Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

PHÂN TÍCH đặc điểm DOANH NHÂN VIỆT NAM TRONG GIAI đoạn hội NHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.81 KB, 15 trang )

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM DOANH NHÂN VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN HỘI NHẬP

I. GIỚI THIỆU CHUNG
Con người, theo phân

loại học

là Homo sapiens, tiếng La-tinh nghĩa là "người

thông thái" hay "người thông minh", là một loài còn sống duy nhất của chi Homo.
Con người là một loài sinh vật có bộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy
luận trừu tượng, ngôn ngữ

và xem xét nội

tâm.

Điều trên kết hợp với một cơ thể đứng

thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc
cầm nắm, cho phép con người dùng nhiều công cụ hơn tất cả những loài khác. Con
người là sản phẩm của tự nhiên. Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa doanh
nhân: người làm nghề tổ chức sản xuất kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho
thị trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Doanh nhân xuất hiện và tồn tại
trong lịch sử loài người cùng với sản xuất hàng hoá và thị trường. Trong bối cảnh
Việt Nam thì khái niệm doanh nhân thay đổi theo các thời kỳ lịch sử.
Những doanh nhân như ông Bạch Thái Bưởi, ông Trương Văn Bền… được
lịch sử trân trọng tôn vinh như những người đi đầu trong việc mở mang kỹ nghệ
nước nhà, làm giàu cho đất nước, và đặc biệt điều không thể thiếu là làm giàu cho
chính bản thân mình.


Khi sự nghiệp kháng chiến được đặt lên hàng đầu, có những doanh nhân nổi


tiếng như Ngô Tử Hạ, rồi Trịnh Văn Bô, Đỗ Đình Thiện… đã dùng tài kinh doanh
của mình để đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến cứu nước. Không ít doanh nhân
đã tạm từ bỏ sự nghiệp làm giàu của mình để tham gia kháng chiến, thậm chí chấp
nhận nguy hiểm mạng sống của mình để bí mật đóng góp cho kháng chiến và ở
thời đó đã phát sinh cụm từ “tư sản cách mạng”.
Nhưng nghĩa doanh nhân sẽ không đầy đủ, nếu xét đến sự “tồn tại cùng với
sản xuất hàng hóa và thị trường”. Những doanh nhân trong thời kỳ bao cấp được
gọi là doanh nhân, nhưng những doanh nhân này làm việc theo kế hoạch được chỉ
đạo và hưởng lương như quan chức chính phủ. Không có khái niệm lợi nhuận,
chẳng có khái niệm làm giàu. Thậm chí trong những kiến thức được trang bị, khái
niệm marketing không hề tồn tại, còn khái niệm cạnh tranh bị coi là xấu xa.
Những doanh nhân đang được tôn vinh ngày nay
Dường như thời của những khát vọng làm giàu đang trở lại, với việc xã hội
bắt đầu tôn vinh giới doanh nhân. Nhưng không chỉ có thế. Với một trang mới của
lịch sử, thì cũng xuất hiện những loại hình doanh nhân mới.
Có những doanh nhân không hề phải nghĩ đến cạnh tranh. Đơn giản vì họ là
“sân sau” của một vài tổ chức hay cá nhân. Họ có được vị thế độc quyền mà các
nhà cung cấp hay khách hàng phải tìm đến cầu cạnh. Cao hơn nữa, có những doanh
nhân với siêu quyền lực, mang theo “khát vọng” thao túng các quyết định và chính
sách của các cơ quan quản lý.
Có một thế hệ doanh nhân “chuyên nghiệp” đang hình thành. Đó là những


người không bỏ tiền ra mở doanh nghiệp, nhưng được các nhà đầu tư giao trọng
trách điều hành doanh nghiệp. Đối chiếu với định nghĩa, chính xác họ là những
doanh nhân, tuy họ không phải chủ doanh nghiệp. Có lẽ nên ghi nhận đây là điểm
rất sáng của nền kinh tế.

