Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích chiến lược công ty viễn thông quốc tế VTI và một số đề nghị nhằm thực hiện những thay đổi về chiến lược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.78 KB, 13 trang )

PHÂN TICH CHIÊN LƯƠC CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TÊ VTI VA M ÔT
SỐ ĐÊ NGHI NHĂM THƯC HIÊN NHƯNG THAY ĐÔI VÊ CHIÊN LƯƠC

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Phần I
1.
2.
3.
Phần II
1
2
3
4
Phần III
I
II
Kết luận
Các tài liệu

Giới thiệu về Công ty viễn thông quốc tế VTI
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức của Công ty
Ngành nghề chính của Công ty
Chiến lược hiện tại Công ty viễn thông quốc tế VTI
Chiến lược phát triển thị trường
Chiến lược chi phí thấp
Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vu
Chiến lược thâm nhập thị trường
Phân tích chiến lược công ty VTI và một số đề nghị nhằm


Trang
3
4
4
4
5
6
6
7
7
7
8

thực hiện những thay đổi về chiến lược
Phân tích đánh giá thực trạng chiến lược của VTI
1 Môi trường bên ngoài
2 Môi trường bên trong
Đề nghị nhằm thực hiện những thay đổi về chiến lược

8
8
10
12
13
13

tham khảo

LỜI MỞ ĐẦU
Thực trạng chiến lược ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay vẫn là vấn

đề khiến các nhà quản trị phải lưu tâm. Câu chuyện doanh nghiệp thiếu chiến lược là
câu chuyện dài, không thể kể hết, có đến 85% Doanh nghiệp Việt Nam (DNVN)
1


không có chiến lược hoạt động quá hai năm. Hầu hết họ chỉ xác định sản phẩm hoặc
dịch vu của mình là gì. Còn doanh nghiệp đang đứng ở đâu, sản phẩm của mình ở vị
trí nào trên thị trường, doanh nghiệp của mình sẽ như thế nào trong tương lai gần và
tương lai xa hơn nữa, thì doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều. Vì vậy, dễ dẫn đến tình
trạng là doanh nghiệp suy giảm các nguồn lực nhưng phát hiện không kịp thời để có
giải pháp tăng cường, giữ vững các nguồn lực đáp ứng cho như cầu phát triển của
mình hoặc không nâng cao được năng lực cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập hiện nay, mối quan tâm hàng
đầu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh
của sản phẩm, duy trì và mở rộng thị phần. Để thực hiện được các việc này thành
công, thì người lãnh đạo phải giỏi về quản trị doanh nghiệp, nhà quản trị doanh
nghiệp phải thực hiện nhiệm vu là xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp, phải
nhạy bén với tín hiệu cuả thị trường, phải kiểm soát được rủi ro, phải xác định được
mô hình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp và điều
hành mọi người thực hiện để đạt được muc tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI) cũng đã xác định được vai trò quan trọng của
việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2012,
VTI đã xây dựng và thực hiện nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau để đạt được thị
phần dịch vu viễn thông quốc tế đứng đầu Việt Nam như hiện nay và liên tuc phát
triển nhiều năm với tốc độ cao. Tuy nhiên trong giai đoạn tới (2013-2016), VTI cần
phải có những thay đổi trong việc hoạch định nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh
các dịch vu viễn thông theo tình hình mới.

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1. Giới thiệu chung

Công ty Viễn thông Quốc tế, tên giao dịch trong tiếng Anh: Viet Nam Telecom
International, tên viết tắt là VTI (sau đây gọi là Công ty VTI) là một doanh nghiệp
nhà nước được thành lập vào ngày 31 tháng 03 năm 1990. VTI là doanh nghiệp nhà
nước, trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và được VNPT
2


