Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong Thánh Tông Di Thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.4 KB, 61 trang )

Header Page 1 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Việt Hằng
đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa
Ngữ văn, tổ bộ môn Văn học Việt Nam, thư viện trường ĐHSP Hà Nội 2 đã
tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ
em trong quá trình thực hiện đề tài.
Do khuôn khổ thời gian và trình độ của bản thân còn hạn chế nên
khoá luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được
sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khoá luận hoàn chỉnh
hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2007
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Tâm

0

Footer Page 1 of 75.


Header Page 2 of 75.


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Lời cam đoan
Dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Giảng viên Nguyễn Thị Việt Hằng và
kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tôi đã hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin cam đoan khoá luận này là
công trình nghiên cứu của tôi, kết quả nghiên cứu không trùng lặp với kết
quả của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2007
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Tâm

1

Footer Page 2 of 75.


Header Page 3 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Mục lục
Trang

Lời cảm ơn

Lời cam đoan
Mục lục
Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung

Chương 1: Vài nét về truyện truyền kì và Thánh Tông di thảo
1.1. Vài nét về truyện truyền kì
1.2. Thánh Tông di thảo
1.2.1. Tác giả
1.2.2. Tác phẩm
Chương 2: Giới thuyết về yếu tố kì ảo và yếu tố kì ảo trong
văn học Việt Nam
2.1. Giới thuyết về yếu tố kì ảo
2.2. Yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam
2.2.1. Yếu tố kì ảo trong văn học dân gian
2.2.2. Yếu tố kì ảo trong văn học trung đại
2.2.3. Yếu tố kì ảo trong văn học hiện đại
Chương 3: Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo
trong Thánh Tông di thảo
3.1. Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong xây dựng
cốt truyện
3.2. Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong xây dựng
thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật

3.3. Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong xây dựng
nhân vật

17
19
19
24
28
30
30
42
49
54
55

Kết luận
Tài liệu tham khảo

2

Footer Page 3 of 75.

2
3
4
6
6
6
6
7

8
8
8
12
12
14
17


Header Page 4 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài:
Truyện truyền kì là một thể loại tự sự ngắn của văn học cổ điển Trung
Quốc. Khi di thực vào Việt Nam thể loại này nhanh chóng được tiếp thu và
dần khẳng định vị trí trong lịch sử văn học dân tộc qua hàng loạt tác phẩm có
giá trị. Trong số đó, Thánh Tông di thảo nổi lên như một mốc son quan
trọng, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của truyện truyền kì trong dòng văn
xuôi tự sự nước ta trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Có thể nói hình thức kì ảo là một trong những yếu tố quan trọng để
chuyển tải nội dung tư tưởng cho tác phẩm truyền kì. Người đọc sẽ được cùng
tác giả bay bổng trong một thế giới huyền ảo, với những câu chuyện tình yêu
đầy hấp dẫn, những bài học giáo huấn không hề khô khan, những số phận khổ
đau của con người Thế giới ấy vừa là kì ảo lại vừa là thật, có cả cái thấp
hèn và cái cao thượng, có cả ma và thánh, quỷ và tiên, đồng thời có cả những
cái sinh hoạt thường ngày, ái ân, tình dục, ghen tuông, đố kị, lọc lừa [11, 20].

Tất cả tạo nên một lực hút khó cưỡng lại của truyện truyền kì đối với độc giả,
và chúng tôi không phải là một ngoại lệ.
Trong những năm gần đây, nhiều tác phẩm truyền kì đã được các nhà
nghiên cứu quan tâm xem xét. Với Thánh Tông di thảo, mặc dù được nhiều
nhà khoa học chú ý tìm hiểu nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu
tìm hiểu cụ thể tác phẩm, đặc biệt là về phương diện: chức năng của yếu tố kì
ảo trong tác phẩm.
Trong tình hình giảng dạy văn học ở trường phổ thông hiện nay việc tìm
hiểu Thánh Tông di thảo sẽ là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiếp cận các tác
phẩm khác trong kho tàng truyện truyền kì Việt Nam, đặc biệt là những tác
phẩm được giảng dạy trong trường phổ thông.

3

Footer Page 4 of 75.


Header Page 5 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Từ những lí do trên, cộng với lòng yêu mến truyện truyền kì đã thúc đẩy
chúng tôi chọn đề tài: Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong Thánh Tông
di thảo. Thực hiện đề tài này, chúng tôi có điều kiện để hiểu sâu sắc hơn về
con người, cuộc đời Lê Thánh Tông, tương truyền là tác giả của Thánh Tông
di thảo; đặc biệt là nắm được chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong văn
học nói chung và trong Thánh Tông di thảo nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề:

Mặc dù ra đời sớm nhưng Thánh Tông di thảo đến với người đọc muộn
hơn so với các tác phẩm truyền kì khác. Có lẽ do còn nhiều nghi vấn về tác giả
và năm sáng tác nên các nhà nghiên cứu vẫn còn khá thận trọng trong đánh
giá về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, nhất là về chức năng nghệ
thuật của yếu tố kì ảo.
Công trình nghiên cứu đầu tiên về Thánh Tông di thảo là cuốn Sơ thảo
lịch sử văn học Quyển 2, xuất bản năm 1958. Trong công trình này,
Nguyễn Đổng Chi ở chương Thánh Tôn di thảo đã đánh giá cao về tài năng
tác giả, về những giá trị, nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. ông
cho rằng: Thánh Tông di thảo đã mở đầu cho lối văn tiểu thuyết trong văn
học Việt Nam nói chung và văn học chữ Hán nói riêng [13,165].
Năm 1984, Bùi Duy Tân trong Từ điển văn học, tập 2, khi bàn đến
Thánh Tông di thảo đã đánh giá: Thánh Tông di thảo là tập truyện kí văn
học không phải nhằm ghi lại những sự tích có sẵn như Lĩnh Nam chích quái,
Thiên Nam vân lụcmà là một sáng tác, trong đó có phóng tác, có tái tạo và
có hư cấu. Nhiều truyện kí được viết với bút pháp vững vàng, hình tượng sinh
động, lời văn trau chuốt, súc tích,có nhiều truyện kí viết hay, đọc rất hấp
dẫn [18,353].
Năm 1989, Bùi Văn Nguyên trong Văn học Việt Nam (từ thế kỉ X nửa
thế kỉ XVIII) đã nhận định: Nếu như một số truyện trong Thánh Tông di

4

Footer Page 5 of 75.


