Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích những đặc điểm cơ bản của doanh nhân viêt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.48 KB, 11 trang )

PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DOANH NHÂN
VIÊT NAM

Trong giai đoạn phát triển tới của đất nước, cần xác định đội ngũ doanh
nhân Việt Nam là đại diện cho sức sản xuất mới trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định
để thực hiện mục tiêu chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là bước đột phá góp phần thúc
đẩy phát triển đất nước, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, nâng cao vị thế của Việt Nam
trong thời đại mới.
Theo số liệu của các cuộc điều tra nói trên, có khoảng 66% xuất thân từ
các gia đình cán bộ nhà nước (kể cả gia đình cán bộ Đảng và các đoàn thể, quân
đội, doanh nghiệp quốc doanh, cấp Trung ương và địa phương) và 16% xuất
thân từ gia đình buôn bán, kinh doanh, số còn lại từ các tầng lớp giai cấp khác
trong xã hội.
I. Những đặc điểm cơ bản của Doanh nhân Viêt nam?
Do đặc điểm chính trị và lịch sử, lớp doanh nhân mới ở nước ta có một số đặc
điểm riêng, khác với doanh nhân ở các nước khác, đồng thời cũng có một số nét
tương đồng với các đồng nghiệp nước ngoài.
- Ra đời và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế
thị trường của đất nước.


- Đa số tuổi đời khá trẻ, được đào tạo và rèn luyện trong quá trình đổi mới, có
tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số không ít
doanh nhân có trình độ học vấn hạn chế, kỹ năng quản trị, kinh doanh thấp.
- Có tinh thần doanh nghiệp ý chí lập nghiệp, làm giàu, dám chấp nhận rủi ro,
thách thức.
- Làm việc rất cần cù, năng động chịu khó học và vươn tới cái mới, có tính tiên
phong trong một số lĩnh vực
- Sống có nhân bản, có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, có mong muốn


được gắn bó trong hội đoàn.
- Sống có văn hoá, giữ gìn những truyền thống, giá trị tốt đẹp của gia đình, xã
hội và dân tộc. Tuy vậy tất nhiên vẫn còn những thiểu số doanh nhân thiếu
trách nhiệm, thiếu đạo đức, văn hoá trong kinh doanh và trong cuộc sống,
nên có những hành vi xấu làm phương hại đến lợi ích của Doanh nghiệp,
của xã hội và của cộng đồng Doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin đi sâu vào ba đặc điểm của lớp doanh nhân
Việt mới:
* Mức độ dám chấp nhận rủi ro
* Tính đổi mới, sáng tạo (đối với sản phẩm, kênh phân phối, hoạt động
khuếch trương..)
* Tính tiên phong, đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh doanh
1. Mức độ dám chấp nhận rủi ro


Theo các kết quả điều tra, khoảng 70% doanh nhân lãnh đạo các doanh nghiệp
dân doanh ở độ tuổi dưới 45 (đối với doanh nghiệp nữ, tỷ lệ đó là 62%, với
doanh nghiệp quốc doanh là 20 – 25%). Tuổi đời trẻ, ảnh hưởng nhiều tới tính
năng động, ý chí dám chấp nhận rủi ro, thách thức, khả năng học hỏi và sức làm
việc của doanh nhân.Một trong những tố chất quan trọng nhất của một doanh
nhân là dám chấp nhận rủi ro. Không biết được điều đó thì không có một doanh
nghiệp lớn mạnh.
Tuy vậy, cũng có thể nói có một bộ phận không nhỏ doanh nhân Việt là
không dám chấp nhận rủi ro. Họ thiếu hẳn sự sáng tạo , đổi mới, dám nghĩ dám
làm và tính tiên phong. Điều này thể hiện rõ nhất ở “tâm lý bầy đàn” trong hoạt
động doanh nghiệp thời gian qua. Những bài học đau lòng về “bầy đàn trong
chứng khoán”, “bầy đàn trong bất động sản”, “bầy đàn trong mô hình tập đoàn
đa ngành, đa nghề”,… đã đẩy không biết bao doanh nhân, doanh nghiệp đến bờ
vực phá sản và đẩy kinh tế đất nước vào cơn khủng hoảng trầm trọng.
Ở một góc nhìn khác, việc dám đối mặt với rủi ro trong quyết định của một

