Theo số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của tập đoàn HAGL qua các năm 2009,
2010,2011 tình hình tài chính của doanh nghiệp được phản ánh qua các chỉ tiêu
sau:
Đvt: tỷ đồng

TT Tên chỉ tiêu
1
Tổng tài sản

ĐVT
trđ

2009
12.196

2010
18.772

2011
25.577

4.370
1.188


3.970
2.081

3.152
1.325

lần
lần
lần
ngày

1,72
1,17
0.02
-

2,16
1,01
0.52
276

1,96
1,25
0.44
786

vòng

-


0,50

0.25

2
3
I

Tổng doanh thu
trđ
Lợi nhuận sau thuế
trđ
Chỉ tiêu thanh khoản (thanh

1
2
3
4
II
5

toán)
Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán tức thời
Thời gian thanh toán công nợ
Chỉ tiêu hoạt động
Vòng quay vốn lưu động



6

Vòng quay hàng tồn kho

vòng

-

0,62

0,40

7
8
9

Vòng quay các khoản phải thu
Vòng
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định %
Doanh thu thuần/Tổng tài sản %

-

0,81
1,15
0,25

0,70
0,51

0,14

10

bình quân
Tốc độ tăng trưởng doanh thu %

-

-9,07

-20,63

III

thuần trong kỳ
Chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu TS,

11
12

NV
Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
Nợ dài hạn / Vốn Chủ sở hữu

%
%

58,09
59,08


53,89
39,18

60,57
92,71

13

Hệ số tài sản cố định/ Vốn chủ sở %

53,61

53,83

83,87

14

hữu
Tốc độ tăng tài sản

-

56,14

34,31

IV
15

16

Chỉ tiêu thu nhập
Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần %
Lợi nhuận thuần từ hoạt động %

45,98
29,48

50,59
52,43

45,21
42,06

17

kinh doanh/đầu tư
Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bq %

-

32,29

15,06

18

(ROE)
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản %


-

13,32

5,94

19

bình quân (ROA)
EBIT/Chi phí lãi vay

9,42

14,5

4,65

20

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau %

-

61,69

-36,33

%


%

thuế
Qua Bảng số liệu cho thấy :
Tổng tài sản của công ty tăng liên tục trong 3 năm qua, nguyên nhân tăng chủ yếu
là do công ty tăng cường đầu tư xây dựng Bất động sản (BĐS) để bán nhưng do
tình hình thị trường BĐS gặp khó khăn nên khả năng tiêu thụ kém, khách hàng
mua BĐS chậm trả tiền nên các hoản phải thu tăng kéo theo tài sản ngắn hạn tăng.
Đây là một trong những vấn đề khó khăn mà tập đoàn cần giải quyết.


Bên cạnh đó, công ty còn tăng cường đầu tư các rừng cao su, đặc biệt tăng diện
tích trồng cây cao su tại Lào nhưng giai đoạn đầu mới trồng nên chưa có thu hồi
vốn và vẫn còn ở giai đoạn trồng cây, chưa đến giai đoạn thu hoạch. Vì vậy, tài sản
dài hạn cũng tăng theo đã góp phần làm cho tổng tài sản tăng liên tục trong 3 năm
qua.
Tuy nhiên, trong lúc tổng tài sản tăng thì doanh thu lại giảm liên tục trong 3 năm
qua, còn lợi nhuận thì tăng trong năm 2010 nhưng lại giảm trong năm 2011. Điều
này sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
2.1 Về các chỉ tiêu thanh khoản:
Các chỉ số khả năng thanh tóan hiện hành và khả năng thanh tóan nhanh trong 3
năm qua luôn ổn định và ở mức cao. Năm 2010 là 2,16 và năm 2011 là 1,96. Điều
này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động về thanh khỏan nhưng sẽ ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh do doanh nghiệp đang có nợ vay ngắn hạn khá lớn (đến
31/12/2011, nợ vay ngắn hạn của Cty là 3.201tỷ đồng). Nguyên nhân công ty phải
dự trữ tiền với số lượng lớn vì trong 2 năm 2010 và 2011, công ty họat động đầu tư
tài chính khá mạnh nên phải cần vốn bằng tiền nhiều để luân chuyển trên thị
trường tài chính. Tuy nhiên, việc dự trữ tiền quá nhiều cần phải cân nhắc kỹ, nhất
là trong tình trạng thị trường tài chính đang trầm lắng như hiện nay, việc đầu tư tài
chính khó mang lại hiệu quả nhưng phải chịu chi phí sử dụng vốn lớn.