giao nhiệm vu tổ chức, xây dựng, quản lý, bảo dưỡng, vận hành và khai thác mạng
lưới viễn thông quốc tế của Việt Nam.
Địa chỉ tru sở chính: 97 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.
Tel: 84-4-38410034
Fax: 84-4-38357393
Website: vnpti.com.vn
Công ty VTI với mạng lưới viễn thông quốc tế hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất
đã đưa vào khai thác nhiều loại hình dịch vu phong phú bao gồm các dịch vu thoại
như: gọi điện thoại trực tiếp đi quốc tế IDD, điện thoại quốc tế sử dung công nghệ IP
(VoIP), điện thoại hội nghị quốc tế, truyền hình hội nghị quốc tế….; các dịch vu phi
thoại như: dịch vu Kênh thuê riêng quốc tế, Mạng riêng ảo quốc tế, thu phát hình
quốc tế, các dịch vu qua vệ tinh (VSAT, VINASAT)….đáp ứng nhu cầu đa dạng chất
lượng cao của các khách hàng trong và ngoài nước. Hiện tại VTI đã có quan hệ hợp
tác với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu
cầu về thông tin quốc tế.
2. Cơ cấu tổ chức:
Công ty VTI là đơn vị thành viên hạch toán phu thuộc của VNPT với 4 Trung tâm
trực thuộc như sau:
Trung tâm Viễn thông Quốc tế Khu vực I: Quản lý khu vực miền Bắc. Tru sở đặt
tại 97 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
Trung tâm Viễn thông Quốc tế Khu vực II: Quản lý khu vực miền Nam. Tru sở
đặt tại 142 Điện Biên Phủ, Quận I, Hồ Chí Minh.
Trung tâm Viễn thông Quốc tế Khu vực III: Quản lý khu vực miền Trung, Tru sở

đặt tại 344 đường 2/9, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Trung tâm VINASAT: Quản lý, vận hành và khai thác vệ tinh VINASAT-1 và
VINASAT-2. Tru sở đặt tại 97 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà nội.
Hiện tại tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại Công ty là 1400 lao động. Bộ
máy quản lý hành chính và nhân sự của Công ty được tổ chức theo mô hình chức
năng với sơ đồ tổ chức như sau:

3


Nguồn: Hồ sơ công ty VTI 2012
3. Ngành nghề chính của VTI:
Tổ chức, xây dựng, vận hành, khai thác mạng viễn thông quốc tế: Mạng viễn
thông quốc tế bao gồm vệ tinh VINASAT-1, vệ tinh VINASAT-2 (từ tháng 6/2012),
các hệ thống trạm mặt đất, hệ thống cáp quang biển quốc tế, hệ thống chuyển mạch
thoại quốc tế.
Cung cấp các dịch vu viễn thông quốc tế: Triển khai các dịch vu lắp đặt, quản lý
và khai thác cho toàn bộ hệ thống mạng lưới viễn thông quốc tế như các dịch vu điện
thoại quốc tế, truyền số liệu quốc tế.
Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc: Triển khai các
dịch vu giám sát, lắp đặt, đấu nối hoà mạng, hỗ trợ kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống
mạng lưới viễn thông quốc tế của Việt Nam.
Xuất, nhập khẩu, kinh doanh các thiết bị chuyên ngành viễn thông: Triển khai các
dịch vu xuất khẩu, nhập khẩu các thiết bị phuc vu cho hệ thống mạng viễn thông
quốc tế.
Bảo trì các trang thiết bị chuyên ngành thông tin liên lạc: Triển khai các dịch vu
bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị chuyên ngành viễn thông.
PHẦN II:
4



CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG QUỐC TẾ (VTI)
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, Công ty VTI đã thực hiện nhiều kế hoạch
kinh doanh nhằm thu hút khách hàng mới và giữ vững thị phần số một tại Việt Nam
so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành viễn thông.
1. Chiến lược phát triển thị trường
Nhằm muc đích mở rộng thị trường dịch vu, trong thời gian qua Công ty VTI đã
thực hiện kế hoạch phát triển thị trường dịch vu cả trong và ngoài nước. Nhằm thu
hút thêm lượng khách hàng sử dung dịch vu trong và ngoài nước, VTI đã ký kết
nhiều hợp đồng hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước.
Ngày 20/12/2011, tại Bắc Kinh, VTI đã ký kết hợp đồng với các đối tác
Chunghwa Telecom, KT Corporation, NTT Com xây dựng tuyến cáp quang biển
quốc tế “Cổng Châu Á- Thái Bình Dương” (gọi tắt là APG). Tuyến cáp quang biển
quốc tế APG là một hệ thống cáp ngầm dung lượng lớn nhiều terabit kết nối trực tiếp
đến 9 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, gồm
Trung quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po, Đài Loan,
Thái Lan và Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, bổ sung dung lượng
và sự đa dạng cho hệ thống cáp hiện tại.
Ngày 17/11/2011, tại Hà Nội, VTI đã ký kết hợp đồng nâng cấp kênh quốc tế với
Tổng Công ty Viễn thông Campuchia (TC) để nâng cấp kênh toàn chủ STM4 lên
STM16 từ biên giới Campuchia-Việt Nam đến Hong Kong. Đây là kênh thông tin
huyết mạch quan trọng đi quốc tế của Campuchia. Hợp đồng này thể hiện năng lực
và cam kết của VTI trong việc cung cấp dung lượng quá giang và đi quốc tế cho thị
trường Campuchia. Cùng ngày, đại diện VTI đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc Hợp
tác phát triển dịch vu truyền hình trên lãnh thổ Campuchia với Bộ Thông tin Vương
quốc Campuchia và Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Việc ký kết biên bản
ghi nhớ này sẽ là tiền đề cho việc hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia trong việc sử
dung dung lượng vệ tinh VINASAT cũng như các hạ tầng viễn thông khác của VTI
cho việc phát triển các dịch vu truyền hình trên lãnh thổ Campuchia và các nước
thuộc vùng phủ sóng vệ tinh VINASAT trong thời gian tới.