Doanh nhân nào nên được vinh danh
Khi nói đến doanh nhân, thường người ta hình dung ra những vị giám đốc,
đeo cà vạt, xách cặp da, đi xe hơi đắt tiền hay ngồi khoang máy bay hạng nhất, với
những cuộc đàm phán hợp đồng hàng triệu đô la… Tuy nhiên, một chị bán đậu hũ
hàng ngày dậy từ 3 giờ sáng để làm hàng, để sáng ra có thể gánh đậu đi bán rong.
Chị cũng thuê một người phụ việc, chị cũng lo đáp ứng nhu cầu của học sinh nơi
cổng trường, cũng lo vay vốn, đầu vào đầu ra… Theo định nghĩa, chị cũng là một
doanh nhân và là doanh nhân rất lương thiện. Nhưng mải lam lũ làm ăn, chỉ chẳng
bao giờ mơ tới việc được vinh danh. Với những doanh nhân hào nhoáng nhưng ở
mặt tối của bức tranh như đã nói ở trên, chắc phải chờ để lịch sử xóa tên khỏi danh
sách được vinh danh. Còn hiện tại, xã hội vẫn đang cố gắng để danh sách được
vinh danh ngày 13/10 càng dài thêm, để con đường đi đến thịnh vượng càng ngắn
lại.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NHÂN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Theo một số ý kiến nhân định trong kinh doanh của doanh nhân việt
nam


Ông Nguyễn Tuấn Khải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sữa Quốc tế:
“….Nói về kinh doanh thì cái rất quan trọng là tính cạnh tranh. Nhưng cạnh
tranh phải lành mạnh. Và đó chính là một phạm trù của đạo đức kinh doanh. Ở Việt
Nam tính đến thời điểm này thì theo tôi sự cạnh tranh cũng khá lành mạnh, chưa
thấy một trường hợp nào mà cạnh tranh mang tính “một mất một còn” như trong
môi trường tư bản chủ nghĩa. Trên thế giới người ta phải đưa ra những điều luật
chặt chẽ để khống chế sự cạnh tranh không lành mạnh.
Tuy nhiên, đôi khi vẫn có doanh nghiệp còn suy nghĩ cạnh tranh có nghĩa là
doanh nghiệp mình phải thắng các doanh nghiệp khác mà không nghĩ rằng đã kinh
doanh là mình phải giúp cho cộng đồng tốt hơn. Cạnh tranh càng lành mạnh bao
nhiêu thì cộng đồng càng phát triển bấy nhiêu…”

Bà Đoàn Thị Hữu Nghị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hiệp Hưng:
“…Là một chủ doanh nghiệp giỏi thì phải biết thế nào là sự phát triển bền
vững. Chỉ có đạo đức doanh nghiệp thì chính đạo đức kinh doanh mới tạo nên sự
phát triển bền vững. Những chủ doanh nghiệp có tầm nhìn xa hơn thì sẽ biết tính
toán kết hợp, có thể không thực hiện được 100% đạo đức doanh nghiệp nhưng họ
sẽ đảm bảo được một mức độ nhất định mà xã hội chấp nhận. Do đó, tôi nghĩ rằng
phải có sự dung hoà, sự tính toán rất kỹ, phải thấm nhuần được thế nào là đạo đức
kinh doanh, đồng thời áp dụng văn hoá doanh nghiệp đó trong thời kỳ nào cho phù
hợp….
Tôi nghĩ vấn đề này phải nhìn nhận một cách rộng lượng, không nên lấy một


trường hợp cụ thể này so sánh với trường hợp cụ thể khác.