Thời gian thanh tóan công nợ của Cty trong 2 năm qua khá dài, năm 2011 lên tới
786 ngày. Điều này thể hiện công ty đang chiếm dụng vốn của đối tác quá dài, đa
phần trong số này là người mua trả tiền trước thuộc lĩnh vực kinh doanh BĐS của
công ty. Nếu tình trạng này kéo dài thì uy tín của công ty sẽ bị giảm sút và các sản
phẩm BĐS của công ty sẽ bị giảm thương hiệu trên thị trường và dẫn đến khó tiêu
thụ. Dẫn đến lượng hàng tồn kho BĐS sẽ tăng lên.
2.2 Các chỉ tiêu họat động:


Các chỉ số vòng quay của công ty đều rất thấp và năm 2011 đều giảm so với năm
2010. Nguyên nhân chủ yếu là do:
+ Công ty đầu tư kinh doanh BĐS nhưng thị trường BĐS trầm lắng và giá giảm
mạnh nên không thể tiêu thụ được. Hàng tồn kho BĐS tăng nhanh
+ Công ty đầu tư tài chính nhưng thị trường chứng khóan giảm giá nên công ty bị
đọng hàng.
Cũng chính vì những nguyên nhân nên đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố
định của công ty giảm sút và doanh thu năm 2011 cũng giảm so với năm 2010.
2.3 Chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn:
Qua các chỉ số về cân nợ và cơ cấu tài sản cho thấy tỷ lệ tài sản được tài trợ bằng
nợ của doanh nghiệp đang ngày càng tăng. Với tình hình này, nếu công ty không
khai thác các tài sản của mình một cách có hiệu quả thì hiệu quả kinh doanh sẽ bị
giảm sút và áp lực nợ sẽ gia tăng. Vấn đề này sẽ được đánh giá trong phần các chỉ
tiêu về thu nhập.
2.4 Các chỉ tiêu về thu nhập:
Các chỉ tiêu về hiệu quả của doanh nghiệp vẫn đang tốt, ROE năm 2010 đạt
32,26%, cao hơn nhiều só với lãi suất ngân hàng nên đây là một biểu hiện tốt. Qua
năm 2011 ROE giảm còn 15,06%, mặc dù đây là mức có thể chấp nhận được
nhưng nó dự báo cho những khó khăn của doanh nghiệp trong năm tiếp theo.
Chỉ tiêu EBIT/chi phí lãi vay có biểu hiện giảm dần qua các năm. Như vậy, việc sử
dụng đòn cân nợ của Cty là chưa tốt. Điều này sẽ được làm rõ hơn khi ta phân tích

chỉ số ROA của Cty.
ROA năm 2009 đạt 13,32% nhưng qua năm 2011 chỉ còn 5,94%. Đến 31/12/2011,
tổng tài sản của Cty được hình thành từ tổng nguồn vốn là 15.493 tỷ đồng thì có
3.201 tỷ vay ngắn hạn (lãi suất bình quân 12%/năm) và 8.424 tỷ đồng vay dài hạn


(lãi suất bình quân 13%/năm) nên chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp
là 9,55% > ROA.
Như vậy, ta thấy việc sử dụng đòn cân nợ của công ty rõ ràng chưa có hiệu quả vì
ROA < chi phí sử dụng vốn bình quân, và nếu điều này tiếp tục kéo dài thì hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng giảm sút và có thể dẫn đến phá sản.
2.5 /Đối với nợ phải trả:
Theo số liệu công ty nợ đến 31/3/2012 là 15,000 tỷ ,vượt quá 63% trên tổng tài
sản, đây là rủi ro và áp lực thanh toán nợ đến hạn
Tuy nhiên lượng tiền mặt đầu kỳ là 3,000 tỷ và khoản chuyển đổi trái phiếu thu về
5,565 tỷ sẽ giảm áp lực trả nợ đến hạn còn lại là 6,435 tỷ, như vậy thực chất nợ
trên tổng tài sản là 25%, chủ tịch HDQT công ty bầu Đức đã phủ nhận thông tin
mà một số bài báo đưa tin không đúng sự thật. Để giải quyết tính thanh khoản
thanh toán nợ ngân hàng , Hội đồng quản trị (HĐQT) dự kiến dòng tiền thu về từ
hai hoạt động kinh doanh là thu tiền bán căn hộ chưa hoàn thiện mà khách hàng đã
đặt cọc 70%, dự kiến thu về 8,460 tỷ và bán căn hộ đã hoàn thiện ,thu về là 4,420
tỷ.
2.6/Đối với dòng tiền:
Nghiên cứu báo cáo dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2009 đến
2011, chúng ta nhận thấy năm 2009 dòng tiền dương 1000 tỷ, tuy nhiên dòng tiền
bắt đầu giảm dần từ năm 2010, dòng tiền năm 2010 chỉ còn lại 294 tỷ , đến thời
điểm hiện nay 2011 và quý 2 năm 2012 là âm khá lớn (trên 1200 tỷ ), như vậy ảnh
hưởng rất lớn hoạt động sản xuất kinh doanh,công ty đang thiếu vốn cho các hoạt
động thậm chí đến các khoản nợ phải trả như nợ thuế thu nhập doanh nghiệp,tiền
lương.

