Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Hệ thống biểu tượng trong tác phẩm Con thuyền không bến đỗ của nhà văn Tô Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.84 KB, 64 trang )

1

ĐỀ TÀI KHOÁ LUẬN
Hệ thống biểu tượng trong tác phẩm
Con thuyền không bến đỗ của Tô Đồng


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đến nay, trong giới văn chương Trung Quốc, Tô Đồng cùng với những tác
giả như Dư Hoa, Mạc Ngôn, Cách Phi đã được đánh giá là một trong những nhà
văn tiên phong. Các nhà phê bình cho rằng nhiều sáng tác của họ đáng được coi là
những tiểu thuyết kinh điển của văn học Trung Quốc.
Tô Đồng là một nhà văn trẻ, ông khá quen thuộc với độc giả Việt Nam qua
bộ phim nổi tiếng Đèn lồng đỏ treo cao do đạo diễn Trương Nghệ Mưu dựng, dựa
theo tiểu thuyết Thê thiếp thành quần của ông. Với tiểu thuyết Con thuyền không
bến đỗ, nhà văn Tô Đồng đã đoạt Giải thưởng Văn học châu Á lần 3 năm 2009
(Man Asian 2009). Vì vậy, lựa chọn Con thuyền không bến đỗ để nghiên cứu là lựa
chọn một tác phẩm văn học có giá trị đặc sắc, có tầm khu vực và thế giới. Đây cũng
là tiêu chí đầu tiên của người nghiên cứu.
Tác giả Tô Đồng là tác giả không xa lạ gì với độc giả châu Á với Con thuyền
không bến đỗ, tác phẩm với 70.000 bản in đầu tiên nhanh chóng được bán hết,
NXB Văn học Nhân dân Trung Quốc đã phải tái bản ngay để đáp ứng nhu cầu của
độc giả. Tác phẩm đã được xuất bản ở nhiều nước trên thế giới, song ở Việt Nam
thì còn khá lạ lẫm. Tác phẩm mới chỉ đến tay bạn đọc Việt Nam năm 2011 với bản
dịch của Lê Thanh Dũng, được NXB Văn học ấn hành trong quý III. Vì vậy, ở nước
ta chưa thấy có công trình nào lựa chọn Con thuyền không bến đỗ làm đối tượng
nghiên cứu. Từ thực tế đó đã thôi thúc chúng tôi đi sâu nghiên cứu tác phẩm này.
Việc nghiên cứu về hệ thống biểu tượng trong tác phẩm Con thuyền không


bến đỗ là tiếp cận với điểm độc đáo và thành công nhất của tác phẩm. Mặt khác, đó
còn là việc khám phá những bức thông điệp, giá trị ngụ ngôn ẩn đằng sau các lớp
biểu tượng, từ đó làm sâu sắc hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và tài
năng của tác giả Tô Đồng.
Xuất phát từ sự ý thức về giá trị của tác phẩm và căn cứ vào điều kiện hiện
nay, khi ở nước ta chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về Con thuyền
không bến đỗ, thì việc tìm hiểu tác phẩm theo hướng khảo sát “Hệ thống biểu
tượng trong tác phẩm Con thuyền không bến đỗ của Tô Đồng” là một việc làm cần


3

thiết. Nó vừa có tác dụng khai màn, khơi nguồn cho những công trình nghiên cứu
tác phẩm về sau.
2. Lịch sử vấn để
Nghiên cứu về biểu tượng không phải là hường nghiên cứu mới. Đây không
chỉ là lĩnh vực của riêng của một ngành khoa học nào mà nó đã được sự quan tâm
của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nghiên cứu về văn hóa học, xã hội học.
Trong công trình “Thăm dò tiềm thức” của Card Gustav Jung (Vũ Đình Lưu dịch),
Jung đã lý giải về biểu tượng, về siêu biểu tượng. Nó được xây dựng trên nền tảng
của vô thức tập thể. Đến với đề tài, chúng tôi tìm đến tài liệu “ Từ điển biểu tượng
văn hóa thế giới” của Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (Lưu Huy Khánh, Nguyễn
Xuân Giao, Phạm Vinh Cư dịch). Tài liệu đã giành những trang đầu tiên để nêu ra
các công trình nghiên cứu về biểu tượng cũng như sự lý giải khác nhau của các nhà
khoa học về khái niệm biểu tượng. Vì thế đây là tài liệu rất quan trọng, có vai trò
định hướng lý thuyết để chúng tôi hướng vào nghiên cứu tác phẩm cụ thể.
Vấn đề nghiên cứu về biểu tượng giúp đi vào nghiên cứu thế giới nội dung
và nghệ thuật cùng những tư tưởng chiều sâu của tác phẩm văn học có chứa đựng
biểu tượng. Vì vậy, gần đây nó được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn như là một
phương thức tiếp cận tác phẩm. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt tư liệu nên chúng tôi

mới chỉ tìm hiểu được ba khóa luận và một luận văn nghiên cứu về biểu tượng
trong văn học. Đó là khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Hồng Hạnh, Đại học sư phạm
Huế (2009) với đề tài “Khảo sát hệ thống biểu tượng trong “Mắt biếc”, “Người yêu
dấu” của Toni Morrison, đề tài đã cung cấp khái niệm về biểu tượng, biểu tượng
trong văn học, từ đó tác giả đi phân tích tác phẩm, thống kê hệ thống biểu tượng và
ý nghĩa của các biểu tượng đó. Ngoài ra, tác giả còn xem xét biểu tượng trong mối
quan hệ với các phương diện nghệ thuật của tác phẩm. Khóa luận tốt nghiệp của
Ngô Thị Dung, Đại học sư phạm Huế (2011) cũng đi vào nghiên cứu hệ thống biểu
tượng trong tiểu thuyết “bay trên tổ chim cúc cu” của Ken Kesey. Gần đây nhất là
khóa luận tốt nghiệp của Đinh Thị Phúc Trang, trường ĐHSP Huế với đề tài “Chất
ngụ ngôn và thế giới biểu tượng trong tác phẩm “Chúa ruồi” của W.Golding, đề tài
ngoài cấu trúc tương tự như hai khóa luận trên còn đi sâu tìm hiểu phương diện ngụ


4

ngôn của tác phẩm. Đối với luận văn mà chúng tôi tìm hiểu được thì có công trình
“Biểu tượng tiêu biểu trong Báu vật của đời” của thạc sĩ Trần Thị Ngoan, Trường
ĐHSP Hà Nội. Chủ yếu nghiên cứu biểu tượng dưới khía cạnh văn hóa.
Năm 1987, Vương Cương là tác giả của bài viết “Tô Đồng căng buồm trên
dòng sông hình ảnh”, đây là một trong những bài phê bình đầu tiên về sáng tác của
nhà văn.
Năm 2009, Tô Đồng được nhận giải thưởng văn học châu Á với tác phẩm
Con thuyền không bến đỗ. Ban giám khảo đã nhận xét; “Con thuyền không bến đỗ
là câu chuyện về cuộc sống lưu lạc của nhân vật chính, là ngụ ngôn chính trị, đồng
thời cũng là ngụ ngôn về hành trình mỗi chúng ta phải trải qua trong đời. Đó là
khoảng cách giữa con thuyền khát vọng của con người và mảnh đất cằn cỗi của
những gì mà chúng ta giành được”.
Theo hãng thông tấn Reuters, Tô Đồng đã phát biểu về cuốn tiểu thuyết vừa
đoạt giải của mình như sau "Tôi không biết liệu Con thuyền không bến đỗ có giúp

người nước ngoài hiểu thêm chút gì về Trung Quốc hay không. Cuốn sách tập trung
vào số phận của những con người sinh ra trong một thời đại lố bịch. Một dân tộc
cần dũng cảm đối diện với quá khứ của chính nó, dù cái quá khứ đó rực rỡ hay
đáng hổ thẹn, tươi sáng hay xám xịt. Việc hiểu sai hay nhầm lẫn thường xuất phát
từ sự che giấu hoặc lảng tránh".
Điều đáng chú ý là nhà phê bình nổi tiếng Vương Cương cho rằng: "Tô
Đồng là người sinh ra để viết. “The Boat to Redemption” (tên tiếng Anh của tác
phẩm) chứa đựng tất cả hình ảnh và biểu tượng quen thuộc của nhà văn: dòng sông,
tuổi thơ, cái chết - những chuyện đều từng xuất hiện trong các tác phẩm trước đó
của anh" đã lựa chọn cho người viết rất nhiều khi lựa chọn và thực hiện để tài này.
Nhà văn Tô Đồng và các tác phẩm của ông tuy nổi tiếng ở Trung Quốc, song
ở Việt Nam thì khá mới mẻ. Năm 2011, bạn đọc trong nước mới được tiếp xúc với
tác phẩm Con thuyền không bến đỗ, tác phẩm duy nhất của nhà văn được dịch ra
tiếng Việt. Do vậy, những bài viết và tài liệu tham khảo liên quan đến tác giả còn
rất khiêm tốn, có chăng chỉ là những bài báo giới thiệu một cách khái quát về cuộc
đời, sự nghiệp, một số tác phẩm chính. Còn tác phẩm chỉ có một số lời giới thiệu


