Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích chiến lược kinh doanh và sự cần thiết mở rộng hoạt động kinh doanh sang quốc gia campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.64 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT MỞ
RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH SANG QUỐC GIA CAMPUCHIA
Nền kinh tế thế giới không ngừng tăng trưởng, các tập đoàn kinh doanh toàn cầu
gia tăng phát triển mở rộng thị trường, xu hướng tiêu dùng đòi hỏi chất lượng hàng
hóa dịch vụ ngày càng cao.Với xu hướng thương mại hóa toàn cầu, xóa bỏ ranh
giới thị trường các quốc gia đã làm áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày
càng gia tăng. Thị trường nội địa ngày càng cạnh tranh và có dấu hiệu bảo hòa, thị
trường bị thu hẹp, áp lực đòi hỏi tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận từ các cố đông,
nhà đầu tư ngày càng cao.Vì vậy để giảm áp lực cạnh tranh và phát triển hoạt động
kinh, doanh doanh nghiệp phải hoạch định chiến lươc mở rộng thị trường mà cụ
thể là mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế, tìm kiếm thêm thị trường mới phù
hợp với nguồn lực công ty và bối cảnh toàn cầu hóa.
Hiện nay, công ty DUC THANH đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cung
cấp vật tư nông nghiệp, là nhà phân phối cấp 1 phân bón. Trong xu thế toàn cầu
hóa thương mại, để giảm áp lực cạnh tranh trong nước đồng thời giữ vững mức
tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai là một thách thức lớn. Đứng
trước sự tăng trưởng không ngừng của kinh tế thế giới, đồng thời đáp ứng nhu cầu
lợi nhuận của các nhà đầu tư bắt buộc doanh nghiệp cần hoạch định lại chiến lược
kinh doanh để có thể thực hiện được các mục tiêu kinh doanh phù hợp với xu
hướng cạnh tranh thương hóa toàn cầu.
Chiến lược kinh doanh được lựa chọn phải phát huy tối đa các điểm mạnh của
doanh nghiệp và phối hợp tận dụng lợi thế quốc gia để có thể đầu tư mở rộng hoạt
động kinh doanh hiệu quả ở quốc gia khác. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp,
Việt Nam có những lợi thế về quặng mỏ là nguyên liệu sản xuất phân bón và có
biên giới chung với Campuchia 1200km, vì vậy quốc gia Campuchia được lựa
chọn là thị trường mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chúng tôi.


Tình hình kinh tế, xã hội và cơ cấu kinh tế đóng góp cho GDP Campuchia năm
2005
Hiện nay quốc gia Campuchia có dân số 14 triệu, diện tích 181.040 km2, trong đó


diện tích nông nghiệp chiếm 20%, diện tích rừng chiếm 70% còn lại đất dân cư và
khu công nghiệp. Campuchia tiếp giáp với Thailan, Lào và có chiều dài biên giới
tiếp giáp Việt Nam là 1200km là điều kiện thuận lợi vận chuyển hàng hóa từ Việt
Nam sang Campuchia.
Theo số liệu từ (ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/44/tong-quan.aspx ), nền kinh tế
Campuchia có GDP 4,729 tỷ USD (2005) thu nhập bình quân đầu người 350USD
trong đó nông nghiêp 29%, công nghiệp 30% và dịch vụ 41%, lực lượng lao động
dưới 21 tuổi 7 triệu người.
Việt Nam và Campuchia tiếp giáp biên giới 1200 km, rất thuận lợi cho việc vận
chuyển hàng hóa, tiết kiệm được chi phí vận chuyển đáng kể so với các doanh
nghiệp nước ngoài khác và đặc biệt nền văn hóa giữa 2 nước tương đồng nhau và
cùng chung khối Asean đã tạo điều kiện tốt cho việc tuyển dụng lao động và công
tác xúc tiến thương mại được dễ dàng. Nền kinh tế Campuchia chưa phát triển,
năng lực sản xuất còn yếu kém, chủ yếu làm thủ công, các sản phẩm hàng hóa
thiết bị vật tư để phục vụ cho nông nghiệp phải nhâp khẩu hoàn toàn.Vì vậy đây là
thị trường có tiềm năng tiêu thụ các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc
thuốc bảo vệ thực vật, là nơi đầu tư lý tưởng cho các doanh nghiệp Viêt Nam.