Ngoài ra ,dòng tiền từ hoạt động đầu tư năm 2012 đi ra là 5,600 tỷ,doanh nghiệp
tiếp tục đầu tư cho các dự án trước đây như cao su,mía đường,thủy điện,bất động


sản và khoáng sản. Giải thích cho việc dòng tiền âm đối với hoạt động đầu tư,
HDQT cho rằng đây là khó khăn tạm thời vì doanh thu dự kiến sẽ thu từ hoạt động
khoáng sản và bất động sản là 3,600 tỷ trong quý 3/2012 và sử dụng thêm 1200 tỷ
từ lượng tiền mặt
Nhìn chung ,dòng tiền đối với HAGL là vấn đề khẩn cấp, đây là rủi ro mà các ngân
hàng sẽ không tài trợ vốn cho hoạt động ,ngoài ra các dự báo doanh thu khó khả thi
do khó khăn chung của khủng hoảng kinh tế ,các hoạt động đầu tư khó có hiệu quả
để giải quyết dòng tiền ,vì vậy kế hoạch lợi nhuận liên tục điều chỉnh giảm trong
năm ,dự kiến năm 2012 còn lại là 1200 tỷ (5% trên tổng tài sản và chỉ đạt dưới
12% trên vốn chủ sỡ hữu )
Phân tích về cơ cấu nguồn vốn ,chúng ta nhận thấy tài sản dài hạn chiếm 48% trên
tổng tài sản,trong khi nguồn dài hạn chiếm 73% trên tổng tài sản,như vậy doanh
nghiệp đã sử dung 25% vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn là 25%,như vậy
cũng giảm bớt áp lực đối với khoản vay ngắn hạn phải trả
2.7 Nợ ngắn hạn và khả năng trả nợ:
Tài sản ngắn hạn chiếm 52% trên tổng tài sản,trong khi nợ ngăn hạn chiếm 27%
trên nguồn tài sản,như vậy chỉ cần thanh lý và thu hồi bớt 50% tài sản ngắn hạn là
có khả năng trả nợ ngắn hạn. Tuy nhiên HAGL gặp khó khăn và thử thách do tình
hình kinh doanh bất động sản và quặng sắt khó bán được. Tình hình tồn kho tăng
258 tỷ so với năm 2011, đến quý II năm 2012 tổng tồn kho là 4,676 tỷ, trong đó chi
phí tồn kho căn hộ đang xây dựng là 3,697 tỷ , đây là nguyên nhân chính gây giảm
lượng tiền mặt của HAGL trong năm 2012.
2.8/Dòng tiền tương lai và doanh thu quặng sắt
Cơ cấu doanh thu của HAGL từ năm 2010 trở về trước, ngoài mảng bất động sản
luôn đống góp 60% doanh thu của tập đoàn,các mảng còn lại khá phân tán, chẳng
hạn mảng sản phẩm hàng hóa từ gỗ chiếm chưa đến 20%, xây dựng chiếm 10%,



điều đáng nói là tỉ trọng từ thủy điện ,cao su vẫn đang ở tương lai, HAGL đã đặt
trọng tâm vào mảng khoáng sản, đây là định hương kinh doanh mà công ty đã xây
dựng chiến lược tầm nhìn đến 2020.
Chương III
Chiến lược mở rộng kinh doanh tại Lào của tập đoàn HAGL
3.1.Đánh giá môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh
3.1.1 Môi trường trong nước :
Kinh tế Việt Nam năm 2012 chịu ảnh hưởng rất lớn của suy thoái kinh tế thế giới,
GDP đạt khá thấp, chỉ đạt 5,2 % giảm so với 2011, điều này dẫn đến các chỉ tiêu về
nhu cầu tiêu dùng, sức mua giảm mạnh,thu nhập thấp, kinh tế đình đốn và thị
trường nhiều ngành hàng thu hẹp, hàng tồn kho tăng,…
Lạm phát năm 2012 là 8,5% trong khi lãi suất giảm dưới 12% năm, đây là mặt tích
cực trong bức tranh chung của nền kinh tế gặp nhiều thách thức, chính phủ Việt
nam chấp nhận hy sinh tăng trưởng để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, đã
triển khai nhiều gói giải pháp nhằm ổn định kinh tế,nhìn chung lạm phát được
kiểm soát tốt hơn xong các vấn đề khó khăn khác như nợ công, nợ xấu ngân hàng,
mất cân đối về cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đối biến động đang là những
vấn đề nóng mà chính phủ quan tâm .