bộ phận doanh nghiệp Việt nam vẫn mang nặng tính “liều” và quyết định mang
tính thiếu nhận thức và hiểu biết. Có thể nhận thức những “rủi ro trong những
quyết định dám chấp nhận rủi ro” của doanh nghiệp Viêt nam như sau:
- Thiếu những qui tắc khôn ngoan trong việc chấp nhận rủi ro
- Thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ nguyên tắc này
- Đơn giản hóa những qui trình kinh doanh
- Chưa đo lường và lượng hóa được những rủi ro.


Nói cách khác, bí quyết đầu tư là phải mạo hiểm với những rủi ro được tính
toán trước. Mỗi một cơ hội đầu tư luôn mang theo những rủi ro tiềm ẩn. Trong
một số thương vụ đầu tư, một loại rủi ro nhất định có thể chiếm ưu thế hơn, và
những rủi ro khác chỉ là thứ yếu. Hiểu đầy đủ về những loại rủi ro chính yếu là
cần thiết để mạo hiểm có tính toán và đưa ra những quyết định đầu tư nhanh
nhạy.
Trong một số tài liệu đã liệt kê được các loại rủi ro trong hoạt động doanh
nghiệp: - Rủi ro vỡ nợ; - Rủi ro kinh doanh; - Rủi ro thanh khoản; - Rủi ro sức
mua hay rủi ro lạm phát; - Rủi ro lãi suất; - Rủi ro công nghệ; - Rủi ro chính trị;
- Rủi ro thị trường.
Có một câu nói rất hay là: “Không rủi ro có nghĩa là không lợi nhuận. Nơi
rủi ro cao thì cũng kỳ vọng lợi nhuận cao”, vấn đề chỉ là quản lý rủi ro đó như
thế nào. Không phải tất cả 8 loại rủi ro này có thể đồng thời xảy ra tại một thời
điểm và với cùng một vụ đầu tư. Mặt khác, các loại rủi ro khác nhau có mối liên
hệ với nhau. Điều quan trọng là phải đánh giá một cách cẩn trọng sự tồn tại của
mỗi loại rủi ro, và mức độ của nó trong mỗi cơ hội đầu tư.
Để tổng kết vấn đề, tôi xin liên tưởng tới sự kiện Việt nam ra nhập WTO
được các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp Việt hay thích dùng từ gọi là “ra
biển lớn”. Ra biển lớn là chấp nhận rủi ro. Biển lớn chứa đựng cả những cơ hội
"cá về đầy khoang" cũng như những rủi ro của những cơn bão lớn. Chỉ những
Doanh nghiệp và doanh nhân dám chấp nhận sự thách thức của biến cả mới

xứng đáng thu nhận về mình sức mạnh của đại dương. Ra biển lớn cần thuyền
trưởng vững vàng và đội ngũ thuỷ thủ dạn dày sóng gió. "Sóng cả nhưng không
ngã tay chèo" là nhờ vào “thuyền trưởng” - tức là ban giám đốc và hội đồng