Tôi không thấy có

mâu thuẫn gì. Trong kinh doanh nhiều người thường nói thương trường như chiến
trường nhưng những quan điểm kinh doanh chân chính đã mãi mãi tồn tại và mãi
mãi phát triển. ….”
Bà Vũ Thị Thuận, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Traphaco:
“…Thực tế trong thương trường có rất nhiều loại doanh nghiệp cũng như là
trong tự nhiên thì có rất nhiều loại nấm, có nấm ngon, nấm bổ nhưng cũng có nấm
độc. Cộng đồng doanh nghiệp cũng như vậy. Tuy nhiên, tôi nghĩ những doanh
nghiệp làm ăn kiểu này rất ít vì đã là con người, là doanh nhân đứng đầu một tổ
chức làm ăn và có nhiều đối tượng làm việc với mình thì không có ai bỏ vốn ra để
làm ăn ngắn cả. …”
Ông Nguyễn Tuấn Khải:
“…Thực tế, đã làm kinh doanh là phải tận dụng tất cả những cơ hội có thể để
PR cho mình và mục đích của doanh nghiệp nào là xây dựng một thương hiệu thật
mạnh cho mình và cho quốc gia. Do đó, nếu xen kẽ việc làm từ thiện để xây dựng

thương hiệu cho doanh nghiệp, cho quốc gia thì theo tôi là việc không có gì là sai.
Tôi nghĩ rằng, khi cái tâm của con người trong sáng thì việc làm từ thiện không chỉ
là công cụ đánh bóng tên tuổi của họ mà còn là chung sức giúp đỡ cộng đồng và
xây dựng đất nước. Do đó không nên phê phán họ làm từ thiện là để đánh bóng
thương hiệu và không tin ở cái tâm của họ.
Bản thân người được nhận từ thiện cũng nên khuếch trương cho doanh


nghiệp đó bởi việc tạo dựng thương hiệu là đòn bẩy cho sự phát triển của doanh
nghiệp. Khi một doanh nghiệp có thương hiệu thì quốc gia cũng có thương hiệu và
khi đó mọi chính sách và việc làm cho cộng đồng cũng tốt hơn. Việc làm từ thiện
với việc PR cho doanh nghiệp không có mâu thuẫn. Nó chỉ có không tốt khi một
doanh nghiệp nào đó quá lợi dụng việc làm này và chỉ làm từ thiện ở những nơi
nào nổi tiếng nhất và đổi với những nơi ít hiệu quả thì họ không làm….”
Bà Đoàn Thị Hữu Nghị:
“…Tôi nghĩ rằng lấy việc làm từ thiện là một hình thức marketing hay PR là
hoàn toàn chính xác và tôi ủng hộ suy nghĩ đó. Bởi vì khi một tôn giáo nào nhập
thế, cũng tức là dùng một phương tiện để đi đến một mục đích cũng như việc đi
qua một con sông thì người ta dùng một con đò, đó là việc hết sức bình thường.
Tuy nhiên cũng không nên quá lợi dụng con đò đó, lần sau nếu có phương
tiện khác thì nên đi phương tiện khác chứ không nên vác con đò đó để đi. Song
trước hết việc làm từ thiện của doanh nghiệp phải xuất phát từ cái tâm. Việc quảng
bá thương hiệu của doanh nghiệp nhằm để tăng lợi nhuận sau đó lại quay trở lại
làm từ thiện tiếp, bởi nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì không thể tiếp tục hoạt
động này.….”
Ông Trần Xuân Kiên:
“….Đó chính là chiến lược phát triển của các tập đoàn nước ngoài, việc các
tập đoàn đó lập ra các quỹ từ thiện khổng lồ cũng đã thể hiện sự quan tâm của họ
đối với cộng đồng và xã hội. Chúng ta cũng phải hiểu để có thể lo cho được nhiều
người có hoàn cảnh khó khăn hơn nữa thì vấn đề cốt lõi nằm ở nguồn tài chính.



Doanh nghiệp có làm ăn hiệu quả thì việc làm từ thiện sẽ nhiều hơn. Còn ở Việt
Nam việc làm từ thiện của các doanh nhân, cá nhân tôi thấy rằng mọi người làm
điều đó bắt nguồn từ sự đồng cảm và vì cái Tâm, chứ làm từ thiện vì mục đích
marketing không nhiều. Tôi thấy rất nhiều gương doanh nhân làm từ thiện ở Việt
Nam thực sự đáng khâm phục, không phải vì số tiền họ bỏ ra, mà về cách mà họ
làm từ thiện rất có Tâm, xuất phát từ sự đồng cảm đối với cộng động và xã hội…..