5

trong các website bán sách trực tuyến, chẳng hạn như trên website
, ,
...
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo được một số bài viết, như bài viết của
Nguyễn Minh Chí, với nhan đề “Tôi được đọc một cuốn truyện hay”, tác giả khẳng
định: “Đây cũng là cuốn truyện mà đã đọc lại thì càng đọc…càng mệt. Nhưng
người đọc vẫn miệt mài thích thú vì sự thâm trầm sâu sắc của nó. Đọc lại người ta
lại khai thác được nhiều điều thích thú cho mình hưởng thụ”. Hay trong bài viết của
Trần Huy Thuận đăng trên website với nhan đề “tiểu thuyết
Con thuyền không bến đỗ- một thành công mới của dịch giả Lê Thanh Dũng đã

trích lời nhận xét của chính dịch giả Lê Thanh Dũng như sau: “Một thứ “văn hóa”
bệnh hoạn đã được những người trực tiếp tiến hành cuộc “Đại cách mạng văn hóa”
khuyến khích, động viên: Đó là việc lấy sự bất hạnh của đồng loại làm hạnh phúc
của mình; sử dụng quyền lực gây khó dễ cho người khác trở thành một thứ khoái
lạc!.. Tác giả cứ tưng tửng, “nghiêm túc” kể lể chuyện dông dài, rất ly kỳ hấp dẫn
mà đọc lên không hiểu nên khóc hay nên cười”. Đó là những bài viết mang lại
nhiều ý tưởng cho đề tài của chúng tôi. Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ dừng lại ở
việc gợi mở vấn đề, giúp người viết định hình con đường mà mình nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hệ thống biểu tượng- một bình diện
độc đáo trong tác phẩm Con thuyền không bến đỗ của Tô Đồng. Để làm nổi bật hệ
thống biểu tượng, người viết sẽ làm rõ một số bình diện như: vấn đề biểu tượng. Từ
đó, ta đi sâu giải mã những biểu tượng đặc sắc nhất, cũng như xem xét nó trong
mối quan hệ với các phương diện nghệ khác của tác phẩm như nghệ thuật trần
thuật, nghệ thuật tổ chức không gian thời gian, kết cấu nhằm khắc họa thế giới biểu
tượng trong tác phẩm.
Phạm vi nghiên cứu là bản dịch cuốn tiểu thuyết Con thuyền không bến đỗ
của tác giả Tô Đồng do Lê Thanh Dũng dịch nguyên bản từ tiếng Trung, Nhà xuất
bản Văn học, ấn hành vào quý III năm 2011.


6

4. Phương pháp nghiên cứu
Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu như đã nói, chúng tôi đã sử dụng những
biện pháp chủ yếu sau:
Phương pháp hệ thống- cấu trúc: xuất phát từ ý thức về mối quan hệ của các
biểu tượng trong chỉnh thể văn bản, chúng tôi đã sử dụng phương pháp này nhằm
đặt hệ thống biểu tượng trên các bình diện về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Phương pháp thống kê: Với phương pháp này, chúng tôi đi tìm và khảo sát

các biểu tượng đặc sắc trong tác phẩm, từ đó khám phá được mật ngữ ẩn sau các
lớp biểu tượng, nội dung ngụ ngôn của cuốn tiểu thuyết,
Phương pháp phân tích: Từ việc nêu ra hệ thống biểu tượng, người viết đi
vào nghiên cứu ý nghĩa ẩn dụ, nội dung ngụ ngôn đồng thời phân tích giá trị triết lý
của tác phẩm
Phương pháp so sánh đối chiếu: Người viết đã sử dụng phương pháp này để
thử so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm khác như “Kinh thánh của một người”
của Cao Hành Kiện, hay tác phẩm của chính tác giả, nhằm làm sâu sắc thêm những
vấn đề mà người viết muốn khẳng định.
Phương pháp liên ngành: Phương pháp này giúp đề tài có sự tích hợp với
các ngành khoa học khác như văn hóa học, xã hội học, phân tâm học, tôn giáo…
Ngoài các phương pháp chủ đạo trên người viết còn sử dụng một số phương
pháp phụ như tổng hợp hóa, khái quát hóa, diễn giải…
5. Đóng góp của đề tài
Đê tài dự kiến sẽ làm rõ ý nghĩa của hệ thống biểu tượng trong tác phẩm
“Con thuyền không bến đổ”, đây được xem là điểm sáng thẩm mĩ độc đáo nhất của
tác phẩm.
Mặt khác các lớp biểu tượng được làm rõ thông qua mối tương quan với cac
binh diện nghệ thuật khác. Từ đó cung cấp cho người đọc nhiều phương diện cắt
nghĩa tác phẩm một cách khoa học và chính xác
Nghiên cứu lĩnh vực biểu tượng là con đường đào sâu vào thế giới nội dung,
nghệ thuật và tư tưởng của tác phẩm rất hiệu qủa và sâu sắc tạo tiền đề cho những


7

nghiên cứu về sau. Là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới nhà văn Tô
Đồng và tác phẩm Con thuyền không bến đỗ.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được cấu

trúc thành ba chương như sau:
Chương 1 Vấn đề biểu tượng và thế giới biểu tượng trong tác phẩm Con
thuyền không bến đỗ
1.1 Vấn đề biểu tượng
1.1.1 Khái niệm biểu tượng
1.1.2 Biểu tượng trong văn học
1.2 Thế giới biểu tượng trong Con thuyền không bến đỗ
1.2.1 Xây dựng thế giới biểu tượng như là thủ pháp chính yếu.
1.2.2 Ý nghĩa ẩn dụ của các biểu tượng trong tác phẩm
1.2.2.1 Cái bớt – chứng cứ nhân thân và quyền uy của định mệnh.
1.2.2.2 Con thuyền – Số phận nổi trôi và kiếp người lạc loài
1.2.2.3. Tuổi thơ – Quyền sống cá nhân bị tước đoạt và lịch sử đau thương
của cả dân tộc
1.2.2.4. Cái chết – Sự phản kháng thực tại và sự tố cáo sâu sắc xã hội
1.2.3 Mối quan hệ của hệ thống biểu tượng
1.2.3.1 Mối quan hệ tác động qua lại giữa các biểu tượng
1.2.3.2 Các biểu tượng trong mối quan hệ với biểu tượng trung tâm
Chương 2 Vai trò của không - thời gian và kết cấu nghệ thuật trong việc
thể hiện thế giới biểu tượng
2.1 Vai trò của không gian trong việc thể hiện thế giới biểu tượng
2.1.1 Không gian đất liền
2.1.2 Không gian dòng sông
2.2 Vai trò của thời gian trong việc thể hiện thế giới biểu tượng
2.2.1 Thời gian gấp khúc
2.2.2 Thời gian đồng hiện
2.3 Vai trò của kết cấu trong việc thể hiện thế giới biểu tượng


8


2.3.1 Kết cấu đa tuyến
2.3.1.1 Cấu trúc tương phản đối chiếu
2.3.1.2 Cấu trúc bổ sung
2.3.2 Kết cấu lắp ghép
2.3.2.1 Lắp ghép nhân vật
2.3.2.2 Lắp ghép về sự kiện
Chương 3: Cấu trúc trần thuật trong mối quan hệ với thế giới biểu
tượng của tác phẩm
3.1 Người trần thuật trong mối quan hệ với thế giới biểu tượng
3.1.1 Người kể chuyện là nhân vật
3.1.2 Người kể chuyện hàm ẩn
3.2 Điểm nhìn trần thuật trong mối quan hệ với thế giới biểu tượng
3.2.1 Điểm nhìn bên ngoài
3.2.2 Điểm nhìn bên trong
3.2.3 Sự trượt điểm nhìn
3.3 Ngôn ngữ trần thuật trong mối quan hệ với thế giới biểu tượng
3.3.1 Sử dụng nhiều ngôn ngữ khẩu hiệu
3.3.2 Sử dụng nhiều tiếng lóng
3.4 Giọng điệu trần thuật trong mối quan hệ với thế giới biểu tượng
3.4.1 Giọng yêu thương, đồng cảm
3.4.2 Giọng giễu nhại, trào lộng


9

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ BIỂU TƯỢNG VÀ THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG TRONG
TÁC PHẨM CON THUYỀN KHÔNG BẾN ĐỖ
1.1 Vấn đề biểu tượng
1.1.1 Khái niệm biểu tượng