Header Page 6 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

thảo là của Lê Thánh Tông, thì những truyện đó mở đầu cho lối viết truyện,
lời văn nhiều đoạn khá nhuần nhuyễn, dáng dấp văn truyền kì [23,173].
Đến những năm 90, Thánh Tông di thảo được chú ý hơn. Bên cạnh việc
đánh giá về nội dung và nghệ thuật nói chung, đã có nhiều nhà nghiên cứu đi
vào tìm hiểu về yếu tố kì ảo trong các tác phẩm truyền kì và coi đó là cơ sở để
tìm hiểu về yếu tố kì ảo trong Thánh Tông di thảo.
Năm 1992, Vũ Thanh với bài viết Những biến đổi của yếu tố kì và thực
trong truyện ngắn truyền kì Việt Nam đăng trên tạp chí văn học số 6 đã đánh
giá: Chính Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ, đã sử dụng một cách có ý thức cái
kì, một chất liệu nghệ thuật xác định vị trí và vai trò của nó trong sự sáng tạo
của mình khiến cho yếu tố kì ảo không cản trở được mà ngược lại giúp nhà
văn phản ánh một cách sâu sắc hơn cuộc sống, như vậy chính cái kì đã nâng
cái hiện thực lên một cấp độ phản ánh cao hơn chính bản thân nó Biện
pháp truyền kì còn cho phép nhà văn khám phá tâm hồn nhân vật ở một thế
giới mới lạ mà nó lạc vào, với một hoàn cảnh và những thử thách mới. Cũng ở
trong thế giới đó, nhà văn đã thể hiện lí tưởng của mình về lẽ công bằng xã
hội, nơi mà cái ác bị trừng phạt, các thiện cuối cùng đã chiến thắng, điều mà
họ không thể đạt được trong cuộc sống thực tại [14, 27].
Năm 1997, Nguyễn Đăng Na trong cuốn Đặc điểm văn học Việt Nam
trung đại đã đánh giá cao về Thánh Tông di thảo bên cạnh Truyền kì mạn
lục của Nguyễn Dữ. Ông cho rằng Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ đã phóng
thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật [10,24]. Trong
công trình này, tác giả cũng khẳng định rằng: với đặc điểm dùng hình thức kì
ảo làm phương tiện truyền tải nội dung, truyện truyền kì có sức hấp dẫn mãnh
liệt mọi lứa tuổi, mọi thế hệ. Yếu tố kì ảo có thể chi phối đến việc xây dựng
thời gian, không gian, nhân vật của tác phẩm truyền kì . Đây là những nhận
định mang tính chất khái quát chung cho thể loại truyền kì.


5

Footer Page 6 of 75.


Header Page 7 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Năm 1999, Trần Đình Sử với Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại
cũng đồng tình với quan điểm của tác giả Nguyễn Đăng Na, cho rằng: Thánh
Tông di thảo cùng với Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kì tân phả
của Đoàn Thị Điểm đã đánh dấu sự chín muồi của nghệ thuật tự sự Việt
Nam [11, 350].
Nhìn chung, những giá trị vốn có về nội dung cũng như nghệ thuật của
Thánh Tông di thảo đã được các nhà nghiên cứu nhận định một cách khoa
học, đúng đắn. Đây sẽ là những định hướng quý báu giúp chúng tôi có được
một cơ sở lí luận vững chắc khi triển khai đề tài: Chức năng nghệ thuật của
yếu tố kì ảo trong Thánh Tông di thảo.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực hiện đề tài: Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong Thánh
Tông di thảo, đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác phẩm Thánh Tông di
thảo gồm 19 thiên truyện và những lời bình của Sơn Nam Thúc ở cuối mỗi
truyện. Trong luận văn chúng tôi cũng đề cập đến một số tác phẩm văn học
khác nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Do văn học trung đại có tính dị bản, để thuận lợi cho quá trình triển khai
đề tài, chúng tôi chọn văn bản Thánh Tông di thảo do Nguyễn Bích Ngô

dịch, nhà xuất bản văn hoá - Viện văn học phát hành năm 1963. Đây là văn
bản được nhiều người biết đến và được đa số các nhà nghiên cứu có uy tín sử
dụng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong luận văn chúng tôi tập trung vào nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong
Thánh Tông di thảo, qua đó sơ bộ đánh giá về giá trị nội dung cũng như nghệ
thuật của tác phẩm.

6

Footer Page 7 of 75.


Header Page 8 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau:
4.1. Phương pháp khảo sát thống kê:
Chúng tôi đi vào thống kê những biểu hiện của yếu tố kì ảo thể hiện trong
từng thiên truyện cụ thể nhằm phục vụ cho việc thực hiện đề tài.
4.2. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học:
Sử dụng để phân tích cụ thể từng thiên truyện và toàn bộ tác phẩm để
làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
4.3. Phương pháp so sánh:
Dùng để so sánh, đối chiếu Thánh Tông di thảo với các tác phẩm khác,

từ đó thấy được những giá trị của tác phẩm vốn được coi là bước đột khởi của
văn xuôi tự sự Việt Nam.
Ngoài ra, chúng tôi còn phối hợp sử dụng một số phương pháp khác như:
phương pháp hệ thống, phương pháp loại hình nhằm đạt hiệu quả cao cho
khoá luận.

7

Footer Page 8 of 75.


Header Page 9 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Nội dung
Chương 1: Vài nét về truyện truyền kì
và Thánh Tông di thảo
1.1. Vài nét về truyện truyền kì.
Trong khuôn khổ của chế độ phong kiến, văn học bị câu thúc bởi những
công thức văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí, các sáng tác văn học được coi
như một phương tiện hỗ trợ cho chính sách quản lí và củng cố quyền lực của
giai cấp thống trị. Không nằm trong nhóm văn chương đó, truyện truyền kì
hướng tới sự tự do, phóng túng với đôi cánh hư cấu, kì lạ, hấp dẫn người đọc.
Tuy nhiên, khi mới ra đời, truyện truyền kì cũng như một số thể loại hư cấu
khác không được công nhận là thể loại văn học chính thống, bị coi là ngoại
thư, tạp thuyết, không có trong hệ thống phân loại cổ điển. Tâm lí này tồn
tại trong một thời gian dài khiến cho vị trí, vai trò của truyện truyền kì chưa

được nhìn nhận đúng đắn và chưa có được một tên gọi riêng, thống nhất và
đích danh cho thể loại. Theo các nhà nghiên cứu, người đầu tiên lấy thuật ngữ
truyền kì để gọi tên tác phẩm là Bùi Hình ở thời kì Vãn Đường. Đến cuối đời
Nguyên, truyền kì được sử dụng để chuyên gọi tiểu thuyết văn ngôn đời
Đường. Tuy vậy, từ đời Nguyên cho đến tận đời Minh, Thanh, tên gọi này vẫn
được dùng để chỉ rất nhiều thể loại khác, chưa được coi là tên riêng của một
thể loại. Đến thời kì Cận đại, khi văn học nghệ thuật được đặt trang trọng ở vị
trí trung tâm, cùng với việc hiểu danh xưng tiểu thuyết theo nghĩa tích cực thì
các tác phẩm văn xuôi đời Đường đã có tên gọi đích danh cho nó, được coi là
một thể loại văn học có giá trị và mang những đặc trưng riêng, đó là truyền kì.
Ngày nay, tùy theo quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu mà truyền kì được gọi
là một dạng của tiểu thuyết cổ điển, một dạng tự sự ngắn hay truyện ngắn. ở
Trung Quốc, tên gọi tiểu thuyết truyền kì đã trở thành thông dụng, còn người
Việt Nam lại gọi truyền kì là truyện.

