Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Sự khác nhau về văn hóa phương đông và phương tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.61 KB, 3 trang )

Sự khác nhau về văn hóa phương đông và phương tây
Từ xưa đến nay, đã không biết bao nhà sử học, triết gia hay thi sĩ, danh nhân đã dành hết cả đời thể theo đuổi tìm
kiếm và nghiên cứu sự khác nhau về văn hóa phương đông và phương tây. Và kể cả những người bình thường
dường như vẫn hay bị mê hoặc bởi những bí ẩn về chủ đề, văn hóa và lịch sử của vùng đất phía bên kia đại lục. Sau
đây là một trong những chủ đề thường được nhắc đến khi so sánh sự khác nhau về văn hóa phương đông và
phương tây.

Lịch sử và địa lý
Đây dường như đã trở thành một chủ đề thiên cổ được nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần và trở thành một
chủ đề bắt buộc khi suy xét về phương diện văn hóa phương đông và phương tây để so sánh sự khác nhau. Vì ở
mỗi đời đại khác nhau, mỗi vùng đất khác nhau thì sự phát triển của xã hội tại thời điểm sẽ phản ánh trực tiếp văn
hóa của nền văn minh đó, cũng như quyết định suy nghĩa, hành vi của tất cả con người trong nền văn minh.

Ở phương đông chủ yếu là những quốc gia có địa hình đồng bằng châu thổ và bình nguyên, có khí hậu đa dạng và
thảm thực vật phong phú, giáp biển và đồi núi, thuận lợi cho việc phát triển nền văn minh lúa nước. Từ đó giúp dễ
dàng tập hợp các cộng đồng người thành một quốc gia, xây dựng được nét đặc sắc trong văn hóa của từng dân tộc.
Trong quá khứ của ngàn năm xa xưa, phương đông huyền bí khi được so sánh khác nhau về văn hóa với phương
tây thì phương đông đã từng có một thời đại vàng son vượt bậc mà các nước ở đại lục phía Tây không thể sánh
được. Tuy nhiên do sự kém cạnh trong việc chạy đua với hai cuộc cách mạng kĩ thuật ở phương tây mà tụt hậu dần
về kinh tê nhưng lại không thể phủ định nền văn hóa ngàn năm lịch sử của phương đông.
Không chỉ có sự khác nhau về văn hóa với phương đông mà phương tây cũng có một sự khác biệt rõ ràng về địa lý,
địa hình chủ yếu là các bán đảo kết nối với nhau với nhiều đồi núi cheo leo và các thung lũng, khí hậu ôn hòa nhưng
có nơi cũng rất khắc nghiệt, thực vật chủ yếu là các cây ôn đới. Do sự phân cách của các đồi núi nên thời cổ đại
phương tây lưu hành hệ thống các vùng đất độc lập với sự thống trị của lãnh chúa ở mỗi vùng. Do sự khắc nghiệt về


tự nhiên nên đòi hỏi người dân ở phương tây phải sớm có sự bức phá về mọi mặt và họ đã thành công thông qua
hai cuộc cách mạng kĩ thuật, đặc biệt là thời đại Phục Hưng đã giúp cải thiện và làm phong phú hơn nền văn hóa
đặc trưng đầy phá cách của phương tây.

Tín ngưỡng và tôn giáo


Một chủ đề khác cũng thường được đặt ra để so sánh sự khác nhau về văn hóa phương đông và phương tây không
gì khác ngoài tín ngưỡng và tôn giáo, đó là cái nôi, là xương sống của mọi nền văn hóa.
Phương đông huyền bí với sự đa dạng và phong phú về tín ngưỡng và tôn giáo, là vùng đất hứa của đức tin với
nhiều đạo như Phật, Hồi giáo, Ấn Độ giáo,… và tín ngưỡng Khổng tử, Nho tử, tín ngưỡng thời ông bà tổ tiên, tín
ngưỡng nhân gian,… vì thế nền văn hóa của các nước phương đông không thể tách biệt khỏi chùa chiền, đền miếu
và đời sống tâm linh được truyền từ đời này sang đời khác. Đó là bản chất góp phần làm nên sự phong phú đa dạng
trong văn hóa lâu đời của phương đông.

Sự khác nhau về văn hóa giữa phương đông và phương tây trên chủ đề tín ngưỡng và tôn giáo là phương đông
phong phú đa dạng về sự tôn thời các đạo thì phương tây lại đơn giản hơn nhiều, Thiên chúa giáo chiếm vị thế chủ


đạo trong phần lớn đời sống tinh thần của người dân, chốn linh thiêng của đức tin và lời răn bên cạnh một số tín
ngưỡng và tôn giáo khác.
Sự khác nhau về văn hóa phương đông và phương tây đã tạo nên những sự khác biệt rõ ràng trong xã hội, từ suy
nghĩ, hành động, cách sống và công việc của con người. Và con người luôn bị mê hoặc bởi những điều mình không
biết nên trong thời đại hội nhập, việc tiếp thu và bảo vệ nền văn hóa là một vấn đề quan trọng cần xem xét cẩn thận
để hòa nhập chứ không hòa tan, để có thể vừa học tập tinh hoa văn hóa từ phía bên ngoài vừa giữa vững nền văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc.



×