3.1.2 Môi trường nước ngoài
Hiện nay, HAGL đầu tư vào các nước có nền kinh tế đang phát triển như Lào ,
Campuchia,Myanmar …Môi trường đầu tư của các nước này đều có nhiều thuận
lợi so với Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên dồi dào,chính phủ sẵn sàng hổ trợ cho
doanh nghiệp về thuế, giao đất với thời hạn trên 50 năm,giá nhân công rẻ hơn Việt
nam v.v.
Tuy nhiên về chính sách, thể chế, thủ tục còn chưa hoàn thiện, các nước trong quá
trình hoàn thiện thể chế nên nguy cơ rủi ro lớn đối với hoạt động đầu tư tại các khu

vực này, bên cạnh đó tình trạng tham nhũng là một trong những vấn đề cần giải
quyết.
3.2 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Điểm mạnh (S):
- Thương hiệu HAGL đã được
khẳng định và có uy tín
- Trình độ lao động có tay nghề và
kỷ thuật cao
- Hệ thống quản lý chuyên nghiệp
- Hội đồng quản trị có năng lực và
chuyên môn cao.

Điểm yếu (W):
- Kiểm soát chi phí đầu vào chưa
hiệu quả
- Hoạt động Marketing chưa mạnh
- Thị trường chưa phát triển toàn
quốc , đặt biệt thị trường bất động
sản ngày càng khó khăn suy yếu
- Công ty còn ảnh hưởng của việc
kinh doanh gia đình và cơ cấu tổ
chức phức tạp, có quá nhiều công
ty con, chi nhánh, kinh doanh đa
nghành

Cơ hội(O):
- Chính phủ các nước sở tại hỗ trợ

Thách thức (T):
- Áp lực thiếu hụt nguyên liệu cho



chính sách thu hút đầu tư.
- Các ngành công nghiệp phụ trợ
phát triển mạnh
- Sản phẩm cao su, thủy điện,
khoáng sản có cơ hội mở rộng thị
trường tiêu thụ,tăng doanh thu.
- Liên kết và liên doanh thuận lợi

sản xuất , chi phí dầu vào tăng
cao
- Cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ
đối thủ cạnh tranh trong nước
cũng như quốc tế, suy giảm kinh
tế đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ

- Tỷ giá, giá cổ phiếu giảm và khả
năng huy động vốn khó khăn.
- Thể chế chính sách luật phát tại
Việt Nam và nước ngoài thay đổi

Qua phân tích trên chúng ta nhận thấy HAGL rất mạnh về qui mô, đa dạng ngành
nghề, có nhiều thuận lợi, có uy tín cũng như thương hiệu đã được khẳng định, các
ngành có lợi thế cạnh tranh như cao su, thủy diện và khoáng sản là những ngành
khó sự bắt chước từ đối thủ canh tranh,là những ngành cần nhiều vốn đầu tư, thời
hạn đầu tư khá dài, đây là những ngành quan trọng đối các nước được đầu tư vì có
liên quan đến tài nguyên của quốc gia, môi trường sinh thái…HAGL có nhiều
thuận lợi, xong vẫn có nhiều thách thức , công ty phải đối mặt với các vấn đề như
thị trường suy giảm , kinh tế khủng hoảng , giá bất động sản suy yếu , giá cổ phiếu

giảm mạnh,việc huy động vốn khó khăn ,
Vấn đề chính sách của nước sở tại như Lào ,Campuchia, Myanmar chưa ổn định và
bị chi phối bởi Trung Quốc .Với diễn biến tranh chấp tại Biển đông, chắc chắn sẽ
có nhiều ảnh hưởng đến việc tiêu thụ khoáng sản quặng sắt , các chính sách thay
đổi của chính phủ Việt Nam đối với khai thác và xuất khẩu khoáng sản thô là bài


học đối với công ty, doanh thu dự kiến giảm mạnh, sức ép cạnh tranh của tập đoàn
cao su Việt nam ngày càng gây ra khó khăn đối với việc xuất khẩu cao su vào thị
trường Châu Âu và Nhật Bản, dẫn đến nguy cơ canh tranh về giá giảm mạnh.Thủy
điện và vấn đề tác động xấu đến biến đổi môi trường, vấn đề ô nhiễm, khuynh
hướng tìm đến nguồn năng lượng sạch với chi phí thấp của các công ty cùng với
khó khăn kinh tế suy thoái nên nhu cầu tiêu thu điện sản xuất chắc chắn sẽ giảm
trong thời gian đến ảnh hưởng đến doanh thu từ mãng hoạt động này.

