Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Những điều nên hỏi trước nhà tuyển dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.01 KB, 2 trang )

Những điều nên hỏi trước nhà tuyển dụng

Một cuộc phỏng vấn việc làm không phải chỉ để bạn răm rắp trả lời những vấn đề từ phía nhà tuyển dụng đặt
ra. Nếu trở thành nhân viên chính thức, được trúng tuyển công việc này, hãy khéo léo đặt ra những câu hỏi
liên quan đến công việc và lợi ích cụ thể của bản thân. Sẽ không doanh nghiệp nào muốn lẩn tránh vấn đề
bạn đặt ra. Nguyên tắc là sự thẳng thắn, trung thực sẽ mang đến mục đích cuối cùng hai bên đều hài lòng.
Cách bạn đặt câu hỏi cũng như các vấn đề không chỉ nhằm giải quyết các thắc mắc mà bản thân bạn cần biết. Nó
còn thể hiện tâm thế vững vàng mà bạn đang đứng trên trách nhiệm với doanh nghiệp. Đây sẽ là yếu tố cho thấy
bạn thật sự quan tâm đến trọng tâm công việc và lợi ích công ty. Biết đặt câu hỏi đánh trúng tâm lý nhà tuyển dụng,
bạn chắc chắn ghi được điểm cộng về lợi thế và sự nổi bậc hơn các đối thủ ứng tuyển với mình.


Chủ động đặt câu hỏi, không trả lời thụ động
Cần nắm bắt thời điểm chính xác để bạn có thể đặt ra câu hỏi trước doanh nghiệp. Xác định người phỏng vấn đã lấy
những thông tin cần biết ở ứng viên đó là lúc mà bạn thoải mái đặt câu hỏi. Việc thẳng thắng đề cập những thắc mắc
của bản thân với doanh nghiệp, cũng góp phần làm giãn buổi trò chuyện căng thẳng khi tỏ ra cởi mở, làm chủ câu
chuyện. Đừng kết thúc cuộc phỏng vấn chỉ quanh quẩn những lần bạn nghe hỏi và trả lời thụ động. Biết cách đặt câu
hỏi, bạn sẽ thu hút nhà tuyển dụng lưu ý đến hồ sơ ứng tuyển của mình. Việc đặt câu hỏi cho thấy mức độ quan tâm
của bạn đối với công việc cũng như thể hiện trong tương lai, là người cầu tiến, có quan điểm và giàu trách nhiệm với
công việc.

Tìm hiểu về doanh nghiệp/ công ty
Điều này không chỉ thể hiện bạn thực sự quan tâm đến công việc và moi trường làm việc của tập thể đồng nghiệp,
trong thời gian sắp tới. Đó còn là sự thể hiện tâm huyết gắn bó lâu dài với công ty.
Một số các câu hỏi quen thuộc nhưng vẫn có tính đột phá khi bản thân bạn mạnh dạn đề cập và muốn lắng nghe câu
trả lời từ doanh nghiệp :
Ngoài ra, tránh đặt những câu hỏi đi quá sâu vào các khâu làm việc, như phương thức kinh doanh hay các tính chất,
loại hình v.v... Nếu đặt câu hỏi nội dung không khớp với công việc, bạn lại vô tình để lộ bản chất bạn chưa nắm rõ
hình thức hoạt động của công ty hoặc bạn vẫn chưa tìm hiểu kỹ các thông tin trước khi phỏng vấn.

Tìm hiểu về chức vụ/ vị trí mà bạn đang ứng tuyển


Dĩ nhiên bạn cần được biết đầy đủ về nội dung công việc cũng như chức vụ chính thức khi trở thành nhân viên công
ty. Để tránh những hiểu lầm về phân công công việc hay phân chia bảng lương theo quy định. Nếu ở vị trí quản lý,
hãy đề cầm đến quyền điều hành mà bạn được phép nắm giữ, những quyết định mà bạn được đưa ra để chỉ đạo
công việc.

Tìm hiểu về các phòng ban
Bạn nên chú trọng các phòng ban tổ chức có trong doanh nghiệp. Đây chính là điểm giúp bạn giữ mối quan hệ đồng
nghiệp tốt đẹp nhằm tăng hiệu quả công việc. Mọi người trong một công ty luôn có sự liên quan lẫn nhau, tương tác
nhau trong công việc.

Thể hiện cho doanh nghiệp thấy mong muốn phát triển sự nghiệp của
bạn
Nếu bạn sở hữu một CV xin việc hoàn hảo với đầy đủ bằng cấp, trình độ theo yêu cầu, bạn sở hữu cho mình nhiều
kinh nghiệm làm việc qua những năm đi làm trước đó, thì chắn chắc bạn sẽ được cân nhắc vào vị trị ứng tuyển.
Theo đó, trong cuộc phỏng vấn trực tiếp, nếu bạn trình bày được nguyện vọng làm việc và một định hướng lâu dài
gắn bó với doanh nghiệp, bạn sẽ chiếm được lòng tin và sự ngưỡng một của nhà tuyển dụng.
Hãy đặt những câu hỏi cho thấy bạn hoàn toàn hướng về công việc và suy nghĩ bạn muốn một thời hạn nhất định để
phát triển sự nghiệp, đạt đến thành công nhất định.
Nhận được câu trả lời từ phía nhà tuyển dụng, bạn sẽ biết vai trò cốt lõi của mình trong công việc, nhiệm vụ cụ thể
cũng như thời hạn hoàn thành để có thể hoạch định cho bạn thời gian hoàn thành công việc. Đây cũng là hướng đi
cho bạn xác định mục tiêu dẫn đến thành công hay thăng tiến chức vụ.
Vạch ra hướng đi lâu dài trong cùng với doanh nghiệp, cho thấy bạn là người cầu tiến trong công việc. Bằng cách
này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một nhân viên có tầm nhìn thận trọng đối với sự nghiệp đồng thời tâm huyết
trong công việc khi quan tâm đến lợi ích, chất lượng cuối cùng của công việc.



×