Thuật ngữ “biểu tượng” (Symbol) bắt nguồn từ Hy Lạp. Symbolon có nghĩa
là ký hiệu (Sign), dấu hiệu, lời nói, tín hiệu... Cũng có thuyết cho rằng chữ symbol
bắt nguồn từ động từ Hy Lạp "Symballo" có nghĩa là "ném vào một vị trí", "liên
kết", "suy nghĩ về", "thoả thuận", "ước hẹn" v.v...
Thực tế đã khẳng định biểu tượng phát triển cùng quá trình tiến hoá của nhân
loại. Khởi nguyên, biểu tượng là một vật được cắt làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim
loại. Hai người mỗi người giữ một phần (có thể là chủ và khách, người cho vay và
kẻ đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay nhau lâu dài…). Sau này, ráp
hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối thân tình xưa hoặc món nợ cũ, tình bạn
ngày trước. Biểu tượng chia ra và lại kết lại với nhau như vậy nên nó chứa hai ý
tưởng phân ly và tái hợp. Điều này cũng có nghĩa mọi biểu tượng đều chứa đựng
dấu hiệu bị đập vỡ; ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ, vừa là
nối kết những phần của nó. Biểu tượng đôi lúc rất cụ thể song cũng có thể là những
thứ rất trừu tượng.
Sau này, khái niệm biểu tượng đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học khác nhau như triết học, tâm lý học, xã hội học, dân tộc học, tôn
giáo học…. Theo Từ điển tâm lý học “biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh
tượng và sự kiện xuất hiện trên cơ sở trí nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác,
biểu tượng có thể mang tính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại, thì
biểu tượng liên quan đến quá khứ”. Còn theo Từ điển Tiếng Việt “biểu tượng chỉ
một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của
sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã
chấm dứt” [7, tr 83]. Trong lĩnh vực tâm linh, Carl Jung cho rằng, biểu tượng
không phải là một phúng dụ, cũng chẳng phải một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn
là một “hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất ta mơ hồ nghi hoặc


10

của tâm linh… biểu tượng không gò bó gì hết, nó không cắt nghĩa, nó đưa ta ra bên

ngoài chính nó đến một ý nghĩa còn nằm ở tận phía ngoài kia, không thể nắm bắt,
dự cảm một cách mơ hồ, và không có từ nào trong ngôn ngữ của chúng ta có thể
diễn đạt thỏa đáng” [1, tr XXIV]. Đối với lĩnh vực ngôn ngữ học, L.Hjelmslev đi
vào nghiên cứu mối quan hệ giữa vật làm biểu tượng với thế giới ý nghĩa làm nên
giá trị của biểu tượng. Ông cho rằng biểu tượng gần gũi với kí hiệu, theo đó nó là
hiện tượng được nẩy sinh từ mối quan hệ giữa cái biểu đạt như các sự kiện, hiện
tượng, cái dùng để biểu thị như đồ vật, hình ảnh…và cái được biểu đạt như là
những giá trị, quan niệm, ý nghĩa, ý tưởng… [25, tr76]. Trong lĩnh vực văn hóa,
các nhà nghiên cứu văn hoá đều quan tâm đến những biểu tượng văn hoá bởi lẽ nó
là đơn vị cơ bản của văn hoá, là hạt nhân di truyền xã hội và quan trọng hơn là nó
sinh ra nhờ năng lực biểu tượng hoá của con người. Các nhà văn hóa học định
nghĩa biểu tượng văn hóa là những thực thể vật chất hoặc tinh thần (sự vật, hành
động, ý niệm…) có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức
cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp hệ thống đặc trưng cho những nền văn
hóa nhất định: nghi lễ, hành vi kiêng kị, thần linh… Biểu tượng văn hóa là sự tồn
tại ở bình diện phổ quát các biểu tượng phi trực quan. Biểu tượng văn hóa có ảnh
hưởng lớn tới biểu tượng trong văn học. Tuy nhiên, biểu tượng trong văn học thể
hiện rõ năng lực sáng tạo của nhà văn và tư duy của độc giả nên nó có bước phát
triển cao hơn
Dù đứng trên những quan điểm và lập trường khác nhau nhưng chúng ta vẫn
tìm được điểm chung nhất của biểu tượng. Theo chúng tôi, có thể hiểu biểu tượng
là khái niệm dùng để chỉ một thực thể bao gồm hai mặt: mặt tồn tại cảm tính trong
hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người (cái biểu trưng) và
mặt ý nghĩa có mối quan hệ nội tại, tất yếu với mặt tồn tại cảm tính đó nhưng
không bị rút gọn trong những đặc điểm bản thể của sự tồn tại này (cái được biểu
đạt).
1.1.2 Biểu tượng trong văn học
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì biểu tượng như là thuật ngữ của mỹ
học, lý luận văn học và ngôn ngữ học, còn được gọi là tượng trưng. Nó có nghĩa



11

rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống
bằng hình tượng nghệ thuật. Bởi đặc điểm cơ bản của hình tượng nghệ thuật là sự
tái hiện lại thế giới, làm cho thế giới xung quanh, làm cho con người và cuộc sống
hiện lên như thật. Tuy vậy hình tượng là hiện tượng mang tính ước lệ. Bằng hình
tượng, nghệ thuật đã sáng tạo ra một thế giới thứ hai- thế giới của sự sáng tạo lại,
một thế giới mang tính biểu tượng. Theo nghĩa hẹp thì biểu tượng là một phương
thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng
truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đó đồng thời
thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc
đời. Như vậy, “biểu tượng là hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung nguyên tắc
phản ánh hiện thực trong tính quan niệm, thông qua các mô hình đời sống của văn
hóa nghệ thuật. Là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, biểu tượng có quan
hệ gần gũi với ẩn dụ hoán dụ” [5, tr24]. Nhưng nếu kí hiệu, ẩn dụ, phúng dụ tạo ra
những mối liên hệ lâm thời, rời rạc, những quy ước đơn giản giữa cái biểu đạt và
cái được biểu đạt, có tác dụng biểu nghĩa thì biểu tượng tạo được sự đồng nhất giữa
cái biểu đạt và cái được biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức.
Biểu tượng văn học mang tính lịch sử. Bởi vì, quá trình tạo nghĩa của biểu
tượng phải trải qua khoảng thời gian hàng vạn năm, gắn liền với quá trình hình
thành quan niệm về thế giới của con người cổ xưa. Ở đây, ta thấy quan điểm này
tương đồng với một nội dung lý thuyết của Jung đó là biểu tượng gắn chặt trong
phần ý thức và vô thức cộng đồng. Từ thời tiền sử, cùng với sự xuất hiện của tiếng
nói thì các hiện tượng mưa, nắng, sáng tối đã đi vào trí não con người như là những
biểu tượng. Chính vì thế, các sáng tác của văn học dân gian, văn học cổ đại trung
đại tồn tại như một kho biểu tượng khổng lồ. Trong quá trình phát triển cùng với
thời gian, các biểu tượng đã bổ sung thêm ý nghĩa mới đồng thời triệt tiêu bớt phần
ý nghĩa của mình. Vì thế, khi bước và những văn bản văn chương cụ thể thì nó
mang vào đó sức nặng ngữ nghĩa mà nó tích lũy được qua nhiều thế kỉ. Tuy nhiên

nếu các lĩnh vực khoa học khác nghiên cứu biểu tượng như là sự thể hiện ý thức
chung của xã hội thì điều đặc biệt là trong văn học còn có những biểu tượng in đạm
dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Những biểu tượng mà họ sáng tạo ra
thường là điểm sáng thẩm mĩ độc đáo của tác phẩm, rất sâu sắc mà thâm trầm. Vì