Phân bổ lao động theo ngành:


Tỷ lệ thất nghiệp: 3.5% (2007)

1-Kinh tế
- Kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển từ những năm 1990 khi Chính phủ thực
hiện nền kinh tế thị trường tự do. Đặc biệt trong những năm gần đây, tốc độ tăng
trưởng kinh tế GDP liên tục đạt mức tăng trưởng 2 con số, cụ thể năm 2001 là 6,2
% ; năm 2002 là 8,6 % ; năm 2003 là 10 % ; năm 2004 là 10,3 % ; năm 2005 là
13,3 % ; năm 2006 là 10,8 % và năm 2007 là 10,1 %, năm 2010 là khoảng 5,9% .

Mức tăng trưởng này có được là nhờ sự tăng mạnh của ngành du lịch, xuất khẩu
may mặc và nông nghiệp, trong khi đó tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 10,8% năm
2010 là 4%
Các ngành kinh tế quan trọng: Công nghiệp ( chủ yếu là công nghiệp may mặc );
Ngành nông nghiệp ( chủ yếu sản xuất thóc gạo ), Ngành dich vụ ( chủ yếu là du
lịch ) . Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng còn yếu kém, chủ yếu là phải
nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước.


Ngành sản xuất nông nghiệp : Giá trị ngành này chiếm 28,5 % trong GDP. Năm
2003 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 10,2% ; năm 2004 giảm 1,0 % ; năm
2005 tăng 15,5 % ; năm 2006 tăng 5,5 % và năm 2007 tăng 5,2 % . Campuchia là
nước nông nghiệp với hơn 75 % dân số sống bằng nghề nông, sản phẩm chủ yếu là
lúa, ngô, đậu các loại, cao su, lá thuốc lá, v.v...và nhiều loại khoảng sản khác .
Ngành sản xuất công nghiệp : Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2003 tăng
12,4 % ; năm 2004 tăng 17,0 % ; năm 2005 tăng 12,9 % ; năm 2006 tăng 18,4 %
và năm 2007 tăng 8,0 % .
Ngành dịch vụ : Năm 2007 ngành dịch vụ du lịch tăng 10,2 %, trong khi đó năm
2003 tăng 5,9 % ; năm 2004 tăng 13,2 % ; năm 2005 tăng 13,1 % ; năm 2006 tăng
10,1 % . Sự tăng trưởng ngành này trong năm 2007 chủ yếu là do tăng lượng
khách du lịch đến Campuchia, tăng cường các hoạt động kinh tế, thương mại, vận
chuyển, viễn thông và dịch vụ tài chính ngân hàng

Thương

mại:

+ Xuất khẩu : Gần 75 % kim ngạch xuất khẩu của Campuchia là hàng may mặc,
năm 2003 xuất khẩu đạt 2,087 tỷ USD ; năm 2004 đạt 2,589 tỷ USD ; năm 2005
đạt 2,910 tỷ USD ; năm 2006 đạt 3,694 tỷ USD và năm 2007 đạt 4,042 tỷ USD

tăng 9,4% so với năm 2006,năm 2010 đạt 3,494 tỷ USD.
+ Nhập khẩu : Năm 2003 nhập khẩu đạt 2,087 tỷ USD ; năm 2004 đạt 3,269 tỷ
USD ; năm 2005 đạt 3,928 tỷ USD ; năm 2006 đạt 4,749 tỷ USD và năm 2007 đạt
5,377 tỷ USD tăng 13,2 % so với năm 2006, năm 2010 là 4,778 tỷ USD.


Dự án đầu tư : Năm 2007 Hội đồng phát triển Campuchia cấp phép 130 dự án đầu
tư với tổng số vốn 2,7 tỷ USD, tăng 31,3 % so với năm 2006. Năm 2010, Hội đồng
phát triển Campuchia cấp phép tổng cộng 102 dự án đầu tư, tổng giá trị vốn đăng
ký tính theo giá trị tài sản cố định đạt 2,690 tỷ USD.
2-Văn hóa
Phong tục tập quán : Người Campuchia sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn, họ
thường chào nhau theo kiểu truyền thống chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện ,
đầu hơi cúi. Họ coi trọng gia đình là hạt nhân, trong đó người phụ nữ đóng vai trò
chính, gia đình bên vợ quan trọng hơn gia đình bên chồng. Khi đi dự đám cưới nên
mặc quần áonhiều màu sắc, tránh đen và trắng. Đám cưới thường mời 9 nhà sư
đến làm lễ từ sáng sớm .
3-Chính trị

Thể chế nhà nước : Campuchia là quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến, đa
nguyên chính trị và phát triển kinh tế thị trường tự do. Campuchia hiện có 57
Đảng chính trị, nhiệm kỳ 4 ( từ năm 2008 - 2013 ) có 11 Đảng ra tranh cử, trong
đó chỉ có 5 đảng có đại biểu trong Quốc hội bao gồm : Đảng nhân dân ( CPP ) 90
đại biểu ; Đảng Fincinpec 2 đại biểu ; Đảng Samrainsy ( SRP) có 26 đại biểu ;
Đảng nhân quyền ( HRP ) có 3 đại biểu ; Đảng Norodom Ranarith có 2 đại biểu .


- Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa Lập pháp, Hành pháp, và Tư pháp
- Đứng đầu nhà nước là Vua, Vua là biểu tượng của sự đoàn kết và thống nhất dân
tộc

-

Lập

pháp

:

Lưỡng

viện

+ Thượng viện : Gồm 61 đại biểu ( 2 đại biểu do Quốc vương và 2 đại biểu do
Quốc hội chỉ định, còn 57 đại biểu do bầu ), nhiệm kỳ của Thượng viện là 5 năm
do Samdech Akka Moha Sena Thommak Pothisal Chea Sim làm Chủ tịch
+ Quốc hội : Nhiệm kỳ 4 ( 2008 - 2013 ) gồm 123 đại biểu, bầu theo chế độ phổ
thông đầu phiếu và do Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin làm
Chủ

tịch

.

- Hành pháp : Đứng đầu Chính phủ là Samdech Akka Moha Sena Padei Dekcho
Hun Sen làm Thủ tướng ( từ 14/01/1985 - nay ) và một số Phó Thủ tướng, nội các
thành viên Hội đồng Bộ trưởng do Vua ký sắc lệnh bổ nhiệm.
- Tư pháp : Gồm Hội đồng thẩm phán tối cao ( được Hiến pháp quy định thành lập
tháng 12/1997); Tòa án tối cao và các Tòa án địa phương
4-Luât pháp
Luật pháp còn nhiều hạn chế đang trong thời kỳ chỉnh sửa hoàn thiện luật pháp

Như luật đầu tư, luật sở hữu bất động sản, luật sở hữu trí tuệ chưa được chính
quyền thực sự quan tâm.


Đánh giá các cơ hội và thách thức khi thâm nhập thị trường Campuchia
Các cơ hội:
Campuchia có diện tích nông nghiệp 20%, đây là thị trường tiềm năng đối với các
doanh nghiệp Việt Nam. Diện tích rừng chiếm 70% nguồn tài nguyên thiên lớn có
thể đầu tư phát triển gia tăng sản xuất nông nghiệp, phát triển khu công nghiệp thu
hút đầu tư nước ngoài trong tương lai
Nguồn lao động giá rẻ, tỉ lệ lao động dưới 21 tuổi 7 triệu người chiếm 50% tổng
dân số có nền chính trị ổn định, chính phủ có chính ưu đãi khuyến khích đầu tư
Doanh nghiệp Campuchia chưa có bề dày kinh nghiệp, tiềm lực tài chính còn yếu,
chưa ứng dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, quy trình công nghệ vào hoạt động
sản xuất kinh doanh nên năng lực cạnh tranh thấp. Đặc biệt chưa có doanh nghiệp
Campuchia đầu tư sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phục vụ cho nông
nghiệp.
Campuchia có 14 triệu dân thu nhập bình quân đầu người 350 USD quy mô thị
trường còn nhỏ. Hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ còn nhiều hạn chế nên chưa đủ
thu hút các doanh nghiệp lớn, tập đoàn nước ngoài đầu tư vào, do đó mức độ cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp thấp, hiện nay chỉ có số ít doanh nghiệp từ Thailan,
Trung Quốc và Việt Nam đầu tư.
Mối quan hệ ngoại giao hữu nghị giữa chính phủ Campuchia và Việt Nam nhiều
năm qua luôn phát triển tốt đẹp. Chính phủ Việt Nam có đóng góp lớn lao cho sự
ổn định kinh tế, chính trị của Campuchia bằng cuộc chiến tranh giúp Campuchia
ngăn chặn nạn diệt chủng Khmer đỏ năm 1979.