Bà Vũ Thị Thuận:
“….Tôi nghĩ rằng nó đã thành một kỹ thuật trong PR. Hoạt động tài trợ là
một trong những nội dung của marketing hiện đại thì không tránh khỏi việc một
doanh nghiệp nào đó họ làm khi làm từ thiện hay công tác xã hội thì đương nhiên
họ được xã hội ghi nhận và qua đó thương hiệu của họ, uy tín và vị thế của họ cũng
được nâng lên rõ rệt trong con mắt xã hội bởi họ đã biết chia sẻ quyền lợi của họ
cho cộng đồng.
Ở Việt Nam, tôi nghĩ rằng hoạt động này đa phần xuất phát từ cái Tâm, bởi
thực tế ở nước ta không phải đã có nhiều doanh nghiệp giàu có. Thu nhập và lợi
nhuận của người đứng đầu doanh nghiệp và doanh nghiệp Việt Nam có thể không
bằng các ngôi sao nổi tiếng hay các doanh nghiệp nước ngoài nhưng họ vẫn tham
gia các hoạt động phúc lợi xã hội, từ thiện. Theo tôi, nó xuất phát từ chính cái tâm
và truyền thống, đạo lý vốn có xưa nay của người Việt Nam …. “
Những hoài bão lớn
Một đất nước lớn mạnh là đất nước có được nhiều người có hoài bão, ước


mơ. Chúng ta không thiếu những doanh nhân Việt Nam có hoài bão lớn, chúng ta
có quyền tin về một viễn cảnh nơi mà tất cả những doanh nhân tâm huyết sẽ cùng
góp trí tuệ, dồn sức mạnh, đồng tâm gánh vác sứ mệnh làm giàu cho đất nước, cho
con người Việt Nam.

Trí tuệ doanh nhân
Doanh nhân trí tuệ Việt Nam là lớp doanh nhân dám nghĩ, dám làm, dám
chấp nhận thách thức, dám đón nhận rủi ro. Họ biết dự báo tình hình, thời cuộc,
quyết đấu tranh với chính bản thân mình và vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng
những giải pháp thị trường sáng tạo. Họ ngẩng cao đầu trong thất bại và hạnh phúc
trong vinh quang. Một thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam giải quyết sự việc bằng
khoa học, và giảm dần sự phụ thuộc của cảm tính cá nhân. Một lớp doanh nhân
nhạy cảm với nhu cầu của cuộc sống, thấu hiểu nhu cầu và đáp ứng cho những nhu
cầu đó. Như vậy là họ đã làm giàu cho đất nước.
Trí tuệ lại một lần nữa giúp doanh nhân nhạy bén hơn, năng động hơn, hiện
đại hơn. Những kỹ năng kinh doanh được hình thành dễ dàng hơn, giúp cho công
việc thuận lợi hơn. Chúng ta không còn lo lắng với kiến thức thương mại quốc tế
hay kỹ năng kinh doanh toàn cầu. Cộng thêm vào đó là tính quyết liệt vì sự tồn tại
của doanh nghiệp mình trên thị trường thế giới, lúc đó Việt Nam sẽ có những
thương hiệu toàn cầu, công ty toàn cầu.
Tầm nhìn doanh nghiệp
Tùy mỗi doanh nhân, vời mức độ hoài bão, ước mơ, tùy vào niềm tin, mức