12

vậy muốn giải mã những bức thông điệp ẩn đằng sau các lớp biểu tượng thì ta phải
thâm nhập trước hết vào văn bản văn học, sau đó là đi sâu vào phong cách, khuynh
hướng sáng tác, toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ đó.
Như vậy biểu tượng văn học mang tính lịch sử trong ý thức chung của cộng
đồng, mặt khác còn là sáng tạo độc đáo của riêng từng cá nhân sáng tác. Tuy nhiên,
vì là hiện tượng lịch sử xã hội nên trước hết biểu tượng chịu sự chi phối của ngôn
ngữ, tâm lý, văn hóa, quan niệm của dân tộc và thời đại.
1.2 Thế giới biểu tượng trong Con thuyền không bến đỗ
1.2.1 Xây dựng thế giới biểu tượng như là thủ pháp chính yếu.
Với khả năng dung chứa những ý nghĩa ngụ ngôn thầm trầm và đầy sức
nặng, biểu tượng vì thế được nhiều tác gia tài năng dụng công xây dựng trong các
tác phẩm của mình. Con thuyền không bến đỗ của Tô Đồng cũng là một tác phẩm
chứa đựng những biểu tượng thâm trầm như thế. Tác giả đã kì công xây dựng hệ
thống biểu tượng với ý nghĩa biểu trưng trực tiếp được ước định như một hiển
nhiên, mặt khác chúng ẩn tàng những vỉa tầng ý nghĩa khác, có nguồn gốc từ thoạt
kì thủy và có sức lực riêng khó giải thích cho chu toàn. Những biểu tượng góp phần
tạo nên chiều sâu, tính ám gợi nghệ thuật và chinh phục độc giả trong một hành
trình khám phá và lắng động.
Khi tiếp xúc với văn bản về mặt hình thức, ta thấy về măỵ kết cấu, cốt truyện
hay một số phương thức tổ chức nghệ thuật khác của tác phẩm là không khó để
nắm bắt và theo dõi. Tuy nhiên, đó chỉ là vấn đề bề mặt, nghĩa là nắm vấn đề một
cách khái quát nhất. Khi muốn đi sâu vào tác phẩm thì lại gặp phải những rào chắn

mà phải thông qua con đường nghiên cứu, suy ngẫm, đối chiếu, phân tích… mới có
thể làm sáng tỏ. Khó khăn ở đây chính là hệ thống biểu tượng xuất hiện trong tác
phẩm. Nó tạo nên những cung bậc khác nhau của sự tiếp nhận. Trên thực tế, khi
tiếp nhận tác phẩm Con thuyền không bến đỗ độc giả có thể tiếp nhận theo nhiều
phương diện khác nhau. Đó có thể là một cuốn tiểu thuyết luận lí cho những ai
muốn kiếm tìm chân lý của cuộc sống, cũng có thể là một cuộc phiêu lưu không với
quá nhiều không gian mới nhưng chiều dài thời gian đủ để cuộc đời con người có
những bước ngoặt đáng ghi nhớ. Hay nó có thể là một cuốn tiểu thuyết chính trị với


13

bối cảnh cách mạng văn hóa Trung Quốc, hay là một tiểu thuyết tâm lý… Sự nhiều
chiều và đa nghĩa của cuốn tiểu thuyết như đã nói được tạo ra chính bởi hệ thống
biểu tượng đa dạng trong tác phẩm. Mỗi biểu tượng là một ẩn dụ của tác giả về
cuộc sống, con người và thế giới. Hơn nữa, biểu tượng chính là chất kết dính, liên
kết toàn bộ ý nghĩa của tác phẩm, chi phối nhiều phương diện về tổ chức hình thức
nghệ thuật. Từ đó, nó tạo chiều sâu lôi cuốn cho cuốn tiểu thuyết và ám ảnh độc giả
một cách day dứt.
Bởi biểu tượng là phương thức dung chứa nội dung tư tưởng và thể hiện
nghệ thuật chủ yếu được Tô Đồng dụng công xử lý như đã nói, vì thế việc giải mã
Con thuyền không bến đỗ không có con đường nào hiệu quả hơn là đi vào nghiên
cứu biểu tượng.
1.2.2 Ý nghĩa ẩn dụ của các biểu tượng trong tác phẩm
1.2.2.1 Cái bớt hình con cá – chứng cứ nhân thân và quyền uy của định
mệnh.
Theo bách khoa tự điển thế giới xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1961 thì vết bớt
xuất hiện trên da của trẻ sơ sinh được gọi là Brithmark. Vết bớt hay vết chàm nằm
trên da hài nhi. Trong y khoa, dấu vết ấy còn được gọi là Angle Bite (vết cắn của
thiên thần) sở dĩ gọi như vậy là do vết bớt xuất hiện khá kỳ lạ và quả thật cho đến

khoa học chưa hoàn toàn hiểu được thấu đáo nguyên nhân.
Còn trong từ điển văn hóa thế giới đã nói về biểu tượng cá như sau: “Cá là
biểu tượng của nguyên tố nước, môi trường sống của nó. Cá được liên hệ với sự
sinh nở hoặc phục sinh theo chu kì. Nó còn được liên hệ với những con cá thần,
việc thờ cúng thần thánh. Ngoài ra cá còn là biểu tượng của sự sinh sôi và tính mắn
đẻ. Khoa tranh tượng tôn giáo của các dân tộc Ấn Âu, cá là biểu tượng của sự sinh
sản dồi dào và tính hiền minh. Đối với thổ dân Trung Mỹ. cá là biểu tượng của
dương vật. Trong tiếng Phạn, thần tình yêu được gọi là kẻ mà biểu trưng là con cá.
Ở Trung Quốc, cá là biểu tượng của vận may” [1, tr115]. Tựu trung lại trong lĩnh
vực văn hóa, con cá là biểu tượng của sự bình an, sinh sôi và linh thiêng.
Tuy nhiên trong “con thuyền không bến đỗ Tô Đồng đã xây dựng biểu
tượng cái bớt hình con cá với những ý nghĩa mới mẻ, nhiều khi đối lập với ý nghĩa


14

vốn có của nó về mặt văn hóa. Điều đó thể hiện dụng ý nghệ thuật và càng tăng sức
gợi của biểu tượng.
Ngay từ vị trí xuất hiện của cái bớt hình con cá đã là một yếu tố khiêu khích
trong văn bản. Tô Đồng đã miêu tả nhân vật Khố Văn Cán- nhân vật chính của Con
thuyền không bến đỗ là người mang cái bớt hình con cá trên mông. Và chính chi
tiết đó lại là yếu tố quyết định đến diễn tiến câu truyện.Vì thế, cái bớt này trở thành
một biểu tượng quan trọng trong tác phẩm. Cái bớt hình con cá trở thành định mệnh
của nhân vật “Tại sao tôi cứ lo chuyện bố sẽ thành con cá?...không biết nói sao về
dây mở rễ má của bố tôi với loài cá, thôi đành đi ngược về nguồn, bắt đầu từ nữ liệt
sĩ Đặng Thiếu Hương vậy”.[20, tr16]
Câu chuyện mở ra với việc giới thiệu về hoàn cảnh xuất thân của Khố Văn
Cán. Và để xác nhận nhân thân của ông, nhân vật “tôi”- Khố Đông Lượng là con
của Khố Văn Cán đã đưa người đọc đến với câu truyện về liệt sĩ Đặng Thiếu
Hương được lưu truyền ở khắp vùng Giang Nam. Đặng Thiếu Hương được mệnh

danh là tiểu thư quan tài, bởi vì cha bà từng mở cửa hàng buôn bán quan tài, và bà
cũng lợi dụng quan tài đê làm phương tiện hoạt động cách mạng. Đặng Thiếu
Hương đã hy sinh trong một lần làm nhiệm vụ, một cái chết ngẩng cao đầu đầy
oanh liệt “Người đàn bà chân yếu tay mềm quen chốn phòng the” này trở thành nốt
nhạc hùng tráng nhất trong sử đỏ của vùng Giang Nam. Đặng Thiếu Hương ra đi để
lại con nhỏ trong một chiếc giỏ bị nước cuốn đi. Ông già Tứ Phong đã vớt được
chiếc giỏ và cũng chính ông nhận ra con của Đặng Thiếu Hương sau nhiều năm ở
cô nhi viện thị trấn Mã Kiều. Nhưng điều đặc biệt là dấu hiệu để ông Phong nhận
mặt đứa trẻ lại chính là cái bớt hình con cá trên mông đứa bé. Đứa bé đó chính là
Khố Văn Cán, bố của Khố Đông Lượng.
Câu truyện không kể tại sao ông Cán được làm bí thư thị ủy, chẳng có một
dòng nói về tài năng lãnh đạo của ông, cũng chẳng có dòng nào nói về nhân phẩm
của ông và những gì ông làm được cho thị xã thời ông đương chức... nhưng căn cứ
vào mạch ngầm văn bản độc giả cũng đoán được sở dĩ ông Cán leo lên đến cái chức
đó là vì được tổ chức ưu tiên bồi dưỡng vì ông là con của liệt sĩ Đặng Thiếu
Hương. Nói vậy bởi vì sau này tự nhiên có một đoàn điều tra kết luận ông không
phải con liệt sĩ, thế là ông ta mất chức. Nhưng chưa dừng lại ở đó, con liệt sĩ là căn