8

Footer Page 9 of 75.


Header Page 10 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Trong nghiên cứu văn học hiện đại, truyện truyền kì được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và đưa ra những cách định nghĩa khác nhau về
thể loại này. Theo tác giả cuốn Từ điển văn học tập 2 truyện truyền kì là:
một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện kể dân

gian sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng mô
típ kì quái, hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế; phần
lớn các truyện truyền kì đều ngắn, có khi là từng truyện riêng rẽ, có khi tập
hợp nhiều truyện thành một tập và chủ đề cũng không nhất thiết gắn bó chặt
chẽ với nhau. Sự tham gia của yếu tố truyền kì vào câu chuyện không phải là
do những nhân vật có phép lạ như kiểu Trời Bụt Thần Tiên như trong
truyện cổ tích thần kì mà phần lớn ở ngay hình thức phi nhân của nhân vật
(ma, quỉ, hồ li hoá người). Tuy nhiên, trong truyện bao giờ cũng có nhân vật
là người thật và chính nhân vật hình thức phi nhân thì cũng là sự cách điệu,
phóng đại của tâm lí,tính cách một loại người nào đấy, vì thế truyện truyền kì
vẫn mang đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân văn sâu sắc[18, 447].
Theo các nhà nghiên cứu, thuỷ tổ của truyện truyền kì là những câu
chuyện truyền thuyết, thần thoại của dân gian. Bên cạnh đó, hình thức ban đầu
của truyện truyền kì là các truyện chí quái, chí nhân đời Lục Triều. Theo
Nguyễn Huy Khánh, thời Lục Triều, các danh sĩ không nghị luận chính sự
nữa, chuyển sang bàn những chuyện huyễn hoặc, ngông nghênh. Người thời
ấy gọi là thanh đàmvà những quyển thế thuyết (gồm cả chí quái và chí
nhân) là những bộ sách sưu tập những mẩu chuyện thanh đàm hay nhất của
các bậc đại danh sĩ hay nhất để lưu lại đời sau làm tài liệu học tập. Tuy các
tác phẩm chí quái, chí nhân còn giản đơn, chưa đạt đến mức độ thành thục
trong việc xây dựng nhân vật, tổ chức các tình tiết nhưng những thành công
nhất định của nó đã đặt một nền móng vững chắc cho sự phát triển của truyện
truyền kì sau này.

9

Footer Page 10 of 75.


Header Page 11 of 75.


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Theo các nhà nghiên cứu, truyện truyền kì phát triển rực rỡ nhất ở đời
Đường, được hình thành và phát triển qua ba giai đoạn. Thời kì đầu ứng với
thời Sơ Đường trong tiến trình phát triển thơ ca (618 741). Thời kì này,
truyện truyền kì bắt đầu hình thành, số lượng tác phẩm không nhiều và còn
chịu ảnh hưởng của truyện chí quái, chí nhân đời Lục Triều. Thời kì thứ hai
ứng với giai đoạn Trung Đường (742 820), đây là thời kì phát triển nhất của
truyền kì đời Đường cả về số lượng tác giả và trình độ nghệ thuật của tác
phẩm. So với giai đoạn trước, ở giai đoạn này truyện truyền kì đã gạt đi nhiều
yếu tố quái đản và mang nặng hơi thở của cuộc sống hiện thực, thể hiện nội
dung tư tưởng của tác phẩm. Thời kì cuối ứng với thời Vãn Đường (821
907), truyện truyền kì đi vào hồi thoái trào, nội dung tư tưởng cũng như nghệ
thuật đều không bằng giai đoạn trước.
Truyện truyền kì đời Đường có cốt truyện hấp dẫn, nội dung tư tưởng sâu
sắc, là một trong những thành tựu nổi bật của văn học cổ điển Trung Hoa. Thể
loại này cũng được các nước đồng văn như Nhật Bản, Việt Nam tiếp thu và
bồi đắp thêm, tạo nên sức sống mạnh mẽ cho thể loại.
ở Việt Nam, truyện truyền kì vừa tiếp thu tinh hoa của các nước lân cận,
vừa kế thừa truyền thống của văn học dân tộc, khẳng định được vị trí riêng của
mình trong lịch sử văn học dân tộc. Theo Nguyễn Đăng Na, truyện truyền kì
là thành tựu nổi bật của một trong ba giai đoạn phát triển của văn xuôi tự sự
Việt Nam thời trung đại. Ông khẳng định Thế kỉ XV XVI là thế kỉ của
truyện truyền kì [10, 20]. Với một số lượng khá phong phú các tác phẩm, tác
giả: Việt điện u linh (Lý Tế Xuyên), Lĩnh Nam chích quái lục (Trần Thế
Pháp), Thiền uyển tập anh ngữ lục (Khuyết danh), Thánh Tông di thảo
(Tương truyền là của Lê Thánh Tông), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ),

Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)
Nền văn học nước ta đã đi từ văn học mang nặng tính chức năng thế kỉ X
XIV đến văn học tràn đầy cảm hứng sáng tạo mới và bút phát nghệ thuật tinh

10

Footer Page 11 of 75.


Header Page 12 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

tế. Tuy nhiên, ở giai đoạn thế kỉ XVIII - XIX, truyện truyền kì hướng vào
phản ánh hiện thực, viết về những điều trông thấy (Nguyễn Du), yếu tố kì
ảo, hoang đường mờ dần, thể loại truyền kì không còn phù hợp với tâm lí thời
đại nên đã đi vào con đường thoái trào và sau này được tái sinh dưới những
hình thức khác.
Với tư cách là một thể loại văn học có giá trị, truyện truyền kì mang
những đặc điểm riêng, khu biệt với các thể loại văn học khác:
Thứ nhất, xét về ý nghĩa từ vựng, ta thấy: theo Từ điển tiếng Việt,
truyền tức là: để lại, lưu truyền lại cho người khác, thường thuộc thế hệ sau,
kì tức là: lạ đến mức làm người ta phải ngạc nhiên. Như vậy truyện truyền
kì nghĩa là: truyền đi một cốt truyện kì lạ nào đó, là những truyện có tính
chất kì lạ, được lưu truyền lại. Từ việc giải thích như vậy, người đọc có thể
nhận thấy tính chất kì lạ là đặc trưng cơ bản của tác phẩm truyền kì, là yếu tố
tạo nên sức sống cho thể loại. Các nhà nghiên cứu cho rằng phi kì bất truyền
(không lạ thì không truyền lại), trong các tác phẩm truyền kì bao giờ cũng có