quản trị của Doanh nghiệp, và "thủy thủ đoàn" - tức là nhân viên của Doanh
nghiệp. Ra biển lớn cần “hoa tiêu” giỏi, cần có la bàn và hệ thống định vị, dẫn
đường tốt. Ra biển lớn cần tàu lớn, và quan trọng hơn, cần tàu tốt. Hơn 90%
doanh nghiệp hiện nay của Việt nam là nhỏ và vừa, trong đó phần lớn trong số
đó lại là nhỏ và rất nhỏ. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, không thể không
có Doanh nghiệp lớn. Có một nghịch lý hiện nay là chúng ta vừa thiếu vừa thừa
Doanh nghiệp lớn: thiếu những Doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh quốc
tế, trong khi lại thừa Doanh nghiệp lớn kém hiệu quả (Tập đoàn Kinh tế Nhà
nước). Ra biển lớn cần một hệ thống bảo hiểm rủi ro tin cậy. Ngay cả khi các
Doanh nghiệp dám chấp nhận rủi ro thì họ cũng cần tìm những biện pháp để
giảm bớt và phân tán rủi ro. Ở đây, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng.
Ra biển lớn cần hiểu biết và tôn trọng "luật hàng hải" quốc tế, luật biển quốc tế
khác luật sông nội địa. Đã một thời gian dài các Doanh nghiệp Việt quen với
việc xé rào và lách luật hơn là tuân thủ luật. Hiểu biết luật và các tập quán
thương mại quốc tế không chỉ giúp các Doanh nghiệp thành công hơn, mà còn
giúp họ giảm rủi ro và bớt tổn thất trong những tranh chấp thương mại khi
chúng

xảy

ra.

2. Tính đổi mới sáng tạo:
Có một thực tế cần phải nhìn nhận thẳng thắn là tính đổi mới và sáng tạo
trong một bộ phân không nhỏ doanh nhân Việt còn ở mức rất thấp. Chúng ta hay

tự nhận xét rằng người Việt thông minh, sáng tạo, nhưng nhiều khi các sáng tạo
đó mang nặng tính chất manh mún, đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
Vậy thì gốc vấn đề là ở đâu ? Trước hết, một số không ít doanh nhân có
trình độ học vấn hạn chế, kỹ năng kinh doanh thấp. Theo kết quả cuộc điều tra


của MPDF và doanh nhân nữ nói trên cho thấy chỉ có khoảng 25% nữ chủ doanh
nhân có trình độ đại học hoặc là trên đại học, trong khi có tới 32.5% chưa học
tới phổ thông trung học. Từ những thống kế về doanh nhân nữ ta có thể suy ra tỷ
lệ tương tự đối với nam doanh nhân. Đó là lỗ hổng rất lớn, hạn chế khả năng và
tầm nhìn của doanh nhân trong thế giới kinh doanh hiện đại ngày nay và do đó
giảm hiệu quả và tính sáng tạo của doanh nghiệp. Lý giải ở góc độ khác, Việt
Nam bị ảnh hưởng mạnh bởi đạo Khổng và phần nào nữa là đạo Phật. Khổng
giáo vốn trọng lễ nghi, thứ bậc, hình thức. Phật giáo khuyến khích an nhiên, tự
tại, đơn giản. Nhiều người cho rằng cả hai trào lưu tư tưởng này đều phản tự do.
Quan niệm như vậy là cực đoan, nhưng cũng phải thừa nhận rằng, hai luồng tư
tưởng này đều không mấy khuyến khích những con người năng động, sáng tạo,
đổi mới, sẵn sàng chiến đấu, vươn lên trong môi trường cạnh tranh tự do khốc
liệt.
Ngày nay chúng ta thường nghe quá nhiều đến những lý thuyết trong quản
trị doanh nghiệp: quản trị sản xuất, quản trị nhân sự, quản trị chiến lược, quản trị
marketing,… Rồi rằng doanh nghiệp cần phải “nhắm vào thị trường, hướng tới
khách hàng”, phải đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất, giá cạnh tranh
nhất, phải xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề, đầu tư trang thiết bị hiện
đại, công nghệ tiên tiến,…. Và giờ đây hình như đó đang là đích trong tư duy
chiến lược của các nhà doanh nhân Việt.
Những chiến lược “hớt váng sữa” của Nokia trong việc tung sản phẩm
điện thoại di động hay Sony với sản phẩm thiết bị nghe nhìn,… cho doanh
nghiệp Việt những bài học quí báu khi tung ra thị trường sản phảm mới và để
làm điều đó thì cần đầu tư tối đa cho khâu R&D.