Để phát triển thị trường cung cấp băng tần vệ tinh VINASAT-1 ra quốc tế, Ngày
14/12/2009, tại Hà Nội, VTI đã ký kết thoả thuận hợp tác với với đối tác Shin
Satellite (Thái Lan) trao đổi băng tần vệ tinh VINASAT-1 với vệ tinh Thaicom-5 để
thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương. VTI cũng đã
5


ký kết hợp đồng đào tạo với SES ASTRA (hãng khai thác vệ tinh của Luxembourg);
ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) về việc hợp tác kinh doanh và trao đổi lưu lượng với
hãng khai thác vệ tinh ABS (Hongkong); ký kết MoU về việc làm đại lý bán lại băng
tần vệ tinh VINASAT-1 với Universal Telecom Services (Mỹ); đàm phán để ký kết
Biên bản ghi nhớ (MoU) về việc hợp tác kinh doanh và trao đổi lưu lượng với hãng
khai thác vệ tinh Protostar (Singapore).
Ngoài ra, VTI đã ký kết thoả thuận hợp tác với các đối tác Telstra (Úc), China
Unicom (Trung Quốc), US Sprint (Mỹ), AT&T (Mỹ).BBG (Mỹ),Verizon Business
(Mỹ)....và các đối tác trên khắp thế giới để phát triển thị trường dịch vu điện thoại
quốc tế.
Nhờ các hợp đồng hợp tác kể trên, doanh thu của VTI có bước tăng trưởng mạnh
mẽ trong giai đoạn 2007-2012.
2. Chiến lược chi phí thấp
Công ty VTI đã thực hiện các chiến lược giá như khuyến mại giảm giá cho các
khách hàng sử dung dịch vu lâu dài, với số lượng lớn để cạnh tranh với các đối thủ
cung cấp khác và chi phần trăm hoa hồng cho các Đại lý.
3. Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ
Để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, VTI đã nghiên cứu và phát
triển các dịch vu mới như dịch vu truyền hình hội nghị qua vệ tinh (VSAT-IP truyền
hình hội nghị) nhằm đa dạng hoá loại hình dịch vu cung cấp. Dịch vu mới đã được
Cuc Bưu điện Trung ương sử dung cho toàn bộ chương trình tin học hoá chính phủ,
phuc vu cho các mạng chuyên dùng.
4. Chiến lược thâm nhập thị trường

VTI đã thực hiện quảng bá thương hiệu qua các chương trình quảng cáo dịch vu
trên các phương tiện thông tin đại chúng; cũng như thực hiện truyền thông về vệ tinh
VINASAT-1, VINASAT-2; tổ chức hội nghị khách hàng qua mô lớn hàng năm, tặng
qùa cho các khách hàng...
Tuy nhiên, đến năm 2012 là giai đoạn cuối của chiến lược, doanh thu các dịch vu
không có tăng trưởng và lợi nhuận không cao. Những nguyên nhân dẫn đến các số
liệu về doanh thu và lợi nhuận không khả quan là do:
Thị trường viễn thông Việt Nam đã bước vào giai đoạn bão hoà nên việc ký kết
được các hợp đồng mới rất khó khăn. Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vu viễn
6


thông ngày càng diễn ra gay gắt nên việc giữ vững thị phần trước sự cạnh tranh về
giá của các đơn vị khác của VTI là một nhiệm vu khó khăn.
PHẦN III
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CÔNG TY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
THỰC HIỆN NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHIẾN LƯỢC
I.

Phân tích và đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty
VTI.