độ nhạy cảm trong kinh doanh sẽ có tầm nhìn “xa, gần” khác nhau. Tầm nhìn xa
gần là cơ sở của việc thiết lập chiến lược ngắn, trung, dài hạn.
Nhiều doanh nhân trẻ hiện nay chưa có tầm nhìn cho doanh nghiệp của
mình, do vậy ở đó không có chiến lược cho doanh nghiệp hoạt động. Nhiều khi
doanh nghiệp đã “sống” được vài năm, nhưng bản thân doanh nhân cũng chưa rõ
tầm nhìn. Phần lớn khi doanh nghiệp mới thành lập, doanh nhân canh cánh một
điều là làm sao doanh nghiệp mình tồn tại và từng bước phát triển. Để tồn tại mỗi
doanh nhân phải lèo lái cho doanh nghiệp của mình trải nghiệm vài ba năm, thế là
thời gian nhìn lại, không biết tiếp theo phải làm gì khi chưa có định hướng hoạt
động rõ ràng để công ty phát triển mang tính bền vững hơn.
Một điều nữa cũng thường gặp là mỗi doanh nhân chúng ta đều sẵn sàng trả

lời là “công ty tôi có chiến lược hoạt động rõ ràng”, nhưng khi tìm hiểu mới được
biết rằng, thật sự có nhưng ngoài sếp, không ai biết vì chiến lược không được chia
sẻ. Nhân viên trong công ty không trả lời được câu hỏi ngày mai công việc họ sẽ
như thế nào. Và rất nhiều việc xảy ra trong công ty, vì không được định hướng để
cùng phát triển. Lúc đó các doanh nhân hết sức vất vả phải lo nhiều hơn vấn đề
nhân sự. Đừng nghĩ nhân viên đi làm chỉ vì lương mỗi tháng, mà họ cần được tôn
trọng, được ghi nhận, được động viên và chia sẻ tầm nhìn phát triển của lãnh đạo
và của công ty.
Lựa chọn đối tượng kinh doanh:


1. Trước khi kinh doanh một sản phẩm/dịch vụ nào đó, bạn cần tính toán thật
kỹ lưỡng. Sản phẩm khách hàng đã mua hôm nay biết đâu ngày mai họ lại không
còn thích nữa hay nghiêm trọng hơn là họ không mua nữa.
2. Không nên đầu tư vào những sản phẩm/dịch vụ chỉ để thoả mãn ước muốn
của bản thân, mà luôn phải nhớ rằng mình đang đầu tư vốn nhằm sinh lợi nhuận.
Dĩ nhiên là bạn có thể hành động như vậy chỉ vì bạn muốn như thế, song không thể
sớm hơn thời điểm bạn có thể lãng phí tiền bạc mà không ảnh hưởng đến thành
công của bạn trên thương trường.
3. Đôi khi sản phẩm/dịch vụ độc đáo và “không bình thường” có rất ít khả
năng tìm được người mua, hoặc nến có khách hàng thì số lượng cũng không ổn
định và chỉ mang tính nhất thời. Vì vậy, hàng hóa của bạn càng có tính phổ biến
cao, thì bạn càng dễ tìm được khách hàng muốn mua.
4. Một mức giá hợp lý là rất quan trọng. Giá bán được xác định bởi quy luật
cung cầu chứ không phải là giá trị thực tế của nó. Song song với chất lượng và
mẫu mã, khách hàng bao giờ cũng quan tâm đến giá cả.
Những khách hàng bình thường đều chỉ muốn mua những sản phẩm bình
thường và 95% số khách hàng trên thị trường là những người bình thường, do đó
bạn nên tập trung vào những sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu thực tế.
Hay nói một cách khác, nếu xét trên quan điểm tài chính thì các sản phẩm dịch vụ

của bạn càng “giống” tiền bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, bởi đặc tính của đồng tiền
là nó luôn cần thiết cho mọi người và tiền bao giờ cũng có thể chuyển đổi thành
hàng hoá.


Từ đó, bạn cần thông suốt nguyên tắc rằng chỉ kinh doanh những hàng hoá
có nhiều khả năng bán được để khi cần, bạn có thể nhanh chóng biến nó thành tiền
mà không bị mất mát. Kinh doanh là một quá trình thay thế nối tiếp nhau - hàng
hoá thành tiền và tiền thành hàng hoá. “Hàng tiền - tiền hàng” chính là kinh doanh,
nếu qua mỗi mắt xích sinh ra lợi nhuận. Ngược lại, nếu không có lợi nhuận thì đó
không thể coi đó là kinh doanh, mà là sự phá tiền. Bởi vậy, khi kinh doanh bất kể
thứ gì, bạn hãy suy nghĩ: “Có thể nâng giá lên được không và có tìm được ai cần
thứ này không?”. Nếu có thì bạn hãy dũng cảm mà kinh doanh.