Hệ thống phân phối: Không phải đơn giản để chuyển đổi từ một nền kinh
tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường và cũng không dễ dàng
chuyển từ khâu phân phối theo kiểu “xin cho” sang kênh phân phối cạnh tranh
hiện đại.
Thiết lập một hệ thống theo chuẩn mực, quản lý kênh phân phối và quản
lý lực lượng bán hàng hiệu quả là mấu chốt để cạnh tranh và giành thị phần. Đây
là mảnh đất mầu mỡ cho những ý tưởng sáng tạo trong việc: thiết lập kênh phân
phối theo dạng trực tiếp hay gián tiếp, đơn kênh hay đa kênh, độ dài của kênh và
các giải pháp khuyên khích bán hàng cũng như giảm thiểu các xung đột lợi ích
trong kênh.
Định vị được thương hiệu và xây dựng một thương hiệu mang tính nhất
quán và chuyên nghiệp là vấn đề không phải doanh nghiệp Việt nào cũng đã làm
được. Nhiều doanh nghiệp trong quá trình phát triển đã xa rời những giá trị cốt
lõi mà mình định ra rồi phát triển dần theo hướng “đa ngành, đa nghề” để rồi
đánh mất chính bản sắc của mình.
3. Đổi mới sáng tạo trong thời khủng hoảng kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc khủng hoảng kinh tế của
Việt nam đang bước vào giai đoạn thử thách gay go nhất cho Chính phủ cũng
như giới doanh nghiệp.
Theo góc nhìn cá nhân thì khả năng dự báo, sự linh hoạt trong chiến lược
kinh doanh và khả năng tư duy không chuẩn mực là những nhân tố mang tính
sáng tạo cao của doanh nhân trong việc đưa doanh nghiệp của mình vượt khó
khăn.


Đi sâu vào phân tích tố chất mang tính đổi mới của doanh nhân đó là khả
năng tư duy không chuẩn mực. Cuộc khoảng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn
ra kéo theo một loạt các định chế tài chính, các tập đoàn khổng lồ sụp đổ hoặc

trên bờ vực phá sản. Những lý thuyết kinh tế, tài chính, những chuẩn mực kinh
doanh tưởng chừng bền vững nhất, tiên tiến nhất thì nay lung lay dữ dội và gây
ra sự hoài nghi cho các nhà kinh tế. Và cùng lúc đó, thành công của các doanh
nghiệp khi thực thi công việc ngược lại với các chuẩn mực lại đem lại những
thành công bất ngờ. Cuối năm 2008 khi thị trường tài chính Mỹ lung lay dữ dội
thì theo logic chuẩn mực chung đồng Dollar Mỹ nhất thiết phải mất giá, vậy mà
thực tế cho thấy một điều kỳ lạ là đồng Dollar Mỹ lại lên giá một cách mạnh mẽ
và có tính bền vũng với tất cả các đồng tiền khác. Nếu lý giải vấn đề theo hướng
không chuẩn mực thì sự việc này lại mang tính logic của nó và nếu doanh
nghiệp cũng “hành xử “theo một kiểu không chuẩn mực tương tự thì đây lại là
cơ hội lớn với họ.
3. Tính tiên phong
Khi nói về sứ mệnh doanh nghiệp, chúng ta thường nhấn mạnh đến vai trò
đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội…
Về mặt bề nổi thì đúng là như vậy nhưng nhìn nhận ở góc độ sâu hơn, thấm đẫm
trong mỗi hoạt động của doanh nhân là tính tiên phong, mở đường cho những ý
tưởng mới, nhận thức mới và ở mức độ nào đó, tác động tích cực đến tầm nhìn
trong tổ chức đời sống xã hội.
Dưới đây người viết xin nêu một số tính tiên phong trong hoạt động doanh
nghiệp Việt nam:
- Tiên phong về sản phẩm mới, dịch vụ mới