những môtíp kì lạ, tình tiết hoang đường, kích thích trí tưởng tượng của người
đọc, đưa họ vào thế giới ảo huyền vừa thực vừa hư nhưng mang nhiều ý nghĩa.
Thứ hai, theo tác giả đời Tống là Triệu Vệ Ngạn thì: trong truyện truyền
kì có chứa nhiều thể loại khác nhau, có thể nhận thấy tài viết sử, làm thơ, nghị
luận cùng tồn tại trong một tác phẩm; đặc biệt sự kết hợp giữa lời kể chuyện
và những bài thơ là dấu ấn riêng đặc sắc của thể truyền kì. Trong đó hình thức
văn xuôi vẫn được dùng để kể là chủ yếu, nhưng khi nhân vật có nhu cầu bộc
lộc tình cảm, tâm sự thì hình thức thơ được đưa vào tuy vậy hình thức này
không làm ảnh hưởng đến nội dung của truyện đang được kể.
Thứ ba, bố cục của truyện truyền kì được chia làm 3 phần: mở đầu truyện
thường bằng việc giới thiệu danh tính, gốc tích, phẩm chất của nhân vật. Phần
trung tâm là diễn biến của các cuộc kì ngộ hoặc những điều xảy ra với nhân
vật. Kết thúc tác phẩm, tác giả trình bày lí do kể chuyện để khẳng định tính

11

Footer Page 12 of 75.


Header Page 13 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

chân thực của nó. Một tác phẩm truyền kì không phải lúc nào cũng gồm các
phần như trên mà có thể linh hoạt thay đổi, điều đó phụ thuộc vào ý định chủ
quan cũng như tài năng của người cầm bút.
Truyện truyền kì có dung lượng không lớn, mỗi truyện chỉ xoay quanh
một vài sự kiện, đặc biệt là xoay quanh những yếu tố kì ảo để biểu hiện

người, răn người [11, 325]. Hơn thế, các tác phẩm thuộc thể loại này lại chú
trọng vào sự việc hơn vào con người nhưng các sự kiện, sự việc lại đơn giản,
không cầu kì phức tạp khi giải quyết.
Tóm lại, việc nhận diện thể loại cho thấy, ngay từ khi mới ra đời, truyện
truyền kì đã mang những đặc điểm riêng tạo nên sức hấp dẫn cho thể loại.
Những đặc điểm đó đã góp phần khẳng định giá trị đích thực của thể loại này
trong hoạt động sáng tác văn chương nghệ thuật.
1.2. Thánh Tông di thảo.
1.2.1. Tác giả:
Cho đến nay, vấn đề xác định tác giả cũng như năm ra đời của Thánh
Tông di thảo vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi.
Năm 1958, Nguyễn Đổng Chi khi đặt ra vấn đề tác giả của Thánh Tông
di thảo đã cho rằng: Sách phần nào là nguỵ thư vì từ trước chưa có tài liệu gì
nói về nó cả. Thế nhưng hiện nay chưa có chứng cớ đích xác để cho là không
phải của Lê Thánh Tôn [13,153].
Năm 1963, trong lời giới thiệu văn bản Thánh Tông di thảo do
Nguyễn Bích Ngô dịch, hai nhà nghiên cứu Lê Sỹ Thắng và Hà Thúc Minh đã
tổng hợp được 3 loại ý kiến xung quanh vấn đề tác giả và năm ra đời của tác
phẩm.
ý kiến thứ nhất là của những người căn cứ vào lối tự xưng của tác giả trong tác
phẩm phù hợp với lối xưng của Lê Thánh Tông trong Thiên Nam dư hạ, và tác phẩm
có nhiều thiên truyện được viết bằng bút pháp đại gia tương đồng với văn phong của
Lê Thánh Tông, nên kết luận Thánh Tông di thảo là do Lê Thánh Tông viết.

12

Footer Page 13 of 75.


Header Page 14 of 75.


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

ý kiến thứ hai là của một số nhà nghiên cứu dựa vào việc tác phẩm sử
dụng những tên địa danh (Hà Nội, Đoái Hồ), tên học vị (Phó bảng, Cử nhân)
chỉ xuất hiện sau đời Lê Thánh Tông; sự kiện nạn lụt không xảy ra vào năm
Quý Tỵ; việc ông vua này không ở ngôi Thái tử bao giờ đã đi đến kết luận:
tác phẩm không phải là sáng tác của Lê Thánh Tông và không phải được sáng
tác vào giai đoạn cực thịnh của nhà Lê.
Thứ ba là ý kiến của một số người căn cứ trên văn phong của một số
truyện có mang khẩu khí thiên tử, nội dung phản ánh hiện thực thời Lê Sơ và
dựa trên một số truyện có nội dung tư tưởng hoàn toàn khác lạ với tư tưởng
của Lê Thánh Tông mà đi đến khẳng định: trong Thánh Tông di thảo có một
số truyện của Lê Thánh Tông và có những truyện do người đời sau viết thêm
vào.
Như vậy, vấn đề tác phẩm và năm ra đời của Thánh Tông di thảo vẫn
còn những tồn nghi chưa thể lí giải được. Với tình hình tư liệu hiện nay, trong
khi chờ đợi một bằng chứng khoa học chắc chắn, chúng tôi vẫn coi toàn bộ tác
phẩm Thánh Tông di thảo là của Lê Thánh Tông, được sáng tác trong những
năm ông trị vì đất nước. Với giả thiết đó, chúng tôi đã tìm hiểu một số nét cơ
bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác văn chương của Lê Thánh Tông.
Lê Thánh Tông sinh ngày 25/7 /1442, mất 3/3/1497. Lúc nhỏ tên là Hạo,
sau đổi là Tư Thành, miếu hiệu Thánh Tông Thuần Hoàng Đế. Ông là vua thứ
5 của triều Lê, lên ngôi từ năm 18 tuổi và trong 38 năm trị vì ông đã xây dựng
được một đất nước thịnh trị, trăm họ yên ổn, sung túc.
Lê Thánh Tông quan tâm đến nhiều lĩnh vực, mặt nào ông cũng tỏ ra xuất
sắc, đặc biệt là về văn hoá, văn học. Ông sáng tác nhiều và để lại nhiều tác
phẩm được đánh giá cao: Anh hoa hiếu trị, Châu cơ thắng trưởng, Chinh

Tây kì hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ suý, Quỳnh uyển cửu ca,
Xuân vân thi tập, Cổ tâm bách vịnh, Lam Sơn lương thuỷ phú, Thiên Nam
dư hạ, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, Hồng Đức quốc âm thi tập cùng

13

Footer Page 14 of 75.