15

cứ để đề bạt làm lãnh đạo thì đi một nhẽ. Nhưng căn cứ để được coi là con liệt sĩ
hay không mới là chuyện bi hài. Căn cứ đó là cái “bớt” xanh ở đít trẻ con.
Khố Văn Cán nhờ cái bớt xanh hình con cá chép ở mông mà hóa rồng, được
người dân thị trấn tung hê và ngưỡng vọng. Nhưng “trời đất nổi cơn dông bão bất
ngờ, vào một ngày hè, trên cử xuống một tổ công tác bí hiểm, họ làm việc từ mùa
hạ sang mùa thu, số phận bố tôi bị họ thay đổi từng ngày” [20, tr26]. Số là một
người em họ của nhân chứng do tư thù với người đã khuất, đã cung cấp những chi
tiết làm thay đổi hoàn toàn lai lịch Tứ Phong. Tứ Phong trở thành kẻ “khác biệt giai
cấp”. Thậm chí còn có người đưa ra giả thuyết: Khố Văn Cán chính là con của Tứ

Phong. Tứ Phong đã lừa tổ chức, dùng thủ đoạn “Ly Miêu Tráo Thái Tử ”, đưa đứa
con mình núp danh con liệt sĩ, leo lên đến chức cao chót vót của thị trấn. Đi tiếp
một bước nữa, người ta dùng lý lẽ khoa học giải thích rằng, cái bớt trên mông Khố
Văn Cán - căn cứ duy nhất chứng minh lý lịch con liệt sĩ của ông, không phải là cái
gì đặc biệt. “Họ hô hào lật đổ sự sùng bái mù quáng đối với cái bớt hình con cá đã
sùng bái mù quáng đã tồn tại bấy lâu, họ thông báo cho mọi người một cách đơn
giản dễ hiểu: Phàm là cư dân lưu vực sông Kim Tước đều là giống người Mông Cổ,
thuở bé ai cũng có cái bớt xanh ở mông” [20, tr31].Thế là nhân vật chính của tiểu
thuyết rơi tõm từ vị trí bí thư thị ủy xuống thành phần tử “khác biệt giai cấp”, rồi bị
cách ly để điều tra. Tác giả Tô Đồng khái quát một thực tế chua chát: Để chọn ra
một người bồi dưỡng vào vị trí lãnh đạo, người ta không căn cứ vào cái đầu mà căn
cứ vào cái đít. Tổ điều tra kết luận Khố Văn Cán không phải con liệt sĩ, vậy ai là
con liệt sĩ? Một tấn bi hài được diễn ra trên khắp nẻo đường thị trấn, đàn ông thi
nhau xem mông bất cứ ở đâu, trong nhà xí công cộng trong nhà tắm. “Chẳng ai có
mắt ở sau đầu để nhìn cái mông của mình, may mà có cơn sốt cái bớt cho nên
người ta có thể mượn đôi mắt của người khác để xem cái dấu ấn ẩn chứa vận mạng
của mình” [20, tr32]. Họ những mong một cuộc đổi đời nhờ cái bớt hình con cá ở
mông. Tình cảnh này thời đại cách mạng văn hóa vô sản làm ta liên tưởng đến cuộc
sống hiện đại ngày nay, nếu ta mã hóa cái “bớt” đó chính là các chứng chỉ, các giấy
chứng nhận các loại, là bằng cấp, là các danh hiệu mà nhờ nó con người có địa vị,
quyền lực. Chính điều đó mà người ta bất chấp tất cả để chạy theo bằng cấp, danh
hiệu hão. Biểu tượng cái bớt vì thế càng có ý nghĩa sâu xa và thâm thúy.


16

Cái bớt từ vị trí là chứng cứ duy nhất xác lập mối quan hệ ruột thịt của Khố
Văn Cán và liệt sĩ Đặng Thiếu Hương, giờ đây đã là trở thành một thứ quyền uy
khủng khiếp quyết định số phận của cha con ông Cán. Chứng cớ bị phủ định, ông
Cán mất chứng cớ là mất tất cả. Cuộc sống gia đình đang yên ổn bỗng chốc bị phá

nát. Ông Cán là người trực tiếp chịu cái tai vạ nặng nề của thứ định mệnh nghiệt
ngã đó. Người vợ thì không thể chịu đựng được sức ép ngày càng tăng của dư luận
đàm tiếu về tư cách cũng như lai lịch của chồng mình, bà đã dằn vặt ông và chính
vản thân mình, cuối cùng bà đã quyết định bỏ nhà ra đi vào đội tuyên truyền văn
nghệ hát hò với đám trẻ. Đứa con trai đang được học hành tử tế, nay cũng bỏ học,
theo bố sống vất vưởng. Con trai duy nhất của ông bí thư thị ủy vốn như con vua,
nay bị cả thị xã khinh rẻ, gọi là “thằng con hoang” vì nếu bố nó không là con liệt sĩ
thì Khố Đông Lượng cũng không là cháu liệt sĩ có nghĩa là không gì cả, là con số
không.
Như vậy cái bớt trong tác phẩm Con thuyền không bến đỗ đã được Tô Đồng
mã hóa như một chứng cớ nhân thân và như là thứ uy quyền vô lý đối với định
mệnh của một con người. Từ đó ta có thể thấy được bộ mặt của xã hội đương thời,
một xã hội mà chủ nghĩa lý lịch và cuộc cách mạng mù quáng có cái tên mỹ miều
“đại cách mạng văn hóa” lớn tiếng kêu gọi sự cải cách, sự tiến bộ, văn minh.
Nhưng thực hư như thế nào thì thông qua biểu tượng cái bớt với số phận Khố Văn
Cán ta có thể phần nào cảm nhận được.
1.2.2.2 Con thuyền – Số phận nổi trôi và kiếp người lạc loài
Trong lĩnh vực văn hóa, người ta cho rằng con thuyền là “biểu tượng của
cuộc hành trình, cuộc vượt qua do người sống hoặc người chết thực hiện. Ở
Mélanésie,có tục lệ tôn giáo quan trọng, trong đó con thuyền được coi là để tống
tiễn những thế lực hắc ám: ma quỷ hoặc bệnh tật, thuyền thầy pháp Saman ở
Indonesia dùng để bay lên không trung tìm linh hồn người mắc bệnh, thuyền thần
linh dùng để chở người chết sang cõi bên kia. Bản thân cuộc đời là một cuộc đi
biển đầy nguy hiểm, từ gốc độ ấy, con thuyền là biểu tượng của sự an toàn. Nó giúp
con người yên ổn đi cho đến hết cuộc đời. Trong đời sống tâm linh phật giáo Nhật
Bản, thuyền chính là phương tiện để phật Amida (A-di-đà) chở chúng sinh qua biển


17


khổ của cuộc đời. Theo quan niệm Kitô giáo thì giáo hội chính là con thuyền, để
các tín đồ ngồi vào trong đó tránh các cạm bẫy của cuộc đời và bão táp của những
đam mê dục vọng” [1, tr910, 911]. Như vậy, con thuyền như là một biểu tượng văn
hóa về sự chuyên chở các vong hồn người chết, đồng thời cũng mang ý nghĩa cứu
rỗi linh hồn người sống.
Con thuyền trong Con thuyền không bến đỗ của Tô Đồng một mặt kế thừa
những ý nghĩa của biểu tượng con thuyền trong đời sống văn hóa, nghĩa là trên
phương diện nào đó nó là biểu tượng của sự an toàn và bảo vệ, mặt khác con
thuyền trong tác phẩm là biểu tượng cho số phận trôi nổi, bấp bênh của con người
và kiếp người lạc loài trong xã hội đương thời.
Đúng như lời nhận xét của ban giám khảo giải thưởng Man Asian: “Con
thuyền không bến đỗ là câu chuyện về cuộc sống lưu lạc của nhân vật chính, là ngụ
ngôn chính trị, đồng thời cũng là ngụ ngôn về hành trình mà mỗi chúng ta trải qua
trong đời. Đó là khoảng cách giữa con thuyền khát vọng của con người và mảnh
đất cằn cỗi của những gì mà chúng ta giành được”. Đúng ngày kỷ niệm liệt sĩ Đặng
Thiếu Hương năm đó, ngày mà hàng năm “Bố Tôi vẫn chủ trì lễ dâng hương, Tôi
thay mặt toàn thể thiếu nhi đến Đình Cờ dâng hoa, trên đài truyền thanh Mẹ Tôi
đọc thơ tưởng nhớ vong linh liệt sĩ”[20, tr34] thì giờ đây tổ công tác chính thức
tuyên bố kết quả giám định: bố tôi không phải là con liệt sĩ Đặng Thiếu Hương. Bi
kịch của gia đình đã xảy ra trong giao diện “đã từng” và “chưa từng” là con liệt sỹ
này của ông Cán.
Rồi một ngày tháng chạp, đường phố rét như cắt da cắt thịt, trong không khí
đã thoảng mùi thơm của mỡ rán ngày giáp Tết, bà mẹ dọn nhà đi, cha con ông Cán
kéo nhau xuống đội tàu Hướng Dương. Nếu trên mảnh đất cằn cỗi của con người,
Khố Văn Cán bị coi là “phần tử khác biệt giai cấp”, Khố Đông Lượng bị coi là đứa
con hoang. Hai cha con phải chịu bao oan khuất và sự mai mỉa của người đời, kể cả
người thân yêu nhất. bà Mẫn không chịu nổi sự thất thế nhục nhã, từ một phát
thanh viên sáng giá, giờ đây bà không còn đọc trên đài, chỉ cắt giấy, chép bài cho
“con Hồng” – một đồng nghiệp mà thường ngày bà vẫn nhìn dưới con mắt. Niềm
uất hận đó được trút cả lên đầu ông Cán. Bà căm giận, khinh bỉ, hắt hủi và đặc biệt

bắt ông viết kiểm điểm. Đến giờ, ông phải ngồi vào bàn đối chất với bà. Trốn trong