Campuchia không có tài nguyên thiên nhiên quặng mỏ để phục vụ cho sản xuất
phân bón dùng trong nông nghiệp, ngành công nghiệp sản xuất còn thô sơ lạc hậu,

nhập khẩu là chính không có khả năng cạnh tranh về sản xuất phân bón với doanh
nghiệp Việt Nam

Các thách thức khi đầu tư vào đất nước campuchia:
Campuchia có dân số 14 triêu thu nhập bình quân đầu người thấp nên quy mô thị
trường nhỏ, lao động phổ thông dồi giàu nhưng thiếu lao động có kỹ năng chuyên
môn
Các công trình đường xá hệ thống giao thông chưa đàu tư hoàn chỉnh, cơ sở hạ
tầng còn thiếu thốn, lạc hậu gây khó khăn cho vận chuyển hàng hóa làm tăng chi
phí sản xuất.
Luật pháp còn nhiều hạn chế đang trong quá trình hoàn thiện, luật sở hửu trí tệ
chưa được chính quyền quan tâm nghiệm túc thực hiện. Nạn sản xuất hàng giả,
hàng nhái, cơ quan chức năng chưa tổ chức công tác kiểm soát chất lượng sản
phẩm hàng hóa
Lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư kinh doanh ngành sản xuất phân
bón vào thị trường Campuchia.
Viêt Nam có lợi thế tuyệt đối về quặng mỏ, nguyên liệu cơ bản sản xuất P 2O5
trong 3 yếu tố cơ bản chủ lực cung cấp cho ngành sản xuất phân bón.
Hiện nay Việt Nam đã xây dựng các nhà máy sản xuất đạm (NH2) 2CO nguyên liệu
cơ bản thiết yếu có thể cung cấp cho thị trường sản xuất phân bón sản lượng trên 2
triệu tấn/năm.


Trong lĩnh vực sản xuất phân bón phục vụ cho ngành nông nghiệp có 3 yếu tố cơ
bản N, P, K được sử dụng chiếm khoảng 90% cho sản xuất phân bón. Việt Nam đã
có lợi thế để sản xuất 2 yếu tố N và P, đây là những yếu tố quan trọng giúp các
doanh nghiệp Việt Nam có chi phí thấp có thể cạnh tranh với các các doanh
nghiệp đến từ các quốc gia khác.
Về vị trí địa lý Việt Nam có chung biên giới dài 1200 km thuận lợi trong việc vận
chuyển các loại vật tư nông nghiệp sang đất nước Campuchia. Đây là một thế lớn

nếu so sánh về vận chuyển so với các doanh nghiệp Trung Quốc khi đầu tư vào
Campuchia

Diện tích nông nghiệp 36208 km2 tương ứng thu nhập từ nông nghiệp 1,4 tỉ USD,
độ lớn thị trường 500_700 triệu USD quy mô nhỏ, không hấp dẫn để thu hút các
tập đoàn đa quốc gia tham gia đầu tư. Đối thủ cạnh tranh ngành cung ứng vật tư
nông nghiệp có thể là các doanh nghiệp đến từ quốc gia Trung Quốc hoặc
Thailan.Tuy nhiên so với Thailan Việt Nam có lợi thế thiên nhiên về quặng mỏ
nguyên liệu sản xuất P2O5 so với doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Việt Nam có
lợi thế có đường vận chuyển ngắn hơn tiết kiệm chi phí rất đáng kể.
- Phương pháp thâm nhập vào thị trường Campuchia
Nền kinh tế Campuchia chưa phát triển mạnh nên chưa hình thành được mạng lưới
bán hàng chuyên nghiệp chặt chẽ, kinh doanh còn mang tính tự phát, truyền thống
chưa có quy mô, rất khó áp luật thương mại quốc tế trong việc tổ chức mạng lưới
phân phói hàng hóa khi đầu tư kinh doanh trực tiếp nên công tác trực tiếp tổ chức
mạng lưới bán hàng gặp nhiều khó khăn và nhiều rủi ro. Mặt khác, sự khác biệt về
ngôn ngữ và văn hóa cũng ảnh hưởng phần nào đến công tác tổ chức bán hàng do
đó trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường Campuchia để an toàn, giảm rủi ro


nên chọn phương án liên doanh với các doanh nghiệp Campuchia hay xuất khẩu sẽ
đem lại hiệu quả và an toàn trong hoạt động mở rộng kinh doanh quốc tế.
Kết Luận:
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, môi trường kinh
doanh ngày càng phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh tại
thị trường trong nước và quốc tế, công ty DUCTHANH cũng không ngoại lệ. Tận dụng
tối đa lợi thế quốc gia trở thành yếu tố cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp trong
chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế. Qua các thông tin và phân tích
thị trường, tôi tin tưởng rằng doanh nghiệp DUC THANH đầu tư mở rộng hoạt
động kinh doanh trên lĩnh vực cung cấp phân bón cho thị trường Campuchia sẽ gặt

hái thành công cho công ty./.


Tài liệu tham khảo:
/> />%80%20%C4%90%E1%BA%A4T%20N%C6%AF%E1%BB%9AC
%20CAMPUCHIA.html
/>


×