Header Page 15 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

hàng chục bài thơ đề vịnh phong cảnh thiên nhiên trên vách núi, rải rác khắp
nơi từ Quảng Ninh tới Thanh Hoá.
Đánh giá về cuộc đời và tài năng của Lê Thánh Tông, Thân Nhân Trung
viết: Đức thịnh công lớn siêu việt hơn hết đời trước. Huống hồ, thánh học
uyên nguyên, rừng sách, bể truyện không đâu là không kê cứu. Thánh văn rực
rỡ cùng ánh sao Khuê, vẻ mây đua sức sáng ngời. Tinh thần tâm thuật đã hiện
rõ, đạo đức sự nghiệp đã phát huy Mọi lời anh quân chế tác, hồng nho trứ
thuật, chưa thấy lời ai uyên bác và điêu luyện đến thế (Văn bia Chiêu
Lăng).
Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lê Thánh Tông chứng tỏ ông là
một trong những nhân vật vĩ đại nhất lịch sử phong kiến nước ta. Hiểu về tác
giả là cơ sở để chúng tôi có thể tiếp cận tác phẩm một cách chính xác và sâu
sắc.
1.2.2. Tác phẩm.
Thánh Tông di thảo gồm hai quyển do người đời sau sưu tầm và đặt tên.

Quyển thượng gồm 13 truyện (Truyện yêu nữ Châu Mai, Bài kí dòng dõi con
thiềm thừ, Bài kí hai phật cãi nhau, Truyện người hành khất giàu, Truyện
hai gái thần, Phả kí sơn quân, Bức thư của con muỗi, Duyên lạ nước Hoa,
Trận cười ở núi Vũ Môn, Truyện lạ nhà thuyền chài, Lời phân xử cho anh
điếc và anh mù, Ngọc nữ về tay chân chủ, Truỵên hai thần hiếu đễ). Quyển
hạ gồm 6 truyện (Truyện chồng dê, Người trần ở thủy phủ, Gặp tiên ở hồ
Lãng Bạc, Bài kí một giấc mộng, Truyện tinh chuột, Một dòng chữ lấy được
gái thần).
Lời tựa ở đầu tác phẩm đã định hướng cho nội dung được phản ánh trong
Thánh Tông di thảo: Khổng Tử không bao giờ nói chuyện quái dị, thần kì vì
những chuyện ấy mắt không trông thấy, mọi người sinh ra ngờ vực. Nhưng thử
nghĩ xem: trong bốn bể, biết bao núi thẳm, đầm to, thì những chuyện quái dị,
thần kì kể sao hết được? Những truyện ta chép ra đây đều là những truyện

14

Footer Page 15 of 75.


Header Page 16 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

có kê cứu những người chấp nhất cho những truyện ấy là có sự việc mà
không có lí, hoặc có lí mà không có sự việc. Đó chỉ là kiến thức của bọn người
ngồi đáy giếng, không đủ bàn đến những sự vật trong bầu trời rộng lớn. Lời
tựa là của một người với tư cách là tác giả nhưng không xưng danh, không đề
năm biên soạn, tuy vậy qua đó người ta thấy rằng: việc chép lại những việc kì

quái trong tác phẩm là có căn cứ, có sự kê cứu, đó là cơ sở để tác giả khẳng
định độ tin cậy cũng như giá trị của tác phẩm.
Về bố cục, hầu hết các truyện trong Thánh Tông di thảo đều tuân theo
đặc trưng của thể loại. Mở đầu là giới thiệu danh tính, gốc gác nhân vật; tiếp
theo là những diễn biến li kì liên quan đến cuộc đời của nhân vật và kết thúc là
kết quả của các số phận. Với các truyện có tính chất ngụ ngôn (Bức thư của
con muỗi, Trận cười ở núi Vũ Môn, Truyện người hành khất giàu, Lời
phân xử cho anh điếc và anh mù) thì kết thúc theo hướng gợi những bài
học về lối sống, đạo đức mà con người cần học tập, rút kinh nghiệm.
Lời trần thuật trong tác phẩm được phân làm hai loại: lời trần thuật miêu
tả câu chuyện và lời bình. Với lời trần thuật miêu tả, tác giả thường sử dụng
kiểu trần thuật khách quan (một người đã biết hết chuyện và kể lại các sự
kiện, sự việc đó theo ngôi thứ ba), ở một số thiên lại sử dụng kiểu trần thuật
theo ngôi thứ nhất do một nhân vật trong tác phẩm đứng ra đảm nhận làm tăng
tính chân thực, khách quan cho câu chuyện được kể. Lời bình của Sơn Nam
Thúc thường đặt ở cuối mỗi thiên. Đó là cách người bình bày tỏ thái độ đồng
tình với vấn đề được đặt ra đồng thời có tác dụng hướng người đọc đến nội
dung cơ bản, trọng tâm của mỗi thiên và đề cao giá trị của tác phẩm trên cả
hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
Cốt truyện của Thánh Tông di thảo không đồng đều. Nguyên nhân cơ
bản là do sự không thống nhất về thể loại tác phẩm. Khảo sát trong Thánh
Tông di thảo ta thấy có nhiều thể loại khác nhau: từ (Lung cổ phán từ Lời
phân xử cho anh điếc và anh mù), lục (Mấn thư lục Bức thư của con

15

Footer Page 16 of 75.


Header Page 17 of 75.


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

muỗi), kí (Mộng kí Bài kí một giấc mộng), phả (Sơn quân phả - Phả
kí sơn quân), truyện (Thử tinh truyện Truyện tinh chuột). Nhưng
trong văn học trung đại, không chỉ riêng Thánh Tông di thảo mà hầu hết các
tác phẩm văn xuôi tự sự gồm nhiều thiên truyện nhỏ: Truyền kì mạn lục,
Truyền kì tân phả, Lan trì kiến văn lục,đều có tính lẫn lộn nhiều thể loại
như vậy. Dù không thống nhất về thể loại nhưng Thánh Tông di thảo vẫn
được đa số các nhà nghiên cứu coi là tác phẩm truyền kì bởi trong các thiên
truyện đều sử dụng nhiều yếu tố kì ảo điều kiện cốt yếu để xác định thể loại
truyền kì.
Có thể coi Thánh Tông di thảo là bước thử nghiệm đầu tiên trong thể
truyền kì, mở đầu cho lối sáng tác mang tính nghệ thuật cao ở những giai đoạn
kế tiếp.

16

Footer Page 17 of 75.