Ngoài ra,vấn đề dòng tiền ,nhu cầu vốn cho các dự án đang là vấn đề cấp bách, các
nghi ngại về tính hiệu quả của các dự án đầu tư tại Lào, Campuchia trong việc khai
thác quặng sắt, các nghi ngại về đầu tư vào lĩnh vực cao su, thủy điện, chi phí vốn
quá lớn và đầy rủi ro.Đây là kết luận của tổ chức Standard & Poor công bố trong
các số báo gần đây.
Hiện tại công ty rất khó khăn huy động vốn do cổ phiếu liên tục rớt giá ,từ gía trị
54,000 đồng/cổ phiếu ,hiện nay chỉ còn 22,500 đồng cổ phiếu đã làm giảm niềm
tin đối với nhà đầu tư và các cổ đông.Khả năng doanh thu giảm mạnh và tiếp cận
nguồn vốn vay,áp lực trả nợ đến hạn là thách thức cần vượt qua trong giai đoạn
ngắn hạn.
3.3/ Phân tích các chiến lược HAGL đã hoạch định cho tầm nhìn năm 2020
Trong suốt thời gian hoạt động, công ty đã phát triển ổn định nhờ vào định hướng
chiến lược rất phù hợp, tùy vào giai đoạn phát triển công ty rất linh hoạt trong việc
lựa chọn các chiến lược dựa trên phân tích nội lực cũng như sử dụng mô hình phân
tích trên

Các chiến lược đã và đang sử dụng:
+ Đa dạng ngành kinh doanh: sản phẩm gỗ, xây dựng, bất động sản, khai thác cao
su , khoáng sản ( quặng Sắt ) ,thủy điện , mía đường.


+ Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp nên có cơ hội giảm bán bất động sản nhưng vẫn
có hiệu quả,tạo lợi thế canh tranh rất hiệu quả.
+ Chiến lược tập trung tạo sự khác biệt đó là tập trung nguồn vốn tài chính cho các
dự án theo từng giai đoạn, đảm bảo các hoạt động dài hạn như đầu tư cho cao
su,thủy diện
Hoàng Anh gia Lai đã xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty rất chuyên
nghiệp,với đội ngủ tư vấn hoạt định chính sách kinh doanh dài hạn, đáp ứng được
mục tiêu tạo lợi thế cạnh tranh, khai thác tốt nguồn lực của công ty, các chiến lược
ngắn hạn cũng như dài hạn đều tập trung vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho các
cổ đông,người lao động cũng như sự phát triển ổn định của doanh nghiệp.
Tóm lại chiến lược của công ty đã được hoạch định trên cơ sở phân tich các điều
kiện bên trong công ty cũng như nghiên cứu kỹ môi trường vĩ mô, sự phát triển của
ngành, đối thủ cạnh tranh…,ngoài ra cũng chỉ rõ những điểm mạnh,điểm yếu ,cơ
hội thách thức trong từng giai đoạn ,chiến lược của công ty tập trung vào cơ hội và
những thế mạnh nhằm tạo ra lợi thế canh tranh trong điều kiện nguồn lực hạn chế.
Bên cạnh đó , các khó khăn thách thức công ty phải đối mặt trong ngắn hạn cũng
như chuẩn bị lâu dài cho chu kỳ phát triển của doanh nghiệp.
Một câu hỏi lớn cần đặc ra cho lãnh đạo cao cấp của tập đoàn là chiến lược quản lý
rủi ro khi kinh doanh đa nghành nghề vượt quá năng lực quản trị. Chất lượng
nguồn nhân lực có đáp ứng với môi trường kinh doanh toàn cầu hay không khi hậu
quả của tác động của khủng hoảng kinh tế chưa có hồi kết.
3.4 Các giải pháp đề xuất
+ Về ngắn hạn :
- Cần tập trung rà soát lại chi phí trong chiến lược chi phí thấp, loại bỏ các chi
phí không tạo ra giá trị gia tăng như định biên lao động hợp lý, giải quyết chi



phí tồn kho bằng biện pháp giảm giá mạnh hơn nhằm thu hồi vốn để tạo ra
dòng tiền ổn định trong ngắn hạn.
- Tích cực thu hồi công nợ và đàm phán với đối tác chậm thanh toán các chi
phí phải trả.
- Xem xét lại cơ cấu danh mục đầu tư, mạnh dạn cắt bỏ những mãng gây lỗ
như mãng xây dựng, đá granit hoặc sản phẩm gỗ cấp thấp.
- Tiếp tục nghiên cứu thị trường để xuất khẩu cao su và quặng sắt, tìm kiếm
các thị trường mới.
- Tiếp tục huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu nhằm đảm
bảo ưu tiên cho các dự án bất động sản dỡ dang và các dự án trông cao su
mang tính dài hạn.
- Một số dự án thủy điện cần rà soát lại về ảnh hưởng môi trường ,tạm dừng
để cân đối vốn cho các dự án khác
+ Về dài hạn :
- Cần nghiên cứu toàn diện lại chiến lược phát triển trong đó chú trọng đến lợi
thế của các sản phẩm khuyến kích đầu tư như trồng cao su, mía đường, phát
triển ngành công nghiệp chế biến thay cho xuất khẩu nguyên liệu thô.
- Quan tâm đến quản trị tài chính quốc tế khi đầu tư các dự án tại Lào
,Campuchia,Myanmar…,nghiên cứu về môi trường đầu tư,và dự báo sự thay
đổi do biến động chính trị,cạnh tranh.Các chính sách và thế chế cần có sự
cam kết dài hạn nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh
- Thị trường chứng khoán khi tham gia tại sàn Luân Đôn cần cải thiện các hệ
số tài chính như ROE/ROA,chỉ số EPS và PE .Báo cáo tài chính cần minh
bạch và đảm bảo hiệu quả của tài sản sinh lợi cũng như khả năng trả nợ đến
hạn
- Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược,có thể chính phủ tham gia tài trợ
trong những ngành có liên quan đến an ninh năng lượng,thủy điện