18

nhà xí cũng bị bà cầm cán chổi thúc cho đến ra. Rồi cuộc chia ly tất yếu vẫn xảy ra
một khi cuộc hôn nhân khi xưa ông mê bà vì bà đẹp còn bà mê ông vì ông “có tiền
đồ”. Thế nhưng đối với đội tàu Hướng Dương thì cha con Khố Đông Lượng mới
thực sự được coi như những con người với tất cả giá trị của họ.
Con thuyền ở khía cạnh nào đó có thể coi là biểu tượng của sự cứu rỗi. Bởi
lẽ các thuyền dân đằng sau vẻ nghèo khó và có phần nhếch nhác là những con
người nhân hậu và giàu tình người sẵn sàng mở rộng vòng tay đón cha con ông
Cán. Khố Văn Cán được nể trọng, người ta vẫn một điều “bí thư Khố”, hai điều
“đồng chí bí thư”. Khố Đông Lượng cũng được mọi người yêu mến, gần gũi, đặc
biệt, trên tàu cậu còn có những ngày tháng tràn ngập cảm xúc với mối tình đầu đời
của mình. Huệ Tiên với tính cách linh hoạt và mạnh mẽ, cô như giọt nắng xuân
nhảy nhót trên đoàn xà lan vốn cục mịch, khô cằn. Trái tim chàng trai đang lớn và
khát khao tình cảm Khố Đông Lượng vì thế không thoát khỏi được một tình yêu
thầm lặng mà cháy bỏng.
Nhưng điều đặc biệt, dù trên đội tàu Hướng Dương cuộc sống của cha con
ông Cán dễ chịu hơn trên bờ là thế thì hai cha con ông vẫn luôn hướng về bờ. Khố
Văn Cán thậm chí đã tự thiến để tỏ rõ lòng hối cái của mình, Lượng thì vượt qua
mọi trở ngại, tìm mọi cơ hội lên bờ chỉ để tranh thủ thấy được người mình mong
nhớ. Ở đây Lượng chịu không biết bao chuyện rắc rối, nỗi bất công và tới đâu cũng
bị cái danh “thằng con hoang con lão Cán” đeo đẳng kỳ thị…
“Bố tôi” – con trai của người đã góp sinh mạng mình vào việc lát con đường
dẫn tới thành công của cuộc cách mạng. Bà ngã xuống, để con bà ở lại bước lên lễ
đài giơ tay đón nhận thắng lợi với tất cả sự vinh quang và niềm kiêu hãnh, còn “tôi”
– con trai của bố, lại là người gánh trọn nỗi đắng cay trong “cuộc cách mạng tiếp
theo”, khi chiếc bảng đỏ “Gia đình liệt sĩ vẻ vang” – vòng hào quang trước cửa gia

đình bị hạ xuống. Cách mạng chồng lên cách mạng, cuộc đời kế tiếp cuộc đời như
những giọt nước tiếp giọt nước không ngừng trôi trên con sông Kim Tước, nơi mà
cha con họ phó mặc những ngày còn lại của cuộc đời lênh đênh. Đôi bờ bó chặt
dòng sông, ngăn cách, giam hãm họ như những song sắt vô tình và cay nghiệt. Lên
bờ, họ bị hắt hủi, bị xua đuổi đến mức không còn nơi neo đậu mà đành thả buông
số phận đúng như tên tiếng Việt của cuốn tiểu thuyết: Con thuyền không bến đỗ.


19

Tựa đề tiếng Anh của tác phẩm là ““The Boat to Redemption” có nghĩa là
con thuyền đến bờ chuộc tội, thực tế trong câu truyện “Mùa đông năm đó tôi từ biệt
cuộc sống trên bờ, theo bố sống cuộc đời sông nước, tôi không ý thức được rằng
đây là lần ra đi vĩnh viễn, lên tàu thì dễ, về bờ mới khó, đến nay tôi đã ở đội tàu
mười ba năm, chưa trở lại bờ”. [20, tr69] Hai cha con mãi mãi bị dam hãm và con
thuyền của họ mãi mãi không cập bờ. Bởi ngoài sự giam hãm thân xác, tác giả đã
dành nhiều trang để miêu tả tâm trạng bị giam hãm, bị hành hạ thường trực hơn,
đau đớn hơn và day dứt hơn. Đó là sự giam hãm của chính những cái bóng của
mình. “Khi tàu đi, tôi cúi nhìn nước chảy bên mạn tàu, cảm thấy mình bị dòng nước
ngàn năm giam hãm… tôi thắp ngọn đèn trên mũi tàu, ánh đèn vàng vọt hắt bóng
tôi, cái bóng đen nhỏ mong manh tựa như một vũng nước đọng, dòng sông trôi giữa
đôi bờ, còn đời tôi trôi trên một con tàu, dòng sông trôi trong đêm tối gợi cho tôi
nhận ra bí ẩn của cuộc đời mình, tôi, bị chính cái bóng của mình giam hãm trên
tàu” [20, tr69].
Trong tiểu thuyết, ta chú ý tới một câu nói xuất hiện với tần số cao “lịch sử
là một câu đố”, câu nói này được ông Doãn- một người hiểu biết và thâm trầm trực
tiếp nói ra để nhận định về thân phận của ông Cán- một tấn bi kịch mang tên “con
trai liệt sĩ”, và sau đó, câu nói này được trở đi trở lại rất nhiều lần trong nỗi hồi nhớ
của nhân vật Khố Đông Lượng. Như vậy, thực chất ý nghĩa sâu xa của câu nói này
là chính lịch sử đã mang lại cho thân phận con người một câu hỏi lớn về bản ngã,

về xuất thân và số phận mình. Câu truyện mở ra với tính chất kỳ ảo về số phận một
con người- liệt sĩ Đặng Thiếu Hương. Số phận ly kì của bà kéo theo số phận kịch
tính của người “từng được coi” là con bà- ông Khố Văn Cán và xoay vần tới cuộc
đời của người “từng được coi” là cháu bà – Khố Đông Lượng, để rồi kết thúc câu
chuyện là câu hỏi lớn: Khố Văn Cán là ai? Khố Đông Lượng là ai?. Hay cuộc đời
của cô bé Giang Huệ Tiên với một tuổi thơ mà cô từng miêu tả là khá êm đềm, ấm
áp với cha là Giang Vĩnh Sinh, mẹ là Tước Hạ. Huệ Tiên cùng mẹ trong chuyến đi
tìm cha trên đội tàu Hướng Dương, một lần tỉnh dậy, mẹ cô đã mất tích không dấu
vết. Từ đây số phận Huệ Tiên trải qua biết bao thăng trầm, biến động, để rồi về sau
phải chôn vùi sự nổi tiếng của mình ở hiệu cắt tóc Nhân Dân. Câu truyện đóng lại
vẫn là câu hỏi lớn: bà Tước Hạ là ai? Giang Huệ Tiên là ai?... Những câu hỏi ẩn