Header Page 18 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Chương 2: giới thuyết về yếu tố kì ảo và

yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam
2.1. Giới thuyết về yếu tố kì ảo.
Trong lịch sử phát triển văn học, việc sử dụng yếu tố kì ảo khi sáng tác đã
trở thành một truyền thống. Ngày nay, yếu tố này được coi như một hình thái
nhận thức thẩm mĩ và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu.
Về mặt từ nguyên học, yếu tố kì ảo hay cái kì ảo là khái niệm bắt nguồn từ
tiếng Hy Lạp Fantastike hoặc tiếng Anh là Fantastic và tiếng Pháp là
Lefantastique có nghĩa là: nghệ thuật tưởng tượng hoặc tạo ra những hình ảnh
thuộc về tinh thần.
Theo tác giả Nguyễn Hải Hà, yếu tố kì ảo trong văn học Nga được gọi
bằng thuật ngữ hoang đường với nghĩa: là cái phi thường, kì ảo, siêu nhiên,
phi lí, không có thực. Theo ông, có hai cách để vận dụng cái hoang đường là:
Dùng theo thi pháp cổ tích trong văn học dân gian và dùng cái hoang đường
như một thủ pháp nghệ thuật hỗ trợ. Như một thủ pháp nghệ thuật, cái hoang
đường được vận dụng theo hai cách: cái hoang đường dưới dạng lực lượng
siêu nhiên, huyền bí (thần tiên, ma quỷ, phép lạ, yêu quái) và cái hoang đường
dưới dạng vô lí, khó tin, khó hiểu mà lí trí con người chưa khám phá hết hoặc
chưa khám phá được [3, 53].
Trong văn học Việt Nam, yếu tố kì ảo được sử dụng như là một phương
thức nghệ thuật để chuyển tải nội dung, nội hàm của khái niệm kì ảo được Từ
điển tiếng Việt giải thích như sau: kì nghĩa là lạ đến mức làm người ta phải
ngạc nhiên, còn kì ảo nghĩa là: kì lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong
tưởng tượng. Từ điển thuật ngữ văn học cũng thống nhất cho rằng: kì nghĩa
là không có thực, nhấn mạnh tính chất hư cấu. Như vậy, kì là khái niệm để
chỉ những cái khác thường, không có trong thực tế cuộc sống hàng ngày mà
chỉ có trong tưởng tượng của con người.

17

Footer Page 18 of 75.



Header Page 19 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

Kì là một thuật ngữ xuất phát từ tiếng Hán, nó có thể hoạt động độc lập
như một danh từ (với nghĩa là cái kì, yếu tố kì) hoặc một tính từ (với nghĩa
kì lạ). Trong khoá luận này, để phù hợp với thói quen sử dụng thuật ngữ của
người Việt, chúng tôi dùng thuật ngữ yếu tố kì ảo khi thực hiện đề tài. ở
đây, yếu tố kì ảo được dùng với ý nghĩa rộng nhất chỉ cái lạ, cái khác
thường trong tác phẩm văn học.
Đánh giá về vai trò của yếu tố kì ảo, các nhà nghiên cứu thống nhất cho
rằng: nó là hạt nhân của tính truyền kì trong tác phẩm văn học. Nó chính là
cái lạ, cái khác thường được nhìn nhận ở cả hai phương diện khách quan và
chủ quan, đồng thời cũng bao hàm một ý nghĩa sáng tạo rất lớn. Sự sáng tạo
thể hiện khi tác giả tập trung làm cho cái lạ càng lạ thêm lên và đôi khi lại
không cho điều đó là lạ. Yếu tố kì ảo có nội hàm rộng rãi, bao chứa nhiều yếu
tố phong phú, đa dạng, đó là yếu tố thuộc cả nội dung và hình thức của tác
phẩm văn học nhưng luôn biểu hiện một phẩm chất đặc trưng là lạ, khác
thường. Hiệu quả thẩm mĩ của kì chính là sức hấp dẫn (mĩ lực), là nghệ
thuật đặc thù nó kích thích và làm thoả mãn tâm lí hiếu kì, ái kì của độc
giả, mang lại kì thú cho họ.
Sự có mặt của yếu tố kì ảo trong tác phẩm đã chi phối tác giả trong việc
lựa chọn chi tiết, tổ chức sự kiện, khắc hoạ nhân vật để làm tăng thêm hiệu
quả nghệ thuật cho tác phẩm. Yếu tố kì ảo cũng có vai trò quan trọng trong
việc thể hiện những quan điểm tư tưởng của tác giả. Theo Lê Sỹ Thắng và Hà
Thúc Minh: đằng sau các truyện thần linh, chính là truyện xã hội, đằng sau

các thần thánh ma quỷ chính là bản thân con người, đằng sau các mối quan
hệ giữa các nhân vật siêu tự nhiên chính là mối quan hệ có thực trong xã hội,
không thể khác được vì các tác giả truyện truyền kì đều sống trong một xã hội
nhất định và dẫu tự giác hay không tự giác, đều phản ánh hiện thực khi sáng
tác . Quả vậy bên trong cái vỏ li kì, thần bí của mỗi câu chuyện truyền kì bao

18

Footer Page 19 of 75.


Header Page 20 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

giờ cũng chứa đựng những vấn đề về hiện thực cuộc sống. Người ta có thể bắt
gặp ở đó hình ảnh những anh học trò chăm chỉ, những người phụ nữ đức hạnh,
những người con hiếu thảo, những câu chuyện tình yêu đẹp đẽ Có thể nói,
khi sử dụng yếu tố kì ảo như một phương tiện nghệ thuật, truyện truyền kì có
khả năng vô hạn trong phản ánh hiện thực và ngược lại, hiện thực được thể
hiện trong cái vỏ kì ảo, thần kì cũng tạo nên nhiều cảm xúc phong phú, chân
thật cho người đọc.
2.2. Yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam.
Kì ảo, kì lạ là một phạm trù thẩm mĩ đặc trưng của văn học cổ phương
Đông nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Trong lịch sử phát triển của
văn học dân tộc từ văn học dân gian đến văn học trung đại và văn học hiện
đại, yếu tố kì ảo luôn tồn tại. Mặc dù được sử dụng ở những mức độ khác nhau
trong mỗi thời kì văn học nhưng yếu tố kì ảo luôn phát huy được sức mạnh

của mình, đó là tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện được kể, cuốn hút người
đọc vào thế giới huyền ảo do nó tạo ra, bên cạnh đó còn có ý nghĩa chuyển tải
ý đồ nghệ thuật của tác giả.
2.2.1. Yếu tố kì ảo trong văn học dân gian.
Văn học dân gian là viên gạch mộc đầu tiên xây dựng nên nền văn học
phong phú của nước ta. Từ trong dòng văn học này ý thức về việc sử dụng yếu
tố kì ảo đã được khởi đầu và trong mỗi thể loại, yếu tố này được sử dụng với
những mục đích khác nhau.
Một điểm cần lưu ý là văn học dân gian có nhiều hình thức thể loại gồm
cả tự sự, thơ, kịch. ở đây khi xem xét về yếu tố kì ảo chúng tôi chỉ xem xét
trong các tác phẩm tự sự thuộc các thể loại như: thần thoại, truyền thuyết,
truyện cổ tích Vì đây là những thể loại có sử dụng nhiều và thành công các
yếu tố kì ảo.
Trước hết là trong các tác phẩm thần thoại. Khi luận bàn về thể loại này,
C.Mác đã gắn nó với thời kì thơ ấu của loài người, coi đó là nghệ thuật vô

19

Footer Page 20 of 75.