- Xác định các hoạt động truyền thông có hiệu quả nhằm quản bá hình ảnh
thương hiệu của công ty,giảm sự cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ
cạnh tranh
Chương IV
Khuôn khổ pháp lý và thể chế về đầu tư nước ngoài tại Lào
4.1 Luật đầu tư tại Lào:
Chính phủ Lào đã thông báo cại chính sách để thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Pháp
luật về xúc tiến đầu tư đã có hiệu lực từ năm 1989 và một luật sửa đổi được ban
hành vào ngày 19 Tháng Ba năm 1994 với một ngày có hiệu lực 60 ngày sau khi
ban

hành.

Một phần quan trọng của pháp luật về xúc tiến đầu tư sửa đổi là có liên quan đến
các loại hình đầu tư. Trước khi sửa đổi, có tồn tại ba loại đầu tư - doanh đầu tư, đầu
tư toàn bộ nước ngoài và đầu tư theo hợp đồng. Loại thứ ba đã được gỡ bỏ do sự
phức tạp của nó lẫn lộn mà các nhà đầu tư. Nó chỉ chiếm 4% tổng số dự án đầu tư
nước

ngoài.

Luật sửa đổi làm giảm chính là các bước cần thiết cho các dự án đầu tư chỉ là một,
được biết đến như hệ thống một cửa dịch vụ, và trong suốt thời gian thẩm định dự
án đã được giảm từ 90 ngày đến 60 ngày. Trong khi đó, đăng ký doanh nghiệp phải
được hoàn tất trong vòng 90 ngày, một nửa thời gian cần thiết trước khi sửa đổi.
Giảm thuế cũng được thực hiện trong một số khu vực, cũng như miễn giảm thuế.
Một tỷ lệ thuế suất 20% lợi nhuận hàng năm được áp dụng cho đầu tư nước ngoài.
Thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị là chỉ có 1% và thuế thu nhập đối với
người nước ngoài đang sống ở Lào là 10% tổng số thu nhập kiếm được.

Thu nhập và lợi nhuận từ việc đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài có thể được gửi
trở lại / đất nước của mình, hay một quốc gia thứ ba, thông qua bất kỳ ngân hàng
nằm tại Lào theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng của CHDCND Lào. Điều này cũng


áp dụng cho người nước ngoài làm việc tại Lào cung cấp tất cả các khoản thanh
toán trước khi hồi hương đã được hoàn thành.
Đầu tư nước ngoài của Ủy ban Quản lý (FimC) FimC là một "một cửa" cho các
nhà đầu tư tiềm năng tại Lào. Cuối cùng các nhân viên FimC sẽ phối hợp quá trình
và ứng dụng cho đầu tư trong nước thông qua các cấp và các lĩnh vực khác nhau
của chính, thông báo cho nhà đầu tư thường xuyên về tình trạng của ứng dụng. Ban
đầu, tuy nhiên, FimC có thể và sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện tại Lào và tiềm
năng của nó cho nhà đầu tư. Nó có các số liệu thống kê mới nhất, chẳng hạn như
dữ liệu nhân khẩu học, những thành tích trong quá khứ và phân tích cẩn thận
những gì có thể được thực hiện. FimC nhân viên sẽ lắng nghe một cách cẩn thận để
các dự án đầu tư tiềm năng trong tâm trí, cung cấp các khuyến nghị cho thay đổi
dựa trên các nhu cầu của đất nước, yêu cầu chính phủ và các yếu tố khả thi khác.
Đối với một khoản phí rất khiêm tốn, FimC sẽ cung cấp các tài liệu fax cho các
ứng dụng đầu tư và hướng dẫn người nộp đơn thông qua quá trình hoàn thành, bao
gồm cả đánh giá tính khả thi khi nộp lại, để FimC. Cuối cùng, các nhân viên sẽ
phối hợp chuyển động của các ứng dụng với các phòng ban khác nhau có liên
quan.
4.2 Một vài chính sách ưu đãi đầu tư:
Để thúc đẩy và khuyến khích đầu tư nước ngoài, pháp luật Lào đầu tư nước ngoài
và quản lý cung cấp cho một loạt lớn các ưu đãi như:
- Đầu tư nước ngoài và tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được bảo vệ bởi
luật pháp và các quy định của CHDCND Lào. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể
thuê đất và chuyển lãi suất thuê đất của họ.
- Các thuộc tính của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được trưng dụng, quốc
hữu hoá hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật về hiến pháp của CHDCND

Lào.