1. Môi trường bên ngoài:
Việt Nam hiện nay được coi là một thị trường tiềm năng và là một trong những
nền kinh tế năng động nhất châu Á. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn
2006-2010 đạt 7,01%. Năm 2011, mặc dù nền kinh tế thế giới suy thoái và khủng
hoảng tài chính nhưng GDP của Việt Nam vẫn tăng 5,89%, trong đó khu vực dịch vu
tăng trưởng 6,99% đóng góp 2,91% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng của thị trường Việt
Nam trong thời gian qua.


Biểu đồ Tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước (2006- 2011)
(Nguồn: Tổng Cuc thống kê)
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên thế giới đã tác động đến tất cả
các lĩnh vựch sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ngành Bưu chính Viễn thông. Đối với
các dịch vu viễn thông quốc tế thì yếu tố công nghệ luôn rất quan trọng do ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vu, giá thành, năng suất lao động. VTI đã và đang
nâng cấp toàn bộ hệ thống mạng lưới viễn thông đường truc của mình để theo kịp xu
hướng phát triển công nghệ của thế giới.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
7


Thị trường viễn thông Việt Nam hiện đang rất hấp dẫn với sự cho phép và hỗ trợ
của Nhà nước và Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vu viễn thông với
những lợi thế nhất định đã và đang là các đối thủ cạnh tranh quyết liệt với VNPT nói
chung và VTI nói riêng. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp dịch vu viễn thông quốc tế
chiều đi và chiều về được đánh giá là mạnh nhất của VTI theo thứ tự là Tập đoàn
viễn thông Quân đội - Viettel, Công ty Saigon Postel - SPT, Công ty Viễn thông điện
lực – EVN Telecom (đã sát nhập với Tập đoàn viễn thông Quân đội từ năm 2012).
Do VNPT/VTI là đơn vị đã khai thác dịch vu viễn thông có bề dày truyền thống nên
VNPT/VTI là đơn vị chiếm thị phần khống chế đối với dịch vu thoại. Số lượng thuê
bao điện thoại cố định và di động của VNPT (bao gồm cả Vinaphone và VMS
Mobifone) đều nhiều hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh nên đã góp phần đóng góp số
lượng lớn lưu lượng thoại đối với dịch vu điện thoại quốc tế chiều đi và chiều về của
VTI.

Biểu đồ Thị phần thuê bao dịch vu thoại tại Việt Nam năm 2011
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty VTI năm 2012)


Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Hiện nay công nghệ thông tin và viễn thông ngày càng phát triển, lĩnh vực tin học
xâm nhập hầu hết vào các lĩnh vực viễn thông. Càng ngày càng nhiều dịch vu mới ra
8


đời nhất là các dịch vu điện thoại ngày càng đa dạng và tiện lợi hơn. Các dịch vu mới
như điện thoại qua Internet (VoIP), Email.. ngày càng được cải thiện về tính năng và
chất lượng đã và đang cạnh tranh trực tiếp với dịch vu điện thoại quốc tế truyền
thống của VTI.

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Với chính sách mở cửa ngành viễn thông của Việt nam, trong tương lai sẽ còn rất
nhiều các doanh nghiệp viễn thông tham gia vào thị trường dịch vu mang lại nhiều
lợi nhuận này. Khi các doanh nghiệp viễn thông tại các nước phát triển tham gia vào
thị trường Việt Nam sẽ là các đối thủ cạnh tranh lớn với VTI vì các doanh nghiệp này
có tiềm lực mạnh cả về vốn, kỹ thuật – công nghệ, bí quyết kinh doanh và phương
thức quản lý….Các doanh nghiệp cung cấp dịch vu viễn thông trong nước cần tạo
chỗ đứng vững chắc cho mình để có thể cạnh tranh được với các đối thủ lớn này.
2. Nghiên cứu môi trường bên trong
Công ty VTI là nhà cung cấp các dịch vu viễn thông quốc tế hàng đầu Việt Nam.
Trong nhiều năm VTI là nhà cung cấp duy nhất nên được các đối tác trên thế giới
hợp tác. VTI được VNPT giao quản lý hệ thống mạng lưới viễn thông quốc tế trọng
điểm quốc gia luôn được đầu tư và phát triển không ngừng về cả quy mô và chất
lượng. Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, Tập đoàn VNPT luôn bảo đảm, cung
ứng một thị trường tăng trưởng nhanh và ổn định; cùng với nguồn tài chính dồi dào.
Với 22 năm kinh nghiệm trong ngành, VTI đã xây dựng được mối quan hệ công việc
rất tốt với các khách hàng, các đối tác trên khắp thế giới. VTI và VNPT đã và đang
được hưởng các ưu đãi của Nhà nước trong việc khuyến khích đầu tư vào các lĩnh
vực thông tin và truyền thông.