20

chứa bí mật thân phận đó của các nhân vật sẽ mãi mãi không có lời giải đáp. Số
phận nhân vật hay mở rộng ra là số phận con người trong buổi dậy sóng của thời
đại sẽ vẫn là một bí mật, như con thuyền không bến neo đậu.
Cuối câu truyện Khố Đông Lượng với chiếc sào tre nhỏ bé cố chống đưa
chiếc sà lan sắt nặng nề ra giữa dòng sông để tránh sự truy đuổi trên bờ. Câu
chuyện đến đó là hết nhưng không khép được, với tấm biển cáo thị “Kể từ hôm nay
cấm Khố Đông Lượng của đội tàu Hướng Dương lên bờ hoạt động”[401]. Chiếc sà
lan số 7 bị bỏ rơi, cô đơn, không tầu dắt, dịch chuyển chậm chạp trong tình thế
khẩn trương mà rồi không biết còn dạt về những bến bờ ảo vọng nào nữa. Câu
chuyện chẳng dừng, cứ trôi, trôi mãi mà không khuất được khỏi tầm nhìn bâng
khuâng của người đọc về một số phận hay chung cho kiếp người lạc loài, trôi nổi
vô định trong bối cảnh cách mạng văn hóa Trung Quốc.
1.2.2.3. Tuổi thơ – Quyền sống cá nhân bị tước đoạt và lịch sử đau thương
của cả dân tộc.
Nhà phê bình Vương Cương đã cho rằng tuổi thơ là một biểu tượng quen

thuộc được nhà văn sử dụng trong một số tác phẩm của anh, đặc biệt là Con thuyền
không bến đỗ.
Nếu Jean Chevalier và Alain Gheerbrant trong Từ điển biểu tượng văn hóa
thế giới nói rằng tuổi thơ là biểu tượng của sự trong sáng, vô tội, là trạng thái chưa
hề mắc lỗi, tức cũng là trạng thái thiên đàng theo nghĩa vườn địa đàng Eđen, tuổi
thơ là biểu tượng của tính chất phác tự nhiên, tính hồn nhiên. Trong truyền thuyết
Ấn Độ, người ta dùng biểu tượng này để chỉ trạng thái tiên quyết cho sự tiếp nhận
tri thức thì ở Con thuyền không bến đỗ, Tô Đồng đã khéo xây dựng tuổi thơ thành
một biểu tượng đầy sức gợi và mang những ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ.
Nói về tuổi thơ của nhân vật Khố Đông Lượng, không phải là không có
những ngày tháng tươi vui, ngọt ngào khi cha cậu còn là bí thư huyện ủy, và Lượng
được đối xử như chàng công tử với những biệt đãi và sự chiều chuộng hết mực.
Những kí ức tươi đẹp này còn trở về với cậu trong những hoài niệm lúc hai cha con
Lượng lênh đênh trên sóng nước. Có những buổi được lên bờ, không kìm được nỗi


21

nhớ tiếc quá khứ, Lượng đã chạy về thăm lại ngôi nhà cũ một thời ấm êm của
mình.
Tuổi thơ của Khố Đông Lượng trên hết là một biểu tượng thâm thúy về
quyền sống của con người và nó tiến tới là ngụ ngôn cho lịch sử đau thương của cả
một dân tộc. Những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp của Lượng bị vùi dập không
thương xót kể từ ngày cha cậu không còn là con liệt sĩ. Trong lòng Lượng đã xảy ra
những cuộc tranh chấp lớn. Những suy nghĩ của đứa bé mới lớn, tuy non nớt nhưng
không phải là hời hợt vô tình. Mười lăm tuổi, sau sự khủng hoảng của bố, Lượng tự
cho mình cái nhiệm vụ phải bảo vệ bố, che chở bố trước cái nhìn mai mỉa của
người đời. Đứa bé đã tận mắt chứng kiến cảnh bất hạnh của gia đình mình, đặc biệt
cảnh bố quỳ dưới chân mẹ mà van lơn “như con chó”, còn bà Mẫn thì cương quyết
dùng biện pháp “Thành khẩn thì tha, ngoan cố bị nghiêm trị”. Cảnh tượng đó như

vết dao cứa vào trái tim thơ trẻ của Lượng “Tôi bỗng ứa nước mắt, không hiểu tôi
khóc vì mẹ hay vì bố, tôi không biết nước mắt của tôi là nước mắt thương bố hay
thương mẹ, hay là nước mắt sợ hãi, nước mắt đau đớn, nước mắt kinh hãi đến cùng
cực”[20, tr65].
Vốn dĩ đã quen là ông vua con trong thị trấn nhỏ, vậy mà cuộc đời đổi trắng
thay đen quá nhanh. Hôm đi học, dù đã được mẹ dặn kỹ hãy “quắp đuôi lại mà làm
người”, nhưng vừa ra cửa, Lượng đã bị chị em nhà thằng Chốc Bảy cướp ngay
chiếc bánh bao sữa thơm ngon cầm trên tay. Cậu hụt hẫng và choáng váng tới mức
đứng trơ ra như trời trồng, không tin là mình đã bị cướp. Uất ức quá vừa định kêu
lên thì đã bị chúng mắng chửi té tát “nhà mày là kẻ cướp trên sông, là phản cách
mạng, …” và trắng trợn tuyên bố “chúng tao không cướp mà là chuyên chính vô
sản với mày!”. Con chị còn hét tướng lên con Khố Văn Cán thì đã là cái gì? Khố
Văn Cán là kẻ thù giai cấp rồi nhá, bây giờ hắn là con hoang, mày cũng là thằng
con hoang!”. Cả đám người đi đường, cả phố ai ai cũng tán thưởng một cách sung
sướng. Cái bánh bao bị cướp đi và để lại cho Lượng một sự bừng ngộ đau đớn “Bố
tôi không phải con bà Đặng Thiếu Hương thì chẳng là cái gì nữa”, “oan khuất của
tôi bắt đầu từ oan khuất của bố” nhưng “tôi không bao giờ có thể nghĩ được rằng
thế giới này thay đổi nhanh chóng đến thế, chỉ sau một ngày, tôi đã thành thằng con
hoang”.


22

Những tháng ngày đẹp đẽ đầu tiên của cuộc đời cũng không đủ sức nhuốm
màu tươi hồng cho tuổi thơ Lượng bởi lẽ nỗi đau, bi kịch của gia đình Khố Đông
Lượng đã trùm lên tuổi thơ cậu bé một nỗi đau dài. Thế rồi, sự sụp đổ của gia đình
đã giúp cậu có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống những ngày cha cậu đang còn là
ngài bí thư thị ủy: tất cả chỉ là dả dối, tất cả chỉ là phù phiếm.
Tuổi thơ của Lượng với bao thăng trầm, phi lý như khái quát tấn bi hài của
xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Sự hụt hẫng, phẫn uất của Khố Đông Lượng trước

ván bài số phận như thu nhỏ lại một thời kì lịch sử đau thương của dân tộc. Thời
đại cách mạng văn hóa- một giai đoạn hỗn loạn xã hội và tình trạng vô chính phủ ở
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác
động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi
quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn
diện.
1.2.2.4. Cái chết – Sự bất lực trước thực tại và sự tố cáo sâu sắc xã hội
Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới thì cái chết “chỉ sự kết thúc của
một cái gì đó tích cực. Với tư cách là một biểu tượng, cái chết là mặt có thể mất đi,
có thể hủy hoại sự sống. Nó chỉ cái mất đi trong tiến hóa tất yếu của sự vật. Trong
tranh tượng Hy Lạp cổ đại thì cái chết còn được biểu hiện bằng ngôi mộ, hoặc một
người cầm hái, hoăch một thần linh cắn chặt một con người giữa hai hàm răng,
hoặc mộtu quỷ thần có cánh, hoặc một kỵ mã, một bộ xương, một điệu múa tử thần,
một con rắn hoặc bất kỳ con vật dẫn linh hồn nào” [1, tr160].
Đến với Con thuyền không bến đỗ, Tô Đồng xây dựng cái chết như là biểu
tượng của sự bất lực trước thực tại, đồng thời từ đó cho thấy sức tố cáo mạnh mẽ
thực tại xã hội đương thời.
Câu truyện bắt đầu từ cái chết của người đàn bà nắm giữ định mệnh của cha
con Khố Văn Cán và Khố Đông Lượng đó là Đặng Thiếu Hương. Nhân vật tôi đã
thuật lại câu truyện truyền kì về bà của mình như những người vùng Giang Nam
vẫn tự hào kể cho nhau nghe, đó là một người đàn bà bản lĩnh và hăng hái tham gia
hoạt động cách mạng, nhưng rồi trong một lần thực hiện nhiêmh vụ Đặng Thiếu