Cộng trí tuệ, vượt tầm cao
Doanh nhân trẻ Việt Nam, một thế hệ doanh nhân đoàn kết để cộng trí tuệ,
vượt tầm cao. Mỗi doanh nhân tạo ra một giá trị nhỏ, nhưng một nhóm doanh
nhân, một lớp doanh nhân, một thế hệ doanh nhân sẽ tạo ra một giá trị cực kỳ to
lớn cho đất nước, cho con người Việt Nam.
Ngày hội nhập WTO đã đến, ngay sau đó hàng loạt sự đổ bộ của những
chàng khổng lồ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, họ đến với tư cách là nhà đầu
tư, tìm thị trường, họ hi vọng sẽ chiếm lĩnh một thị trường đầy tiềm năng với hơn
80 triệu dân. Áp lực cạnh tranh trong bối cảnh mới chắc hẳn phải thay đổi, hàng
loạt cơ hội và thách thức mới được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập đầy thách thức, một thế hệ trẻ doanh nhân
sẽ thành công khi họ biết cộng trí tuệ, hợp tác, góp cùng sự nhiệt huyết thành công,


với sức trẻ và được năm tháng rèn luyện bản lĩnh, họ là niềm tự hào của Việt Nam
trong kinh doanh tiếp cận với thị trường thế giới.

Yếu điểm trong doanh nhân Việt Nam
Những doanh nhân nước ngoài đến Việt Nam thường có nhận xét là phần lớn
các doanh nhân Việt Nam rất ít để thì giờ của mình cho gia đình và đặc biết là để
vui chơi với các con ở lứa tuổi cần sự chăm sóc và tình thương của cả bố lẫn mẹ.
Trong lúc đó, ngoài công việc tại cơ quan, họ đã giành quá nhiều thời giờ cho các
hoạt động giao tế, vui chơi với bạn bè.
Kinh nghiệm ở nước ngoài cho thấy những doanh nhân thành công lớn là
những người biết phân bổ quỹ thời gian hợp lý. Sự phân bổ quỹ thời gian thiếu cân
đối dễ dẫn đến sự xào xáo trong gia đình, ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập và
tuổi thơ của con cái cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Có một số nhân xét là phần lớn các doanh nhân Việt Nam ít đọc sách, ít sử
dụng email và ít truy cập thông tin trên internet. Kinh nghiệm về lãnh đạo và quản
lý còn quá mỏng. Kiến thức về thị trường quốc tế, về kinh tế của các nước đang
phát triển cũng còn sơ sài. Theo Michael Porter: “..tài sản của một quốc gia phụ
thuộc rất lớn vào sự cạnh tranh của nước ấy...”. Nhưng muốn cạnh tranh thành
công, ngoài điều kiện cần là phải có một nền kinh tế vĩ mô như môi trường chính
trị và cơ sở pháp lý ổn định, lại phải có điều kiện đủ là ưu tiên chăm sóc nền kinh
tế vi mô như các cơ sở kinh doanh năng động và môi trường kinh doanh lành
mạnh. Nếu phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam chưa tự trang bị cho
mình đầy đủ tri thức cần thiết và không có tầm nhìn xa và rộng thì thực khó lòng


có đủ sức cạnh tranh với thế giới một khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO.
Về mặt phân cấp chức năng, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam khác với văn
hóa của các nước phương Tây phát triển. Tại các nước này, mỗi cấp quản lý có
quyền quyết định các hoạt động thuộc chức năng của mình, kể cả phần chi thu
thuộc phạm vi trách nhiệm, ưu tiên của sự phân cấp chức năng là làm cho mỗi cấp
quản lý có thêm trách nhiệm, thêm sự tự tin, phát huy mọi sáng kiến, năng động
hơn và có hiệu nâng cao. Sự phân cấp chức năng còn giúp cho vị thủ trưởng có
thêm nhiều thì giờ và năng lực để tập trung giải quyết các vấn đề then chốt mang

tính vĩ mô của công ty.

III. ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ DOANH NHÂN VIỆT NAM PHÁT
TRIỂN.
Để cho Doanh nhân Việt Nam hình thành và phát triển, Tôi nghĩ rằng phải có
một tổng thể các giải pháp, ở đây chúng tôi chỉ xin nêu một số giải pháp được cho
là cơ bản nhất.
1. Giải pháp về chính trị:
Muốn cho Doanh nhân Việt Nam chứng tỏ được tài năng của họ cần phải
xây dựng một chế độ dân chủ thực sự, một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa của
nó. Nhà nước phải là người đại diện quyền lợi của toàn xã hội, là người điều chỉnh
các lợi ích chính đáng của mọi cá nhân, mọi thành phần kinh tế. Từ đó Nhà nước
phải ban hành những văn bản pháp luật, có những chính sách công bằng, hợp lý để


giúp cho Doanh nhân được tự do “cạnh tranh lành mạnh”, “phát triển bình đẳng”,
“phục vụ trung thực”.
2. Giải pháp kinh tế:
Phải xác định rõ thể chế kinh tế và chế độ sở hữu ở nước ta trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Trong đó lợi ích của Doanh nhân đến đâu? lợi
ích xã hội đến đâu? Vấn đề chế độ sở hữu cần được làm rõ, vấn đề sở hữu tư nhân
có được thừa nhận và bảo vệ, bảo đảm tồn tại lâu dài trong xã hội xã hội chủ nghĩa
không? Vấn đề sở hữu như một động lực thúc đẩy hoạt động của Doanh nhân.
Đặc biệt những Doanh nhân hoạt động trong thành phần kinh tế Nhà nước về
vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của họ cần được xác định rõ. Nếu
không sẽ có tình trạng làm tốt chưa chắc đã được đánh giá cao, làm dở chưa chắc
đã bị đánh giá thấp, thậm chí còn được tôn vinh bằng những danh hiệu cao quý.
3. Vấn đề nhận thức và tư tưởng:
Cần chuyển đổi các giá trị đạo đức cho phù hợp: Ngày nay tinh thần yêu
nước phải phấn đấu vì “dân giầu, nước mạnh” đó là một giá trị đạo đức cao đẹp,

Doanh nhân phải là người nêu cao giá trị đạo đức mới và là nhân vật tiêu biểu cho
giá trị đó.
4. Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức Doanh nhân.
Vấn đề giáo dục đạo đức cho Doanh nhân là vấn đề của toàn xã hội và là vấn
đề tự ý thức của chính giới Doanh nhân. Đối với xã hội cần phải nâng cao nhận


thức về vai trò của Doanh nhân, giá trị xã hội của Doanh nhân bằng sự tôn vinh
Doanh nhân. Cần khắc phục những mặc cảm sai lầm về doanh nhân. Chúng ta cần
nghiên cứu xây dựng văn hóa Doanh nhân Việt Nam với những đặc trưng, đặc
điểm mang tính đặc thù của Việt Nam như một thương hiệu Việt Nam trên trường
quốc tế.
Chúng ta cần phải bồi dưỡng lý tưởng, đạo lý, triết lý làm giầu cho các thế
hệ người Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ để họ trở thành những Doanh nhân Việt
Nam sánh vai cùng Doanh nhân thế giới. Đồng thời, phải xây dựng truyền thống
Doanh nhân Việt Nam với sự tôn vinh Doanh nhân Việt Nam bên cạnh những giá
trị cao đẹp khác của dân tộc.

Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Maketting
- Thanh_ dat_ tai _tam _tam/
- />- />thanh_dat/

Nguyen_

tac_

cua_

cac_


doanh_

nhan_



×