Nguồn nhân lực
Tổng số lao động đang công tác tại VTI là 1400 lao động, trong đó tỷ lệ tốt
nghiệp Đại học và Sau Đại học chiếm 74% tổng số lao động.
VTI nhận thấy rằng yếu tố nguồn nhân lực là yếu tố thành bại của doanh nghiệp,
do đó ngoài việc đãi ngộ cho người lao động qua chế độ lương, thưởng, chính sách
xã hội, phúc lợi…VTI còn thường xuyên hỗ trợ 100% kinh phí và thời gian để cán
bộ công nhân viên tham gia các lớp đào tạo nâng cao năng lực cả trong và ngoài
9


nước. Chi phí đào tạo của VTI năm 2011 là hơn 3 tỷ đồng với 1242 cán bộ được cử
đi học với tổng thời gian đào tạo là 1400 ngày.

Biểu đồ Cơ cấu nguồn nhân lực Công ty VTI năm 2011
(Nguồn: Báo cáo phát triển nguồn nhân lực Công ty VTI năm 2011)

Về hoạt động Marketing
Hoạt động Marketing của đơn vị đã có những bước tiến rõ rệt trong việc quảng bá
thương hiệu đến khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi, các chiến dịch
truyền thông như: quảng cáo trên bảng khổ lớn tại các sân bay quốc tế, truyền thông
về việc phóng vệ tinh VINASAT-1…Tuy nhiên, vẫn còn có một số hạn chế như: đội
ngũ nhân viên chưa được đào tạo chuyên sâu mà chỉ làm việc theo kinh nghiệm nên
tính chuyên nghiệp không cao, một số sản phẩm truyền thông quảng cáo chưa thu hút
được nhiều khách hàng tham gia.
Về nghiên cứu và phát triển thị trường
VTI đã triển khai ký kết thoả thuận hợp tác với nhiều đối tác lớn trên thế giới để
mở rộng mạng lưới viễn thông quốc tế ra toàn cầu. VTI đã thuê nhiều Công ty nghiên
cứu thị trường nổi tiếng của nước ngoài để nghiên cứu thị trường dịch vu thuê băng
tần vệ tinh VINASAT cho khu vực mà vệ tinh phủ sóng.
Quản lý chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vu là yếu tố đầu tiên quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Đối
với các dịch vu viễn thông quốc tế điều này còn quan trọng hơn vì khách hàng phải
bỏ ra chi phí lớn cho nhu cầu thông tin liên lạc tức thời của mình. Để đạt được thành
công như hôm nay là sự cố gắng hết mình của cả VNPT nói chung và VTI nói riêng
trong việc đảm bảo chất lượng dịch vu ở mức cao nhất. Các tiêu chuẩn chất lượng
dịch vu đều theo tiêu chuẩn do thế giới quy định.
Về tài chính

10


VTI là một doanh nghiệp hạch toán phu thuộc của VNPT do đó luôn được cung
cấp một nguồn kinh phí dồi dào cho việc phát triển hạ tầng mạng lưới. VTI luôn hiện
đại hoá mạng lưới để nâng cao chất lượng dịch vu.
II.
Một số giải pháp đề nghị nhằm thực hiện những thay đổi về chiến lược
- Đối với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Cần phân cấp mạnh hơn cho các đơn vị hạch toán phu thuộc có thể chủ động hơn
trong việc sản xuất kinh doanh. Các chính sách lương, khen thưởng, kỷ luật hiện còn
mang tính tập trung bao cấp. Kết quả của việc này làm cho người lao động thiếu sự
nhiệt huyết, năng động trong công việc.
Các chính sách về kinh doanh, đầu tư cũng nên có sự thay đổi cho thích hợp với
điều kiện mới. Hiện nay các quy định, quy trình và thủ tuc quá chặt chẽ dẫn đến các
công tác đầu tư, kinh doanh chậm trễ thiếu sự linh hoạt làm mất đi các cơ hội kinh
doanh hấp dẫn.
Công tác quảng cáo, truyền thông tập trung cần phải được cải tổ mạnh mẽ để
nâng cao thương hiệu, uy tín của các đơn vị thành viên VNPT, tránh mất thị phần cho
các đối thủ cạnh tranh.
Cần xây dựng cơ chế mới thay cho cơ chế hạch toán phu thuộc hiện nay, thực
hiện lộ trình tái cơ cấu lại các Tập đoàn nhà nước theo định hướng của Chính phủ để

các doanh nghiệp chủ động tiết kiệm chi phí, năng động trong kinh doanh vì kết quả
kinh doanh sẽ tác động trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp và người lao động.
Mặt khác việc quản lý 70 doanh nghiệp hạch toán độc lập nếu không chặt chẽ sẽ gây
tổn thất tài sản chung.
-