- Tiên phong về công nghệ
- Tiên phong trong phương pháp quản trị doanh nghiệp
- Tiên phong về văn hóa và tri thức
Khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chúng ta có cái nhìn
logic hơn về mối quan hệ cung – cầu, giá – cầu; nhưng chỉ khi các siêu thị
Metro, Vincom, BigC, Nguyễn Kim, Parkson,… tung những “đòn” siêu khuyến
mãi, chúng ta mới nhận thức một cách trực quan, đầy đủ sự vận động của giá lên

cầu, cũng như quyền năng, giới hạn của người tiêu dùng trong 3 trụ cột quyết
định đến nhịp độ phát triển đất nước, bao gồm: xuất khẩu – tiêu dùng trong nước
– đầu tư toàn xã hội.
Cùng với động lực mở rộng thị trường, doanh nhân có nhu cầu sử dụng
những biểu tượng văn hóa dân tộc. Họ là sứ giả đưa những tinh hoa Việt Nam ra
thế giới. Những Café Trung Nguyên, đôi dép Bitis, bánh kẹo Kinh Đô, tà áo dài
của nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh, gạch ngói Secoin, … xuất hiện ở nhiều
châu lục, khiến Việt Nam gần gũi hơn trong con mắt bạn bè thế giới.
Hoạt động của doanh nhân còn mở rộng ra thị trường nhân lực, buộc các
trường đại học, viện nghiên cứu phải đổi mới phương pháp giáo dục, nghiên cứu
khoa học theo hướng coi trọng thực hành hơn. Sỡ dĩ doanh nhân giữ vai trò tiên
phong trong sáng tạo, đổi mới nhận thức, cách nhìn như vậy là do họ là đối
tượng sử dụng tài nguyên (đất, mặt nước, rừng, dải tần số, nhân lực, thông tin,
…) nhiều nhất; họ cũng là đối tượng sử dụng công nghệ nhiều nhất.
Tính tiên phong cũng là nhân tố quan trọng bậc nhất trong chiến lược
cạnh tranh vượt lên đối thủ . Tại Công ty Secoin chúng tôi, tiêu chí “luôn tạo ra


sự mới lạ” như kim chỉ nam cho hoạt động R&D để phát triển sản phẩm mới.
Theo thống kê, cứ 1 tháng chúng ta cho ra 1 model gạch mới và mỗi năm lại
tung ra thị trường 1-2 chủng loại sản phẩm mới. Điều dó đã đẩy các đối thủ cạnh
tranh của Secoin luôn ở thế người đi sau. Mỗi khi họ copy xong 1 model gạch
của chúng tôi thì cũng là lúc chúng tôi kịp tung ra model mới được bán với giá
cao, còn model cũ thì hạ giá để cạnh tranh với đối thủ. Với chiến lược này,
Secoin luôn là người tiên phong chiếm lĩnh và dẫn dắt thị trường trong lĩnh vực
của mình.


Kết Luận:
Muốn có đội ngũ doanh nhân mạnh, chúng ta cần thực hiện có hiệu quả

chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, quan tâm hỗ trợ khu vực hộ kinh
doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp và đăng ký đầy đủ theo Luật Doanh
nghiệp. Khuyến khích liên kết, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp và áp dụng
các biện pháp phù hợp để tăng nhanh số lượng doanh nghiệp có quy mô vừa,
thúc đẩy hình thành và phát triển một số doanh nghiệp lớn, đủ sức thực hiện vai
trò dẫn dắt, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thâm nhập vào thị trường thế
giới thông qua các chuỗi sản xuất và cung ứng. Cũng cần phải triển khai các
biện pháp hỗ trợ doanh nhân xúc tiến thương mại, đầu tư, nghiên cứu phát triển,
đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm dịch vụ. Cải thiện khả năng tiếp cận tài
chính, công nghệ và thị trường của các doanh nhân.



×