- Hồi hương của vốn và lợi nhuận được cho phép.
- Tất cả các sáng kiến từ tất cả các thành phần kinh tế (tư nhân, công cộng, vv)
được khuyến khích và phát huy.
- Không phân biệt chủng tộc hay quốc tịch của các nhà đầu tư.
- Các nhà đầu tư được phép để mang lại cho người lao động người nước ngoài có
tay nghề cao.
Chương V
Phân tích rủi ro và những tác động có thể của nó tới hoạt động tài chính trong
kế hoạch mở rộng hoạt động của tập đoàn HAGL
Tập đoàn HAGL cần phải đặc biệt chú ý, có chiến lược kiểm soát rủi ro khi đầu tư
tại nước ngoài như Lào, Myanmar, Cambodia. Bên cạnh các chú ý về các hoạt
động chiến lược công ty đã đề ra như rủi ro kinh doanh đa nghành trong lúc thị
trường đang rất khó khăn. HAGL cần chú ý đến các rủi ro về môi trường kinh
doanh như sau:
5.1 Lạc quan một cách thận trọng
Trước làn sóng đầu tư ra nước ngoài đang diễn ra sôi động, các chuyên gia kinh tế
nhắc nhở các nhà đầu tư nên “lạc quan một cách thận trọng”. Bởi lẽ, kinh doanh ở
một nước từng bị cô lập hoặc một nước chưa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) không đơn giản. Trên thực tế, những dẫn chứng của các chuyên gia
kinh tế cũng khiến không ít doanh nghiệp giật mình. Mới đây, Lao Holdings N.V
và công ty con là Sanum Investment Limited gửi đơn tới Trung tâm Quốc tế Giải
quyết Tranh chấp đầu tư - một bộ phận độc lập của Ngân hàng Thế giới (WB) - đề
nghị giải quyết những tranh chấp pháp lý liên quan đến khối tài sản được tạo nên
từ các khoản đầu tư trực tiếp của Sanum Investment, tính đến nay khoảng hơn 85
triệu đô la Mỹ.



Theo ông Jody Jordahl, Chủ tịch Sanum, giá trị hiện tại của khoản đầu tư lên đến ít
nhất 400 triệu đô la Mỹ. Hiện nay, Sanum cho rằng, những chính sách của Chính
phủ Lào đã ảnh hưởng đến việc đầu tư của họ, dẫn đến nguy cơ họ có thể mất trắng
khối tài sản.
Không riêng gì Sanum Investment Limited, đại diện một công ty ở TPHCM cũng
cho biết, đã đầu tư ra nước ngoài để sản xuất đồ nhựa dân dụng. Song, trước đây
công ty cũng phải mất tới tròn một năm (cộng cả thời gian chờ cấp phép) mới xin
được giấy phép đầu tư.Theo thống kê, không ít nhà đầu tư Việt Nam đang phải đối
mặt với hàng loạt khó khăn khi đầu tư ra nước ngoài, như thiếu thông tin, thiếu
nhân lực, cấp phép đầu tư còn chậm, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa được cải thiện...
Trong khi đó, mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ở nước
ngoài với các doanh nghiệp còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ
không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ.
5.2 Lưu ý về môi trường đầu tư tại Lào
Theo bảng xếp hạng của Ngân Hàng Thế giới năm 2012 về mức độ dễ dàng kinh
doanh thì Lào xếp thứ 168 sau Thái Lan (17), Malaisya (18), Việt Nam (98)
Indonesia (129), Phillippines 136. Theo các chuyên gia về kinh tế nhìn nhận, hệ
thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nước trong khu vực đang trong
quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, chưa thống nhất, khó tiếp cận.
Ở những nước này, trao đổi về việc đầu tư ban đầu giữa doanh nghiệp và các cơ
quan có thẩm quyền thuận lợi, nhưng khi triển khai, doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn về thủ tục hành chính, quy hoạch đất đai, sự thiếu nhất quán trong áp dụng
chính sách, đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các
chính sách của nhà nước.
Đây là khó khăn cơ bản nhất trong hoạt động đầu tư tại Lào và cũng chính là một
trong những nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp pháp lý mà một số nhà đầu tư
nước ngoài đang gặp phải hiện nay.