Header Page 21 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

ý thức của con người thời nguyên thuỷ và nhấn mạnh: thần thoại nào cũng
chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng
tượng và bằng trí tưởng tượng. Truyện thần thoại ra đời từ nhu cầu nhận thức

và lí giải các hiện tượng tự nhiên, các sự vật tồn tại xung quanh con người.
Tuy nhiên, do trình độ nhận thức của con người còn hạn chế, người ta không
thể lí giải rõ ràng các hiện tượng đó. Và trí tưởng tượng được xem như cứu
cánh cho những thắc mắc của họ. Trong tư duy của con người thời đó, nguồn
gốc của vũ trụ, loài người, của các hiện tượng tự nhiên là do sức mạnh của một
vị thần hoặc một sự kiện kì lạ nào đó tạo thành. Như vậy, yếu tố kì ảo trong
truyện thần thoại được sử dụng vào việc xây dựng nên các vị thần hoặc một sự
kiện kì lạ nào đó nhằm giải thích nghi vấn của người nguyên thuỷ.
Trong tưởng tượng của con người, các vị thần có một sức vóc khổng lồ,
một sức mạnh vô song, các vị thần đó đã góp phần tạo nên vũ trụ, trời đất.
Chẳng hạn, Thần Trụ Trời có thân hình cao lớn, phi thường. Lúc thần xuất
hiện, vũ trụ còn là một cõi hỗn độn, mờ mịt, tối tăm, lạnh lẽo. Thần đã lấy đầu
đội trời lên cao và dùng chân đạp đất xuống thấp. Đất và trời đã phân chia
nhưng chưa cách xa nhau. Ông lại đào đất, đá xây một cột trụ chống trời lên
cao mãi. Khi trời đã lên cao tận mây xanh, thần mới phá cột trụ đi. Từ đó, trời
tròn như cái bát úp, đất phẳng như cái mâm vuông. Những nơi thần đào đất
xây cột trụ thì mặt đất lõm xuống thành hồ đầm, sông biển, những nơi đất đá
văng ra khi phá cột trụ thì mặt đất nhô lên thành núi non, gò đồi. Câu chuyện
với những yếu tố hoang đường, ảo tưởng đã chứa đựng tư duy duy vật, thô sơ
đáng trọng của người Việt cổ.
Ngoài vị thần sáng tạo ra trời đất, trong quan niệm của con người, hiện
tượng tự nhiên nào cũng gắn với một vị thần nên tồn tại: thần mưa, thần sấm,
thần chớp, thần trăng, thần saomà mỗi vị thần phụ trách một công việc nhất
định và có một đặc điểm nhận diện riêng: thần Mưa có thân hình rồng, được
Trời giao cho công việc hút nước ở dưới đất đưa lên trời rồi rải đều xuống mặt

20

Footer Page 21 of 75.



Header Page 22 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

đất, thần Gió cầm quạt, thần Biển thở làm cho nước biển lên xuống, thần Sét
vác búa theo lệnh Ngọc Hoàng chỉ đâu đánh đó Lúc này, yếu tố kì ảo
được sử dụng để giải thích các hiện tượng tự nhiên mà tư duy nguyên thủy
chưa thể làm sáng tỏ một cách khoa học.
Khi giải thích về nguồn gốc loài người, những yếu tố kì ảo cũng được
người nguyên thuỷ sử dụng như một công cụ hữu hiệu. Theo họ, loài người
xuất hiện từ một cái gì rất kì dị như một quả bầu mẹ, con người được sinh ra
từ một bọc trứng thiêng Đó là những nhận thức ngây thơ thậm chí ấu trĩ của
người nguyên thuỷ về nguồn gốc của mình. Có thể khẳng định rằng truyện
thần thoại đầy rẫy những yếu tố hoang đường, ảo tưởng. Yếu tố kì ảo, tưởng
tượng có vị trí quan trọng trong việc đáp ứng những nhu cầu nhận thức của
con người.
Gần gũi với thần thoại là truyền thuyết. Trong truyền thuyết yếu tố hoang
đường, kì ảo đã giảm nhưng chưa mất hẳn. Với thể loại này, vai trò của yếu tố
kì ảo được sử dụng để đề cao sức mạnh, vị trí của những vị anh hùng có công
với cộng đồng. Sự có mặt của yếu tố kì ảo đã làm cho các hình tượng anh
hùng thêm rực rỡ, sảng khoái. Chân dung người anh hùng được xây dựng
cường điệu, phóng đại đến tột đỉnh. Lạc Long Quân là người có sức khoẻ phi
thường, có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Lạc Long Quân đã chiến đấu,
tiêu diệt ba con quái vật: Ngư Tinh ở vùng biển, Hồ Tinh ở đồng bằng và Mộc
Tinh ở miền núi, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho dân lành. Các cuộc chiến đấu
đó có sự kết hợp độc đáo giữa những yếu tố siêu nhiên, kì ảo, hoang đường và
những yếu tố bình thường, giản dị. Ví dụ, để tiêu diệt con Ngư Tinh dài trên

năm mươi trượng, đuôi như cánh buồm, chân nhiều như chân rết, Lạc Long
Quân chẳng cần phép thần gì mà chỉ cần nung đỏ một khối sắt, lừa ném cả
khối sắt đó vào miệng của Ngư Tinh. Hồ Tinh, Mộc Tinh cũng đều là những
quái vật kì dị, có nhiều thủ đoạn nham hiểm nhưng với khả năng phi thường
Lạc Long Quân vẫn dành chiến thắng bằng những trận quyết đấu. Việc sử

21

Footer Page 22 of 75.


Header Page 23 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

dụng những yếu tố kì ảo để tạo nên những kẻ thù đầy sức mạnh, có khả năng
biến hoá vô cùng và để chúng thất bại trước tài nghệ của người anh hùng đã
góp phần nâng người anh hùng lên ngang hàng với thánh thần, có tầm vóc, sức
mạnh như thần. Qua đó biểu hiện ước mơ của con người về khả năng chinh
phục tự nhiên, xây dựng cộng đồng lớn mạnh. ở giai đoạn sau, khi phải chiến
đấu bảo vệ lãnh thổ quốc gia, yếu tố kì ảo góp phần làm nổi bật vai trò của
những anh hùng chiến trận, chiến đấu vì lợi ích cộng đồng. Thánh Gióng được
tạo nên bằng những chi tiết thần thánh, phi thường qua các sự kiện: Thánh
Gióng có nguồn gốc thần linh (bà mẹ dẫm lên dấu chân ông khổng lồ rồi cảm
ứng thụ thai, sau 12 tháng mới sinh), Thánh Gióng có sự phát triển khác
thường (lên 3 tuổi mà Gióng vẫn không nói, không cười nhưng khi nghe lời
rao của sứ giả bỗng vươn vai đứng dậy và vụt cao lớn thành người khổng lồ,
có thể giết giặc cứu nước) và sau khi đánh tan giặc đã bay lên trời và trở thành

