Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.19 KB, 3 trang )

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1. Giải thích sự khác biệt giữa các quy định của BLDS 2015 và Luật Thương
mại 2005 về địa điểm giao hàng trong hoạt động mua bán hàng hóa.
BLDS 2015
Điều 284. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thoả thuận.
2. Trong trường hợp không có thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ dân sự
được xác định như sau:
a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự là bất động sản;
b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ dân sự
không phải là bất động sản.
Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ
và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp
có thoả thuận khác.
LTM 2005
Điều 35. Địa điểm giao hàng
1. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
2. Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng
được xác định như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại
nơi có hàng hoá đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có
nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa
điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại
địa điểm đó;


d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của
bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của


bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
2. So sánh nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng theo quy định của BLDS 2015
và Luật Thương mại 2005.
LTM
Điều 34. Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa
1. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng,
chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp
đồng.
BLDS 2015
Điều 430. Chất lượng của vật mua bán
1. Chất lượng của vật mua bán do các bên thoả thuận.
2. Trong trường hợp chất lượng của vật đã được công bố hoặc được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định thì chất lượng của vật được xác định theo
các tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
3. Khi các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định về chất
lượng thì chất lượng của vật mua bán được xác định theo mục đích sử dụng và
chất lượng trung bình của vật cùng loại.
3. Vấn đề pháp lý liên quan kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng?
-

Chỉ áp dụng trong TH có t/thuận -> bên bán phải bảo đảm cho bên mua/đ/diện
của bên mua có đ/kiện tiến hành việc k/tra.

-

Trừ TH có t/thuận khác, bên mua phải ktra trong một thời gian ngắn nhất mà
hoàn cảnh thực tế cho phép -> ràng buộc về thời hạn k/tra -> Đ/kiện cụ thể của
các bên trong giao dịch + Các yếu tố liên quan đến h/h


-

TH HĐ có qđ về v/chuyển HH: việc k/tra có thể được hoãn lại cho tới khi HH
được chuyển tới địa điểm đến.

-

Bên mua không thực hiện việc k/tra trước khi g/hàng theo t/thuận thì bên bán
có quyền g/hàng theo HĐ

-

B/bán không chịu TN về những kk mà b/mua đã biết/phải biết nhưng không
t/báo cho b/bán trong t/hạn hợp lý sau khi k/tra.


-

B/mua mất quyền viện dẫn VP của b/bán về việc g/hàng không p/hợp để thực
hiện quyền y/c k/phục kk hoặc AD chế tài (btth; hủy hđ…)

-

B/bán chịu TN về những kk mà b/mua đã k/tra nếu các kk của h/h không thể
p/hiện được trong q/trình k/tra bằng b/pháp t/thường và b/bán đã biết/phải
biết về các kk đó nhưng không t/báo cho b/mua.
CSPL: Điều 44 LTM 2005.

4. Các thời điểm chuyển quyền sở hữu trong mua bán hàng hóa?
Điều 62 LTM

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác,
quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được
chuyển giao.
BLDS
Điều 168. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản
1. Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng
ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động
sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.



×