Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phải làm sao khi bạn phải quản lý nhiều kiểu nhân viên khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.29 KB, 3 trang )

Phải làm sao khi bạn phải quản lý nhiều kiểu nhân viên khác nhau?
Ai cũng đều có phong cách làm việc của riêng mình. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ nhận ra điều đó - và sẽ không đưa ra
một cách quản lý chung cho tất cả mọi người. Theo Todd Davis, nhân viên văn phòng của công ty FranklinCovey và
tác giả của cuốn Get Better: 5 Proven Practices to Build Effective Relationships at Work thì điều quan trọng ở đây là
một nhà quản lý phải điều chỉnh phong cách làm việc của họ sao cho phù hợp với từng kiểu nhân viên.
Nếu làm được điều đó, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy vui hơn và năng suất làm việc cũng theo đó mà tăng lên, theo
lời Shawna Clark, nhà điều hành và là người sáng lập của Clark Executive Coaching tại Minneapolis.
Dưới đây là cách giúp bạn hài hòa phong cách của mình với 4 kiểu nhân viên mà bạn chắc chắn sẽ gặp.

1. Nhân viên nghiêm túc
Thoạt nhìn, người này là một nhân viên mà bất cứ ông sếp nào cũng mong muốn. "Điểm mạnh của họ là họ không
lãng phí thời gian của bất kỳ ai, họ nắm được vấn đề chính và giải quyết nó ", Davis nói. Nhưng nếu anh ấy cứ luôn
luôn như vậy thì sẽ gây một ấn tượng không tốt lắm đối với các đồng nghiệp khác.
Davis gợi ý rằng bạn nên ngồi xuống và nói về chuyện này với nhân viên đó. Hãy nói với anh ta rằng “Một mặt, tôi rất
vui khi bạn trở thành một phần của công ty bởi vì bạn làm việc rất tập trung, nhưng đồng thời bạn cũng đang làm mọi
người xa lánh"

Tận dụng cuộc trò chuyện đó để giải thích tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội. Hãy đưa ra những lời khuyên
về chuyện làm thế nào để trở nên dễ gần hơn, chẳng hạn như bằng cách bắt đầu các buổi họp bằng những cuộc nói
chuyện nhỏ trước khi cuộc họp chính thức bắt đầu. Bạn nên khuyên người này đặt mục tiêu cho mình là phải chú
trọng vào việc xây dựng các mối quan hệ, và bạn bên thường xuyên quan sát sự tiến bộ của họ.

2. Nhân viên rụt rè
Thường thì, vấn đề lớn nhất mà các nhân viên gặp phải là sự thiếu tự tin.


Bạn nên dành thời gian để giải thích các quy trình thật chi tiết, kỹ lưỡng và đảm bảo rằng họ nắm vững từng chút
một, theo Roy Cohen, tư vấn nghề nghiệp ở New York và là tác giả của cuốn The Wall Street Professional’s Survival
Guide.
"Dạy cho họ cách hỏi đúng người đúng câu để đạt được chính xác những gì họ cần", Clark nói thêm."Và thiết lập các
thỏa thuận xung quanh khi họ cần phải định hình bản thân hoặc khi họ cần bạn giúp đỡ”


Quan trọng là tìm ra một cái gì đó cụ thể mà anh ấy hay cô ấy đã hoàn thành tốt. Davis nói: "Khi bạn khen ngợi họ
bằng một ví dụ cụ thể, điều đó sẽ giúp họ tin tưởng vào bản thân hơn." Ngày này qua ngày khác, họ sẽ bắt đầu trở
nên ít lệ thuộc vào bạn hơn bởi vì họ biết bạn nhìn thấy được giá trị và tiềm năng của họ."

3. Nhân viên "dở hơi"
Hãy bắt đầu bằng cách tự hỏi rằng liệu mình đặt ra deadine rõ ràng và hợp lý hay chưa. Nếu không có vấn đề gì, thì
đây lúc để gặp nhân viên đó để tìm ra vấn đề thực sự là gì. Họ có bị thiếu những kỹ năng cần thiết? Hay họ bị phân
tâm?

Nó có thể chỉ là vấn đề về việc quản lý thời gian. "Thường thì không phải là do họ lười biếng" Davis nói. "Đó là họ
không tập trung vào những việc quan trọng."
Davis đề nghị bạn nên khyên nhân viên của mình dành một chút thời gian vào chiều thứ sáu hoặc sáng thứ 2 để xác
định các công việc quan trọng cần ưu tiên vào tuần tới. Sau đó, đặt ra một kì hạn cho các nhiệm vụ đó. Việc đó sẽ
đảm bảo các nhiệm vụ quan trọng không bị gạt sang một bên.
Yêu cầu họ đưa cho bạn cập nhật hàng tuần về khối lượng công việc hoặc các dự án cụ thể. Bắt họ làm theo đúng
lịch trình cũng sẽ giúp họ hoàn thành các công việc cần thiết và đúng thời hạn.

4. Nhân viên có tính cạnh tranh
Có một nhân viên có tính cạnh tranh trong nhóm có thể sẽ có ích. Cohen cho biết: "Nó giúp làm tăng tinh thần làm
việc của toàn nhóm "Nhưng nếu tính cạnh tranh đó tạo ra sự căng thẳng và sự căng thẳng đó làm tổn hại đến tinh


thần, thì bạn cần phải nói chuyện với cá nhân rằng họ cần phải hợp tác tốt hơn với nhóm." Luyện cho anh ấy hay cô
ấy nghĩ về “chúng ta” nhiều hơn và bớt suy nghĩ cho bản thân lại.
Davis nói: "Thông thường, tính cách cạnh tranh sẽ đi kèm với sự ích kỉ ", có nghĩa là nếu ai đó đạt được thành công,
họ vẫn luôn nghĩ người đó kém cỏi hơn mình. Bạn hãy cố gắng giúp họ sống vị tha hơn. Hãy cho họ biết rằng không
thể biết được tương lai sẽ ra sao, và họ không nên cảm thấy coi thường, đố kị nếu một đồng nghiệp được khen trong
cuộc họp trước toàn thể nhân viên.
Cuối cùng, hãy chắc chắn mình dành đủ thời gian để động viên họ thường xuyên. Những kiểu nhân viên này cần
được được bạn công nhận thành quả thì mới có thể làm việc tốt được.




×