bất tử. Những chi tiết này góp phần tô điểm, nâng cao thêm tính chất hào
hùng, kì vĩ của hình tượng Thánh Gióng, từ đó cho thấy quá trình trưởng thành
nhanh chóng của đội quân chống xâm lược đầu tiên của nước ta trong thời kì
Văn Lang.
ở các hình tượng anh hùng về sau như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Dã
Tượng, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo cũng đều được mô tả với vẻ đẹp phi
thường, hoàn hảo và khác thường, đặc biệt là khi xông pha nơi trận địa. ở giai
đoạn này, những nhân vật anh hùng không được thần thánh hoá nữa mà là
những con người rất bình thường, có sinh ra và chết đi. Tuy nhiên, cái chết của
họ thường được dân gian giải thích bằng một sự hoá thân kì diệu để giảm bớt
đau thương, tăng niềm tin vào chiến thắng và tương lai tốt đẹp.
So sánh giữa thần thoại và truyền thuyết ta thấy: thần thoại là truyện về
các vị thần trong thế giới tự nhiên theo tưởng tượng của người nguyên thuỷ
cho nên tính chất hoang đường, kì ảo và siêu nhiên là đặc trưng nổi bật. Đến
truyền thuyết, mặc dù tính chất hoang đường kì lạ vẫn còn tồn tại nhưng nhân

22

Footer Page 23 of 75.


Header Page 24 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

vật của nó không còn là những vị thần, mà mang những đặc điểm của con
người, của lịch sử. Yếu tố kì ảo tham gia vào truyền thuyết chỉ nhằm làm sáng
tỏ công lao của các vị anh hùng cũng như tấm lòng ghi nhớ công ơn của dân

gian dành cho họ mà thôi.
Truyện cổ tích chủ yếu là truyện về những con người bé nhỏ trong xã
hội có giai cấp. Trong đó yếu tố kì ảo mất dần đi, thay vào đó là sự hư cấu,
phiếm chỉ. Trong truyện cổ tích đặc biệt là ở những truyện cổ tích thần kì, yếu
tố kì ảo được sử dụng một cách tự giác nhằm vào những mục đích nghệ thuật
nhất định, theo chủ tâm của người sáng tác. Trong truyện cổ tích thần kì nhân
vật không tự mình có sức mạnh nhưng khi nhân vật không biết đường đi, anh
ta sẽ gặp một cụ già, một phù thuỷ, người sẽ chỉ cho anh ta đi đâu và giúp đỡ
anh ta. Những cuộc gặp gỡ kì lạ này quyết định mọi chi tiết để câu chuyện
tiếp diễn. Nội dung chủ yếu trong truyện cổ tích đặc biệt là truyện cổ tích thần
kì là những con người có thân phận nhỏ bé, đó là những con người bất hạnh, bị
rẻ rúng, chịu nhiều đau khổ, áp bức. Khi cuộc đời của nhân vật bị đẩy đến
bước đường cùng, nhân vật không thể tự giải thoát cho mình được, lúc đó yếu
tố kì ảo, thần kì xuất hiện. Yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích thường được biểu
hiện bằng hệ thống nhân vật kì diệu như: tiên, bụt, chim thần, rắn thần, Ngọc
Hoàng, Long Vương là những con người có sức mạnh kì lạ, có thể làm thay
đổi số phận cuộc đời nhân vật chính. Các lực lượng thần kì (tiên, bụt) giống
như chiếc cầu kì diệu đã nối liền cuộc đời thực và cuộc đời mộng tưởng, đưa
đến kết thúc có hậu cho các câu truyện mà ở đó những người chịu nhiều đau
khổ, áp bức sẽ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp. Lực lượng thần
kì đã giúp cô Tấm chiến thắng được mẹ con Cám và trở thành hoàng hậu
(Tấm Cám); giúp Thạch Sanh có thể tiêu diệt được các lực lượng yêu quái,
vạch trần được tội trạng của Lý Thông trước triều đình, lấy được nàng công
chúa và cuối cùng được trao ngôi vua để trị vì thiên hạ (Thạch Sanh); giúp
người em có cuộc sống giàu sang, hạnh phúc (Cây Khế),Yếu tố kì ảo góp
phần thực hiện triết lí sống, niềm tin ở hiền gặp lành, ác giả ác báo và
ước mơ công lý, đạo lí của nhân dân. Có thể nói, nếu thiếu yếu tố kì ảo, phi

23


Footer Page 24 of 75.


Header Page 25 of 75.

Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thanh Tâm K29D Ngữ Văn

thường thì nhiều truyện dân gian sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, triết lí nhân sinh
và lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân sẽ không thực hiện được.
Như vậy, trong văn học dân gian yếu tố kì ảo là thủ pháp nghệ thuật,
là niềm tin, là phương tiện hỗ trợ cho hoạt động của con người. Sự tham
gia của yếu tố kì ảo vào trong các câu chuyện một mặt đáp ứng nhu cầu
nhận thức thế giới của con người, mặt khác nó được dùng như một phương
tiện để người dân thể hiện tình cảm, ước mơ của họ. Được lưu truyền bằng
hình thức truyền miệng, yếu tố kì ảo góp phần làm tăng tính hấp dẫn của
các câu chuyện được kể. Truyện kể dân gian đã trở thành nguồn tư liệu
phong phú cho sự hình thành các sáng tác của giai đoạn văn học trung đại
cũng như văn học hiện đại sau này.
2.2.2. Yếu tố kì ảo trong văn học trung đại.
Đối với các sáng tác văn học trung đại, yếu tố kì ảo được sử dụng trong
nhiều thể loại như truyện Nôm, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồiYếu
tố kì ảo được sử dụng trong các tác phẩm một phần là do học tập từ văn học
dân gian, một phần là do tiếp thu từ văn học Trung Quốc. Các yếu tố kì ảo
được sử dụng trong văn học trung đại mang tính chất siêu nhiên nhưng đằng
sau nó lại thể hiện tư tưởng triết lí của một tôn giáo nào đó như: Phật, Nho,
Giáo Trong đề tài của mình, chúng tôi đi vào khảo sát qua một số thể loại
mà yếu tố kì ảo được sử dụng nổi bật.
Đối với truyện Nôm, một thể loại độc đáo của văn học dân tộc, mức độ

sử dụng yếu tố kì ảo trong các tác phẩm tuỳ thuộc vào ý đồ của người sáng tác
và nội dung của các tác phẩm.
Truyện Nôm bình dân chủ yếu được sáng tác bởi những nho sĩ bình dân,
phần lớn có lẽ là do các ông đồ ngồi dạy học trong nông thôn của ta thời xưa.
Những tác giả này cũng học thánh kinh hiền truyện nhưng không đỗ đạt,
không làm quan, họ có mặt chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến song về
cơ bản vẫn gần gũi với tư duy của nhân dân lao động. Các tác giả này tìm đến

24

Footer Page 25 of 75.


×