Trường hợp của Sanum Investment Limited là một ví dụ, hiện doanh nghiệp này

mất quyền kiểm soát câu lạc bộ Thanaleng Slot Machine tại một nước Đông Nam
Á. Họ còn bị thu hồi một số giấy phép hoạt động và nhượng quyền các dự án trị
giá hàng trăm triệu đô la Mỹ...Hậu quả là Lao Holdings đã mất 1,8 triệu đô la Mỹ
mỗi tháng. Ngoài ra, họ còn bị Tòa án ở nước sở tại áp hơn 23 triệu đô la Mỹ tiền
thuế và tiền phạt các hoạt động kinh doanh của Sanum trong nhiều năm trước đây.
Giới quan sát đánh giá, những khiếu kiện của Sanum Investment Limited sẽ còn
kéo dài và chắc chắn họ sẽ còn chịu thiệt hại nhiều hơn.
5.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng, nghành công nghiệp phụ trợ yếu kém:
Là một trong những Quốc gia nghèo nhất trên thế giới nên hệ thống cơ sở hạ tầng
tại Lào rất yếu kém. Hệ thống đường giao thông chỉ phục vụ tốt cho công tác đi lại
của người dân ở các thành phố lớn, tại những khu vực xa trung tâm thành phố điều
kiện đi lại còn rất khó khăn. Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được năng
lực vận tải hàng hóa của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nghành công nghiệp phụ trợ
hầu như không có. Đây là thách thức mà các nhà đầu tư phải chấp nhận khi đầu tư
tại Lào, HAGL không phải là trường hợp ngoại lệ.
Chương VI
Các khuyến nghị và đề xuất
Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính 2009-2011, tình hình hoạt động của tập đoàn
những năm gần đây, qua phân tích môi trường vĩ mô, phân tích những điểm mạnh
và điểm yếu của HAGL v.v, nhóm I có các đề xuất với tập đoàn HAGL như sau:
6.1 Về công tác quản trị tài chính:
- Về dự trữ tiền mặt (bao gồm cả tiền gửi ngân hàng): Công ty cần cân đối việc dự
trữ tiền và trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng để tránh lãng phí vốn.
- Cần có các giải pháp đẩy nhanh vòng quay vốn ngắn hạn bằng cách áp dụng các
chính sách chiết khấu, khuyến mại, hạ giá bán sản phẩm để giải quyết hàng tồn kho


BĐS… nhằm tăng cường tiêu thụ hàng tồn kho và thu hồi công nợ để giảm chi phí
sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh.
- Cần tính tóan chặt chẽ việc gia tăng tài sản bằng nguồn vốn vay, nếu vẫn tiếp tục

tình trạng ROA < chi phí sử dụng vốn như hiện nay thì cần có biện pháp giảm việc
vay vốn tài trợ cho các phương án, dự án hiệu quả thấp để cải thiện ROA.
6.2Về công tác quản trị rủi ro:
- Tập đoàn cần sớm đánh giá toàn bộ chiến lược kinh doanh đa nghành của mình,
một câu hỏi lớn cần đặc ra cho lãnh đạo cao cấp của tập đoàn là chiến lược quản lý
rủi ro khi kinh doanh đa nghành nghề vượt quá năng lực quản trị. Với chiến lược
dài hạn chưa đề cập đến việc tăng chuổi giá trị, mà chỉ chủ yếu kinh doanh xuất
khẩu nguyên liệu thô (khoáng sản, cao su) rất dễ bị ảnh hưởng bới môi trường kinh
doanh đang khủng hoảng của thế giới, cũng như các “kỹ thuật” bảo vệ các nhà sản
xuất nội địa của các nước sở tại.
- Vấn đề kiểm soát tham nhũng tại công ty, tại các nước sở tại cần được các nhà
quản trị của HAGL thực hiện như một trong những giải pháp năng cao năng lực
canh tranh (sự khác biệt & chi phí thấp).
6.3Về nguồn nhân lực:
- HAGL cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với môi trường đầu
tư để nguồn nhân lực đáp ứng các chiến lược mà HĐQT đã đề ra.
- Cần xây dựng một môi trường làm việc thân thiện đoàn kết vì mục tiêu chung.
HAGL cần sớm ban hành các chuẩn mực, giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp
hướng đến, các qui định ứng xử nội bộ qua đó tạo bản sắc doanh nghiệp.
Nguồn tham khảo:
- Tiến sỹ Nguyễn Hoàng Giang, bài giảng về Tài chính doanh nghiệp Quốc tế,
PGSM 2012.


- www.hagl.com.vn
- />- http: www. Standard & Poor.com
- www.doingbusiness.com
- Báo cáo tài chính tập đoàn năm 2009, 2010, 2011




×