Đối với Nhà nước

Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp viễn thông nói riêng là điều không thể thiếu. Nhưng hỗ trợ như thế nào
để mang lại cho các doanh nghiệp lợi ích thực sự thì không phải dễ thực hiện. Nhiều
người nghĩ rằng hỗ trợ doanh nghiệp là cấp tiền vốn, cơ sở vật chất cho họ. Điều đó
đúng nhưng chưa đủ bởi cái mà các doanh nghiệp cần thực sự đó là Chính phủ hỗ trợ
bằng việc tạo ra môi trường kinh tế lành mạnh, bằng những chính sách cu thể, hiệu
quả để giúp cho các doanh nghiệp đạt được kết quả mong muốn, tăng năng lực cạnh
tranh với các đối thủ nước ngoài.
Nhà nước cần tạo khuôn khổ pháp lý ổn đinh, chặt chẽ nhằm tạo thuận lợi tối đa
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trước hết cần rà soát lại hệ
11


thống luật lệ, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp với thông lệ quốc tế, đặc
biệt với các quy định trong Luật Thương mại, Luật Đầu tư. Nhà nước cần tiếp tuc
đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xóa bỏ bớt các
thủ tuc hiện hành.

KẾT LUẬN
Quản trị chiến lược kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa sống còn, là phương pháp
hữu hiệu để các doanh nghiệp sử dung hiệu quả các nguồn lực, đồng thời xác định
đúng hướng đi của mình trong quá trình phát triển.

Theo tác giả Ngô Kim Thanh (2009), chiến lược hiểu một cách chung nhất là
“nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới muc tiêu dài
hạn của doanh nghiệp”, giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị kinh tế bền vững trong một
bối cảnh thị trường nhất định.
Vai trò của việc quản trị chiến lược là vô cùng quan trọng. Chiến lược không chỉ
xác định rõ muc tiêu, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp, cải thiện kết quả
kinh doanh mà còn đảm bảo cho sự phát triển liên tuc của doanh nghiệp.
Chiến lược cần phải bắt đầu từ xuất phát điểm hiện tại của doanh nghiệp xem họ
đang ở vị trí nào, doanh thu và lợi nhuận ra sao, thị trường hiện nay như thế nào và
chiến lược hiện tại có hiệu quả không ? Từ đó, doanh nghiệp cần xác định rõ muc
tiêu trong tương lai và với muc tiêu mới này, việc phân tích môi trường là là nhiệm
vu không thể thiếu trong quá trình xây dựng chiến lược. Theo lý thuyết Marketing,
môi trường của công ty là tập hợp những chủ thể tích cực và những lực lượng hoạt
động ở bên ngoài công ty và có ảnh hưởng đến khả năng chỉ đạo bộ phận marketing,
thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hàng muc tiêu. Như
vậy, doanh nghiệp cần phân tích rõ môi trường bên trong và môi trường bên ngoài để
nhận biết rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Thông
qua đó, xác định và lựa chọn phương án chiến lược phù hợp với doanh nghiệp.

Các tài liệu tham khảo:
- Giáo trình quản trị chiến lược : Giáo sư.Tiến sĩ THOMAS JAKOBSEN
- Công ty Viễn thông Quốc tế (2007, 2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo kết quả kinh
doanh
12


- Công ty Viễn thông Quốc tế, Hồ sơ công ty
- Fredr.david, 2006, Khái luận về quản trị chiến lược, được dịch từ tiếng Anh, Nhà
xuất bản thống kê, Hà Nội.
- TS. Nguyễn Thị Giang, 2009, Thực trạng quản trị chiến lược trong doanh nghiệp

vừa vào nhỏ tại Việt Nam
- PSG.TS Lê Thế Giới, TS Nguyễn Thanh Liên, ThS Trần Hữu Hải, 2009, Quản trị
chiến lược, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

13



×