23

Hương bị bắt và bị treo cổ. Cái chết của liệt sĩ Đặng Thiếu Hương được khắc họa
như hình ảnh đẹp đẽ nhất, tinh thần bước vào cái chết đúng chất cổ điễn của những
người chiến sĩ trước giờ lên giá hành hình, nghĩa là sự hiên ngang, ung dung và coi

cái chết nhẹ tựa lông hồng. Con người khi sống đã là bậc hào kiệt, nhờ cái chết bi
tráng mà càng nhuốm màu sử thi, anh hùng. Cuộc đời người phụ nữ họ Đặng đó đủ
làm tự hào cho người dân thị trấn, thậm chí là cho lịch sử của cuộc cách mạng.
Trong câu truyện, từ sau sự hy sinh oanh liệt và vẻ vang của liệt sĩ Đặng
Thiếu Hương thì có khá nhiều cái chết được nhắc tới, đó có thể là một cái chết
tường minh, cũng có thể là cái chết trá hình trong sự mất tích mang màu sắc huyền
thoại, nhưng chúng đều có một điểm chung là những cái chết thể hiện sự phi lý và
đầy sức tố cáo. Đó là cái chết của ông già Tứ Phong do “Ông bị lở loét cả mặt mũi,
chân tay và toàn thân, chẳng dám gặp ai… ông bí thư sai rất nhiều quân dân đến
nhà lôi ông Tứ Phong lên máy kéo, họ nói đôi là đưa ông đi khám bệnh, ai ngờ họ
đưa ông đến bệnh viện tâm thần và nhốt lại” [20, tr29], ông Tứ Phong đã chết trong
bệnh viện tâm thần sau đó. Đó là sự mất tích của mẹ bé Huệ Tiên, một sự mất tích
bí ẩn chỉ để lại một thực tại giăng đầy những buồn thương và hoài nhớ… Trong
một xã hội mà cái chết của con người trở nên hết sức phi lí và vô nghĩa thì giá trị
tồn tại của con người có phải là quá nhẹ chăng?
Tuy nhiên để nâng thành ý nghĩa biểu tượng thì ta phải đi vào lý giải cái chết
của nhân vật chính của tác phẩm là Khố Văn Cán. Cuộc đời ông bí thư thị ủy đang
lên ngỡ diều gặp gió thì sấm sét ở đâu ùa về, giáng không thương tiếc lên số phận
ông. Sự phủ nhận nhân thân đã kéo theo một tấn bi kịch của cuộc đời ông, nào là
chuyện “tác phong sinh hoạt”, nào là “phần tử khác biệt giai cấp”… Để rồi ông
phải rời bỏ đất liền, bước vào một sự cải tạo bị giam giữ và tự giam giữ cho đến
cuối đời trên con tàu cô độc của cuộc đời mình. Thậm chí ông Cán phải tự cắt cái
của quý của mình để thể hiện thành ý muốn sữa sai một cách triệt để.
Đối mặt hàng ngày trong một khoang tầu chật hẹp tối tăm, mâu thuẫn giữa hai cha
con Khố Văn Cán và Khố Đông Lượng ngày càng nặng nề trong một mối quan hệ
tình cảm vừa thương yêu vừa oán hận. Cuối cùng, trong một tình huống nẩy lửa, bị
dồn nén, đứa con mất kiểm soát đã sỉ nhục bố, mang chuyện kín của bố nói toẹt
giữa chốn đông người “Ông tụt quần ra cho mọi người xem đi… sở dĩ hôm nay tôi



24

rơi vào hoàn cảnh như thế này là tại cái ấy của ông”. Ông Cán nhục nhã, uất ức, tìm
đến lọ thuốc sâu mong trốn sự đời mà rồi vẫn “bị” cứu thoát . Nhưng qua cơn hoạn
nạn này, hai sinh linh nhỏ bé cô đơn trên mặt sông đó mới thật sự tìm thấy hơi ấm
trong niềm xót thương và sự thông cảm của tình cốt nhục. Trước sự tuyệt vọng của
bố, Lượng tạm trói ông trên thuyền để quyết tâm lên bờ tìm mang lại sự công bằng
cho ông.Không tìm được bí thư thị trấn, Lượng buồn bã tìm đến mộ bà để mong có
được một chút an ủi thì nơi đây đã tan hoang. Người ta đang phá đình để xây dựng
bãi đỗ xe. Với tất cả sức lực, chàng trai cố tha tấm bia nặng cả tạ nằm vạ vật trong
đống gạch vụn về thuyền để làm vui lòng bố. Nhưng Khố Văn Cán biết đâu rằng
trên bờ 13 năm trôi qua trên bờ đã có bao đổi thay. Người ta đã xác định được ông
giáo Tưởng kia mới là người con đích thực của nữ liệt sĩ. Rồi cuối cùng thì phát
hiện nữ liệt sĩ là người vô sinh. Chính vì thế mà bà đã phải bỏ nhà chồng ra đi để
hoạt động cách mạng. Tấm bia được Lượng đưa lên thuyền, ông Cán thấy yên tâm
vì từ nay mình được thờ phụng mẹ. Thế nhưng ông thình lình phát hiện hình ảnh
chạm nổi phía sau vốn mang hình nữ liệt sỹ khoác chiếc giỏ trong có lộ ra đầu một
đứa trẻ thì nay đầu đứa trẻ không còn nữa. Ông hoảng hốt, đau đớn, tự dằn vặt cho
rằng mẹ không nhận mình nữa. Sau 13 năm cải tạo ông vẫn không được mẹ tha thứ.
Từ nguồn gốc đến sự tồn tại chỉ là ảo vọng, ông Cán cột mình vào tấm bia, cái
bóng của cuộc đời, để trầm mình xuống dòng sông vô tình chảy về hư vô.
Cái chết của Khố Văn Cán như một sự đầu hàng vô điều kiện đối với cuộc
đời. Ông đã đầu hàng với cuộc sống trên bờ, với những con người lấy sự dìm đè
người khác làm niềm hạnh phúc của mình. Ông đi tiếp con đường tương lai bằng
thái độ sửa sai và nhiệt thành cải tạo, nhưng cuối cùng thì nỗi đau thấm sâu trong
huyết quản vẫn không tha cho ông, vẫn không ngừng dày vò người đàn ông bất
hạnh. Bất lực trước cuộc đời, người con liệt sĩ đã cõng trên lưng tấm bia của mẹ
cũng chính là cõng cả kiếp người để hoàn thành khái niệm bước đường cùng cho
cuộc đời mình hay thân phận của những kiếp người trong buổi loạn li.
Tiến thêm bước nữa, ta thấy cái chết trong tác phẩm là biểu hiện cao nhất

của sự tố cáo xã hội thời bấy giờ với chủ nghĩa lý lịch và cuộc đại cách mạng văn
hóa dân tộc đã đày đọa con người trong những bi kịch thể xác và tinh thần. Thân
phận con người trong chế độ đương thời sao bé như con ông, cái kiến. Phải chăng


25

như lời đương kim bí thư Triệu Xuân Đường khi đám thuyền dân đến xin gửi cô bé
Huệ Tiên lên bờ “một xẻng đất cách mạng quan trọng hơn một đứa trẻ” [20, tr185].
Những người lãnh đạo mở miệng nói những lời hoa mĩ, thực chất là hoàn toàn
trống rỗng, họ chỉ lấy việc thị uy và hạch sách để thể hiện giá trị bản thân (Triệu
Xuân Đường), hay mù quáng làm tay sai của chính quyền, hạch sách nhân dân
(Vương Tiểu Cải, Chốc Bảy…). Những người nắm trong tay quyền lực lại trở thành
nô lệ cho quyền lực và sử dụng nó làm phương tiện để đe nẹt đồng loại, tọa ra một
thứ xã hội kì quái và đáng nguyền rủa thời đại cách mạng văn hóa Trung Quốc. Mặt
khác, con người sống trong thời đại này mãi mãi không thể tự thoát khỏi những
năm tháng đen tối của quá khứ, của cuộc đời mình.
1.2.3 Mối quan hệ của hệ thống biểu tượng
1.2.3.1 Mối quan hệ tác động qua lại giữa các biểu tượng
Từ phân tích trên, ta thấy Con thuyền không bến đỗ của Tô Đồng đã xây
dựng hệ thống biểu tượng thật lạ và đặc biệt, bởi nó có thể là sự kế thừa một phần ý
nghĩa của các biểu tượng đã tồn tại khách quan trong đời sống văn hóa của loài
người, nó cũng có thể là sự sáng tạo độc đáo của tác giả, không trùng lặp với bất kì
ý nghĩa cố định nào trước đó. Thêm nữa, những sáng tạo của tác giả được dùng một
cách hợp lý và rất đắt trong tác phẩm.
Có thể ví hệ thống biểu tượng mà ta đã nghiên cứu như trên như “điểm
nhãn” của một bài thơ vậy. Các biểu tượng này không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà
giữa chứng có mối quan hệ với nhau, tạo thành mọt chỉnh thể nghệ thuật có tính
phức hợp, hấp dẫn, sinh động. Điều này đã tạo nêm sự nối kết giữa các biểu tượng,
tạo cho biểu tượng mang một nội dung hoàn chỉnh.

Trong hệ thống bốn biểu tượng chúng ta vừa nghiên cứu: cái bớt, con
thuyền, tuổi thơ, cái chết có mối quan hệ tác động qua lại nhằm hỗ trợ nhau thể
hiện ý nghĩa biểu đạt hoàn chỉnh. Chẳng hạn như ý nghĩa về biểu tượng cái bớt
được coi là yếu tố thúc đẩy những mâu thuẩn cho một câu truyện đầy tính bất công,
ngang trái của các nhân vật chính tiếp diễn mà đến cả cái chết cũng không thể
mang đi tấn bi kịch. Biểu tượng tuổi thơ như một sự giải thích hợp lý để dẫn tới bi
kịch cuối cùng của Khố Văn Cán, từ một con người được trọng vọng bởi lý lịch con


×